Xuất Huyết Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Ngô Tú
5/5 - (1 bình chọn)

Tình trạng trẻ em bị xuất huyết dạ dày hiện nay cũng không phải là hiếm gặp. Vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý đến những biểu hiện bất thường của con em mình để có hướng xử lý kịp thời. Dưới đây là những thông tin quan trọng về bệnh xuất huyết dạ dày ở trẻ em mà phụ huynh nên tham khảo.

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em là gì?

Xuất huyết dạ dày không chỉ gặp phải ở người trưởng thành mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ, tình trạng này diễn ra phổ biến hơn trong những năm trở lại đây. Khi vào khoa tiêu hóa sẽ có khoảng 10 đến 20% trẻ bị xuất huyết dạ dày và tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ. Đây là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Vì thế cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan hay chậm trễ trong việc điều trị.

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm
Xuất huyết dạ dày ở trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm

Trẻ khi bị xuất huyết dạ dày thường có biểu hiện rõ ràng nhất đó là đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu. Đây là biểu hiện của tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu, các vết loét lan rộng làm tĩnh mạch cửa giãn ra. Đối với trẻ nhỏ, khi thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần đưa ngay con tới cơ sở y tế để kiểm tra. Tùy thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày ở trẻ nhỏ

Xuất huyết dạ dày thường xuất hiện ở người lớn hay trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên với các nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Hiện tượng rối loạn đông máu.
  • Viêm loét dạ dày.
  • Có dị vật trong dạ dày.
  • Trẻ bị stress, luôn trong tình trạng lo âu, căng thẳng, sợ hãi kéo dài.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Mạch máu bị dị dạng.
  • Tĩnh mạch thực quản bị giãn hoặc vỡ.
  • Nôn nhiều dẫn đến vết rách Mallory-Weiss.

Còn đối với tình trạng xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh nguyên nhân do:

  • Trẻ sinh non thiếu tháng sẽ dễ thiếu hụt chất làm đông máu.
  • Không dung nạp sữa bò.
  • Thiếu hụt vitamin K.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Chấn thương do đặt ống thông dạ dày. 

Xem thêm: Viêm Dạ Dày Có Lây Không? Lây Nhiễm Qua Những Đường Nào?

Dấu hiệu của bệnh xuất huyết dạ dày ở trẻ nhỏ

Thông thường xuất huyết dạ dày ở trẻ sẽ không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nặng như nôn ra máu hay đi đại tiện ra phân đen. Tuy nhiên, vẫn còn một số dấu hiệu để các bậc phụ huynh nhận biết, khi thấy con em mình có những biểu hiện dưới đây thì cần phải đưa tới cơ sở y tế để khám và có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh xảy ra những tình huống xấu.

Trẻ sẽ có cảm giác đau bụng, khó chịu trong bụng
Trẻ sẽ có cảm giác đau bụng, khó chịu trong bụng
  • Trẻ thường xuyên ợ hơi và bị đầy bụng.
  • Hay buồn nôn và nôn ói.
  • Cảm thấy ở phần bụng giữa xương ức – rốn hay ngực rất đau rát.
  • Cơ thể mệt mỏi, cảm thấy bị mất sức và sụt cân nghiêm trọng.
  • Trẻ ợ nóng và nấc cụt.
  • Không muốn ăn bất cứ thứ gì.
  • Hôi miệng, thiếu máu.
  • Tiêu chảy, phân có màu đen, mùi khó chịu.

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hiện nay xuất huyết dạ dày ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, rất nhiều trẻ em mắc phải. Đối với trẻ ở độ tuổi lớn, đã có nhận thức thì việc điều trị sẽ diễn ra dễ dàng hơn thông qua quá trình nội soi cầm máu và sử dụng thuốc đông máu để điều trị. Tuy nhiên, với đối tượng là trẻ sơ sinh thì việc lựa chọn các phương pháp điều trị sẽ rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn.

Trong nhiều trường hợp, nếu trẻ bị xuất huyết mà không được phát hiện kịp thời, dẫn đến xử lý bị chậm trễ thì có thể gây nên những di chứng vĩnh viễn thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. Đối với trẻ ở độ tuổi lớn hay người trưởng thành, sau khi xuất huyết 24h thì tỷ lệ tử vong do sẽ tăng cao. Còn đối với trẻ sơ sinh, chỉ vài giờ đồng hồ sau khi dạ dày bị chảy máu thì nguy cơ tử vong đã là rất lớn. Vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý vấn đề này.

Bài viết hấp dẫn: TOP 12 Mẹo Chữa Xuất Huyết Dạ Dày Tại Nhà Ai Cũng Nên Biết

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em nên ăn gì? Kiêng gì?

Đối với trẻ bị xuất huyết dạ dày cha mẹ nên cân nhắc để xây dựng chế độ ăn uống cho con hợp lý, khoa học. Bởi yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó giảm tiết axit dịch vị cũng như tăng cường sức khỏe cho cơ thể còn non nớt của trẻ.

Những thực phẩm nên bổ sung cho trẻ bị xuất huyết dạ dày như:

  • Ăn nhiều rau củ non tốt cho tiêu hóa như súp lơ, các loại rau cải, đậu bắp, khoai tây, cà rốt,…
  • Bổ sung sữa chua và sữa trong thực đơn hàng ngày.
  • Uống  nhiều nước ấm.
  • Ăn nhiều trái cây như việt quất, mâm xôi, dâu đen, dâu tây, táo, chuối,…
  • Cho trẻ ăn thêm gừng, nghệ, mật ong. Nếu khó có thể thêm vào như một gia vị cho món ăn của trẻ.
  • Bánh mì.
  • Các loại cá biển.
  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Bổ sung các loại men vi sinh.

Những thực phẩm không nên bổ sung cho trẻ như: 

  • Các món chứa nhiều dầu mỡ.
  • Món cay nóng có tương ớt, hạt tiêu,…
  • Nước ngọt có ga.
  • Snack.
  • Đồ đóng hộp.
  • Các loại hoa quả có axit cao: cam, bưởi, xoài, khế, cóc, dứa…
  • Đồ uống chua (nước chanh, ép dứa, ép bưởi,…) và các món ăn có vị chua (dưa muối, nem chua…).
  • Không dùng đồ uống lạnh.
Cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học lành mạnh
Cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học lành mạnh

Xem thêm: Xuất Huyết Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả

Những cách điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em

Hiện nay có rất nhiều cách phòng ngừa và điều trị xuất huyết dạ dày tại nhà được nhiều người tin tưởng áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người. Dưới đây là top những phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày tại nhà phù hợp nhất hiện nay.

Dùng thuốc Tây y 

Các bác sĩ có thể cho sử dụng một số loại thuốc sau để điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em:

  • Thuốc trung hòa và kháng tiết axit: Một số loại thuốc có thể dùng đó là Alusi, Maalox, Gastropulgite,…
  • Thuốc kháng H2 và ức chế bơm proton: Bao gồm các loại thuốc Pantoprazol, Omeprazol, lansoprazol,…
  • Thuốc co mạch: Một số loại thuốc như Posthypophyse, Carbazochrome, Octreotide,,…
  • Thuốc kéo dài thời gian đông máu: Bao gồm Menaquinone, Phytomenadione, Menadione,…

Những loại thuốc này nếu muốn sử dụng phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về cho trẻ uống. Đồng thời cũng không tự ý thay đổi liều lượng thuốc của trẻ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Thuốc Tây trị xuất huyết dạ dày ở trẻ
Thuốc Tây trị xuất huyết dạ dày ở trẻ

Trong trường hợp trẻ bị xuất huyết dẫn đến mất máu và suy nhược cơ thể. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ truyền máu để khôi phục thể trạng ban đầu. Trong trường hợp chức năng hoạt động của phổi bị suy giảm, bác sĩ sẽ thực hiện đặt ống thông động mạch phổi nhằm cải thiện tình trạng hô hấp ở trẻ.

Dùng mẹo dân gian

Ở Dưới đây là một số mẹo chữa bệnh dân gian bạn có thể tham khảo:

Nghệ tươi giúp điều trị xuất huyết dạ dày

Trong nghệ tươi có chứa hàm lượng curcumin cao có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Nhờ vậy mà nghệ được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian giúp kháng viêm, làm lành những thương tổn, trị viêm loét dạ dày đồng thời giảm triệu chứng xuất huyết bao tử hiệu quả. 

  • Trộn bột nghệ với mật ong để được hỗn hợp sền sệt.
  • Sử dụng trước bữa ăn chính từ 30-45 phút.
  • Có thể kết hợp thêm dầu dừa nếu muốn.

Nha đam giúp giảm triệu chứng xuất huyết dạ dày

Nha đam không chỉ có tác dụng trong việc làm đẹp da mà còn giúp chữa bệnh lý về dạ dày rất hiệu quả. Ngoài ra, nha đam còn có tính sát khuẩn, ngăn ngừa tình trạng ợ hơi cũng như làm giảm nhanh các cơn nóng rát ở thành dạ dày do sử dụng đồ ăn cay nóng hay rượu bia.

Nha đam giúp giảm triệu chứng xuất huyết dạ dày
Nha đam giúp giảm triệu chứng xuất huyết dạ dày
  • Nha đam rửa sạch, gọt vỏ, lấy phần thịt trắng bên trong đem xay nhuyễn.
  • Đun sôi phần nha đam vừa thu được.
  • Để ấm rồi thêm đường phèn hoặc mật ong để tăng thêm hương vị.

Táo đỏ

Táo đỏ có rất nhiều tác dụng như giải độc, giảm đau, cầm máu và hỗ trợ làm lành vết thương ở niêm mạc dạ dày rất tốt. Không những vậy táo đỏ còn có vị rất ngon, vì vậy đây là một sự lựa chọn hợp lý cho những bệnh nhân chữa xuất huyết dạ dày tại nhà.

  • Chuẩn bị 8-10 gram táo đỏ, hạt sen, long nhãn rồi cho vào nồi.
  • Cho thêm nước lọc vào đun sôi khoảng 30 phút rồi tắt bếp.
  • Sử dụng 1 ngày 2 lần.

Cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm là loại cây mọc hoang khá phổ biến ở nước ta. Chúng hơi đắng nhưng lại có rất nhiều công dụng như: trung hòa axit, chữa xuất huyết tiêu hóa, chống viêm, giảm sưng nóng dạ dày,… một cách tốt nhất.

Cây dạ cẩm cải thiện xuất huyết dạ dày ở trẻ
Cây dạ cẩm cải thiện xuất huyết dạ dày ở trẻ
  • Dạ cẩm khô mang rửa sạch và cho vào trong nồi cùng 1 ít nước lọc.
  • Đun sôi và vặn nhỏ lửa khoảng 20 phút.
  • Dùng đều đặn hàng ngày.

Những bài thuốc dân gian này tương đối an toàn và lành tính cho sức khỏe. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng dùng cho trường hợp bệnh nhẹ hoặc kết hợp cùng với các loại thuốc Đông – Tây y khác. Nếu chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, các mẹo dân gian này rất khó phát huy được hiệu quả như mong muốn.

Có thể bạn quan tâm: Xuất Huyết Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không? Cần Lưu Ý Gì?

Lưu ý khi điều trị bệnh xuất huyết dạ dày cho trẻ

Để giúp trẻ giảm thiểu tình trạng xuất huyết dạ dày một cách tối đa cũng như âu khi điều trị xong, phụ huynh nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ đề ra. Sử dụng thuốc đúng liều lượng. Luôn dành thời gian chăm sóc, quan tâm trẻ.
  • Nói không với nước có ga, nước lạnh, đồ ăn nhiều chất béo, cay.
  • Nên cho trẻ ăn chín, uống sôi.
  • Không để trẻ dùng chung đồ các vật dụng cá nhân với người lớn như: Khăn mặt, khăn tắm, bát, thìa, đũa,…
  • Không được hôn môi trẻ để tránh vi khuẩn từ nước bọt của người lớn truyền sang cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa với 1 lượng vừa đủ, tránh gây quá tải cho dạ dày.
  • Khi ăn không cho trẻ xem tivi hay nghịch điện thoại.
  • Ăn xong không cho trẻ đi nằm luôn hoặc vận động mạnh.

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia