Viêm amidan nên ăn gì, tránh ăn gì để nhanh khỏi nhất?

Ngày cập nhật: 01/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (9 bình chọn)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương

Viêm amidan là dạng bệnh lý liên quan đến đường tai mũi họng, rất hay gặp ở trẻ em và kể cả người lớn. Bệnh dễ tái đi tái lại khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Vậy viêm amidan nên ăn gì và cần tránh ăn gì để cải thiện triệu chứng và mau khỏi bệnh? Cùng tìm hiểu ngay các thông tin về thực phẩm nên ăn và không nên ăn cho người bị viêm amidan dưới đây.

Viêm amidan nên ăn gì để tăng cường sức khỏe?

Trên thực tế, người bệnh bị viêm amidan sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi ăn uống. Bởi cổ họng sưng to, đau và khó nuốt sẽ làm giảm khả năng ăn uống, cảm giác ngon miệng cũng không còn. Và dưới đây là một số gợi ý cho câu hỏi “viêm amidan nên ăn gì?” của các bệnh nhân.

Các loại thực phẩm kháng viêm, tiêu sưng

Có rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên có dược tính giúp chống viêm, kháng khuẩn mang đến hiệu quả trị viêm amidan rất tốt. Người bị viêm amidan nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày để có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.

Các thực phẩm chứa kháng sinh tự nhiên sẽ có tác dụng rất tốt để hỗ trợ trị viêm amidan
Các thực phẩm chứa kháng sinh tự nhiên sẽ có tác dụng rất tốt để hỗ trợ trị viêm amidan
  • Tỏi: Ngoài việc được sử dụng làm gia vị trong các món ăn, trong tỏi còn chứa vitamin C, vitamin B6, mangan,… giúp kháng viêm, giảm sưng. Tiêu diệt và ngăn cản vi khuẩn, virus trong cơ thể sinh sôi nảy nở đồng thời giúp gia tăng kháng thể giúp loại bỏ và chống chọi lại mầm bệnh.
  • Gừng: Trong đông Y gừng có tác dụng tán hàn, tiêu viêm, giải độc. Đặc biệt khi ho do sưng đau họng gây nên thì việc sử dụng gừng nấu thành trà sẽ giúp cải thiện tình trạng đáng kể. Trong gừng có chứa: vitamin C, canxi, niacin,… bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương, oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp đẩy nhanh quá trình khỏi đau do sưng, viêm.
  • Nghệ: Trong củ nghệ có chứa curcumin là một hợp chất chống viêm kháng khuẩn tự nhiên. Giúp giảm triệu chứng khản tiếng khi đau họng, sát khuẩn giúp cho người bệnh có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn khi phải giao tiếp.
  • Mật ong: Mật ong chứa hàm lượng lớn vitamin B1, B2, B6, sắt, canxi,.. và có mùi vị thơm. Thường được sử dụng kết hợp với chanh hay gừng trong điều trị viêm sưng đau vòm họng do amidan gây nên.

Một trong những cách đơn giản sử dụng mật ong trong điều trị amidan là hòa 1 – 2 thìa mật ong với 100ml nước ấm cùng với 1 túi trà lọc rồi khuấy đều. Vị ngon của mật ong kết hợp với trà sẽ giúp kháng khuẩn, làm ấm cơ thể tạo cảm giác dễ chịu cổ họng cho người bệnh.

Các loại thực phẩm mềm

Nhiều người không biết viêm amidan nên ăn gì để dễ nuốt, không gây vướng tại cổ họng. Cháo, súp, các loại ngũ cốc, các món ăn nấu nhừ,… được ưu tiên hàng đầu sử dụng cho những người đang bị viêm amidan. Khi cổ họng đau rát người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống thì chính những loại thực phẩm có kết cấu mềm, loãng sẽ giúp làm dịu cơn đau, nuốt dễ dàng hơn.

Thực phẩm mềm như cháo, súp sẽ giúp người bệnh dễ ăn và không gây ảnh hưởng đến cổ họng
Thực phẩm mềm như cháo, súp sẽ giúp người bệnh dễ ăn và không gây ảnh hưởng đến cổ họng

Nên nấu nhừ các loại thịt với rau củ ăn kèm với các loại rau thơm, lá hành,… sẽ giúp làm dịu cơn đau, dễ nuốt tạo cảm giác thèm ăn. Từ đó giúp cải thiện tình trạng và mau khỏi bệnh hơn.

Các loại rau xanh giàu chất xơ

Những loại rau xanh chứa nhiều chất xơ và vitamin như: cải thảo, bắp cải, mồng tơi, rau đay,… giúp giảm sưng tiêu viêm, làm loãng đờm cũng nên được đưa vào thực đơn hàng ngày của người bệnh.

Việc bổ sung các loại rau quả giúp giảm triệu chứng sốt, bù nước, đẩy nhanh quá trình hồi phục vùng niêm mạc bị tổn thương. Tốt nhất nên chế biến rau củ thành các món luộc hoặc nấu canh để giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Rau xanh giúp tăng đề kháng cho người bệnh
Rau xanh giúp tăng đề kháng cho người bệnh

Trong tình trạng cổ họng đau khô, đau rát người bệnh nên sử dụng củ cải luộc kết hợp với cà rốt. Hoặc đem kết hợp hầm với xương thịt ninh nhừ sẽ là một món ăn tuyệt vời giúp tăng độ ẩm cho vùng cổ cải thiện họng bị sưng đau, rát.

Tăng cường bổ sung nhiều nước

Nước có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu trong cơ thể con người. Khi bệnh cơ thể sẽ bị thiếu hụt nước dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải đồng thời vùng cổ họng cũng ngày càng sưng to và đau hơn.

Người bệnh nên tăng cường bổ sung khoảng 2 – 2.5 lít nước hàng ngày để giúp cải thiện tình trạng sưng đau cho vùng cổ họng. Cần lưu ý sử dụng nước ấm thay vì nước lạnh để tránh tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Khi bị viêm amidan, cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể
Khi bị viêm amidan, cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể

Khi viêm amidan, vùng mũi họng sẽ gặp tình trạng khô rát vì thiếu độ ẩm dẫn đến tình trạng đau càng tăng lên. Việc bổ sung nước sẽ làm tăng độ ẩm, dịu họng và giúp rửa trôi phần nào vi khuẩn bám trên thành họng.

Ngoài ra, uống nước còn giúp cơ thể cân bằng điện giải, bù lại phần nước bị thiếu hụt do tình trạng bệnh gây ra. Chính vì vậy bổ sung nước hàng ngày là điều rất cần thiết để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và mau khỏi bệnh.

Xem thêm:

Các loại hoa quả và nước ép giàu vitamin C

Khi bị vi khuẩn, virus tấn công cơ thể trở nên suy yếu do thiếu hụt nước và các khoáng chất cần thiết, đặc biệt vùng khoang họng sẽ trở nên sưng tấy, đau rát tạo cảm giác rất khó chịu cho người bệnh.

Các loại trái cây có vitamin C sẽ tăng đề kháng cho người bệnh
Các loại trái cây có vitamin C sẽ tăng đề kháng cho người bệnh

Để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong khi bệnh thì việc bổ sung các loại hoa quả là điều rất cần thiết. Đặc biệt là các loại quả chứa nhiều vitamin C như: Cam, quýt, bưởi, thanh long, lựu… giúp tăng cường khả năng miễn dịch đối với các loại vi khuẩn, virus chứa mầm bệnh gây viêm amidan.

Người bệnh có thể sử dụng các loại hoa quả để chế biến thành các loại nước ép để thay đổi khẩu vị, giúp làm dịu cổ họng để không bị vướng khi nhai nuốt

Các thực phẩm giàu chất đạm

Để bù lại các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt trong khi cơ thể có bệnh, suy yếu do vi khuẩn, virus tấn công. Việc người bệnh bổ sung, bù lại dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm giàu đạm như: trứng, ức gà, sữa, yến mạch,…. Là rất cần thiết và quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

Cung cấp các chất đạm để tăng cường sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
Cung cấp các chất đạm để tăng cường sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh

Khi cơ thể mệt mỏi do sưng, đau họng thì những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng kể trên sẽ giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng để chống chọi lại với các vi khuẩn gây hại. Trong đó phải kể đến các loại thực phẩm như thịt bò, cá ngừ, bông cải xanh chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, bổ sung lượng lớn protein và chất đạm cần thiết.

Bị viêm amidan cần kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm có tác dụng chữa trị và dễ ăn cho người bị viêm amidan cấp, có rất nhiều loại thức ăn cần tránh sử dụng. Người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm sau để đảm bảo hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Các loại thực phẩm cứng

Thức ăn cứng, khô sẽ rất khó nuốt khi tình trạng amidan đang bị sưng to. Đồng thời, các loại đồ ăn này khi đi qua cổ họng có thể cọ xát làm tổn thương amidan, càng làm mức độ viêm nhiễm trầm trọng hơn. Do vậy, người bệnh cũng cần tránh dạng thực phẩm này.

Người bệnh cần kiêng những món đồ ăn có kết cấu cứng. Cần chế biến đồ ăn nhừ và mềm hơn đối với mọi loại thực phẩm. Trái cây quá cứng, các loại bánh khô… cần hạn chế, thay thế là các loại trái cây mọng nước, mềm, dễ nuốt.

Đồ nhiều dầu mỡ, khó tiêu

Khi bị viêm amidan, người bệnh cũng cần đảm bảo chỉ sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu. Đồ có nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu và có thể khiến người bệnh gặp tình trạng trào ngược dạ dày. Dịch axit trào ngược sẽ càng làm cho cổ họng bị tổn thương, khiến amidan viêm nhiễm nặng hơn.

Tránh sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ để không gây trào ngược axit làm bệnh nặng
Tránh sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ để không gây trào ngược axit làm bệnh nặng

Các món chiên xào cần được hạn chế trong thực đơn của những bệnh nhân đang bị viêm amidan. Thay thế đó, hãy chế biến thành các món luộc, hầm… để dễ nuốt, dễ tiêu và không gây nên tình trạng trào ngược cho người bệnh.

Không nên dùng hải sản

Trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ hải sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng viêm amidan. Tuy nhiên, đây lại là nhóm thực phẩm có khả năng gây kích ứng, dị ứng cao.

Tôm, cua dễ gây kích ứng cổ họng nên cần tránh ăn khi bị viêm amidan
Tôm, cua dễ gây kích ứng cổ họng nên cần tránh ăn khi bị viêm amidan

Các loại cua, ghẹ và tôm thường có chất gây kích ứng làm ngứa cổ họng. Đặc biệt là phần vỏ tôm, vỏ cua… rất dễ gây ra cảm giác ngứa họng, khiến tình trạng viêm nhiễm tại amidan càng trở nặng. Hơn nữa, trong hải sản cũng có hàm lượng thủy ngân cao, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Vì vậy, dù giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng khi bị viêm amidan cũng nên kiêng các loại hải sản để phòng tránh bệnh càng bị nặng hơn.

Thực phẩm lên men, đồ uống có cồn

Các loại đồ lên men như kim chi, cà muối, dưa muối… đều không có lợi cho người bệnh đang trong tình trạng viêm amidan, viêm mũi họng cấp. Các thực phẩm này có độ axit cao, rất dễ gây trào ngược dạ dày, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng viêm nhiễm tại amidan.

Nên tránh đồ lên men như dứa muối, cà muối...
Nên tránh đồ lên men như dứa muối, cà muối…

Hơn thế, trong đồ lên men có rất nhiều chất độc, khi đi qua cổ họng sẽ bám vào amidan, làm bệnh trở nên nặng hơn. Do đó, người bệnh cũng cần tránh các món ăn này để đảm bảo sức khỏe.

Các loại bia, rượu, nước ngọt… có cồn và chất kích thích cũng sẽ gây kích ứng đến cổ họng. Khi sử dụng các loại đồ uống này sẽ gây cảm giác ngứa họng, khiến cho bệnh nhân ho nhiều hơn. Với người đang bị viêm amidan tuyệt đối không được uống các loại đồ uống này để tránh cho tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống người viêm amidan

Khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị viêm amidan, cần đảm bảo tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Không kiêng khem thái quá sẽ khiến mất cân bằng dinh dưỡng cho người bệnh. Lâu dài sẽ làm suy nhược cơ thể, khiến bệnh tình càng khó chữa.
  • Chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để không gây kích ứng đến cổ họng và vùng viêm nhiễm tại amidan.
  • Cần nhai kỹ để làm nát thức ăn, giúp nuốt dễ dàng và không gây tổn thương amidan.
  • Cân bằng đầy đủ các nhóm chất: đạm, xơ, vitamin, tinh bột, chất béo… trong mỗi bữa ăn.
  • Đảm bảo nguyên tắc “ăn chín – uống sôi” để không nhiễm vi khuẩn.

Toàn bộ các thông tin về viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì đã được chia sẻ trong bài viết trên đây. Các bệnh nhân có thể tham khảo để biết cách điều chỉnh ăn uống cho phù hợp nhất, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Đọc ngay:

Bệnh lý liên quan

TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKI

Nơi công tác: Bệnh viện Châm cứu Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia