Viêm amidan cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (9 bình chọn)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương

Viêm amidan cấp ở trẻ em có thể phát sinh biến chứng nặng nề nếu phụ huynh không tìm đúng cách xử lý. Chỉ khi hiểu rõ về bệnh cha mẹ mới sớm có biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Những thông tin trong bài sẽ phần nào giúp phụ huynh nhanh chóng loại bỏ viêm amidan cấp cho trẻ.

Viêm amidan cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng

Hai hạch bạch huyết nằm ở đầu họng và phía sau khoang miệng được gọi là amidan. Bộ phận này có khả năng loại bỏ mầm bệnh và ngăn chặn hại khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể. Đây chính là lý do amidan gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng cao.

Viêm amidan cấp ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến
Viêm amidan cấp ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến

Viêm amidan có thể xảy ra ở bất đối tượng nào. Tuy nhiên, trường hợp có khả năng mắc bệnh cao nhất là trẻ nhỏ vì sức đề kháng của chúng tương đối yếu.

Nguyên nhân gây viêm amidan cấp ở trẻ nhỏ

Đa số viêm amidan cấp ở trẻ em sẽ xuất hiện ít nhất 1 lần trong đời. Nếu triệu chứng kéo dài trên dưới 10 ngày nghĩa là trẻ đang bị viêm cấp tính. Những nguyên nhân chính khiến trẻ bị mắc bệnh gồm có:

  • Vi khuẩn

Amidan là cơ quan chứa rất nhiều mầm bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng nấm. Chúng thuộc hệ vi khuẩn vãng lai và sống cộng sinh trên cơ thể người.

Trong đó, vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus hoặc Staphylococcus aureus có thể gây triệu chứng viêm nhiễm nghiêm trọng. Chúng còn gây ảnh hưởng tới niệu đạo của nam giới trưởng thành.

Người bệnh có thể chuyển mầm bệnh từ người này sang người khác, đặc biệt là với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, người lớn không nên hôn trẻ để hạn chế nguy cơ lây lan vi khuẩn.

  • Virus

Thực tế, có tới hơn 70% trường hợp trẻ bị viêm amidan là do virus. Những loại virus thường gặp là rhode virus, adenovirus, coronavirus. Trong khi virus cúm, parainfluenza, herpes, enterovirus… là nhóm ít phổ biến hơn.

Viêm amidan do virus khá lành tính và hoàn toàn có thể tự khỏi chỉ trong 1 tuần. Nhưng ở nhiều trường hợp, vì bệnh nhân chủ quan khi điều trị nên triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Triệu chứng viêm amidan cấp mủ ở trẻ em

Biểu hiện của bệnh viêm amidan cấp tính có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ. Dấu hiệu nhận biết triệu chứng viêm amidan ở trẻ bao gồm:

  • Chảy nước dãi, chảy dịch nước mũi, tắc mũi.
  • Nuốt nước bọt khó khăn.
  • Khi nhai nuốt cảm thấy đau tai.
  • Hôi miệng.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
  • Amidan xuất hiện màu đỏ tươi hoặc phủ màu trắng xám phía trên.
  • Sốt từ nhẹ đến cao.
Phụ huynh có thể thấy amidan của trẻ xuất hiện đốm trắng khi bị viêm
Phụ huynh có thể thấy amidan của trẻ xuất hiện đốm trắng khi bị viêm

Một số bé chưa nói sõi đã bị viêm amidan nên cha mẹ cần chú ý tới các biểu hiện của con. Phụ huynh cần sớm đưa con đến gặp bác sĩ khi thấy trẻ cáu gắt, quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ.

Đặc biệt, virus Epstein-Barr có thể gây bệnh bạch cầu đơn nhân cấp tính. Thậm chí, nó còn khiến amidan sưng to, viêm họng nặng, sưng hạch bạch huyết ở cổ, mệt mỏi cực độ. Các loại kháng sinh thông thường không đáp ứng hiệu quả đối với tình trạng này.

Đọc ngay: Viêm amidan 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm amidan cấp ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm amidan cấp ở trẻ em có thể sớm khỏi và không để lại biến chứng nếu cha mẹ biết cách chăm sóc sức khỏe của trẻ. Ngược lại, bệnh không được xử lý kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn. Lúc này, quá trình điều trị phải trải qua nhiều khó khăn, trẻ còn có thể gặp biến chứng đe dọa tới sức khỏe. Cụ thể:

  • Áp xe phế quản: Tình trạng này làm tổn thương đường thở và ăn mòn động mạch cảnh. Thậm chí, một số trường hợp còn bị huyết khối tĩnh mạch tại tĩnh mạch cảnh.
  • Áp xe quanh amidan: Đây là biến chứng phổ biến và rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Áp xe phế quản có thể làm tắc nghẽn đường thở và gây nhiễm trùng huyết.
  • Nhiễm trùng lây lan: Liên cầu khuẩn có thể lây từ cổ họng tới tai giữa, xoang cùng nhiều bộ phận khác của cơ thể. Tình trạng nhiễm trùng dẫn tới biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, viêm cầu thận, viêm xương chũm, viêm cân mạc hoại tử
  • Sốt thấp khớp: Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng có thể xuất hiện nếu tình trạng viêm nhiễm không được điều trị đúng cách. Trẻ nhỏ dễ bị sốt thấp khớp hơn người lớn. Tình trạng này còn có thể làm bệnh nhân bị tổn thương tim vĩnh viễn.

Bé bị viêm amidan cấp phải làm sao?

Quá trình điều trị viêm amidan cấp tính thường đơn giản hơn viêm mãn tính. Bởi lẽ, ở giai đoạn này, bệnh chưa nguy hiểm và không xuất hiện biến chứng bất thường. Những cách chữa viêm amidan cấp phổ biến hiện nay là:

Khắc phục viêm amidan cấp trẻ em ngay tại nhà

Trường hợp trẻ được phát hiện bệnh sớm và viêm amidan cấp phát sinh không phải do virus, cha mẹ có thể điều trị cho con bằng mẹo dân gian và không cần sử dụng thuốc.

Để bé nhanh khỏi bệnh, phụ huynh có thể tham khảo cách chăm sóc và phục hồi sức khỏe sau:

  • Khuyến khích bé nghỉ ngơi và không nên cho trẻ hoạt động nhiều.
  • Uống nước ấm hoặc ăn sữa chua để làm dịu cơn đau họng.
  • Rèn cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối pha loãng mỗi ngày 2 lần.
  • Tạo độ ẩm cho không khí bằng máy phun sương để trẻ hô hấp tốt hơn.
  • Sử dụng viên ngậm giảm đau họng cho trẻ trên 4 tuổi.
  • Không để trẻ tiếp xúc với môi trường có tác nhân gây dị ứng như mùi hương nhân tạo, bụi bẩn, lông động vật…
  • Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng sản phẩm xịt họng chứa phenol hoặc benzyl và không chứa benzocaine.
  • Khi bé bị sốt, hãy tắm thật nhanh và mặc quần áo thoáng mát. Mẹ có thể buộc khăn ấm vào bắp chân của bé để cơ thể sớm hạ nhiệt.
  • Giã cỏ mực cùng muối và nước ấm. Nên thêm nước cốt chanh và cho trẻ uống hỗn hợp hàng ngày. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng cho các bé đã lớn và bị sốt cao.
Muốn khắc phục viêm amidan cấp ở trẻ em tại nhà, phụ huynh có thể áp dụng cách chườm nóng
Muốn khắc phục viêm amidan cấp ở trẻ em tại nhà, phụ huynh có thể áp dụng cách chườm nóng

Trị viêm amidan cấp ở trẻ em bằng thuốc Tây

Nếu trẻ bị viêm amidan do nhiễm khuẩn, cha mẹ có thể cân nhắc cách điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, các loại thuốc cần được sử dụng theo đơn và liều lượng của bác sĩ.

Nhóm thuốc kháng sinh đường uống được sử dụng để trị viêm họng liên cầu khuẩn là Penicillin, Cephalosporin hoặc Clindamycin. Trẻ nhỏ nên uống kháng sinh trong khoảng 10 ngày.
Với các bé bị sốt, bác sĩ sẽ suy nghĩ đến việc sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt cho bé. Chẳng hạn như:

  • Acetaminophen: có hiệu quả trong 4 – 6 tiếng. Trẻ em dưới 3 tuổi không được sử dụng thuốc, phụ huynh cũng không nên cho bé uống thuốc quá 5 lần/ ngày.
  • Ibuprofen: liều dùng được tính dựa trên cân nặng của các bé. Tác dụng điều trị của thuốc sẽ kéo dài khoảng 6 tiếng.

Lưu ý, trẻ em hay thanh thiếu niên đều không được sử dụng Aspirin để trị triệu chứng của bệnh cảm. Điều này có thể gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye và đe dọa tới tính mạng.

Bên cạnh đó, các loại thuốc hạ sốt cũng chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Nếu cha mẹ điều trị cho bé bằng thuốc Tây không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau dạ dày, nôn mửa, nhiễm trùng nấm men ở bé gái…

Chữa viêm amidan cấp ở trẻ em bằng Đông y

Thuốc Tây hay mẹo dân gian đều là phương pháp tạm thời và khó trị khỏi bệnh tận gốc. Vì vậy, nhiều cha mẹ đã tin tưởng cho con uống thuốc Nam với lý do an toàn, hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ.

Bài thuốc có hương thơm thanh nhẹ, trị bệnh chuyên sâu và loại bỏ hoàn toàn căn nguyên. Sau một thời gian cho bé uống thuốc, cha mẹ sẽ nhận thấy sức khỏe của trẻ được hồi phục tốt. Đồng thời bé không còn bị đau họng, mất tiếng, ăn ngủ tốt hơn.

Đông y có thành phần là thảo dược tự nhiên nên an toàn cho sức khỏe
Đông y có thành phần là thảo dược tự nhiên nên an toàn cho sức khỏe

Tuy nhiên thuốc Nam thường mang tới tác dụng chậm hơn thuốc Tây. Do đó, phụ huynh và các bé nên thật sự kiên nhẫn trong thời gian điều trị để nhanh khỏi bệnh.

Viêm amidan cấp ở trẻ em sẽ không gây hại tới sức khỏe nếu cha mẹ hiểu bệnh lý của con và tìm được biện pháp can thiệp phù hợp. Phụ huynh nên cho bé đi thăm khám thường xuyên để theo dõi tình hình và nhận được phác đồ phù hợp từ chuyên gia.

Thông tin bổ ích:

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

TTUT,BS CKI Doãn Hồng Phương

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKI

Nơi công tác: Bệnh viện Châm cứu Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia