Viêm xoang hàm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Thu Hà
4.7/5 - (8 bình chọn)

Viêm xoang hàm là một trong những bệnh lý đang ngày càng trở nên phổ biến. Người mắc bệnh thường bị đau ở vùng mặt, do đó cản trở họ nói chuyện và ăn uống bình thường. Để giúp bạn đọc thêm hiểu hơn về căn bệnh này, bài viết dưới đây xin được đưa ra các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng chống bệnh hiệu quả.

Viêm xoang hàm là gì? Bệnh có nguy hiểm không

Xoang hàm là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống xương vùng mặt. Cấu tạo của xoang hàm gồm những hốc xoang nằm ở hai bên má và xung quanh ổ mắt. Phía trên bề mặt của xoang có một lớp niêm mạc mỏng có nhiều lông phủ lên. Chúng có tác dụng tạo ra độ ẩm và bắt giữ các chất lạ từ bên ngoài. Từ đó bảo vệ xoang khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, khi lớp niêm mạc này bị sưng viêm nhưng tổn thương không ảnh hưởng đến phần xương mũi, thì tức là bạn đã mắc phải bệnh lý viêm xoang hàm. Bệnh lý này khiến người bệnh thường xuyên đau nhức vùng đầu hoặc vùng mặt, chảy mủ ở mũi. Ngoài ra còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc trò chuyện với mọi người.

Xoang hàm gồm nhiều hốc xoang thông với mũi, miệng nên dễ bị nhiễm khuẩn
Xoang hàm gồm nhiều hốc xoang thông với mũi, miệng nên dễ bị nhiễm khuẩn

Vậy viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, thông thường viêm xoang hàm phải điều trị tích cực bằng thuốc thì mới khỏi. Đây là bệnh lý nguy hiểm bởi nếu không chữa tận gốc thì sẽ gây ra các biến chứng nặng nề. Trong đó phải kể đến các biến chứng như sau:

  • Các bệnh lý viêm đa xoang: Đây là biến chứng thường gặp. Các xoang vùng mặt rất gần nhau, thậm chí nhiều xoang còn thông với nhau. Do đó khi xoang hàm bị viêm nhiễm thì khả năng cao các xoang khác như xoang sàng trước, xoang trán,… cũng bị ảnh hưởng là rất cao.
  • Viêm vùng thanh quản, hầu, họng: Bệnh viêm xoang hàm thường gây chảy dịch mủ. Khi các dịch này chảy xuống dưới tiếp xúc với khu vực cổ họng có thể gây viêm nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu: Ở đây dây thần kinh thị giác và tĩnh mạch xoang là các bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khi xảy ra các biến chứng này, người bệnh bị giảm thị lực, hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch. Nếu diễn biến nghiêm trọng có thể gây mù vĩnh viễn, hoặc mỡ mạch máu, dẫn đến nguy cơ gây tử vong.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm xoang hàm

Để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh viêm xoang hàm nguy hiểm, bạn cần phải nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh và những biểu hiện của bệnh. Từ đó, mới có thể xây dựng các biện pháp phòng ngừa và phát hiện kịp thời bệnh lý này.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay người ta đã tìm ra được nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Trong đó, chủ yếu nhất là do:

  • Do vi khuẩn, virus và nấm gây hại: Xoang hàm nằm ở ngay vùng mặt, nơi kết nối với xoang mũi và khoang miệng. Do vậy, đây là nơi tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
  • Gặp các chấn thương: Trong sinh hoạt hằng ngày hoặc tai nạn lao động. Nhiều tai nạn khiến người bệnh ngã sấp, đập mặt vào vật cứng. Điều này khiến phần xương hàm, và phần sọ dưới hốc mắt bị gãy nứt. Các tổn thương này khiến vi khuẩn dễ dàng xuyên qua và gây bệnh tại xoang hàm.
  • Mắc các bệnh lý về răng: Người có răng sâu hoặc bị nhiễm trùng miệng nhưng chữa bệnh không hết. Điều này gây ra tình trạng viêm tủy hoặc hoại tử răng. Vi khuẩn từ các ổ viêm này lan sang cả khoang miệng, bao gồm khu vực xoang hàm. Từ đó, gây viêm xoang hàm.
  • Do dị tật bẩm sinh ở xoang hàm: Cấu trúc xoang bị lệch làm các chất nhày lưu thông khó khăn, dễ gây tắc nghẽn. Từ đó hình thành môi trường thích hợp cho vi khuẩn bám và gây bệnh.
Viêm xoang hàm có liên quan đến răng thường khá phổ biến
Viêm xoang hàm có liên quan đến răng thường khá phổ biến

Viêm xoang hàm là bệnh lý mà ai cũng có thể mắc phải. Trong đó, những nhóm đối tượng sau đây là những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả:

  • Người từng có tiền sử nhổ răng hoặc phẫu thuật vùng khoang miệng: Trong quá trình này, có thể các bác sĩ vô tình làm tổn thương xoang hàm của người bệnh.
  • Những người từng bị viêm mũi dị ứng hoặc các bệnh lý về viêm xoang.
  • Các đối tượng nhạy cảm có hệ miễn dịch kém như: Trẻ nhỏ, người trên 60 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, bệnh nhân mắc các bệnh lý miễn dịch,…

Triệu chứng viêm xoang hàm

Bệnh viêm xoang hàm có một số triệu chứng khá tương tự như các bệnh lý viêm xoang khác. Do đó, nắm vững các dấu hiệu của bệnh lý này giúp người bệnh có thể phát hiện bệnh một cách chính xác nhất. Một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang hàm như sau:

  • Người bệnh sốt cao trên 38 độ về đêm, không hạ.
  • Có các cơn đau nhức liên tục ở phần xương hàm trên, lan đến quanh hốc mắt rồi lên vùng thái dương. Các cơn đau này có thể đối xứng hai bên hoặc chỉ xuất hiện ở một bên. Đặc biệt cơn đau sẽ tăng lên khi cúi đầu hoặc gập người xuống.
  • Dịch mũi chảy ra có mùi hôi. Ban đầu dịch loãng, nhưng theo thời gian sẽ đặc dần lên và chuyển sang màu vàng.
  • Mủ xuất hiện trong khoang miệng và có mùi hôi nặng nề. Khi mủ lan xuống cổ họng thì có thể gây ra một số bệnh lý khác như ho, viêm họng…
  • Nếu viêm xoang hàm đã chuyển sang trạng thái mãn tính thì người bệnh không còn đau nhức, nhưng lại bị tắc mũi. Các dịch nhày từ màu vàng chuyển sang màu xanh.
  • Ngoài ra, nếu viêm xoang hàm có liên quan đến răng thì sẽ có hiện tượng chảy mủ ở vùng chân răng.
Người bệnh thường sốt cao liên tục, và thường xuyên đau nhức ở vùng mặt
Người bệnh thường sốt cao liên tục, và thường xuyên đau nhức ở vùng mặt

Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng trên, người bệnh phải đi đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe của mình.

Chẩn đoán và điều trị viêm xoang hàm

Khi nghi ngờ mắc phải bệnh viêm xoang hàm, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Tại đây, họ sẽ tiến hành các biện pháp để chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị tốt nhất.

Hình thức chẩn đoán

Tương tự như các bệnh viêm xoang khác, để chẩn đoán viêm xoang hàm có nhiều cách. Đôi khi để việc chẩn đoán là tốt nhất thì phải tiến hành kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.

  • Chẩn đoán lâm sàng: Thông qua việc hỏi người bệnh, các bác sĩ sẽ nắm được thông tin về tình trạng bệnh mà họ gặp phải. Đây là các thông tin quan trọng giúp bác sĩ hiểu được phần nào nguyên nhân mắc bệnh.
  • Dùng máy nội soi: Nhờ đó, bác sĩ có thể thăm dò trực tiếp tình hình vùng xoang hàm. Cũng như vậy, các ổ viêm ở trong đó và các khu vực xung quanh sẽ được phát hiện. Hiện nay, đây gần như là biện pháp bắt buộc trong chẩn đoán các bệnh lý về tai mũi họng.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm thông thường bao gồm chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp vi tính. Kết quả chụp thường là hình ảnh về xoang hàm, kể cả các vùng nằm ở sâu phía trong. Nhờ vậy mà bác sĩ có thể có cái nhìn chính xác nhất về việc bệnh đã lan sang các khu vực nào.
  • Nuôi cấy vi khuẩn trong dịch mủ: Chảy dịch mủ là triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm xoang hàm. Bản thân nó cũng là nơi phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, xét nghiệm dịch sẽ cho phép biết được loại vi khuẩn nào gây bệnh.
Nội soi vùng mũi - họng là chẩn đoán phải làm để xác định bệnh viêm xoang hàm
Nội soi vùng mũi – họng là chẩn đoán phải làm để xác định bệnh viêm xoang hàm

Cách trị viêm xoang hàm theo Tây y

Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các thuốc. Đa số người bệnh phát hiện sớm thì cũng đáp ứng tốt với các thuốc được kê. Trong đó các loại thuốc trị viêm xoang hàm được dùng chủ yếu như sau:

  • Thuốc chống viêm và giảm phù nề: Thường dùng các chất như beclomethasone, budesonide,… Các chất có thể dùng ở dạng xịt vào mũi hoặc thuốc viên nén để uống.
  • Thuốc kháng sinh: Đây là thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào chủng vi khuẩn gây ra viêm xoang hàm mà thuốc sử dụng là các nhóm như: Penicillin, macrolid,…
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Do bệnh gây ra sốt liên tục với nhiệt độ cao, và đau nhức dữ dội nên phải sử dụng các thuốc như: Ibuprofen, naproxen, etoricoxib,…

Tất cả các thuốc trên chỉ được phép sử dụng khi có đơn thuốc của thầy thuốc. Nếu người bệnh tự ý mua về và sử dụng thì dễ gây ra các tác hại nguy hiểm.

Thực tế có những trường hợp dùng thuốc theo đúng lời dặn của bác sĩ nhưng bệnh không thuyên giảm. Lúc này, phải chuyển sang hướng điều trị khác là dùng các thủ thuật đặc biệt:

  • Rửa xoang bằng thủ thuật Proetz: Thường dùng các dung dịch như Cloramphenicol 0,4% và nước muối sinh lý 0.9%. Các bác sĩ sẽ dùng một ống hút bằng kim loại cho vào mũi người bệnh, rồi hút để loại bỏ dịch mủ bên trong. Sau khi các xoang đã thông thoáng, tiến hành bơm dung dịch trên vào. Mỗi ngày rửa một lần.
  • Chọc rửa và thông xoang hàm: Sử dụng một kim chọc xoang bằng kim loại xuyên qua mũi, chọc vào phần xoang hàm ở phía trong. Điều này làm dịch mủ chảy xuống, nhờ đó có thể dễ dàng hút ra. Dùng nước muối để rửa sạch xoang hàm. Phương pháp này thường áp dụng trong các trường hợp viêm xoang hàm ứ mủ do răng.
  • Phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi: Có thể dùng máy vi cắt lọc để loại bỏ các polyp nhỏ. Trường hợp polyp to, cần tiến hành nội soi để cắt bỏ. Thông qua hình ảnh camera ở đầu ống nội soi, bác sĩ có thể xác định vị trí và tiếng hành phẫu thuật.
  • Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi: Đây là phẫu thuật tác động vào sụn và xương vách ngăn mũi. Các phẫu thuật viên ban đầu sẽ bóc lớp niêm mạc khỏi vùng phẫu thuật, rồi cắt bỏ sụn. Sau khi đục chân sụn thì đặt lại niêm mạc vào vị trí mới, ròi khâu để nối cách lại. Phẫu thuật sẽ giúp các xoang không còn bị lệch và tắc. Từ đó làm giảm viêm xoang hàm.
Bệnh nhân thường nằm khi tiến hành thủ thuật Proetz để rửa xoang
Bệnh nhân thường nằm khi tiến hành thủ thuật Proetz để rửa xoang

Xem thêm:

Những mẹo dân gian hay dùng để chữa viêm xoang hàm cấp

Trong dân gian có lưu truyền một số phương pháp chữa viêm xoang hàm hiệu quả tốt với chi phí nhỏ. Sử dụng mẹo để chữa bệnh viêm xoang hàm là cách rất thích hợp với những người mới chớm bệnh, tình trạng bệnh chưa tiến triển thành các biến chứng phức tạp.

Tuy nhiên, đây là phương pháp yêu cầu tính kiên trì vì cần tốn khá nhiều thời gian mới có thể thấy được tác dụng của nó. Dưới đây là một số mẹo thường sử dụng trong dân gian để chữa viêm xoang hàm:

Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn nhẹ và khá lành tính, tương thích với cơ thể con người. Khi bệnh nhân bị viêm xoang hàm, sử dụng nước muối sinh lý để súc rửa mũi sẽ giúp loại bỏ khá nhiều vi khuẩn gây viêm tại cơ quan này.

Cách thực hiện:

  • Nước muối sinh lý NaCl 0.9% được cho vào bình hoặc túi chuyên dụng để xịt rửa mũi.
  • Sau đó, nghiêng đầu sang một bên, bơm nước muối sinh lý từ bên mũi phía cao hơn.
  • Thực hiện tương tự đối với cả 2 bên mũi.
  • Cuối cùng xì rửa sạch cả 2 mũi.

Chữa viêm xoang hàm bằng tỏi và mật ong

Tỏi và mật ong được biết đến với công dụng kháng khuẩn kháng viêm tốt và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh viêm nhiễm khác nhau, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp.

Cách thực hiện:

  • Chọn những củ tỏi còn tươi, bóc bỏ lớp áo trắng.
  • Sau đó nghiền nát tỏi trong cối, rồi lấy nước cốt tỏi.
  • Mật ong nguyên chất được trộn với nước ép tỏi với tỉ lệ 2:1.
  • Dùng bông thấm hỗn hợp mật ong và tỏi rồi lâu vào mũi.
  • Để khoảng vài phút sau đó xì ra để loại bỏ dịch viêm trong mũi.

Xông bằng lá bạc hà

Bạc hà là một dược liệu có chứa nhiều thành phần có tác dụng chống viêm như methol, methyl acetat,….Bạc hà được sử dụng khá nhiều trong điều trị các chứng viêm, tiêu sưng giảm phù nề bởi phản ứng viêm.

Xông bằng lá bạc hà giúp giảm sưng đau rõ rệt
Xông bằng lá bạc hà giúp giảm sưng đau rõ rệt

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch nắm lá bạc hà, cho vào nồi nước nguội.
  • Đun nóng đến sôi nồi nước.
  • Mang nồi nước vừa đun vào, trùm kín chăn che hết người để hơi nước không thoát ra ngoài.
  • Xông trong khoảng 15 phút hoặc đến khi nồi nước hết nóng thì dừng lại.
  • Nên thực hiện xông khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Chỉ nên xông cho người lớn hoặc trẻ lớn hơn 3 tuổi.

Các bài thuốc Đông y chữa viêm xoang hàm tốt

Trong Đông y hiện lưu truyền nhiều bài thuốc có tác dụng chữa viêm xoang hàm rất hiệu quả. Bởi các bài thuốc này sử dụng các dược liệu quý, có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân cũng như làm thuyên giảm triệu chứng bệnh.

Tuy vậy, để đảm bảo chữa dứt bệnh, người bệnh cần uống thuốc đúng liều lượng, trong khoảng thời gian ít nhất 1 tháng. Hiện nay, nhiều người thường sử dụng các bài thuốc sau để trị bệnh:

Bài thuốc số 1

Thành phần: Hạ khô thảo và ké đầu ngựa 16g, mạch môn đông, cây hoàng cầm và tân di 12g, thạch cao 40g còn kim ngân hoa và chi tử 12g.

Cách làm:

  • Sử dụng nồi sắc thuốc để đun các dược liệu ở trên.
  • Thêm nước vào nồi sao cho không quá vạch trên của mực nước tối đa. Điều này đảm bảo khi đun đến sôi nước không bị trào ra ngoài gây lãng phí.
  • Sau khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và đun tiếp thêm 20 phút nữa thì dừng.
  • Nước được chia thành 2 – 3 cốc để uống từ từ trong ngày.

Bài thuốc số 2

Thành phần: Hoàng cầm, sinh địa, thảo dược huyền sâm dùng 12g; Tân di, kim ngân hoa, huyền sâm và mạch môn đông dùng 12g; Ké đầu ngựa 16g, đan bì 12g, hà thủ ô 20g.

Cách làm:

  • Đun đến sôi các vị dược liệu cùng nước bằng nồi sắc.
  • Giảm lửa để đun tiếp đến khi lượng nước còn khoảng 3 cốc nước.
  • Dùng túi lọc hoặc vải xô để lọc phần dược liệu đã sắc. Nước thuốc đổ vào cốc.
  • Mỗi ngày uống 3 cốc nước như vậy để đạt hiệu quả trị bệnh.

Lưu ý để phòng ngừa bệnh viêm xoang hàm

Viêm xoang hàm là bệnh lý có thể điều trị được, nhưng các biện pháp chữa bệnh đều tiềm ẩn các nguy cơ khác nhau. Do đó, tốt nhất ngay từ đầu, chúng ta nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh. Một số lời khuyên cho vấn đề này được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đưa ra như sau:

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm chúng ta ăn vào hằng ngày có tác động rất lớn đến sức khỏe. Nếu sử dụng các sản phẩm gây hại sẽ tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tật.

  • Nên tránh ăn các món ăn cay, nóng như ớt, mù tạt, cà ri,… Bởi ăn nhiều sẽ khiến gây ra tình trạng trào ngược acid dạ dày. Acid này sẽ gây ra các tổn hại đến vùng họng, cổ và cả khoang miệng.
  • Các đồ uống chứa nhiều cồn như bia, rượu vang,… cũng là thức uống nên tránh. Vì đây cũng là nguyên nhân gây trào ngược phổ biến.
  • Hạn chế uống quá nhiều sữa, phô mai, bơ,… Các chất này khi vào cơ thể sẽ kích thích làm tiết nhiều chất nhầy ở mũi, và gây tắc nghẽn các lỗ thông ở các xoang.
  • Nên bổ sung các món ăn nhiều rau xanh như salad, món rau xào, nộm rau,… Ăn nhiều sẽ giúp tăng cường đề kháng để có một sức khỏe tốt.
  • Không nên uống quá nhiều đồ lạnh, nhai đá: Việc này làm tổn thương niêm mạc miệng và họng, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Uống nhiều nước lạnh làm tăng cao nguy cơ mắc viêm xoang hàm
Uống nhiều nước lạnh làm tăng cao nguy cơ mắc viêm xoang hàm

Rèn luyện các thói quen tốt cho sức khỏe

Đôi khi chỉ một thói quen rất nhỏ có thể trở thành nguyên nhân khiến cơ thể con người suy yếu. Ngược lại, chú ý rèn luyện để có đời sống sinh hoạt hằng ngày tốt sẽ đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

  • Nên luyện tập các bài tập thể dục hằng ngày.
  • Cần giữ sạch mũi bằng cách đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng.
  • Khi đi tắm không được xối nước vào tai hoặc mũi.
  • Nên nhỏ nước muối sinh lý để giữ vệ sinh mũi hằng ngày.
  • Đánh răng hằng ngày với kem đánh răng chứa flour và bằng bàn chải lông mềm.
  • Nếu phát hiện có răng sâu cần đến nha sĩ để kiểm tra. Nếu có bệnh lý nào về răng miệng, cần điều trị tận gốc.

Viêm xoang hàm có thể tiến triển xấu thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhưng căn bệnh này vẫn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp đơn giản. Vì vậy, hy vọng bạn đọc tham khảo bài viết và áp dụng các cách phù hợp để ngăn ngừa bệnh lý này.

Không thể bỏ qua:

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia