Viêm họng có đờm: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (5 bình chọn)

Viêm họng có đờm do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày cũng như sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu những triệu chứng bệnh cũng như cách chữa an toàn hiệu quả để có thể xử lý dứt điểm bệnh nhanh chóng ngay sau đây.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng có đờm

Viêm họng có đờm là bệnh lý khá phổ biến của bệnh viêm họng. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau rát ở họng, khó ăn, khó nuốt, ho đau họng có đờm, có nhiều trường hợp họng có nhiều đờm gây khó chịu. Đờm có thể có màu trắng đục hoặc xanh, vàng. Nếu người bệnh cảm thấy đau họng, rất có thể vùng niêm mạc xung quanh họng đã bị sưng tấy, viêm nhiễm.

Viêm họng có đờm gây nhiều khó chịu cho người bệnh
Viêm họng có đờm gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây bệnh viêm họng có đờm bao gồm:

Nhiễm vi sinh

Các virus và vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây đau họng có đờm đặc, đau họng có đờm ra máu,… Các vi khuẩn dễ thấy nhất là vi khuẩn liên cầu, vi khuẩn tụ cầu,… Trong khi đó các virus gây bệnh thường là virus adeno, rhino, virus cúm, sởi. Khi bị đau họng, người bệnh sẽ có đờm và khiến cổ họng khó chịu hơn.

Khói thuốc lá

Khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng có đờm, thậm chí có thể gây viêm họng khạc ra đờm có máu. Người hút thuốc lá và người tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Và đây cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm họng. Khi bị viêm họng do khói thuốc, người bệnh sẽ bị đau họng có đờm đặc.

Tiếp xúc hóa chất, khói bụi

Khói bụi có chứa nhiều vi khuẩn và sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi, gây viêm họng. Lúc này hệ hô hấp phát hiện dị vật và sẽ kích thích phản ứng ho, tăng dịch tiết nhằm loại bỏ những tác nhân gây bệnh. Một số trường hợp có thể bị viêm họng ho ra đờm có máu hoặc viêm họng có đờm xanh.

Viêm họng có đờm có thể do cơ thế tiếp xúc với các yếu tố dị ứng
Viêm họng có đờm có thể do cơ thế tiếp xúc với các yếu tố dị ứng

Cơ thể dị ứng

Phấn hoa, hải sản, lông động vật, mỹ phẩm, chất hóa học,… là những yếu tố dễ gây dị ứng và có thể làm lớp niêm mạc bị kích thích, sưng đỏ. Cơ thể khi phát hiện những dị nguyên này sẽ phản ứng lại bằng cách ho có đờm để đẩy chúng ra bên ngoài.

Ngoài ra, nếu người bệnh uống nước đá quá nhiều cũng sẽ khiến cổ họng bị sưng viêm và gây viêm họng có đờm.

Bệnh viêm họng có đờm có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn cấp, viêm họng có đờm chỉ khiến người bệnh bị đau rát cổ họng và không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, bệnh có thể chuyển sang viêm họng mãn tính. Lúc này bệnh sẽ nguy hiểm hơn và việc điều trị cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng có đờm như:

  • Viêm họng nhiều đờm gây áp xe phổi, xuất hiện nhiều khối mủ lớn ở họng, phổi và gây suy hô hấp, viêm phổi, thậm chí gây tử vong.
  • Đờm xuất hiện quá nhiều ở họng cũng khiến tụ mủ xuất hiện ở phổi và gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Lúc này người bệnh sẽ thấy tức ngực, khó thở,…
  • Người bệnh cũng có thể bị ung thư vòm họng do vi khuẩn virus xâm nhập, tấn công và phá vỡ thành họng.
  • Ngoài ra, nếu bệnh do vi khuẩn liên cầu huyết gây nên thì có thể gây viêm phế quản, thấp tim, sốt thấp khớp.
Có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không xử lý đúng cách, kịp thời
Có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không xử lý đúng cách, kịp thời

Những biến chứng này có thể gây nguy hại đến tính mạng nên người bệnh cần chủ động thăm khám để được tư vấn và điều trị sớm nhất có thể.

Cách chữa bệnh viêm họng có đờm hiệu quả

Bệnh viêm họng có đờm có thể được xử lý bằng cách dùng thuốc tây y, các mẹo dân gian hoặc thuốc Đông y. Người bệnh có thể căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, tình trạng sức khỏe để có thể lựa chọn cách chữa phù hợp.

Một số mẹo dân gian chữa bệnh an toàn

Nếu người bệnh bị viêm họng có ít đờm, đau họng có đờm nhưng không ho thì có thể áp dụng những liệu pháp dân gian dưới đây. Những cách chữa bệnh viêm họng bằng mẹo dân gian chủ yếu thực hiện đơn giản và sử dụng những thảo dược quanh ta. Cụ thể:

Dùng tỏi chữa viêm họng có đờm

Tỏi là gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn và cũng là thảo dược quý trong chữa bệnh, đặc biệt là bệnh viêm họng. Thành phần chính có trong tỏi là germanium và selen, allicin giúp kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu đờm.

Tỏi là mẹo đơn giản chữa bệnh tại nhà
Tỏi là mẹo đơn giản chữa bệnh tại nhà

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tỏi và thái lát mỏng.
  • Ngâm tỏi cùng mật ong và hấp cách thủy khoảng 10 – 15 phút.
  • Dùng hỗn hợp này ngậm mỗi ngày để hết đờm, hết đau họng.

Chú ý: Không nên dùng tỏi cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm và những người bị bệnh gan, mật.

Dùng gừng

Gừng là một dược liệu có tính ấm và vị cay giúp sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm khá hiệu quả. Những người bị viêm họng có đờm không thể bỏ qua gừng khi muốn chữa bệnh tại nhà. Người bệnh nên kết hợp vừng mật ong và tiến hành thực hiện như sau để đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Làm sạch gừng và giã nhuyễn hoặc đam xay nhỏ.
  • Cho gừng cùng mật ong vào lọ thủy tinh rồi đậy nắp lại.
  • Người bệnh ngậm hỗn hợp này khoảng 1 thìa cà phê và dùng 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Dùng lá tía tô chữa bệnh

Lá tía tô có nhiều tinh dầu, khoáng chất và protein giúp kháng viêm, khử độc, làm tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô rửa sạch và ngâm trong nước muối để sát khuẩn.
  • Tiến hành thái nhỏ và thêm đường phèn vào cùng 1 bát để hấp cách thủy trong 10 – 20 phút.
  • Dùng hỗn hợp này mỗi ngày 2 lần khi còn ấm để giảm đau họng.
Lá tía tô cũng là cách chữa viêm họng có đờm hiệu quả
Lá tía tô cũng là cách chữa viêm họng có đờm hiệu quả

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tía tô làm gia vị trong các món cháo, canh để tăng vị giác, cải thiện bệnh.

Viêm họng có đờm uống thuốc gì tốt?

Nếu những mẹo dân gian trên không giúp bạn xử lý được chứng đau họng có đờm, bạn có thể tham khảo một số thuốc Tây dùng chữa bệnh như sau:

  • Thuốc hạ sốt và giảm đau: Phổ biến nhất là thuốc Paracetamol giúp giảm đau họng, đau họng kèm sốt, đau họng có đờm,…
  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc được chỉ định cho những trường hợp bị đau họng có đờm do dị ứng và kèm theo một số triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi,…
  • Thuốc long đờm, giảm ho: Acetylcystein và Dextromethorphan là hai thuốc được chỉ định giúp giảm đờm, thông thoáng cổ họng.
  • Viên ngậm: Một số viên ngậm thảo dược giúp loại bỏ viêm họng có đờm khá hiệu quả, người bệnh có thể tìm mua ở những hiệu thuốc.

Thuốc Tây y người bệnh nên dùng từ 3 – 5 ngày và dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe. Người bệnh tuyệt đối không dùng quá liều hoặc tự ý ngưng dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn thay đổi liều lượng.

XEM THÊM

Viêm họng có đờm dùng thuốc Đông y chữa bệnh

Nếu thuốc Tây y dùng trong một thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ, thì thuốc Đông y lại an toàn hơn. Nhờ việc sử dụng những loại thảo dược lành tính trong tự nhiên, thuốc Đông y giúp chữa viêm họng có đờm hiệu quả, an toàn và không tái phát.

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu:

  • Bạc hà 6g.
  • Kim ngân 20g.
  • Cát cánh 4g.
  • Kinh giới 12g.
  • Liên kiều 12g.
  • Cam thảo 12g.
  • Sinh địa 12g.
  • Ngưu bàng tử 12g.
  • Huyền sâm 12g.
  • Cương tàm 12g.

Các vị thuốc trên đem sắc cùng 1 lít nước và đun cho đến khi còn 300ml thì tắt bếp, người bệnh uống mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu:

  • 16g kinh giới.
  • 12g bạc hà.
  • 12g huyền sâm.
  • 12g sinh địa.
  • 8g tang bạch bì.
  • 8g cỏ nhọ nồi.

Tất cả đem sắc cùng 1,5 lít nước và đun còn 300ml thì dừng lại chia thành 2 phần dùng uống trong 1 ngày.

Bài thuốc số 3:

  • Nguyên liệu: Cát cánh, kha tử, liên kiều, tang diệp, bạc hà,…
  • Công dụng: Tiêu viêm, tiêu đờm, diệt khuẩn, giảm viêm họng, đau họng có đờm, đau họng có đờm máu, giảm đau nhức toàn thân và cải thiện hệ hô hấp, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Bài thuốc 4:

  • Nguyên liệu: Tơ hồng xanh, bồ công anh, nhân trần, kim ngân cành,…
  • Cách dùng: Pha 1 – 2 thìa cao thuốc cùng nước ấm và dùng uống mỗi ngày 2 lần.

Tùy theo tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh và các vị thuốc có thể gia giảm sao cho hợp lý nhất. Người bệnh có thể đến những địa chỉ khám chữa uy tín để được kê đơn, bốc thuốc phù hợp.

Bị viêm họng có đờm nên ăn gì và nên kiêng gì?

Khi bị viêm họng, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Ngoài ra nó còn giúp làm dịu tổn thương ở họng, tiêu đờm và giúp người bệnh thoải mái. Những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị viêm họng bao gồm.

Những thực phẩm nên ăn

Một số thực phẩm sau được đánh giá là tốt cho người bị viêm họng nói chung và viêm họng có đờm nói riêng:

  • Buổi sáng thức dậy bạn có thể uống một cốc nước ấm với mật ong. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngậm 1 thìa mật ong và nuốt từ từ để cổ họng được làm dịu. Mật ong sẽ giúp tiêu đờm nhanh chóng và giúp bệnh khỏi dễ hơn.
  • Ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt như táo, chuối, sữa chua hoặc ăn các món cháo, súp, nước canh hầm xương.
  • Các loại trái cây có nhiều vitamin C cũng giúp nâng cao sức đề kháng và làm giảm tổn thương ở họng hiệu quả.
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày, có thể dùng nước ép trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể.
Chế độ ăn uống hợp lý khoa học giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng
Chế độ ăn uống hợp lý khoa học giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng

Những thực phẩm nên tránh

Ngoài những thực phẩm tốt cho người bệnh, một số loại thực phẩm sau bạn cần tránh:

  • Đồ ăn quá giòn, quá cứng có thể gây kích thích cổ họng như đồ chiên giòn, bánh mì, các loại hạt,…
  • Đồ cay nóng và đồ quá lạnh cũng nên hạn chế dùng. Bạn cũng tránh thêm ớt, hạt tiêu, mù tạt vào các món ăn.
  • Không dùng đồ có gas, có cồn hoặc đồ quá nhiều đường khi đang bị viêm họng có đờm.

Biện pháp phòng tránh bệnh

Bên cạnh dùng thuốc chữa bệnh, có chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cũng nên chú ý những vấn đề sau để tránh viêm họng có đờm tiến triển nặng hơn cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả:

  • Điều cần thiết nhất là vệ sinh răng miệng mỗi ngày, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn virus, vi khuẩn tiến triển và gây bệnh.
  • Giữ ấm vùng họng vào mùa đông để tránh đau họng, viêm họng. Nếu ngồi làm việc trong phòng điều hòa thì nên dùng máy tạo độ ẩm để làm dịu cổ họng cũng như niêm mạc mũi.
  • Không la hét, nói quá to vì có thể khiến cổ họng bị tổn thương.
  • Không dùng chung dụng cụ như bát, ly, khẩu trang với người khác vì có thể lây bệnh cho nhau.
  • Nên nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá sức vì có thể khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Tăng cường thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa những bệnh tật nguy hiểm cho cơ thể.

Những chia sẻ trên đây hy vọng rằng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm họng có đờm. Người bệnh nên đi khám chữa bệnh sớm và điều trị để tránh bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường người bệnh nên liên hệ với bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn và xử lý kịp thời.

ĐỪNG BỎ QUA

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia