Viêm sụn vành tai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng, trị bệnh

Ngày cập nhật: 25/03/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (1 bình chọn)

Viêm sụn vành tai là một bệnh lý tai ngoài ẩn chứa nguy cơ hoại tử nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phòng và điều trị bệnh hiệu quả để mọi người nắm bắt.

Viêm sụn vành tai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Vành tai hay loa tai là một phần cấu trúc của tai ngoài, có kết cấu lồi lõm để thu nhận âm thanh mà không cần di chuyển tai như động vật. Vành tai được tạo nên bởi 4 thành phần chính là da, dây chằng, sụn và cơ. Rìa ngoài của vành tai người chủ yếu được tạo thành từ sụn và lớp biểu bì bên ngoài với độ dẻo dai và đàn hồi rất tốt. Và chính những nhiễm trùng diễn ra ở khu vực này được gọi là viêm sụn vành tai.

Viêm sụn vành tai là một dạng nhiễm trùng phần loa tai
Viêm sụn vành tai là một dạng nhiễm trùng phần loa tai

Nói một cách cụ thể, viêm màng sụn vành tai (có thể gọi tắt là viêm sụn tai) là tình trạng nhiễm trùng các mô bao quanh sụn và nuôi dưỡng sụn ở rìa ngoài tai. Bệnh sẽ gây ra những vấn đề thẩm mỹ vĩnh viễn nếu không có biện pháp điều trị thích hợp.

Bản thân sụn tai cũng là thành phần độc lập, không có hệ thống mao mạch cung cấp máu và dinh dưỡng chạy qua giống như các bộ phận khác trong cơ thể. Thay vào đó các màng sụn là lớp mô mềm bao bọc bên ngoài và tiếp giáp với sụn sẽ làm nhiệm vụ cung cấp máu và dinh dưỡng cho sụn. Do vậy, nếu màng sụn này bị tổn thương do viêm sẽ khiến sụn bị thiếu dưỡng chất và teo nhỏ lại.

Viêm sụn vành tai không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách, nó có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Điển hình như:

  • Viêm dẫn đến hoại tử tai.
  • Làm tai bị biến dạng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
  • Tai súp lơ: Là biến chứng thường gặp nhất, khiến người bệnh mất tự tin về vẻ ngoài, khó đeo khuyên tai, tai nghe, khó lấy ráy tai.
  • Nguy cơ viêm tai giữa, suy giảm hoặc mất thính lực.
  • Nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng: Hiếm gặp nhưng khi vi khuẩn từ màng sụn tai vào máu và gây nhiễm trùng sẽ làm cho viêm sụn tai khó điều trị thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Hình ảnh bệnh nhân bị bệnh và không bị bệnh
Hình ảnh bệnh nhân bị bệnh và không bị bệnh

Nguyên nhân và triệu chứng viêm sụn vành tai

Viêm sụn vành tai có thể xuất hiện do nhiều yếu tố tác động và sẽ hình thành những triệu chứng đặc trưng theo từng giai đoạn.

Nguyên nhân

Viêm sụn vành tai là một trường hợp của nhiễm trùng thứ phát hình thành do các nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Do viêm màng sụn tai: Khi bị viêm lớp mô bao nuôi dưỡng và bảo vệ bên ngoài sụn tai (màng sụn tai) thì có thể dẫn đến biến chứng viêm sụn vành tai. Do vậy các triệu chứng của bệnh sẽ tương tự như viêm màng sụn và dễ bị nhầm lẫn.
  • Do viêm tai giữa: Các dạng viêm tai giữ luổn ẩn chứa nhiều ổ vi khuẩn nguy hiểm dễ dấn đến biến chứng viêm sụn vùng tai ngoài, Đặc biệt là viêm tai giữa có chảy dịch mủ, đây là dạng viêm tai dễ dẫn đến viêm sụn vành nhất.
  • Hệ quả của các chấn thương thể thao hoặc những hoạt động có ảnh hưởng quá lớn tới vành tai như: xỏ lỗ tai, bấm khuyên vành tai, bị bỏng, xước da tai,…
  • Do điều trị viêm tai ngoài không triệt để: Các bệnh viêm tai ngoài thường ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng, đó đó nếu điều trị viêm tai ngoài không tốt sẽ làm vi khuẩn gây viêm lây lan sang vùng vành tai và ăn mòn sụn tai.
  • Do sự xâm nhập của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây viêm và không được điều trị kịp thời.
  • Yếu tố thời tiết: Thời tiết quá lạnh nhiều sương tuyết, nước mưa, gió lạnh hoặc quá nắng gây cháy rát, đỏ tai cũng có thể khiến vành tai bị sưng, đau và viêm.
  • Biến chứng của viêm đa khớp: Viêm sụn vành tai là biến chứng mãn tính ít gặp của viêm đã khớp nhưng có thể ăn mòn mô sụn rất nhanh.
  • Một số nguyên nhân khác: Do nằm ép tai quá lâu xuống một mặt phẳng, có mụn ở vành tai, bị bỏng ở vành tai,…
Các chấn thương tai do bấm lỗ vành tai, đeo hoa tai kim loại thường xuyên
Các chấn thương tai do bấm lỗ vành tai, đeo hoa tai kim loại thường xuyên

Triệu chứng

Tùy theo mức độ viêm sụn vành tai mà người bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau. Một số triệu chứng viêm vành tai thường xuất hiện đó là:

  • Cảm giác ngứa, rát và đau ở bên tai bị bệnh.
  • Đau nhức tăng dần từ trong tai ra rìa vành tai.
  • Bị nóng, sưng và đỏ ở vành tai.
  • Có thể gây sốt nhẹ.
  • Có dịch tụ trong hoặc chảy hẳn ra ngoài giống như mủ.

Một số trường hợp nặng với biểu hiện viêm sụn hoại tử, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như:

  • Đau dữ dội ở bên tai bị bệnh.
  • Phần vành tai lồi lên sẽ sưng tấy và căng mọng.
  • Đau nhói khi chạm vào.
  • Sốt nhẹ kéo dài.
Một số triệu chứng biểu hiện viêm, phù nề, giảm thị giác của người mắc bệnh
Một số triệu chứng biểu hiện viêm, phù nề, giảm thị giác của người mắc bệnh

Với những người bị viêm màng sụn tái phát, người bệnh có thể có các dấu hiệu ít phổ biến hơn như:

  • Tai mềm
  • Mất khả năng thính lực đột ngột
  • Chóng mặt, giảm khả năng giữ thăng bằng cơ thể
  • Ù tai
  • Chảy dịch tai
  • Viêm tai giữa

Đọc thêm:

Chẩn đoán và cách điều trị viêm sụn vành tai

Khi xuất hiện các triệu chứng biểu hiện như trên, mọi người cần đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám sớm từ đó tìm được phương pháp điều trị phù hợp, tránh các biến chứng phức tạp.

Chẩn đoán bệnh

Khi nhận thấy những triệu chứng bất thường xuất hiện ở vành tai, người bệnh nên đi khám tại để được chẩn đoán và tìm liệu pháp điều trị phù hợp.

Thông thường với bệnh viêm sụn vành tai, bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng và kiểm tra bên ngoài tai đơn giản. Thông qua bệnh sử và các triệu chứng xuất hiện mà bệnh nhân cung cấp, bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra hướng điều trị cụ thể.

Biện pháp chữa bệnh bằng Tây y

Hiện nay, rất nhiều người bệnh lựa chọn điều trị viêm sụn vành tai bằng y thuật Tây y bởi tác dụng nhanh chóng của thuốc. Thông thường khi thăm khám, bác sĩ sẽ chia người bệnh thành 3 đối tượng xử lý chính, bao gồm:

  • Người bị viêm giai đoạn đầu khi vành tai mới bị sưng đau và chưa xuất tiết, phương pháp điều trị chính là sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau để khắc phục.
  • Người bị viêm ở giai đoạn hai, khi túi dịch bắt đầu hình thành và xuất tiết ở vành tai, bác sĩ sẽ tiến hành cần chọc hút và băng ép dịch mủ ra ngoài. Kết hợp cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh và chống viêm để cải thiện bệnh.
  • Giai đoạn khi túi dịch xuất tiết nhiều ở vành tai và gây bội nhiễm thành các ổ áp xe, sụn viêm nhiều dẫn đến hoại tử, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị bằng cách trích rạch rộng ổ áp xe. Dẫn lưu sạch túi dịch mủ và nạo hết các cấu trúc sụn vành tai đã bị viêm, đồng thời kết hợp với liệu pháp kháng sinh và chống viêm.
Các loại thuốc tây giảm nhanh các triệu chứng
Các loại thuốc tây giảm nhanh các triệu chứng

Để bệnh viêm sụn vành tai mai hồi phục và hạn chế các viêm nhiễm do chích hút dịch, bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định dùng một số thuốc như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc Fluoroquinolon, Ciprofloxacin như Levotab, Tavanic,…
  • Thuốc chống viêm, chống phù nề có chứa steroid: Nhóm thuốc Methylprednisolone (Medrol 4mg hoặc 16mg) hoặc Prednisolone 5mg.
  • Thuốc giảm đau: Ibuprofen hoặc Acetaminophen

Đối với những trường hợp nặng, người bệnh bị đau nhiều vành tai sưng, đỏ, đau mạnh khi chạm vào (thường ở cuối giai đoạn 2 và 3) cần phải nhập viện để truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch, chích tĩnh mạch steroid và chăm sóc tại chỗ nhằm tránh tình trạng bội nhiễm nặng hơn.

Phương pháp điều trị bằng Đông y

Sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh viêm vành tai, người bệnh có thể áp dụng một trong hai bài thuốc sau:

Bài thuốc Phục nguyên hoạt huyết thang: Có hiệu quả hoạt huyết, khử ứ và sơ can thông lạc, từ đó giúp điều trị viêm sụn hiệu quả.

  • Chuẩn bị: Xuyên giáp, Hồng hoa, Cam thảo mỗi vị 6g; Đương quy, Qua lâu căn, Đào nhân mỗi vị 9g; cùng với 15g Sài hồ, 30g Đại hoàng.
  • Cách dùng: Rửa qua với nước sạch và sắc thuốc trên lửa nhỏ, đều với 1 lít nước. Khi thuốc cạn còn ¼ thì tắt bếp, lấy nước thuốc uống 2 lần sáng tối, ngày dùng 1 thang.
Thuốc đông y có hiệu quả từ sau nguyên căn mà không gây các tác dụng phụ
Thuốc đông y có hiệu quả từ sau nguyên căn mà không gây các tác dụng phụ

Bài thuốc giảm sốt, tiêu viêm: Bài thuốc có tác dụng khử ứ, thông lạc, giảm đau nên rất thích hợp cho người bị sốt, đau nhiều do viêm vành tai.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Long đờm thảo, Sài hồ, Đan bì, Kim ngân hoa, Sinh địa, Hoàng cầm, Đương quy, Bạc hà và Cam thảo mỗi vị thuốc 12g.
  • Tiến hành: Sơ chế và đem sắc thuốc trên lửa vừa, nước thuốc thu được chia uống đều thành 3 lần trong ngày, mỗi ngày một thang.

Các bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả tác động sâu từ nguyên căn mà không gây các tác dụng phụ nguy hiểm như thuốc tây nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, các bài thuốc cần được dùng trong thời gian dài và kiên trì uống đúng liều lượng nếu không sẽ mất hiệu quả chữa trị.

Mẹo trị tại nhà hiệu quả, an toàn

Trong dân gian từ xưa tới nay cũng lưu truyền rất nhiều bài thuốc hữu hiệu trong giảm bớt các chứng bệnh viêm sụn vành tai. Tuy nhiên các bài thuốc chỉ thật sự hiệu quả với những đối tượng viêm ở giai đoạn nhẹ. Đối với trường hợp viêm thể nhẹ này,  người bệnh có thể áp dụng những mẹo cải thiện bệnh sau:

Rửa tai bằng nước lá hẹ

Lá hẹ có tính ôn, vị nồng, có tác dụng mạnh trong chống khuẩn, tiêu viêm và làm loãng các dịch mủ để đẩy ra ngoài ổ viêm giúp hết đau vành tai. Ngoài ra, lá hẹ cũng có tác dụng giảm sốt, kích thích thính giác, đồng thời rất lành tính nên người bệnh hoàn toàn có thể rửa tai hàng ngày với lá hẹ, bằng cách.

  • Dùng một nắm lá hẹ, đem rửa sạch, để ráo rồi giã hoặc xay nhuyễn.
  • Chắt gạn phần bã để lấy được phần nước cốt.
  • Sử dụng bông y tế chấm vào nước lá hẹ và rửa sạch phần tai bị viêm từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Rửa tai với nước lá cây sống đời

Cũng có tác dụng giống như lá hẹ, lá cây sống đời từ lâu đã được biết đến với khả năng giảm nhiễm trùng, tiêu độc, làm sạch dịch mủ và giảm sưng viêm tai ngoài. Người bệnh có thể sử dụng nước lá sống đời để chữa bệnh theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị khoảng 4 – 5 lá sống đời, đem đi rửa sạch và giã/ xay nhuyễn.
  • Lọc bã lấy nước cốt và dùng tăm bông để chấm nước cốt rửa vành tai.
  • Mỗi ngày rửa tai bằng nước thuốc 2 lần để cải thiện bệnh.
Cây đời sống giúp giảm nhiễm trùng, tiêu độc, làm sạch dịch mủ, giảm sưng viêm tai ngoài
Cây đời sống giúp giảm nhiễm trùng, tiêu độc, làm sạch dịch mủ, giảm sưng viêm tai ngoài

Cách phòng tránh viêm sụn vành tai hiệu quả

Viêm sụn vành tai thường mang đến những tác động rất đau đớn. Bởi vậy, người bệnh nên thực hiện một số các biện pháp để phòng tránh tại nhà, cụ thể như sau:

  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi cho lên tai.
  • Hạn chế đưa tay chạm lên tai.
  • Nếu bị mụn trứng cá hay mụn đầu đen trên vành tai, mọi người nên nhúng một miếng vải mềm vào nước ấm rồi đắp lên tai sau đó nặn nhẹ để loại bỏ mụn, tránh nguy cơ nhiễm trùng vành tai.
  • Đối với trường hợp cháy nắng nên chườm đá lạnh lên vùng da bị tổn thương hoặc thoa gel nha đam (lô hội) nhằm giảm đau.
  • Nên giữ ấm tai, che tai kín khi ra ngoài trời gió, mưa lạnh, khi thời tiết chuyển mùa.
  • Tránh để vành tai tiếp xúc với các vật bên ngoài, đặc biệt là các vật sắc nhọn.
  • Không dí sát điện thoại vào tai, đeo tai nghe quá chật hoặc quá lâu, đội mũ bảo hiểm quá chật, hay áp tai vào một mặt cứng nào đó.
  • Khi chơi thể thao, nếu có thể, hãy đội mũ bảo hiểm để bảo vệ tai nhằm tránh các va chạm, chấn thương tai.
  • Lựa chọn địa chỉ xỏ khuyên tai uy tín, mua khuyên tai uy tín.
  • Ăn nhiều các thực phẩm giàu omega 3 chuỗi dài EPA và DHA  như cá trích, cá cơm, cá hồi,… để giúp giảm protein phản ứng C (CRP) gây hoại tử.
  • Tăng cường các rau của quả giàu sulforaphane, vitamin C như súp lơ, cải xoăn, ớt chuông để giảm mức độ cytokine và NF – kB gây viêm.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn vặt kém lành mạnh, Carbohydrate tinh chế (như mì trắng, mì ống, bánh quy), thịt chế biến (như thịt xông khói, thịt đóng hộp, thịt muối), đồ uống nhiều đường, đồ chiên rán dầu mỡ.

Hi vọng với những kiến thức vừa chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hình dung rõ hơn về căn bệnh viêm sụn vành tai ngoài. Đồng thời cũng nắm rõ được các phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho bản thân và người thân xung quanh để kịp thời đối phó với bệnh.

Tìm hiểu thêm:

Bệnh lý liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia