Tình trạng xuất huyết dạ dày nguyên nhân do đâu? Làm sao để chữa trị và phòng tránh bệnh?

Ngày đăng: 15/06/2023 Biên tập viên: Thu Hà
4.7/5 - (3 bình chọn)

Xuất huyết dạ dày (bao tử) là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nếu không được xử lý kịp thời. Bạn đọc hãy cùng theo dõi những thông tin sau đây để biết được cách chữa trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến lớp viêm loét ăn sâu tới mạch máu và xảy ra hiện tượng chảy máu bên trong lòng mạch. Trong tiếng Anh, tình trạng này còn được gọi là Gastrointestinal Bleeding. Các chuyên gia cho biết những người có bệnh lý về đường tiêu hóa sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nếu không xử lý dứt điểm.

Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thươn
Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thươn

Tình trạng xuất huyết dạ dày tá tràng thường xảy ra ở những vị trí như sau:

  • Niêm mạc dạ dày: Xuất huyết từ niêm mạc dạ dày là do viêm cấp tính hoặc do những ảnh hưởng của thuốc kháng viêm, thuốc corticoid,… Tình trạng này có thể gây chảy máu ở một số vị trí hoặc toàn bộ niêm mạc dạ dày.
  • Vết loét dạ dày: Vết loét dạ dày thường xảy ra ở bờ cong nhỏ của dạ dày, vùng tâm vị, mặt sau của dạ dày. Nguyên nhân là do các ổ viêm loét bị xơ và ăn thủng các tổ chức xung quanh vị trí bị loét, các mạch máu và gây xuất huyết.
  • Loét tá tràng: Vị trí loét chủ yếu là ở hành tá tràng và thường là mặt sau, mặt trước, bờ trên. Nhiều ổ loét gây xơ và khiến hành tá tràng bị biến dạng, các ổ loét ăn sâu đến tá tràng gây chảy máu. Có đến 25% bệnh nhân loét tá tràng có dấu hiệu chảy máu.

Nguyên nhân bệnh xuất huyết dạ dày là gì?

Bệnh xuất huyết bao tử do nhiều yếu tố tác động đến niêm mạc dạ dày và gây chảy máu. Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng chảy máu dạ dày có thể kể đến như:

Do bệnh lý

Xuất huyết dạ dày có thể là biến chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa như:

  • Viêm loét dạ dày: Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu khiến dạ dày bị chảy máu.
  • Ung thư dạ dày: Khi dạ dày xuất hiện khối u, thức ăn đi vào sẽ gây ma sát và tổn thương ở lòng mạch, làm tăng nguy cơ bị xuất huyết ở dạ dày.
  • Bệnh máu khó đông: Người bị rối loạn máu khó đông sẽ dễ bị xuất huyết bao tử hơn những đối tượng khác.
  • Bệnh trĩ: Điều này xảy ra do tĩnh mạch ở vùng hậu môn mở rộng và phình to, va chạm vào nhau dẫn đến vỡ, chảy máu.

Dùng thuốc chống đông

Loại thuốc được này được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị tắc nghẽn ở tĩnh mạch do cục máu đông hình thành. Nếu người bệnh lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng rối loạn đông máu và tăng nguy cơ xuất huyết.

Ngoài ra, dùng nhiều dược phẩm chống viêm có chứa corticoid hoặc không steroid cũng gây ra nhiều hệ quả cho dạ dày.

Lạm dụng thuốc chống đông cũng là nguyên nhân gây bệnh
Lạm dụng thuốc chống đông cũng là nguyên nhân gây bệnh

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng xuất huyết ở dạ dày gồm:

  • Dùng rượu bia: Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 20% người nghiện rượu bị xuất huyết dạ dày cấp tính.
  • Nhịn ăn sáng: Không ăn sáng sẽ khiến lượng axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn và tác động đến lớp niêm mạc. Tình trạng này xảy ra quá nhiều sẽ gây biến chứng xuất huyết ở dạ dày.
  • Nhiễm khuẩn HP: Khuẩn HP là nguyên nhân nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày, trong đó có bệnh chảy máu dạ dày.
  • Thiếu vitamin K: Vitamin K có chức năng giúp máu đông, vậy nên nếu thiếu vitamin này bạn sẽ dễ bị xuất huyết dạ dày.
  • Chế độ sinh hoạt không khoa học: Tâm lý căng thẳng, ăn uống không đúng bữa, thức quá khuya cũng khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Triệu chứng xuất huyết bao tử phổ biến nhất

Người bị xuất huyết dạ dày sẽ có những biểu hiện sau đây:

Đau bụng vùng thượng vị

Biểu hiện xuất huyết dạ dày đầu tiên là những cơn đau đột ngột kèm tình trạng đau nóng rát ở phía trên rốn. Theo thời gian cơn đau sẽ lan đến ổ bụng và nếu dùng tay ấn phần bị đau sẽ thấy căng cứng. Triệu chứng này sẽ xuất hiện khoảng vài ngày trước khi tình trạng chảy máu xảy ra.

Người bệnh có cơn đau xuất hiện đột ngột, bình thường cơn đau thường âm ỉ, đau nóng rát ở vùng trên rốn, dần dần cơn đau sẽ lan tỏa khắp ổ bụng, nếu dùng tay ấn sẽ thấy phần đau căng cứng. Ngoài ra triệu chứng đau bụng có thể xuất hiện vài ngày trước khi tình trạng chảy máu xảy ra.

Buồn nôn, nôn ra máu

Tình trạng nôn ra máu xảy ra do người bệnh có cảm giác đầy bụng, khó tiêu và miệng có mùi tanh khó chịu. Một số trường hợp sẽ bị nôn ra máu kèm thức ăn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì nguyên nhân có thể là do viêm loét dạ dày. Bệnh nhân nôn ra máu đen thường là do viêm loét hành tá tràng.

Tình trạng nôn ra máu xảy ra do người bệnh có cảm giác đầy bụng
Tình trạng nôn ra máu xảy ra do người bệnh có cảm giác đầy bụng

Đi ngoài phân đen

Người bệnh có thể nhận biết tình trạng bệnh thông qua màu sắc và tính chất của phân khi đi ngoài.

  • Bệnh nhân xuất huyết dạ dày sẽ có phân màu đen hoặc nâu sẫm kèm máu bên trong. Phân có mùi khá khó chịu.
  • Nếu bệnh nặng hơn người bệnh sẽ thấy đi ngoài loãng kèm máu tươi.
  • Triệu chứng này thường xuất hiện nay sau khi người bệnh nôn ra máu.

Triệu chứng khác

Một số triệu chứng toàn thân khác bệnh nhân bị chảy máu dạ dày có thể gặp phải gồm:

  • Sắc mặt kém, mặt tái, da xanh, hay bị ra mồ hôi hột và khát nước.
  • Mạch đập nhanh hơn.
  • Nếu mất máu quá nhiều, huyết áp của động mạch có thể bị giảm và thậm chí bị ngất xỉu.

Bị chảy máu dạ dày có nguy hiểm không và có chữa được không?

Bị xuất huyết dạ dày trong giai đoạn đầu thường không gây tổn thương hoặc những tổn thương khó xác định được nên nhiều người thường chủ quan. Bệnh có thể ủ trong vài năm và khi phát hiện thì người bệnh đã ở trạng thái nặng. Ở cấp độ này xuất huyết dạ dày sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Mức độ nguy hiểm của bệnh theo từng cấp độ như sau:

  • Xuất huyết dạ dày nhẹ: Các triệu chứng xảy ra nhanh chóng và không gây ra nhiều biểu hiện suy nhược cơ thể.
  • Xuất huyết dạ dày nặng: Bệnh xuất hiện thường xuyên và khiến người bệnh mất tỉnh táo, suy tim, mạch nhỏ, không ổn định, cử động khó khăn hoặc tức ngực, khó thở.

Về vấn đề bệnh xuất huyết dạ dày có chữa được không, các chuyên gia cho biết nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tình trạng này hoàn toàn có thể đẩy lùi. Nếu bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất thì việc hồi phục sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra nếu không áp dụng đúng phương pháp, chữa dứt điểm bệnh thì hiện tượng chảy máu ở niêm mạc rất dễ tái phát, khó điều trị hoàn toàn, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày

Để xác định được chính xác mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng các phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng.
  • Nội soi dạ dày.
  • Chụp X quang.
  • Xét nghiệm máu.
  • Mở bụng.
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày

Sau khi đã quan sát và chẩn đoán được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chữa bệnh phù hợp với từng đối tượng. Nếu bệnh nhẹ người bệnh có thể chữa trị tại nhà, nhưng bệnh nặng hơn thì cần sự can thiệp ngoại khoa. Cụ thể như sau.

Cách xử lý tại chỗ

Nếu người bệnh có dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, bạn có thể xử lý ngay tại nhà theo những hướng dẫn sau đây:

  • Để người bệnh nên nằm yên trên giường và không đi lại để tránh tình trạng chảy máu nặng hơn.
  • Người nhà pha nước muối loãng với nước ấm cho bệnh nhân uống để cầm máu.
  • Sau khi đã sơ cứu xong thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị.

Chữa xuất huyết dạ dày bằng các mẹo tại nhà

Trong những trường hợp tình trạng xuất huyết dạ dày còn nhẹ, chưa gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể thực hiện bằng các mẹo dân gian. Một số cách được lưu truyền từ đời ông cha ta đến nay vẫn mang đến hiệu quả trong chữa bệnh gồm:

  • Mật ong kết hợp nghệ: Mật ong giàu vitamin, giúp kháng khuẩn, kháng viêm và phục hồi vết thương nhanh chóng. Trong khi đó nghệ được đánh giá là có thể giúp giảm nguy cơ hình thành máu đông, cải thiện bệnh xuất huyết dạ dày. Bạn dùng mật ong trộn đều cùng nghệ và vo thành viên nhỏ để trong lọ, mỗi ngày dùng uống 3 viên.
  • Dùng táo đỏ: Táo đỏ có thể giúp thải độc và giảm cơn đau dạ dày, làm sạch máu, bổ máu. Người bệnh bị chảy máu bao tử được khuyên là dùng táo đỏ đun cùng hạt sen để lấy nước uống mỗi ngày.
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc giúp kháng viêm, phục hồi vết loét và giảm căng thẳng, giảm áp lực lên dạ dày. Bạn có thể lấy 5 – 10 bông hoa cúc rửa sạch rồi cho nước sôi vào đậy nắp 10 phút. Cho thêm chút mật ong và khuấy đều để uống mỗi ngày.
  • Dùng gừng: Gừng là dược liệu có vị cay, tính ấm và giúp kháng viêm, kháng khuẩn, tái tạo niêm mạc khá hiệu quả. Người bệnh có thể dùng gừng đun trong nước khoảng 5 phút rồi bỏ bã, thêm mật ong vào nước vừa thu được để uống mỗi ngày.
Gừng là dược liệu được dùng nhiều trong chữa bệnh
Gừng là dược liệu được dùng nhiều trong chữa bệnh

Các mẹo này khá đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên chỉ phù hợp trong những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh nặng và có diễn biến phức tạp, người bệnh cần lựa chọn các phương pháp điều trị khác.

Các chữa xuất huyết dạ dày bằng Tây y

Biện pháp Tây y đa số sẽ dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật nếu cần thiết.

Dùng thuốc chữa bệnh

Xuất huyết dạ dày uống thuốc gì để chữa trị bệnh? Theo các bác sĩ, thuốc được chỉ định để xử lý khi bị xuất huyết dạ dày gồm:

  • Thuốc kháng tiết axit và thuốc trung hòa axit.
  • Thuốc giúp ức chế bơm proton và thuốc kháng histamine.
  • Thuốc co mạch.
  • Thuốc giúp làm dài thời gian đông máu.

Thuốc Tây mang lại hiệu quả khá nhanh và được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách tình trạng chảy máu sẽ nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Phẫu thuật chữa bệnh

Nếu bệnh nguy hiểm, dùng thuốc không thể chữa dứt điểm thì người bệnh có thể cần phẫu thuật. 2 phương pháp được áp dụng nhiều là nội soi và mổ hở.

  • Nội soi bao tử: Nếu sau khi rửa dạ dày mà máu vẫn chảy nhiều thì bác sĩ sẽ dùng đầu điện, kẹp, kim chích hoặc tia laser, chất cầm máu để xử lý.
  • Phương pháp mổ hở: Máu chảy quá nhiều không kiểm soát thì người bệnh cần được mổ hở ngay lập tức. Bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu trực tiếp và cắt nhanh dòng chảy tại thời điểm mổ. Phương pháp này nên được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Phẫu thuật chữa xuất huyết chỉ áp dụng khi bệnh nặng
Phẫu thuật chữa xuất huyết chỉ áp dụng khi bệnh nặng

 

Phẫu thuật chữa bệnh đôi khi có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn, vậy nên bạn chỉ thực hiện khi có chỉ dẫn của bác sĩ và nên cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành.

Xuất huyết dạ dày và cách điều trị với Đông y

Đông y là giải pháp an toàn cho nhiều người bệnh vì không gây ra tác dụng phụ cũng như điều trị bệnh tận gốc. Không những loại bỏ các triệu chứng bệnh mà các bài thuốc còn giúp nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể, giúp dạ dày khỏe mạnh hơn.

  • Bài thuốc số 1: Dùng bạch mao căn, nhân trần, chỉ thiên, kim ngân hoa, hoàng bá,… giúp ngăn ngừa vi khuẩn HP phát triển, làm lành những tổn thương ở dạ dày. Đồng thời thuốc giúp kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.
  • Bài thuốc Sơ can bình vị tán: Gồm tam thất, bạch thược, bổ chính sâm, ô tặc cốt, kim ngân hoa, quán chúng, cam thảo, lá khôi, nghệ vàng, bồ công anh, chè dây,… Tác dụng của bài thuốc là loại bỏ các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa chảy máu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và giúp bệnh nhân ăn ngon hơn. Bên cạnh đó thuốc giúp làm lành tổn thương, tăng cường phục hồi các tạng phụ bên trong cơ thể.
  • Bài thuốc Nhất Nam bình vị khang: Gồm hoàng liên, hoàng bá, đẳng sâm bắc, bạch thược, bạch linh, ô dược, đương quy, bồ công anh, hòe hoa, tơ hồng xanh,… Công dụng của bài thuốc là giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, khôi phục những tổn thương ở niêm mạc dạ dày, hạn chế chảy máu dạ dày, nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể.

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?

Với bất kỳ bệnh lý nào, chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày những thực phẩm nên ăn và không nên ăn.

Thực phẩm nên ăn

Bổ sung các thực phẩm giúp giảm tiết dịch vị dạ dày như bánh mì, mật ong, các loại bánh quy,…

  • Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Nên ăn những thức ăn mềm, lỏng và dễ nuốt như món súp, cháo. Sau đó tùy thuộc vào tình hình hồi phục mà có thể chuyển qua ăn cơm.
  • Bổ sung thịt bò, thịt lợn băm nhuyễn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể nấu cùng cháo để dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày bằng cách uống nước lọc, nước ép trái cây hoặc ăn quả mọng nước. Chúng cung cấp nhiều khoáng chất cho cơ thể và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
  • Nên ăn nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no hoặc quá đói vì có thể khiến dạ dày bị tổn thương.

Thực phẩm không nên ăn

  • Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều chất bảo quản, nhiều dầu mỡ nên rất khó tiêu.
  • Không uống rượu bia, đồ có cồn, đồ nhiều cafein vì chúng gây kích thích niêm mạc dạ dày và khiến bệnh nặng hơn nhiều.
  • Không ăn đồ cay nóng cũng như các trái cây có chứa nhiều axit như cam, chanh, xoài chua,…
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất xơ vì chúng có thể khiến niêm mạc dạ dày bị cọ xát, gây đau bụng, khó tiêu cũng như chảy máu nhiều hơn.
  • Không ăn đồ cay nóng, đồ quá khô cứng vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, làm dạ dày chảy máu trở lại, khó chữa trị hơn.
Bệnh nhân xuất huyết dạ dày không nên ăn đồ cay nóng
Bệnh nhân xuất huyết dạ dày không nên ăn đồ cay nóng

Phòng ngừa bệnh

Để phòng ngừa tình trạng xuất huyết dạ dày, bạn có thể chú ý tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:

  • Tạo thói quen ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, có chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học mỗi ngày.
  • Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cũng như giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế những tác nhân xấu gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Không gian sống cần đảm bảo thoáng mát, tránh nơi có gió lùa, giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở.
  • Khi gặp các vấn đề về dạ dày thì cần đi khám và xử lý dứt điểm ngay vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng và dẫn đến xuất huyết dạ dày.
  • Không nằm hoặc ngủ ngay sau khi vừa ăn no.
  • Đến những địa chỉ uy tín để khám bệnh khi có các dấu hiệu như ợ hơi, ợ chua, nôn ra máu, phân đen,…
  • Từ tuổi 40 trở đi bạn nên tầm soát ung thư vì ung thư dạ dày cũng là một nguyên nhân khiến dạ dày bị chảy máu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh xuất huyết dạ dày. Bệnh khá nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Bạn nên có lối sống lành mạnh, khoa học, đi khám ngay khi nhận thấy có dấu hiệu của bệnh để có hướng xử lý và điều trị bệnh kịp thời.

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Với hiệu quả điều trị cao, an toàn, lành tính, Sơ can Bình vị tán là giải pháp chữa các bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày, HP, xuất huyết, trào ngược,... được đánh giá cao nhất hiện nay. Bài thuốc là lựa chọn số 1 của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, đồng thời cũng là giải pháp hàng đầu giới chuyên môn khuyên dùng.

Đăng ký tư vấn với chuyên gia