Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày đăng: 07/06/2023 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (5 bình chọn)

Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Thống kê cho thấy cứ 4 trẻ nhỏ thì có tới 3 trẻ mắc bệnh viêm tai giữa. Căn bệnh có nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị như thế nào? Phụ huynh có thể tham khảo những thông tin cần thiết về căn bệnh trong bài viết dưới đây.

Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh gì?

Trẻ nhỏ khi sinh ra sẽ hình thành 1 đường ống tai nhỏ, đường ống này được gọi là vòi nhĩ. Nhiệm vụ của vòi nhĩ là liên kết vùng tai giữa với các thành phần sau của mũi và họng. Từ đó đảm bảo cân bằng áp lực giữa 2 vùng.

Viêm tai giữa ở trẻ là căn bệnh phổ biến
Viêm tai giữa ở trẻ là căn bệnh phổ biến

Trẻ nhỏ có phần vòi nhĩ rộng, ngắn và thường phát triển theo chiều ngang. Vì thế khi mũi họng có nhiều dịch nhầy thì vi khuẩn rất dễ dàng phát triển.

Chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ phát triển khi vùng họng hoặc mũi bị tiết dịch nhầy gây ra ẩm ướt, phần dịch lỏng bị mắc kẹt tại vùng giữa tai làm cho vi khuẩn xâm nhập. Từ đó khiến cho vùng tai giữa của trẻ dễ dàng bị viêm. Đây là bệnh rất phổ biến nên phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ

Vì sao bé bị viêm tai giữa là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh đang có con nhỏ. Theo bác sĩ chuyên khoa có một số nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ nhỏ như sau:

  • Vệ sinh: Trẻ nhỏ không được vệ sinh tai đúng cách là nguyên nhân chính gây bệnh.
  • Điều kiện thời tiết: Khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ thường xuyên xuống thấp khiến trẻ dễ mắc bệnh về họng và mũi.
  • Cấu tạo và chức năng của tai chưa phát triển hoàn toàn: Cấu trúc tai trẻ thường chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Vòi nhĩ có cấu tạo cấu tạo vòi nhĩ ngắn và rộng, chưa có khả năng miễn dịch để chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Cấu trúc này có thể khiến vi khuẩn và mầm bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
  • Bệnh đường hô hấp: Trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng. Căn bệnh này kéo dài khiến vòi nhĩ tắc nghẽn. Các chất dịch nếu không được xử lý sẽ gây ra những biểu hiện sưng, viêm.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do cấu trúc tai hoặc các điều kiện môi trường, thời tiết
Nguyên nhân gây bệnh có thể do cấu trúc tai hoặc các điều kiện môi trường, thời tiết

Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa

Nhận biết các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ thông qua các biểu hiện rõ rệt dưới đây:

  • Trẻ sốt cao với nhiệt độ lên 39 độ C.
  • Trẻ nhỏ thường xuyên kéo vành tai hoặc dùng tay dụi vành tai.
  • Trẻ quấy khóc thường xuyên, ăn ngủ kém và trằn trọc.
  • Một số trẻ nhỏ có biểu hiện tiêu chảy và nôn.
  • Xuất hiện mủ hoặc dịch chảy ra từ tai.
  • Phản ứng chậm với âm thanh là dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ bị đau tai, đau đầu rõ ràng với những trẻ đã lớn.
Trẻ quấy khóc, khó chịu, sốt cao, hay quờ vào tai có thể là biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ
Trẻ quấy khóc, khó chịu, sốt cao, hay quờ vào tai có thể là biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ

Phụ huynh lưu ý biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh khi trẻ thường xuyên kéo vành tai. Nếu kèm theo biểu hiện sốt cao cần đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có nguy hiểm hay không?

Bác sĩ cho biết trẻ bị viêm tai giữa nếu điều trị sớm sẽ không là vấn đề đáng lo. Tuy vậy nếu căn bệnh không được thăm khám và điều trị đúng phác đồ thì có thể gây ra một số biến chứng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ như sau:

  • Trẻ chậm nói và chậm phát triển: Căn bệnh khiến thính giác của trẻ bị suy giảm. Trẻ có thể không nghe được, từ đó dẫn tới việc trẻ không thể tập nói theo người lớn. Tình trạng kéo dài có thể khiến tới chậm phát triển trí tuệ.
  • Mất thính lực: Phần nước nhầy tồn tại lâu trong tai có thể khiến màng nhĩ bị hư hại. Điều này có thể gây suy giảm thính lực thậm chí gây điếc vĩnh viễn với trẻ nhỏ.
  • Ảnh hưởng não: Bệnh viêm tai giữa có thể gây viêm tắc xoang tĩnh mạch, gây áp xe dưới màng cứng. Bệnh có thể dẫn tới viêm màng não. Tình trạng đặc biệt nguy hiểm và có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân.
  • Biến chứng áp xe tai: Tình trạng viêm tai giữa kéo dài có thể gây có thể gây xuất hiện khối u chứa mủ. Các khối u gây ra hiện tượng đau nhức ở tai và các vùng xung quanh. 
  • Thủng màng nhĩ: Đây là biến chứng do áp lực của lượng mủ trong tai giữa quá lớn, khiến màng nhĩ bị thủng. 
  • Lây lan bệnh sang các bộ phận khác của tai: Tình trạng nhiễm trùng tai giữa ở trẻ nhỏ không được điều trị sẽ dẫn tới lây lan viêm nhiễm. Tình trạng này cũng rất nguy hiểm do tai khá gần với não và hộp sọ.

Như vậy có thể thấy trẻ bị viêm tai giữa khá nguy hiểm nếu như không điều trị sớm. Phụ huynh cần quan tâm tới hệ tai – mũi – họng của trẻ và đưa trẻ đi khám sớm nhất sau khi phát hiện những biểu hiện của căn bệnh.

ĐỌC THÊM: Viêm tai giữa có mủ là bệnh gì và những điều cần biết

Biện pháp điều trị nhanh chóng, hiệu quả

Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em như thế nào là luôn vấn đề được phụ huynh đặc biệt quan tâm. Hiện nay, các biện pháp Tây y, Đông y và mẹo điều trị bệnh tại nhà được áp dụng tùy theo từng trường hợp.

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ bằng Tây y

Thuốc Tây là phương pháp phổ biến do tác dụng của thuốc nhanh và hiệu quả. Trẻ có thể sử dụng ở dạng uống, xịt rửa. Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân để có liều lượng phù hợp. Phụ huynh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo việc điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả.

Trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ bằng thuốc Tây là phương pháp phổ biến
Trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ bằng thuốc Tây là phương pháp phổ biến

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ như sau:

  • Thuốc nhỏ tai dạng rửa và xịt: Sử dụng thuốc nhằm mục đích làm sạch và vệ sinh ống tai. Ngăn ngừa khả năng lây lan của vi khuẩn, lưu thông dịch nhầy và làm thông thoáng tai.
  • Thuốc kháng viêm tại chỗ: Tác dụng của thuốc là làm giảm các triệu chứng viêm. Thuốc này chỉ được sử dụng khi được bác sĩ chỉ định hoặc kê đơn chi tiết.
  • Thuốc giảm đau: Sử dụng với mục đích giảm nhanh các dấu hiệu đau nhức xảy ra ở trẻ. Loại thuốc thường được chỉ định là NSAIDs và Paracetamol. Tuy vậy phụ huynh cần tìm hiểu kỹ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc để tránh xảy ra trường hợp ngộ độc hoặc dị ứng thuốc.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ định sử dụng thuốc khi trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ. Loại thuốc sử dụng phổ biến nhất là kháng sinh nhóm Beta – Lactam, Quinolon hoặc Macrolid.

Đông y trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ an toàn, hiệu quả

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em bằng thuốc Đông y được nhiều người đánh giá cao. Nguyên nhân là bởi bài thuốc sử dụng dược liệu tự nhiên khá an toàn và hầu như không có tác dụng phụ.

Tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân, các bài thuốc sử dụng sẽ có sự thay đổi liều lượng. Dưới đây là tổng hợp những bài thuốc phổ biến với đối tượng bệnh nhân là trẻ em.

Thuốc Đông y lành tính và có thể sử dụng để điều trị cho bệnh nhân là trẻ em
Thuốc Đông y lành tính và có thể sử dụng để điều trị cho bệnh nhân là trẻ em

Bài thuốc số 1

Bài thuốc áp dụng với trẻ em mắc viêm tai giữa kèm theo biểu hiện mủ chảy và đi ngoài phân lỏng. Trẻ cũng có thể quấy khóc hoặc kém ăn thường xuyên.

  • Dược liệu: 16g sơn thược, 16g bạch biến đậu, 12g hoàng bá, 12g đẳng sâm, 8g sa nhân, 8g trần bì, 8g phục linh, 4g cam thảo.
  • Cách sử dụng: Toàn bộ dược liệu cần được đem đi sắc với nước, sử dụng nước thuốc để uống trong ngày.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc được chỉ định với trẻ em bị viêm tai giữa có kèm chảy dịch mủ màu vàng. Một bài bệnh nhân dịch có xuất hiện kèm các tia máu.

  • Dược liệu: 16g thục địa, 16g quy bản, 16g hoàng bá, 12g tri mẫu.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào sắc cùng với nước trong khoảng thời gian 30 phút. Sau khi thuốc đã được sắc kỹ, người bệnh dùng nước thuốc để uống. Mỗi ngày cần sử dụng 1 thang thuốc để đạt hiệu quả điều trị nhanh chóng nhất.

Mẹo dân gian điều trị bệnh tại nhà

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ bằng các mẹo dân gian tại nhà được áp dụng từ lâu. Phương pháp được đánh giá cao về độ an toàn khi sử dụng.

Bài thuốc chữa viêm tai giữa ở trẻ từ sáp ong

  • Trong thành phần của sáp ong có chứa các khoáng chất có lợi cho việc điều trị căn bệnh viêm tai giữa ở trẻ.
  • Chuẩn bị: Một miếng sáp ong cùng với giấy.
  • Cách thực hiện: Sử dụng giấy cuộn sáp ong, sau đó đốt cháy 1 đầu giấy trong khi đầu còn lại đưa gần tai. Bài thuốc cần thực hiện kiên trì khoảng 5 ngày với mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Điều trị viêm tai giữa ở trẻ bằng bài thuốc từ sáp ong cho hiệu quả cao
Điều trị viêm tai giữa ở trẻ bằng bài thuốc từ sáp ong cho hiệu quả cao

Trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ bằng bài thuốc từ rau diếp cá

  • Chuẩn bị: Chọn lá rau diếp cá không quá già hoặc quá non cùng với 1 lượng muối hạt.
  • Cách thực hiện: Lá rau diếp cá đem nhặt lá vàng, lá úa sau đó rửa sạch. Quá trình rửa có thể ngâm lá cùng với nước muối pha loãng khoảng 15 phút và sau đó được đem đi xay nhỏ hoặc giã nát, lọc lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt để nhỏ vào tai, mỗi lần nhỏ từ 2 đến 3 giọt. Thực hiện bài thuốc khoảng 1 tuần để thấy hiệu quả.
Bài thuốc từ rau diếp cá được đánh giá cao về tính an toàn
Bài thuốc từ rau diếp cá được đánh giá cao về tính an toàn

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế bên cạnh việc thực hiện điều trị bệnh sớm, trẻ cần được áp dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

  • Thực hiện việc vệ sinh tai – mũi – họng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Hạn chế tính trạng trầy xước, chảy máu hoặc tổn thương tại tai bằng cách không sử dụng vật sắc nhọn lấy ráy tai cho trẻ.
  • Phụ huynh cần điều trị dứt điểm bệnh lý về tai – mũi – họng ở trẻ nhỏ bằng cách tới gặp bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng nút tai cho trẻ khi thực hiện việc tắm gội hoặc vệ sinh cơ thể. Điều này giúp hạn chế tình trạng nước vào trong tai và gây ứ đọng.
  • Đảm bảo luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ nhất là vào thời điểm giao mùa.
  • Tăng cường vào chế độ ăn của trẻ các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ quả, thịt, trứng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Phụ huynh cần tiêm phòng cúm cho trẻ nhỏ tại các địa chỉ tiêm chủng trên toàn quốc.
  • Thực hiện việc khám bệnh định kỳ thường xuyên cho trẻ nhỏ nhằm phát hiện sớm nhất những bệnh lý về đường hô hấp.

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là căn bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Phụ huynh cần đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám nhanh chóng và kịp thời.

ĐỪNG BỎ QUA: 

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia