Viêm amidan 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Thu Hà
4.8/5 - (6 bình chọn)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương

Viêm amidan thường bị đồng đều ở cả 2 bên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh chỉ cảm thấy bị đau và sưng ở 1 bên. Đó chính là biểu hiện của viêm amidan 1 bên. Vậy, loại bệnh này có điểm gì bất thường không? Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào hiệu quả nhất? Toàn bộ các thông tin sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!

Viêm amidan 1 bên là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan 1 bên là tình trạng bị viêm nhiễm, tổn thương và đau rát, sưng ở một bên amidan. Bên còn lại vẫn bình thường và không có triệu chứng bị bệnh.

Viêm amidan 1 bên có nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm amidan 1 bên có nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài, người bệnh không có hướng xử lý và điều trị đúng cách sẽ có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng.

  • Biến chứng tại chỗ: Gây viêm nhiễm nặng vùng amidan với hiện tượng sưng tấy, đau rát và thậm chí là áp xe. Biểu hiện của áp xe là việc người bệnh cảm thấy khó nuốt, đau buốt lên tai, khó nói chuyện.
  • Biến chứng kề cận: Bệnh có thể dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp xung quanh như viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm tai giữa…
  • Biến chứng toàn thân: Khi viêm nhiễm kéo dài lâu, tái phát nhiều lần sẽ dễ dẫn đến biến chứng toàn thân với các căn bệnh nguy hiểm như: Viêm cầu thận, viêm khớp, tim mạch…

Bệnh viêm đau amidan 1 bên tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm với các biến chứng vô cùng phức tạp. Chính vì thế, người bệnh cần chú ý phát hiện bệnh sớm để điều trị nhanh chóng, dứt điểm.

Nguyên nhân, triệu chứng bị sưng amidan 1 bên

Có rất nhiều nguyên nhẫn dẫn đến viêm amidan 1 bên với những biểu hiện khác nhau. Người bệnh nếu biết rõ được nguồn gốc gây bệnh và triệu chứng ngay từ lúc mới bắt đầu thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Vi khuẩn thường là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm amidan một bên
Vi khuẩn thường là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm amidan một bên

Nguyên nhân

Tác nhân chính gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn, virus. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân gây gia tăng tình trạng nhiễm bệnh như:

  • Vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng cách: Việc vệ sinh răng miệng không được sạch sẽ sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Từ đó, vi khuẩn tấn công amidan gây nên tình trạng viêm nhiễm.
  • Do cấu trúc của amidan: Amidan có cấu trúc nhiều ngóc ngách và khe nên khi thức ăn đi qua rất dễ bị bám lại, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn. Từ đó, vi khuẩn sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm.
  • Do thời tiết: Sự thay đổi thời tiết đột ngột làm cho cơ thể không thích ứng kịp cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh viêm amidan 1 bên.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng bệnh như: hút nhiều thuốc lá, uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, uống nước đá… làm cho vùng amidan bị tổn thương, tạo ra bệnh.

Các triệu chứng của viêm amidan 1 bên

Việc phát hiện viêm amidan 1 bên khá đơn giản. Người bệnh có thể tự quan sát bằng gương, hai bên amidan không đều nhau, một bên to, một bên nhỏ. Ngoài ra, còn có thể thấy bên amidan sưng to có màu đỏ, có thể có mủ màu trắng li ti.

Triệu chứng của bệnh khá giống với viêm amidan thông thường
Triệu chứng của bệnh khá giống với viêm amidan thông thường

Bên cạnh đó, bệnh còn được biểu hiện với những triệu chứng phổ biến như:

  • Cảm thấy đau và vướng ở vùng họng.
  • Miệng khô, niêm mạc họng bị đỏ, xung huyết.
  • Người bệnh có thể gặp hiện tượng đau đầu.
  • Sốt cao từ 38 đến hơn 39 độ.
  • Thường ngày khi ngủ, thỉnh thoảng sẽ có những cơn ngưng thở ngắn, đặc biệt là ở trẻ em.
  • Miệng và hơi thở có mùi hôi.

Chẩn đoán và cách điều trị viêm amidan 1 bên

Người bệnh khi gặp phải các triệu chứng kể trên cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Quá trình chẩn đoán sẽ được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn về hô hấp.

Hình thức chẩn đoán

Cũng giống như các căn bệnh khác tại đường họng, người bệnh sẽ được tiến hành chẩn đoán theo quy trình sau:

  • Khám lâm sàng bằng các dấu hiệu, triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Đồng thời, bác sĩ cũng quan sát bằng mắt để đánh giá tình trạng bệnh.
  • Tiếp theo, người bệnh được nội soi để đánh giá chuyên sâu hơn về mức độ bệnh.
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được thực hiện chụp chiếu và làm xét nghiệm để bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.

Quá trình chẩn đoán có ý nghĩa rất quan trọng đến việc điều trị bệnh. Đây là bước đầu tiên giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết và chính xác cho bệnh nhân.

Đọc thêm:

Điều trị bằng Tây y

Điều trị amidan sưng to 1 bên bằng Tây y là phương pháp nhanh chóng, hiệu quả trong thời gian sớm nhất cho người bệnh. Tùy theo thể trạng, độ tuổi và tình hình bệnh, bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc riêng hoặc tiến hành phẫu thuật..

Dùng thuốc

Sử dụng thuốc là cách điều trị ban đầu cho mọi đối tượng bệnh nhân.

Thuốc Tây được đánh giá cao về độ hiệu quả khi trị viêm amidan một bên
Thuốc Tây được đánh giá cao về độ hiệu quả khi trị viêm amidan một bên
  • Thuốc kháng sinh

Với viêm amidan 1 bên do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Liều lượng kháng sinh sẽ được kê theo độ tuổi người bệnh với thời gian từ 3 đến 10 ngày.

Một số loại kháng sinh được sử dụng thường xuyên để trị viêm nhiễm amidan một bên như: Augmentin 250g, Amoxicillin dạng gói cho trẻ em và dạng viên cho người lớn, Cephalexin, Erythromycin 500mg, Roxithromycin 150mg Clarithromycin 250mg.

  • Thuốc kháng viêm

Loại thuốc này giúp loại bỏ tình trạng viêm nhiễm tại amidan. Đồng thời, cũng giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, bớt đau rát.

Thuốc kháng viêm dùng để điều trị viêm amidan 1 bên thường được sử dụng là Alphachymotrypsin 4,2mg và Prednisolon 5mg.

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt

Được sử dụng ngay khi có các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Hai loại thuốc được kê cho bệnh nhân bị viêm đường hô hấp, bao gồm cả viêm amidan là Paracetamol và Aspirin.

  • Thuốc ngậm

Đây cũng là một loại thuốc được kê thường xuyên với mọi đối tượng bệnh. Viên ngậm giúp làm giảm cảm giác đau đớn, rát và ngứa tại họng. Đồng thời cũng giảm các cơn ho cho người bệnh.

Hiện tại, có một số loại thuốc ngậm được đánh giá về độ hiệu quả cao cho người bệnh như: Eugica Candy, Strepsils, viên ngậm Bảo Thanh, Lysopaine, Prospan…

Thuốc xông họng và súc miệng: Mục đích của hai loại thuốc này là loại bỏ vi khuẩn trong miệng. Đồng thời, tạo môi trường sạch sẽ giúp hạn chế việc phát triển của vi khuẩn, virus.

Phẫu thuật cắt amidan

Việc phẫu thuật cắt amidan cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro với các biến chứng cho người bệnh. Chính vì thế, chỉ cắt amidan trong một số trường hợp như: Viêm amidan tái phát tên 5 lần mỗi năm, đã có biến chứng sang các bộ phận khác, có nhiều ngóc ngách trong cấu tạo khiến vi khuẩn bị tích tụ…

viêm amidan một bênPhẫu thuật là phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh khi có những biến chứng nguy hiểm
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh khi có những biến chứng nguy hiểm

Hiện tại, có 4 phương pháp cắt viêm amidan hốc mủ 1 bên phổ biến nhất là:

  • Cắt bằng máy Coblation

Đây là phương pháp phẫu thuật mang nhiều ưu điểm nhất hiện nay với khả năng bình phục nhanh, ít đau đớn, thời gian thực hiện ngắn…

Trong thời gian thực hiện, sóng radio sẽ được dùng để ion hóa dung dịch muối. Từ đó sẽ cung cấp thêm năng lượng cho ion, cắt lớp mô, bỏ amidan.

  • Phương pháp cắt Electrocautery

Cách phẫu thuật này sử dụng năng lượng điện để thực hiện việc loại bỏ amidan. Ưu điểm là giảm việc mất máu, thời gian khá nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm là gây tổn thương đến các mô xung quanh nên người bệnh sẽ thường cảm thấy đau đớn, khó chịu vùng cổ họng.

  • Phương pháp laser

Cắt amidan bằng laser có ưu điểm là thời gian thực hiện nhanh, không gây đau, ít chảy máu. Phương pháp này dùng năng lượng ánh sáng để loại bỏ các ổ viêm tại vị trí amidan. Tuy nhiên, nhược điểm là có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật, để lại sẹo và gây khàn giọng về sau.

  • Cắt bằng Sluder

Phương pháp này chỉ được chỉ định khi khối amidan lớn dần, có thể di động. Cách thực hiện khá phức tạp và có thể gây nên nhiều biến chứng. Do đó, đây là cách phẫu thuật được dùng rất ít, chỉ được chỉ định trên một số bệnh nhân.

Dù thực hiện cắt amidan theo phương pháp nào, sau khi phẫu thuật, người bệnh cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt về ăn uống và cách vệ sinh răng miệng. Với trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi, việc cắt bỏ amidan cần hạn chế vì có nhiều rủi ro.

Đông y trị viêm amidan 1 bên

Các bài thuốc đông y sử dụng nguyên liệu chữa bệnh từ thảo dược. Chính vì vậy, thuốc rất lành tính, không gây tác dụng phụ cho người bệnh.

Thuốc đông y trị viêm amidan 1 bên rất an toàn, lành tính
Thuốc đông y trị viêm amidan 1 bên rất an toàn, lành tính

Với bệnh viêm amidan ở một bên, người bệnh có thể áp dụng 3 bài thuốc đông y sau:

  • Dùng 8g bạc hà, ngân hoa, ngưu bàng cùng 16g nhọ nồi, bồ công anh, 6g cát cánh, xạ can và 12g sinh địa, huyền sâm, sơn đậu căn để sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 4 lần vào lúc đói.
  • Sử dụng mỗi loại 20g thạch cao, ngân hoa cùng 12g hoàng liên, liên kiều, hoàng bá, tang bì với 16g huyền sâm, sinh địa thêm 8g xạ can, cát cánh và 4g cam thảo, sắc lấy nước. Uống đều đặn mỗi ngày 4 lần, áp dụng trong thời gian từ 7 đến 10 ngày.
  • Sắc mỗi loại 12g trần bì, thăng ma, 10g long nhãn, nhân sâm, sài hồ, bạch truật, quy đầu, hạnh nhân, cam thảo với 8g liên kiều, hoàng cầm, 24g hoàng kỳ lấy nước uống. Uống đều từ 7 đến 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mẹo dân gian chữa viêm amidan 1 bên

Ngoài thuốc Đông y và thuốc Tây y, có rất nhiều bài thuốc dân gian giúp chữa bệnh viêm amidan 1 bên hiệu quả.

Người bệnh có thể áp dụng những cách sau:

  • Dùng rau diếp cá cùng với nước vo gạo

Sử dụng 300g rau diếp cá rửa sạch, giã nát, sau đó cho vào cùng 05l nước vo gạo. Đun sôi hỗn hợp, bỏ bã và uống trực tiếp. Uống đều đặn nhiều ngày để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

  • Lá trầu không và mật ong

Lá trầu không rửa sạch, giã nát và hãm với nước sôi nóng. Sau đó, bỏ bã và pha cùng với 4 muỗng mật ong. Áp dụng ngày uống 2 lần, sau khi ăn 30 phút.

  • Dùng rượu tỏi

Chiết xuất tỏi có tính kháng viêm cao, hoạt chất trong tỏi tương tự với kháng sinh, điều trị viêm nhiễm rất hiệu quả. Bóc sạch lớp vỏ tỏi, giã nát và cho vào hũ thủy tinh. Thêm rượu vào sấp mặt tỏi, ngâm trong 10 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng sau khi ăn 1 tiếng.

  • Dùng trà gừng

Gừng chứa hoạt chất kháng viêm, chống ho. Bạn chỉ cần thái gừng thành lát nhỏ và hãm cùng nước sôi. Uống đều đặn hàng ngày sẽ giúp giảm viêm cực hiệu quả.

Các nguyên lệu tự nhiên an toàn, lành tính cũng có tác dụng tốt để trị bệnh
Các nguyên lệu tự nhiên an toàn, lành tính cũng có tác dụng tốt để trị bệnh
  • Dùng lá hẹ

Lá hẹ chứa nhiều hợp chất có thể chuyển hóa thành allicin với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus.Rửa sạch lá hẹ cắt thành từng khúc 1 đến 2 cm, cho thêm mật ong và hấp cách thủy trong thời gian từ 5 đến 10 phút. Bỏ bã và lấy nước cốt uống đều mỗi ngày.

Các bài thuốc dân gian chỉ được dùng đối với các bệnh nhân có tình trạng bệnh nhẹ, mới chớm bệnh. Đồng thời, với các bệnh nhân đang sử dụng thuốc Tây y, thuốc Đông y thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các loại thuốc dân gian.

Trong tình trạng có dị ứng, phản ứng bất thường khi dùng thuốc, cần ngưng uống ngay. Đồng thời, người bệnh vẫn cần thăm khám thường xuyên để nắm rõ nhất tình hình bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách phòng ngừa viêm amidan 1 bên

Việc phòng ngừa viêm nhiễm amidan 1 bên rất đơn giản, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên sáng ngủ dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ buổi tối. Sử dụng nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng chuyên dụng để ngăn ngừa vi khuẩn sản sinh và phát triển.
  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là ở vị trí cổ họng.
  • Thường xuyên vệ sinh nơi ở, nơi làm việc để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Nếu bị viêm đường hô hấp, cần phải điều trị ngay, tránh để tình trạng bệnh nặng và lặp lại nhiều lần.
  • Cần kết hợp chế độ ăn uống điều độ, tăng cường các nhóm chất xơ và vitamin để tăng cường đề kháng.
  • Uống đủ nước để giúp cho cổ họng không bị khô. Điều này sẽ giúp phòng các bệnh về hô hấp tốt hơn.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp nâng cao sức khỏe, phòng bệnh tốt hơn.

Trên đây là các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm amidan 1 bên. Hi vọng qua bài viết, các bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về loại bệnh này và có được cách xử lý kịp thời, hiệu quả nhất.

Bài viết hay:

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKI

Nơi công tác: Bệnh viện Châm cứu Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia