Viêm amidan hốc mủ bã đậu: Nguyên nhân và cách trị như thế nào?

Bệnh lý viêm amidan hốc mủ bã đậu có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, người lớn cho tới người cao tuổi. Bệnh sinh ra do nhiều yếu tố tác động và có thể gây ra những biến chứng nhiễm khuẩn nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là như thế nào? Có nguy hiểm không?

Amidan là tổ chức hạch bạch huyết có chức năng sản sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường họng. Do bề mặt của amidan có nhiều các hốc nên dễ bị vi khuẩn tấn công, gây viêm cục bộ.

Mẹ trẻ Tô Quỳnh Dao (Hà Nội) tiết lộ bí quyết giúp con chữa khỏi viêm amidan mãn không cần thuốc tây, không phẫu thuật, cực hiệu nghiệm chỉ với thảo dược tự nhiên. TÌM HIỂU NGAY!

Hiện tượng dịch mủ do nhiễm khuẩn tiết ra đọng lâu ngày trong các hốc amidan vón lại thành cục trông như bã đậu được gọi là viêm amidan hốc bã đậu.

Hình ảnh các dịch mủ trắng tại vùng họng khi bị viêm amidan hốc mủ
Hình ảnh các dịch mủ trắng tại vùng họng khi bị viêm amidan hốc mủ

Khi xảy ra tình trạng viêm amidan hốc mủ bã đậu cũng đồng nghĩa với việc viêm amidan đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Người bệnh lúc này có thể gặp rất nhiều các biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng tai – mũi – họng: Áp xe thành vòm họng, sưng tấy hạch hàm dưới, viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang diện rộng,…
  • Biến chứng thanh quản – phế quản: Viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản,…
  • Biến chứng xương khớp và tim mạch: Sốt thấp khớp gây hại cho toàn bộ cơ thể, biểu hiện nhiều nhất ở khớp và tim.
  • Biến chứng nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào: Viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết nếu xuất hiện của liên cầu khuẩn nhóm A, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân và triệu chứng gây viêm amidan hốc mủ

Tình trạng viêm amidan kèm mủ trắng bã đậu được hình thành từ nhiều yếu tố và tương ứng với từng trường hợp, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện đặc trưng.

Nguyên nhân

Amidan mủ trắng bã đậu hình thành chủ yếu do sự tích tụ số lượng lớn vi sinh có độc tính mạnh trong các hốc amidan. Các loại vi rút gây bệnh thường gặp nhất ở người bệnh bao gồm Epstein – barr, Herpes simplex virus, Enteroviruses, Influenza virus Adenovirus, Rhinovirus, Parainfluenza viruses,… Ngoài ra, bệnh có thể hình thành do sự xâm nhập của các vi khuẩn cầu thận, tụ cầu khuẩn tan huyết nhóm A, yếm khí,…

Thông thường, người bệnh thường bị nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn trên là do:

  • Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại khác từ môi trường sống như: Khói bụi, chất thải sinh hoạt, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường,… thúc đẩy quá trình xâm nhập, phát triển và tấn công của các loại khuẩn tới đường hô hấp.
  • Khả năng đề kháng thấp, cơ địa dị ứng: Khi hệ miễn dịch không đủ khỏe mạnh hoặc chưa được hoàn thiện, cũng như sức đề kháng kém, không đủ khả năng chống lại mầm bệnh sẽ dẫn đến dễ mắc bệnh viêm amidan có mủ bã đậu.
  • Tồn tại các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng: Do sâu răng, viêm lợi, viêm xoang, viêm V.A hoặc do đặc điểm cấu trúc bề mặt của amidan có nhiều khe kẽ khuyết, hốc là nơi cư trú và ẩn náu của vi khuẩn gây bệnh.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Như người bệnh không có thói quen vệ sinh răng miệng, vệ sinh không cẩn thận và thường xuyên hoặc ăn uống không hợp vệ sinh,…
  • Biến chứng bệnh amidan cấp tính: Viêm amidan hốc mủ bã đậu là một trong những biến chứng của bệnh amidan cấp tính.
Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm amidan có mủ
Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm amidan có mủ

Triệu chứng

Khi bị nhiễm bệnh viêm amidan hốc mủ, người bệnh thường bị sốt cao từ 38.5 – 39 độ và kèm theo những đặc trưng khác như sau:

  • Hơi thở hôi khó chịu.
  • Khàn giọng, mất giọng.
  • Có thể bị viêm sưng một bên hoặc cả hai bên amidan, hạch khẩu ở cổ sưng to, mềm, ấn đau, buốt.
  • Cổ họng đau nhức dẫn đến khó nuốt, lớp niêm mạc sưng viêm, tấy đỏ
  • Có thể xuất hiện tình trạng ho khan hoặc ho có đờm
  • Quan sát bề mặt amidan và vùng vòm họng có nhiều đốm trắng hoặc xanh, khi ấn vào có thể chảy mủ ra ngoài.
  • Khi hắt hơi hoặc ho có thể kèm theo các hạt nhỏ màu trắng bay ra ngoài.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh rất dễ nhầm lẫn viêm amidan mủ bã đậu với viêm amidan,  viêm họng thông thường. Vì vậy, mọi người cần hết sức chú ý đến các triệu chứng đặc trưng của bệnh để điều trị đúng cách.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu

Các triệu chứng bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu thường được loại bỏ nhờ sử dụng thuốc. Người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng Tây y, Đông y hoặc các mẹo dân gian đều đem lại hiệu quả khá cao.

Hình thức chẩn đoán

Bệnh nhân khi xuất hiện những triệu chứng biểu hiện bệnh như trên nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện ra bệnh kịp thời, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, đa số tại các cơ sở y tế đều chẩn đoán bệnh viêm amidan có mủ bã đậu thông qua chẩn đoán lâm sàng, nội soi hoặc thực hiện các xét nghiệm.

  • Chẩn đoán lâm sàng: Người bệnh khi đi khám sẽ trình bày toàn bộ các triệu chứng mình đang gặp phải. Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh dựa trên quan sát người bệnh trực tiếp, thủ thuật tác động ngoài da và các triệu chứng mà người bệnh đó gặp phải.
  • Nội soi tai – mũi – họng: Bác sĩ thực hiện sẽ sử dụng các thiết bị nội soi chuyên biệt cho tai mũi họng để đưa sâu vào các khoang nhằm quan sát và lưu chụp lại hình ảnh bên trong các hốc amidan và sẽ đưa ra chẩn đoán sau cùng dựa trên kết quả nội soi.
  • Xét nghiệm máu hoặc dịch nhầy đường hô hấp: Một số người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm dịch đờm để xác định tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Điều trị bằng Tây y

Sử dụng Tây y để điều trị viêm amidan có mủ bã đậu là phương pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn do công dụng hiệu quả nhanh chóng.

Điều trị nội khoa

Thông thường, khi bị mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kê toa và chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc như:

Nhiều người lựa chọn dùng thuốc tây để nhanh khỏi bệnh
Nhiều người lựa chọn dùng thuốc tây để nhanh khỏi bệnh
  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Cephalosporin, Macrolid cho người lớn hoặc Tantum Verde, Oxacillin, Macrolid cho trẻ em.
  • Thuốc tiêu sưng, viêm, giảm xung huyết: corticosteroid, oropivalone, lysopaine.
  • Thuốc hạ sốt: Ibuprofen, Paracetamol.
  • Thuốc tiêu đờm: Acetylcystein.
  • Thuốc trừ ho: Các loại siro, viên ngậm giảm ho.

Tuy nhiên, thuốc Tây chỉ đem lại hiệu quả tốt nhất trong thời gian ngắn. Nếu lạm dụng thuốc Tây quá nhiều, trong thời gian dài sẽ dẫn đến lờn thuốc, phản tác dụng với các tác dụng phụ nguy hiểm như đau dạ dày, suy gan, suy thận,…

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn, không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những rủi ro không mong muốn.

Khi can thiệp nội khoa không đem lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh có thể tiến hành can thiệp ngoại khoa phẫu thuật cắt bỏ amidan để giảm áp lực cho cơ thể.

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa cắt amidan thường là biện pháp sau cùng dành cho những bệnh nhân dùng thuốc mà không thuyên giảm hoặc bị viêm amidan xuất hiện khuẩn cầu nhóm A. Hiện nay, các cơ sở y tế thường thực hiện cắt amidan bằng các thiết bị công nghệ cao như máy siêu âm, dao Laser, dao Plasma hoặc máy Coblator.

Phương pháp này có khả năng loại bỏ triệt để amidan bị bệnh. Tuy nhiên cũng có thể  xuất hiện biến chứng như mất máu, chảy máu muộn, rất đau sau mổ, tổn thương mô xung quanh,…. Nhưng đây chỉ là trường hợp hi hữu ít xảy ra nếu bạn biết cách chăm sóc và tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ.

Xem thêm:

Ứng dụng liệu pháp phương pháp Đông y

Theo Đông y, viêm amidan thuộc phạm vi chứng “nhũ nga” tức là do chính khí hư, tà độc, phong nhiệt theo đường mũi, miệng xâm nhập vào phế hệ. Khí độc này đánh kết khô hầu hạch, khiến mạch lạc bị ngăn trở, làm màng cơ bị thiêu đốt.

Do đó nó sinh ra biểu hiện cổ họng đau nhức, khô rát, hầu họng phù và đỏ, xuất hiện nhiều nốt mủ sắc trắng hoặc vàng toàn thân và kèm theo triệu chứng phong nhiệt (sốt cao) ở người bệnh.

Những bài thuốc Đông y cũng có hiệu quả tốt
Những bài thuốc Đông y cũng có hiệu quả tốt

Sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị viêm amidan hốc mủ hiện nay cũng được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng do hiệu quả tốt mà lại lành tính và an toàn.

Một số bài thuốc Đông y có cơ chế điều trị từ căn nguyên, ngăn ngừa tái phát, bồi bổ sức khỏe cho người bệnh viêm amidan đó là:

Bài thuốc 1

  • Thành phần dược liệu: Cam thảo, Hoàng cầm, Mã thầy, Siêu xuyên tiểu mỗi vị 4g; Bạc hà, Cát cánh mỗi vị 6g; Ngưu hoàng tử 12g; Kim ngân hoa 36g; Liên Kiều 20g.
  • Hướng dẫn sử dụng: Làm sạch tất cả các vị thuốc và cho vào ấm đất sắc trên lửa nhỏ. Mỗi ngày sắc và uống một thang thuốc, kiên trì thực hiện sẽ thấy bệnh thuyên giảm mạnh.

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: Cam thảo 6g; Kinh giới, Bạc hà, Liên kiều, Cát cánh, Ngưu bằng tử, Triết bối mẫu, Xích thược, Bạch cương tàm, Sơn đậu căn, Thiên hoa phần, Thanh bì mỗi vị 10g; và Huyền Sâm 15g.
  • Cách sử dụng: Làm sạch nguyên liệu trên và cho vào sắc mỗi ngày 1 thang thuốc, chia làm 4 lần uống.

Bài thuốc 3

  • Nguyên liệu: Cam thảo 3g; Bạc hà, Cương toàn, Sài hồ, Mã Thầy mỗi vị thuốc 6g; Ngưu bàng tử, Hoàng cầm, Hoàng liên, Huyền Sâm, Trần bì, Cát cánh mỗi vị 9g; Liên kiều 12 gam; Bản năm căn 15g.
  • Cách dùng: Làm sạch và cho tất cả các vị thuốc vào ấm đất sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang thuốc chia làm 2 lần uống. Kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm đáng kể rồi khỏi hẳn.

Các bài thuốc Đông y có hiệu quả tác động sâu đến các tế bào amidan bị bệnh và loại trừ các mầm bệnh tận gốc và ngăn bệnh tái phát rất tốt. Tuy nhiên, khi dùng thuốc Đông y trị bệnh, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài, đủ liều lượng để thuốc phát huy được công dụng tốt nhất.

Đồng thời, bài thuốc cũng chỉ đem lại hiệu quả chữa bệnh cho các trường hợp nhẹ, với các trường hợp bệnh mãn tính thì chỉ đem lại hiệu quả giảm các triệu chứng khó chịu.

Chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng mẹo dân gian

Để khắc phục tình trạng tác dụng phụ của thuốc Tây, người bệnh có thể thực hiện điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc thường có thành phần chính là các nguyên liệu lành tính, an toàn nên mọi người có thể yên tâm tiến hành điều trị. Tuy nhiên, các bài thuốc thường có tác dụng chậm nên người bệnh cần phải kiên trì trong quá trình dùng thuốc thì mới có thể đem lại kết quả tốt.

Sử dụng húng chanh và đường phèn

Lá húng chanh và đường phèn là hai dược liệu có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau buốt vùng viêm và đẩy dịch mủ ra ngoài nhanh chóng, hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng lá húng chanh và đường phèn để điều trị viêm amidan mủ bã đậu tại nhà như sau:

  • Lá húng chanh nhặt sạch, đem rửa nhiều lần với nước sạch.
  • Cho lá húng chanh và đường phèn vào bát nhỏ và đem đi chưng cách thủy trong khoảng 15 phút.
  • Sử dụng nước cốt chảy ra chia uống 3 lần mỗi ngày.
  • Kiên trì uống nước cốt đúng liều lượng thì sau 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Chanh muối và mật ong

Chanh muối từ lâu đã được biết đến với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn vượt trội. Trong chanh muối còn có lượng vitamin C rất lớn giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch. Kết hợp với mật ong có chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng, làm dịu cơn đau, giảm viêm sẽ làm tăng hiệu quả của bài thuốc lên nhiều lần.

Áp dụng bài thuốc chanh muối mật ong để tăng cường sức đề kháng, kháng viêm hiệu quả
Áp dụng bài thuốc chanh muối mật ong để tăng cường sức đề kháng, kháng viêm hiệu quả

Cách thực hiện bài thuốc kết hợp chanh muối và mật ong như sau:

  • Chanh muối hòa với 1 chén nước ấm.
  • Thêm một thìa cà phê mật ong vào chén, khuấy đều.
  • Sử dụng nước cốt uống 2 lần mỗi ngày .
  • Kiên trì uống nước cốt mỗi ngày thì sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả.

Cách phòng tránh viêm amidan hốc mủ tại nhà hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau đây để quá trình trị liệu có hiệu quả nhanh và phòng tránh bệnh tái phát:

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng tai mũi họng, sử dụng nước muối sinh lý là cách tốt nhất để sát khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
  • Thực hiện các biện pháp giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, thay đổi thời tiết, nhất là ở vùng cổ.
  • Hạn chế hoạt động tại những nơi có hóa chất độc hại, bị ô nhiễm, nhiều khói bụi,… Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ đường thở, amidan.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đáp ứng đủ các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác mầm bệnh.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể bổ sung cho cơ thể cả nước lọc và các loại nước trái cây.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm giảm sức đề kháng như thức ăn cay nóng hoặc quá lạnh, các chất kích thích, rượu bia,…
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe và duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Khi có những dấu hiệu bất thường về amidan người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được trị liệu kịp thời.

Trên đây là những thông tin chi tiết về chứng bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu. Đây là một căn bệnh khó chữa triệt để, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bởi vậy, nếu có những dấu hiệu của bệnh, mọi người nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Đọc ngay:

5/5 - (7 bình chọn)

Cập nhật lúc 9:52 AM , 29/05/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

logo thuốc dân tộc
trung tâm da liễu đông y việt nam logo
logo thuốc dân tộc
Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 hộp Đông trùng hạ thảo cách đây 10 phút