Viêm Teo Niêm Mạc Dạ Dày Là Gì? Phân Loại? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngày cập nhật: 25/03/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
4.9/5 - (18 bình chọn)

So với Tây y thì các phương pháp điều trị bằng Đông y sẽ an toàn và lành tính hơn nhiều, bởi thành phần đều là thảo dược thiên nhiên, không gây tác dụng phụ dù bệnh nhân sử dụng trong một thời gian dài. Nhưng để đạt được hiệu quả nhất định của thuốc thì trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân vẫn phải tuân thủ theo đúng lộ trình và tư vấn của thầy thuốc.

Viêm teo niêm mạc dạ dày là bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện nay gặp nhiều nhất ở người trưởng thành do những thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không lành mạnh. Bệnh có nguy cơ để lại những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Vì vậy những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh và có biện pháp điều trị cải thiện sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm teo niêm mạc dạ dày hay còn gọi là teo niêm mạc dạ dày, tình trạng này xảy ra do sau một thời gian dài viêm loét dạ dày nhưng không được điều trị cẩn thận và dứt điểm hoàn toàn, bệnh tái phát nhiều lần. Theo đó, các tế bào niêm mạc bị vi khuẩn Hp tấn công, phá huỷ cấu trúc hoạt động gây bào mòn màng bảo vệ niêm mạc.

Hầu hết những người phát hiện ra tình trạng đều đã chuyển sang giai đoạn viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính. Lúc này việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại hơn, đồng thời không có cơ hội chữa khỏi và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến biến chứng nặng nề hơn như: Xuất huyết dạ dày, thức ăn không co bóp gây ứ đọng, hẹp môn vị và nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.

Thuật ngữ Kimura được biết đến là cách phân loại bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày của Nhật Bản vào năm 1969. Ở mỗi loại và cấp độ sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Khi chẩn đoán, thăm khám bằng kỹ thuật nội soi, hình ảnh trong dạ dày sẽ đánh giá chính xác nhất tình trạng bệnh của mỗi người để có phương án điều trị phù hợp nhất.

Người bị bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày - phổ biến hiện nay trong xã hội
Người bị bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày – phổ biến hiện nay trong xã hội

Các loại viêm teo niêm mạc dạ dày thường gặp:

  • Viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura C1: Lúc này mới là viêm teo niêm mạc hang vị dạ dày, chưa ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực. Giai đoạn này còn được đánh giá là viêm teo niêm mạc dạ dày nhẹ, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, nếu kịp thời không gây ảnh hưởng hay biến chứng gì cho cơ thể.
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura C2:  Lúc này vị trí niêm mạc dạ dày tổn thương đã lan sang những vị trí khác, đặc biệt là khu vực bờ cong nhỏ. Nhưng về cơ bản Kimura C2 vẫn được đánh giá là mức độ nhẹ của bệnh.
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura C3: Tương tự như ở cấp độ C2 nhưng vị trí tổn thương niêm mạc đã lan ra ½ thân vị.
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày O1: Bệnh đã bắt đầu tiến triển nặng hơn, vị trí tổn thương lan sang khu vực bờ cong nhỏ và thành trước của dạ dày.
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày O2: Tình trạng tổn thương đã lan nhanh đến thành trước dạ dày.
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày O3: Từ bờ cong lớn đến thượng vị, vết viêm, teo niêm mạc ngày càng lộ rõ ràng hơn.
Bệnh phân thành nhiều cấp độ: Viêm teo niêm mạc dạ dày C2, C1, O1, O2
Bệnh phân thành nhiều cấp độ: Viêm teo niêm mạc dạ dày C2, C1, O1, O2

Bài đọc thêm: Axit Dạ Dày – Những Vấn Đề Dư, Thiếu Axit Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên nhân và triệu chứng viêm teo niêm mạc dạ dày C1, C2

Những nguyên nhân được xem là lý do gây nên bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura ở mọi người:

  • Do vi khuẩn Hp: Phần lớn nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự xuất hiện của vi khuẩn Hp, gây nên viêm nhiễm và những tổn thương ở dạ dày, loét dạ dày. Sau một thời gian dài việc điều trị không đúng cách, chưa dứt điểm, khiến tổn thương lan sâu và rộng, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hình thành nên bệnh.
  • Viêm teo niêm mạc tự miễn: Tình trạng này xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tự nhiên của con người gặp trục trặc, những vi khuẩn và virus gây hại cho cơ thể tấn công vào lớp niêm mạc dạ dày. Bệnh này xuất hiện do hệ thống miễn dịch của cơ thể gặp trục trặc tấn công chính lớp niêm mạc dạ dày.
Bệnh được xác định do nhiều nguyên nhân gây ra
Bệnh được xác định do nhiều nguyên nhân gây ra

Ngoài ra những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phải kể đến như:

  • Sử dụng thực phẩm, nước uống bị nhiễm khuẩn Hp.
  • Do yếu tố di truyền từ bố, mẹ khiến hệ thống tự miễn gặp vấn đề.
  • Ngoài ra những đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, bệnh về tuyến giáp Addison… cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày cao hơn người bình thường.

Theo đó, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như sau:

  • Các biểu hiện thường giống với người bị viêm loét dạ dày thông thường, xuất hiện cảm giác đau bụng, đau âm ỉ, hoặc quặn thắt từng cơn dữ dội, khó chịu.
  • Cảm giác buồn nôn, trào ngược dạ dày, không thể ăn uống được gì, từ đó, người bệnh nhanh chóng bị sụt cân.
  • Người bệnh bị thiếu máu, thiếu sắt và nhiều hoạt chất dinh dưỡng khác do niêm mạc dạ dày bị teo lại, giảm chức năng hoạt động, các chất từ thực phẩm nạp vào hằng ngày không được nạp vào cơ thể.
  • Bệnh nhân bị khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua,
  • Những trường hợp nặng còn có thể bị đau tức ngực, rối loạn nhịp tim, rối loạn tâm thần, trí nhớ suy giảm, hay quên, ù tai,…
Đau bụng, trào ngược, suy giảm tinh thần là những biểu hiện đặc trưng của bệnh
Đau bụng, trào ngược, suy giảm tinh thần là những biểu hiện đặc trưng của bệnh

Chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày

Các chuyên gia cũng nhận định, những biểu hiện của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày diễn ra âm thầm và phát triển nhanh. Nên ngay khi thấy những biểu hiện bất thường trong cơ thể nên đến những cơ sở y khoa chuyên nghiệp để thăm khám và sớm có phương án điều trị tốt nhất, tránh để xuất hiện biến chứng nặng nề. Khi đi khám bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện những biện pháp như sau:

  • Nội soi: Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất cho những ai gặp vấn đề về đường tiêu hoá nói chung mà đặc biệt là dạ dày – hành tá tràng. Người bệnh khi thực hiện sẽ được nằm trên bàn và luồn một ống nội soi có gắn camera ở đầu từ miệng xuống họng, qua thực quản và xuống thẳng tới dạ dày. Qua hình ảnh nội soi chuyển tải về sẽ chẩn đoán được bệnh và đánh giá cấp độ viêm teo niêm mạc dạ dày.
  • Xét nghiệm mô bệnh học: Trong quá trình nội soi, một mô sinh thiết dạ dày được lấy ra để làm những xét nghiệm cần thiết.
  • Định lượng cobalamin: Là phương pháp định lượng vitamin B, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm này để chẩn đoán tình trạng thiếu máu hay rối loạn hấp thu.
  • Gastrin trong máu: Thường được áp dụng cho các bệnh liên quan đến dạ dày.
  • Ngoài ra còn nhiều phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm khác mà tuỳ vào từng đối tượng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định để thực hiện, nhằm mang đến kết quả chẩn đoán và đưa ra được phác đồ điều trị khoa học, phù hợp nhất với mỗi người.
Phương pháp nội soi để kiểm tra mức độ nguy hiểm của bệnh
Phương pháp nội soi để kiểm tra mức độ nguy hiểm của bệnh

Phương pháp điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày

Việc điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày sẽ được áp dụng bằng Tây y, Đông y kết hợp thêm các mẹo dân gian kết hợp sử dụng tại nhà thuyên giảm triệu chứng. Các chuyên gia khuyến cáo, viêm teo niêm mạc dạ dày là bệnh nguy hiểm dễ dẫn đến biến chứng nặng nề nhất là ung thư dạ dày nên cần được điều trị lâu dài và dứt điểm.

Ứng dụng mẹo dân gian

Ưu điểm của những mẹo vặt trị bệnh tại nhà này là tính an toàn, nguyên liệu dễ kiếm, không mang lại tác dụng phụ khi sử dụng đúng cách, mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe người dùng.

Theo đó những mẹo vặt để điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày tại nhà như sau:

Sử dụng nghệ vàng

Nghệ vàng từ lâu được biết đến là loại dược liệu tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hoá mà cụ thể là dạ dày.

Nghệ vàng rất tốt cho người bị bệnh về dạ dày nói chung
Nghệ vàng rất tốt cho người bị bệnh về dạ dày nói chung

Hoạt chất curcumin và beta-carotene trong nghệ có thể làm lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày, kháng khuẩn và kích thích làm lành lớp niêm mạc, cân bằng môi trường dịch vị acid.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một củ nghệ tươi, cạo vỏ và rửa sạch, thái lát mỏng. Cho từng lát nghệ vào cốc nước sôi cùng 2 muỗng mật ong, để nghệ tươi tiết chất hoà cùng nước và uống. Sử dụng mỗi ngày vào buổi sáng, khi vừa ngủ dậy là tốt nhất.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tinh bột nghệ. Mỗi ngày hoà tan 2 muỗng bột nghệ và 1 muỗng mật ong với 200ml nước ấm để uống.

Sử dụng nước lá khôi tía

Theo y học, lá khôi rất tốt cho người bị bệnh về dạ dày. Hoạt chất glucosid và tanin có trong lá khôi có thể kìm hãm lại sự tiết dịch axit của dạ dày. Nhanh chóng làm lành những tổn thương, viêm loét và giảm triệu chứng, ợ hơi, ợ chua, trào ngược, đau bụng, khó tiêu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít lá khôi, lựa chọn những lá tươi, sạch, không bị sâu.
  • Rửa sạch và cho vào ấm nước cùng 500ml nước.
  • Đun sôi và tắt bếp rồi chắt nước ra và uống hết trong ngày.
Lá khôi tốt cho dạ dày được chứng minh bằng khoa học hiện đại
Lá khôi tốt cho dạ dày được chứng minh bằng khoa học hiện đại

Tuy nhiên, lưu ý là những mẹo dân gian không thể chữa khỏi bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày mà chỉ làm thuyên giảm triệu chứng. Tác động vào những tổn thương, viêm loét dạ thành dạ dày một cách tự nhiên và an toàn nhất. Đồng thời người bệnh cũng phải kiên trì áp dụng hằng ngày, mới mang lại hiệu quả tốt.

Xem thêm: Gợi Ý Thực Đơn Cho Người Viêm Dạ Dày Và Nguyên Tắc Khi Xây Dựng

Điều trị bằng Tây y

Thuốc Tây được xem là phương pháp điều trị nhanh và cho kết quả thấy rõ ràng nhất. Đây được xem là cách giải quyết tốt nhất khi triệu chứng nặng, đặc biệt là tình trạng trào ngược và cơn đau xuất hiện tần suất lớn, mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc Tây y, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ những hướng dẫn, liều lượng của bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. Bởi như vậy có thể sẽ gây tác dụng phụ và không mang lại hiệu quả.

Với người bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, chủ yếu sẽ được cấp thuốc kháng sinh diệt khuẩn HP cùng với tiêm vitamin B. Những loại thuốc cũng được chỉ định kê đơn cho người bệnh phải kể đến như: Amoxicillin, Tetracycline, thuốc kháng H2, Clarithromycin, Metronidazole/ Tinidazole,….

Sử dụng thuốc Tây y nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày
Sử dụng thuốc Tây y nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày

Sử dụng thuốc Đông y trị bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày

So với Tây y thì các phương pháp điều trị bằng Đông y sẽ an toàn và lành tính hơn nhiều, bởi thành phần đều là thảo dược thiên nhiên, không gây tác dụng phụ dù bệnh nhân sử dụng trong một thời gian dài. Nhưng để đạt được hiệu quả nhất định của thuốc thì trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân vẫn phải tuân thủ theo đúng lộ trình và tư vấn của thầy thuốc.

Để điều trị bệnh viêm niêm mạc dạ dày người bệnh cần loại bỏ bệnh từ bên trong, và phục hồi các vết thương tổn niêm mạc dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân bệnh. 

Đặc biệt, với những bệnh nhân viêm niêm mạc dạ dày mãn tính hành hạ lâu năm, sử dụng nhiều thuốc Tây không khỏi có thể gây ra tình trạng kháng thuốc khiến bệnh tái phát dai dẳng hơn. Việc thay đổi đơn thuốc là giải pháp rất thích hợp để giải quyết tình trạng này. 

Lưu ý trong quá trình trị viêm teo niêm mạc dạ dày

Trong quá trình điều trị bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt, cần chú ý một vài thông tin như sau:

  • Tuân thủ tuyệt đối những nguyên tắc điều trị bệnh dù là Tây y hay Đông y. Đặc biệt là dùng thuốc đúng theo liệu trình, không bỏ thuốc, tăng liều, dùng thuốc giảm đau,… sẽ gây nguy hại cho dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung.
  • Viêm niêm mạc dạ dày ăn gì? Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, dinh dưỡng cho người bị viêm teo niêm mạc dạ dày.
  • Không sử dụng những loại thực phẩm gây hại cho dạ dày như: Đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, thức ăn đông lạnh, đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men
  • Không sử dụng các loại nước có gas, nước uống đóng chai, chứa chất kích thích, cà phê, rượu, bia,…
  • Giữ một tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress, để việc điều trị bệnh được hiệu quả nhất.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học.

Trên đây là những thông tin chung về căn bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị. Bạn đọc tham khảo và biết cách xử lý kịp thời khi mắc bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia