Viêm tai xương chũm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (3 bình chọn)

Viêm tai xương chũm là một bệnh lý rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nghe của cơ thể cũng như các bộ phận liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất về bệnh cũng như cách chữa trị, cách phòng tránh hiệu quả tại nhà. 

Bệnh viêm tai xương chũm là gì? Có nguy hiểm không?

Xương chũm (mastoid bone) là một phần thuộc cấu trúc tai. Mặc dù được gọi là xương, nhưng xương chũm không có cấu trúc giống như các bộ phận xương khác trong cơ thể. Mastoid bone được tạo ra từ các túi khí, có hình dạng giống như miếng bọt biển, thuộc phần xương sọ nằm sau tai.

Viêm xương tai chũm chính là hiện tượng tổn thương và gây nhiễm trùng phần xương chũm nằm ở xung quanh sào bào và tai giữa. Thông thường, quá trình viêm sẽ kéo dài dưới 3 tháng.

Viêm tai xương chũm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Viêm tai xương chũm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Khác với phản ứng xương chũm do mủ ứ đọng trong tai giữa gây nên, bệnh viêm xương chũm này chỉ kéo dài sau 5 – 7 ngày chữa trị là khỏi. Bệnh có thể gặp ở tất cả các đối tượng từ người lớn đến trẻ em, trong đó viêm tai xương chũm ở trẻ là hay gặp hơn cả.

Bệnh bao gồm 2 thể chính là viêm xương chũm cấp tính và viêm xương chũm mạn tính. Tương ứng với mỗi thể sẽ tồn tại những đặc điểm đặc trưng và mức độ nguy hiểm riêng.

  • Viêm tai xương chũm cấp tính: Tình trạng này thường xuất hiện sau khi bị viêm tai giữa. Người bệnh bị viêm tai giữa cấp khoảng 3 tuần sau sẽ xuất hiện tình trạng viêm các thông bào xương chũm trong vùng thái dương. Hiện tượng này luôn đi kèm với viêm tai giữa cấp tính và sẽ là một tiền đề giúp bệnh tiến triển nặng hơn thành viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm.
  • Viêm tai xương chũm mạn tính: Bệnh được hình thành khi quá trình tai thối chảy dịch mủ kéo dài trên 3 tháng. Bệnh có mức độ nguy hiểm cao hơn giai đoạn cấp tính với thời gian biến chứng ngắn hơn.

Dù là ở giai đoạn viêm cấp tính hay mạn tính, bệnh đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phải kể đến như:

  • Biến chứng não: Viêm màng não, áp – xe một bên hoặc toàn phần não,…
  • Biến chứng về hộp sọ: Viêm tắc tĩnh mạch trong hộp sọ, viêm các mô xương xung quanh hộp sọ.
  • Biến chứng dây thần kinh: Tê liệt dây thần kinh vận động cơ mặt làm méo mặt
  • Biến chứng tai mũi họng: Áp – xe cổ, áp – xe quanh họng rất nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây tử vong tại khoa cấp cứu tai mũi họng.

Do có vị trí nhạy cảm, nối liền với xương hộp sọ nên bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến não và các cơ quan chỉ huy trung ương của cơ thể. Vì vậy, mọi người cần hết sức lưu ý đến bệnh.

Nguyên nhân và triệu chứng của viêm tai xương chũm

Bệnh viêm tai xương chũm khá nguy hiểm nhưng lại có những triệu chứng dễ nhận biết với nguyên nhân gây bệnh điển hình.

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất làm phần xương chũm trong tai bị viêm là do bệnh viêm tai giữa không được điều trị hoặc điều trị nhưng không triệt để.

Bên cạnh đó, bệnh còn được hình thành do một số nguyên nhân sau:

  • Do tình trạng cholesteatoma: Cholesteatoma là một tập hợp các tế bào da phát triển không thường ở ống tai. Nó có thể lan rộng sang các vùng xung quanh hoặc lan sau vào trong tai, ăn mòn và phá hủy cấu trúc xương chũm trong, gây viêm, nhiễm trùng. Tuy nhiên, xác suất của nguyên nhân này xảy ra rất nhỏ.
  • Là biến chứng sau của viêm tai giữa cấp tính và mãn tính: Thường là các trường hợp viêm tai giữa bị hoại tử và xảy ra ở trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.
  • Biến chứng của bệnh viêm tai sau khi mắc các bệnh: Cúm, sởi, bạch hầu hoặc ho gà.
  • Do bị nhiễm trùng tai bởi một số loại vi khuẩn như Haemophilus influenzae, Staphylococcus hoặc Streptococcus.

Triệu chứng viêm tai xương chũm

Các triệu chứng của viêm tai xương chũm có rất nhiều điểm tương đồng với bệnh viêm tai giữa. Tuy nhiên, mọi người có thể phân biệt loại bệnh này thông qua các triệu chứng điển hình.

Viêm xương chũm cấp tính gồm các triệu chứng:

Triệu chứng toàn thân:

  • Các triệu chứng: Đau tai, nghe kém, cơ thể đang giảm sốt dần đột nhiên lại sốt cao trở lại ở mức nhiệt khoảng 39 – 40 độ C và có thể xuất hiện phản ứng màng não như mê sảng, co giật.
  • Thể trạng bị suy nhược luôn mệt mỏi do nhiễm trùng, nhiễm độc.
  • Ở trẻ em hay bị co giật, thóp phồng giống như viêm màng não.
Một số triệu chứng điển hình của viêm xương chũm
Một số triệu chứng điển hình của viêm xương chũm

Cơ năng:

  • Đau sâu trong tai, đau nhói từng cơn theo nhịp mạch đập, thỉnh thoảng cơn đau tăng dữ dội, đau sâu trong tai lan ra vùng chẩm và vùng thái dương gây nhức đầu.
  • Nghe kém, thường kèm theo có ù tai và chóng mặt nhẹ.
  • Chảy mủ tai tăng lên hoặc ít đi so với bị viêm tai do bị bít tắc đường dẫn lưu mủ, mủ thối, đóng cục.

Thực thể:

  • Bề mặt vùng xương chũm thường nề đỏ, ấn vào có phản ứng đau rõ rệt.
  • Mủ tai đặc có mùi thối khắm, có màu xanh hoặc màu vàng, đôi khi xuất hiện tia máu.
  • Một số trường hợp xuất hiện sưng phồng ở trước và trên nắp bình tai, sưng phồng khu vực sau tai, mất nếp sau tai, vành tai bị đẩy ra trước. Hoặc dịch mủ chảy xuống vùng cổ dọc theo cơ cổ và xương ức đòn chũm làm sưng tấy vùng cổ, quay cổ khó khăn. Dịch mủ có thể phá vỡ cả cấu trúc da vùng này và tạo ra những lỗ rò.
  • Màng nhĩ: Sưng nề đỏ, nếu bị thủng thì lỗ thủng thường sát thành ống xương tai, bờ nham nhở, đáy của lỗ thủng sẽ phù nề xung huyết.

Viêm xương chũm mạn tính xuất hiện các triệu chứng sau:

Triệu chứng toàn thân: Tương tự viêm cấp tính.

Triệu chứng cơ năng: Tương tự như viêm tai giữa mạn tính có mủ nhưng ở mức độ nặng hơn.

  • Chảy mủ tai thường xuyên, lượng dịch nhiều hơn, nhiễm trùng tai. Mủ đặc mùi hôi- đây là dấu hiệu báo hiệu sự xuất hiện của chất cholesteatoma có khả năng ăn mòn xương chũm gây biến chứng hộp sọ rất nguy hiểm.
  • Nấm ống tai, đau tai, đau âm ỉ kéo dài thỉnh thoảng lại có cơn kịch phát, đau lan ra nửa đầu bên tai bị bệnh khiến người bệnh bị nhức nặng đầu phía bên tai đó.
  • Biểu hiện nghe kém tăng lên rõ rệt.

Triệu chứng thực thể:

  • Soi tai thường thấy lỗ thủng màng tai rộng, bờ lỗ nham nhở, nằm sát khung xương và xuất hiện polyp ở trong hòm nhĩ hoặc thấy cholesteatoma, có nhiều mủ thối và các mảnh trắng của cholesteatoma.
  • Đo sức nghe thấy sức nghe bên tại bệnh giảm mạnh.

Trong một số trường hợp, viêm xương chũm có thể dẫn đến tình trạng áp – xe não và các biến chứng nguy hiểm khác liên quan đến xương hộp sọ. Khi mắc các bệnh này, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng như: Đau đầu dữ dội và sưng phía sau mắt (phù gai thị).

Có nhiều triệu chứng khác nhau để thể hiện bệnh
Có nhiều triệu chứng khác nhau để thể hiện bệnh

Chẩn đoán và cách điều trị bệnh viêm tai xương chũm

Khi phát hiện các triệu chứng bệnh như trên, mọi người cần tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Hình thức chẩn đoán

Bác sĩ điều trị sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh, mức độ bệnh của người thăm khám dựa trên các kỹ thuật:

  • Thăm khám lâm sàng: Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng cụ thể của người bệnh để lựa chọn các kỹ thuật kiểm tra nâng cao phù hợp.
  • Nội soi tai: Kiểm tra để xác định bị viêm tai giữa hay viêm xương chũm.
  • CT scan xương thái dương: Thu lại hình ảnh đọng dịch và tình trạng mất các thông bào trong tai.
  • Chụp cộng hưởng từ: Thông qua phân tích lượng nước trong tai để xác định mức độ viêm nhiễm.
  • Kiểm tra thính giác: Đo thính lực để xác định giai đoạn viêm xương chũm và đánh giá mức độ biến chứng của bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra tỷ lệ bạch cầu/ máu tăng do tình trạng nhiễm trùng, tăng tỉ lệ trung tính.
  • Chụp X-quang: Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh viêm xương chũm, bác sĩ sẽ đề nghị chụp Xquang tư thế  Schuller để quan sát các vách thông báo của các nhóm thông bào dày hay mỏng, có bị mờ do sự phá huỷ các nhóm tế bào xương chũm không, có dấu hiệu bị mất vách biến thành các hốc rộng không.

Sau khi xác định mức độ bị bệnh, các chuyên gia y tế sẽ đưa ra gợi ý về phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Đọc thêm:

Điều trị bằng Đông y

Theo Đông y, viêm tai xương chũm được xếp vào loại Nhĩ Căn Độc – một bệnh sinh ra do tà độc sủng thịnh, đi lên vùng chũm kết tụ mà thành. Để ngăn ngừa bệnh sinh nặng, khí huyết hư suy không kháng cự được độc tà xâm nhập đưa lên vùng sau tai, người bệnh có thể điều trị từ căn nguyên với 2 bài thuốc sau:

Thuốc Đông Y giúp tả hỏa, hoạt huyết, giảm đau do viêm hiệu quả
Thuốc Đông Y giúp tả hỏa, hoạt huyết, giảm đau do viêm hiệu quả

Bài thuốc Tiên phương hoạt mệnh ẩm: Giúp tả hỏa, giải độc, hoạt huyết, khứ ứ, bài nùng từ đó cải thiện đau trong tai và giảm sốt.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Cam thảo 4 – 8g, Bạch chỉ, Xuyên sơn giáp, Thiền hoa, Tạo giác thích, Quy xuyên, Xích thược, Bối mẫu Mỗi vị từ 8 – 12g; Nhũ hương, Trần bì, Một dược, Phòng phong mỗi vị 6 – 8g; Kim ngân 12 – 20g.
  • Cách thực hiện: Sơ chế nguyên liệu bằng nước sạch và sắc thuốc bằng ấm đất với 1 lít nước. Khi nước thuốc cạn còn ¼ thì ngừng và uống khi còn nóng, chia uống ngày 3 lần để đạt hiệu quả.

Bài thuốc Thác lý tiêu độc tán: Giúp bổ ích khí huyết, trị ung nhọt, thác độc ngoại xuất.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Cam thảo 4g; Tạo giác 6g; Bạch chỉ, Cát cánh, Nhân sâm mỗi vị 8g; Phục linh 10g; Bạch thược, Kim ngân hoa, Xuyên khung mỗi vị 12g; Bạch truật, Đương quy, Hoàng kỳ (sống) mỗi vị 16g
  • Hướng dẫn thực hiện: Sơ chế và sắc thuốc, chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày, chú ý uống cách xa bữa ăn.

Mặc dù có hiệu quả khá tốt song mức độ phát huy công dụng của thuốc còn tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Bởi vậy trước khi áp dụng các bài thuốc điều trị này, bệnh nhân nên đến các nhà thuốc Đông y uy tín để được bắt mạch và kê toa phù hợp. Tuyệt đối không tự ý bốc thuốc vì có thể làm bệnh nguy hiểm hơn.

Biện pháp điều trị bằng Tây y

Hiện nay, đa số các ca viêm tai xương chũm đều có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn được chỉ định với những trường hợp bị viêm nặng.

Chữa bằng thuốc

Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhân một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Uống hoặc tiêm, truyền kháng sinh qua tĩnh mạch với các trường hợp cấp cứu, bao gồm Cephalosporin, Acetaminophen hoặc Ibuprofen
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt và giảm viêm: Acetaminophen (Paracetamol), Aspirin (không dùng cho trẻ nhỏ),
  • Thuốc nhỏ tai: Chia làm 2 loại: Cho người viêm tai không thủng màng nhĩ dùng Cortiphenicol, Polydexa, cồn boric ấm, Otipax,… và cho người viêm tai có thủng màng nhĩ là Rifamycin và Effexin.
  • Thuốc nhỏ mũi chống sung huyết, co mạch, giảm phù nề và chống viêm: Xylometazoline, Sunfarin, Collydexa, Naphazolin.
Thuốc Tây để điều trị bệnh có hiệu quả nhanh
Thuốc Tây để điều trị bệnh có hiệu quả nhanh

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp bị bệnh viêm tai xương chũm không đáp ứng thuốc và xuất hiện cholesteatoma thì nên cân nhắc phẫu thuật. Hoặc các trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh không có kết quả, bệnh nhân có thể tiến hành phẫu thuật dẫn lưu chất lỏng trong tai giữa.

Một số dạng phẫu thuật thường được tiến hành:

  • Phẫu thuật dẫn lưu chất lỏng ở đây là chích rạch mủ. Thủ thuật được thực hiện nhằm hút mủ trong tai ra ngoài để giảm áp lực cho tai giữa, từ đó ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
  • Phẫu thuật loại bỏ tế bào xương chũm: Thủ thuật cắt bỏ các tế bào xương chũm đang bị ăn mòn để ngăn chặn lây lan sang phần chưa bị bệnh.
  • Phẫu thuật cắt bỏ, chỉnh sửa xương chũm: Loại bỏ hoàn toàn phần hoặc một phần xương chũm.

Phẫu thuật xương chũm đa phần đều mang lại hiệu quả chữa trị cao, nhưng nó đòi hỏi người bệnh cần được chăm sóc tốt và kiểm tra vết mổ thường xuyên. Ngoài ra, chi phí mổ viêm tai xương chũm tại các cơ sở y tế công lập chưa kể tiền thuốc men, người bệnh, cơ sở vật chất khác sẽ rơi vào khoảng 10 triệu đồng.

Sau phẫu thuật viêm tai xương chũm người bệnh có thể gặp một số biến chứng như liệt hoặc yếu dây thần kinh mặt, mất thính giác, chóng mặt trong vài ngày, thay đổi vị giác trong vài tháng, ù tai. Do vậy, người bệnh và gia đình nên có những cân nhắc.

Điều trị viêm tai xương chũm tại nhà

Hiện tại có rất nhiều bài thuốc hay, các mẹo chữa viêm tai xương chũm hiệu quả được lưu truyền trong dân gian. Các bài thuốc này được kế thừa và chọn lọc qua thời gian nên mang đến công dụng điều trị khá tốt. Một số bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng và thu được nhiều kết quả tích cực trong thực tế sử dụng đó là:

Bài thuốc nhỏ tai từ thạch xương bồ

Chuẩn bị: Thạch xương bồ, thương nhĩ tử, trần bì và cây ngũ sắc mỗi vị thuốc 16g.

Thực hiện:

  • Đem các vị rửa sạch và đun với 150ml nước và ngừng lại khi còn ⅓ lượng nước thuốc.
  • Để nguội thuốc và cho bông lọc vào hỗn dịch để làm trong nước rồi cho vào lọ kín bảo quản bằng ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi ngày nhỏ thuốc 3 – 4 lần, mỗi lần từ 2 – 3 giọt để đạt hiệu quả.
Hình ảnh cây xương bồ có tác dụng cao trong điều trị viêm nhiễm xương chũm
Hình ảnh cây xương bồ có tác dụng cao trong điều trị viêm nhiễm xương chũm

Bài thuốc thổi phèn chua và ngũ bội tử

Chuẩn bị: Phèn chua và ngũ bội tử mỗi loại nửa cân.

Thực hiện:

  • Đun lẫn 2 loại cho đến khi phèn chua chảy ra và quyện đều với ngũ bội tử.
  • Sau đó chọn lấy phần màu trắng xốp và nghiền nhỏ rồi bảo quản trong lọ kín.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ bằng oxy già trước mỗi lần dùng.
  • Cuộn một tờ giấy nhỏ lại thành hình chiếc tẩu và cho thuốc vào rồi nhờ người thổi vào bên trong tai.

Lưu ý: Bài thuốc phù hợp với bệnh nhân viêm tai giữa có mủ hoặc viêm tai giữa thanh dịch. Khi dùng, người bệnh chỉ cần sử dụng 2 lần sáng – tối  với một lượng nhỏ bằng hạt đậu xanh. Đồng thời cần ngưng sử dụng các loại kháng sinh trong ít nhất 24 giờ trước khi thực hiện bài thuốc này.

Bài thuốc xông

Chuẩn bị nguyên liệu: Huyền sâm, bồ công anh, bạch chỉ, hoàng cầm, thổ phục linh, hạ khô thảo và kim ngân hoa mỗi vị 10g cùng tăm bông, nước muối sinh lý và xi lanh đã được khử trùng.

Cách thực hiện:

  • Đem sắc chung tất cả các dược liệu với nhau và vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý.
  • Để đầu nhỏ xi lanh vào ống tai và dùng tăm bông thấm phần nước sắc lúc còn nóng đem nhét vào đầu còn lại của xi lanh và bịt kín.
  • Lúc này nước thuốc nóng sẽ tạo thành khói nhẹ và phả sâu vào bên trong ống tai lại dịu nhanh các triệu chứng

Các bài thuốc trên rất thích hợp với những người ngại đi tới bệnh viện để điều trị trực tiếp với thao tác đơn giản, dễ tìm kiếm nguyên liệu. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số nhiễm trùng với người có cơ địa nhạy cảm, thời gian điều trị kéo dài. Do vậy, người bệnh cầm nắm rõ bệnh tình, cơ địa của mình để có lựa chọn phù hợp.

Xông thuốc chữa bệnh tại nhà
Xông thuốc chữa bệnh tại nhà

Cách phòng tránh viêm tai xương chũm hiệu quả

Cách phòng tránh bệnh viêm tai xương chũm hiệu quả nhất đó là ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa và điều trị triệt để tất cả các bệnh viêm tai, nhiễm trùng đường hô hấp nào mà mọi người đang mắc phải. Ngoài ra, mọi người nên thực hiện các lưu ý dưới đây để ngăn ngừa viêm xương chũm tốt nhất:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng để ngăn ngừa sự lây lan của virus cảm lạnh và cảm cúm.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh hoặc thay đổi thất thường để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh tai mũi họng.
  • Tránh xa khói thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc lá từ sớm sẽ bị viêm tai giữa cao hơn nhiều so với những đứa trẻ không tiếp xúc với khói thuốc.
  • Thực hiện tiêm vắc xin phòng cúm 1 lần mỗi năm dù là trẻ nhỏ và người lớn.
  • Nhớ đeo khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải kháng khuẩn khi đi ra đường, ra ngoài trời và làm việc tại các môi trường ô nhiễm.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với những người bệnh bị cảm lạnh hoặc cúm.
  • Chơi thể thao, tập luyện các bài thể dục vừa sức, đều đặn mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh.

Trên thực tế, các trường hợp bị viêm tai xương chũm đều có thể hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng và không có biến chứng nguy hiểm khi được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng. Do đó, khi phát hiện bất cứ biểu hiện nào về bệnh viêm xương chũm, mọi người cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để ngăn ngừa các nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.

Tìm hiểu ngay:

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia