Vi Khuẩn HP Dạ Dày Là Gì, Có Lây Không? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Ngày cập nhật: 24/04/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
4.6/5 - (17 bình chọn)

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sinh trưởng trong dạ dày, là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường tiêu hoá. Đây cũng là loại vi khuẩn phổ biến nhất trên thế giới, chỉ sâu vi khuẩn sâu răng. Nhiễm HP dấu hiệu không rõ ràng nên khó phát hiện, gây viêm loét dạ dày thậm chí ung thư dạ dày. Tìm hiểu vi khuẩn HP là gì, có lây nhiễm không và cách điều trị, phòng tránh như thế nào trong bài viết dưới đây. 

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sinh trưởng trong dạ dày, là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường tiêu hoá. Đây cũng là loại vi khuẩn phổ biến nhất trên thế giới, chỉ sâu vi khuẩn sâu răng. Nhiễm HP dấu hiệu không rõ ràng nên khó phát hiện, gây viêm loét dạ dày thậm chí ung thư dạ dày. Tìm hiểu vi khuẩn HP là gì, có lây nhiễm không và cách điều trị, phòng tránh như thế nào trong bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu vi khuẩn HP trong dạ dày là gì và nguyên nhân nhiễm bệnh HP

Vi khuẩn HP hay còn gọi là vi khuẩn Helicobacter Pylori, có dạng xoắn ốc, thường sinh trưởng và phát triển trong dạ dày của người. Theo thống kê virus HP ảnh hưởng đến 60% dân số thế giới. Tại Việt Nam có khoảng 60 – 70% trường bị nhiễm khuẩn này.

Trên thực tế vi khuẩn HP có mấy loại? Có tới 200 loại HP khác nhau, trong đó một số loại mang gen CagA có độc lực cao làm tăng nguy cơ ung thư. Ở môi trường acid như dạ dày, vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra enzyme Urease giúp trung hoà độ acid. Chất nhầy dạ dày bảo vệ khiến các tế bào miễn dịch không thể tiếp cận và tiêu diệt.

Vi khuẩn HP kí sinh ở đâu - Dạ dày là môi trường sinh sống của loại khuẩn này
Vi khuẩn HP kí sinh ở đâu – Dạ dày là môi trường sinh sống của loại khuẩn này

Vậy vi khuẩn HP tồn tại bao lâu trong bao tử? Loại vi khuẩn này có thể tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể người, rất khó để phát hiện ra sự hiện diện của chúng. Chỉ khi vi khuẩn này phát triển mạnh, tấn công niêm mạc, gây ra các vết viêm, loét tại niêm mạc dạ dày, tá tràng thì mới phát hiện được.

Hiện nay y học chưa xác định được chính xác vi khuẩn HP từ đâu mà có. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định vi khuẩn này xuất hiện bởi các nguyên nhân sau:

  • Sử dụng nguồn thực phẩm không sạch sẽ, ăn đồ ăn còn tái, sống, gỏi, đồ ăn ôi thiu.
  • Sử dụng nguồn nước không đảm bảo, môi trường sinh sống không vệ sinh.
  • Tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn uống, dùng đồ chung với người nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong các trường hợp sau:

  • Người sử dụng nhiều chất kích thích, đồ uống chứa cồn, hút nhiều thuốc lá.
  • Thường xuyên thức khuya, căng thẳng, người vận động mạnh, có thói quen nằm sau khi ăn.
  • Sử dụng nhiều thuốc Tây, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, bỏ bữa,…

Tìm hiểu thêm: TOP 12 Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn Hp Được Dùng Nhiều Nhất

Những triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày phổ biến

Vi khuẩn HP dạ dày rất khó phát hiện vì chúng thường tồn tại âm thầm, không gây ra triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên sau một thời gian, chúng tấn công niêm mạc dạ dày gây ra vết viêm, loét. Khi đó người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu có vi khuẩn HP như:

  • Cách phát hiện bị vi khuẩn HP triệu chứng là đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng trên rốn, đặc biệt khi đói hoặc sau khi ăn no vài giờ.
  • Nhiều người bị vi khuẩn HP dấu hiệu như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng đi kèm cảm giác bỏng rát ở ngực.
  • Có cảm giác đầy hơi, bụng phình to, chướng bụng, khó tiêu, khó thở.
  • Buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon, không cảm thấy đói, sốt cao.
  • Nôn ra máu hoặc chất dịch có màu như bã cafe, đi ngoài ra máu, phân đen.

Giải đáp vi khuẩn HP có lây không và ai có nguy cơ nhiễm bệnh?

Nhiều người lo lắng không biết vi khuẩn HP dạ dày có lây không và vi khuẩn HP lây lan như thế nào? Theo các chuyên gia thì loại khuẩn này hoàn toàn có khả năng lây lan từ người sang người. Vậy chính xác vi khuẩn HP lây truyền qua đường nào?

Vi khuẩn HP sống trong môi trường nào khác ngoài dạ dày? Theo nghiên cứu loại vi khuẩn này còn có thể tồn tại ở miệng (cao răng, nước bọt), hốc xoang, phân,… Và trở thành những con đường lây lan phổ biến nhất.

Vi khuẩn hp lây qua con đường nào - Đường miệng 
Vi khuẩn hp lây qua con đường nào – Đường miệng
  • Đường miệng: Là con đường lây lan chủ yếu do vi khuẩn HP có thể tồn tại trong nước bọt, khoang miệng của người bệnh. Thông thường trong gia đình có người nhiễm khuẩn HP thì những người còn lại có khả năng nhiễm bệnh cao do thói quen dùng chung đồ dùng cá nhân, ăn uống chung.
  • Đường phân: Nhiều người thắc mắc vi khuẩn HP lây qua đường nào rất ngạc nhiên khi biết vi khuẩn HP cũng có thể tồn tại trong phân. Do đó nếu người bệnh không xử lý phân thải hay đi vệ sinh không sạch sẽ sẽ tạo cơ hội lây lan HP.
  • Đường khác: Lây nhiễm qua khám chung thiết bị y tế như nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng, khám nha khoa,… Do đó việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế là điều rất cần thiết.

Do con đường lây lan phổ biến và dễ dàng nên mọi đối tượng đều có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thói quen sinh hoạt, tuổi tác, khu vực sinh sống, chất lượng cuộc sống.

Và đặc biệt, trẻ em hay thậm chí trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu bố mẹ hay người thân nhiễm khuẩn. Do người lớn thường có thói quen hôn trẻ, mớm thức ăn,… Và hơn nữa trẻ em có sức đề kháng kém, thường chưa có ý thức tự giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Xem ngay: Top 4 Phương Pháp Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp Mới Nhất 

Y học phát hiện vi khuẩn HP bằng cách nào?

Bệnh viêm dạ dày HP không biểu hiện rõ ràng nên người bệnh khó phát hiện. Do đó chỉ khi đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm, chẩn đoán để phát hiện.

Bác sĩ sẽ có thể khai thác tiền sử bệnh lý, các loại thuốc người bệnh đang sử dụng cũng như các triệu chứng gặp phải. Sau đó để xác định mức độ nhiễm khuẩn các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm sau.

  • Kiểm tra sức khoẻ: Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu như đầy hơi, chướng bụng hoặc vị trí đau bụng, đau dạ dày. Nếu xuất hiện âm thanh bất thường trong bụng là biểu hiện của nhiễm khuẩn HP.
  • Test hơi thở: Người bệnh được nuốt chế phẩm chứa ure, nếu cơ thể có vi khuẩn HP sẽ giải phóng enzyme phá vỡ liên kết ure, giải phóng caron dioxide. Loại khí này sẽ dễ dàng được phát hiện qua thiết bị y tế riêng.
  • Kiểm tra phân: Mẫu phân của người bệnh được xét nghiệm để xác định có nhiễm khuẩn HP không. Để thực hiện xét nghiệm này bạn cần ngưng sử dụng kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể được chỉ định để xác định kháng thể vi khuẩn HP. Tuy nhiên phương pháp này chỉ cho kết quả nếu trước đây người bệnh chưa từng điều trị HP.
  • Chụp X-quang Bari: Người bệnh được chỉ định nuốt một loại chất lỏng là bari và chụp X-quang. Chất bari giúp bác sĩ quan sát cổ họng và dạ dày, từ đó xác định dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Nội soi tiêu hoá trên: Nội soi cổ họng, dạ dày và phần trên ruột non để xác định HP. Việc này cũng có thể thực hiện thu thập mẫu mô để chẩn đoán chính xác tổn thương.

Sau khi chẩn đoán các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người bệnh bị HP dương tính hay âm tính để có phương pháp điều trị thích hợp.

Bị HP dương tính có nguy hiểm không?

Khi dạ dày nhiễm vi khuẩn HP kéo dài và không có phương pháp điều trị thích hợp sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương trầm trọng, gây ra biến chứng nguy hiểm như:

Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm khi bị HP không điều trị
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm khi bị HP không điều trị
  • Viêm loét dạ dày: Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng là những biến chứng phổ biến.
  • Tắc nghẽn dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị vi khuẩn HP tấn công gây tổn thương, hình thành các khối u cản trở đường xuống của thức ăn. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây tắc ruột nguy hiểm.
  • Xuất huyết dạ dày: Thành dạ dày bị bào mòn lâu ngày sẽ khiến mao mạch máu tổn thương, gây ra xuất huyết dạ dày. Người bệnh sẽ có dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phân đen.
  • Thủng dạ dày: Những vết loét dạ dày nghiêm trọng có thể gây thủng dạ dày. Khi đó người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật khẩn cấp để không nguy hiểm đến tính mạng.
  • Viêm phúc mạc: Virus HP khiến viêm mạc bụng bị nhiễm trùng với các dấu hiệu như chướng bụng, khó tiêu, đau bụng âm ỉ,…
  • Ung thư dạ dày: Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư dạ dày và ung thư đường tiêu hoá cao gấp 8 lần người thường. Đặc biệt với người sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, ăn uống không lành mạnh sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Do đó người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp Ở Đâu Uy Tín? Top 17 Địa Chỉ Nên Chọn

Các cách điều trị vi khuẩn HP hiệu quả nhất

Nhiều người lo lắng không biết vi khuẩn HP có chữa được không và điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì khỏi. Theo các chuyên gia vi khuẩn HP có hết không, có tiêu diệt hoàn toàn không thì rất khó, còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.

Dưới đây là phương pháp điều trị phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo.

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây là cách tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày phổ biến nhất, đem lại tác dụng nhanh. Tuy nhiên sử dụng thuốc Tây có thể đem lại nhiều tác dụng phụ. Một số loại thuốc điều trị vi khuẩn HP phổ biến nhất gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng giảm các triệu chứng do nồng độ axit tăng cao trong dạ dày. Thường sử dụng các thuốc như Omeprazol, Lansoprazol, Rabeprazole, Esomeprazole,…
  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP như thuốc Tinidazol, Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole,…
  • Thuốc anti H2: Ức chế giải phóng histamin, giảm nồng độ axit trong dạ dày tuy nhiên có tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy,… Một số loại thuốc được dùng phổ biến như Cimetidin, Famotidine, Nizatidine,…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn vi khuẩn tấn công như Sucralfate, Prostaglandin,…

Cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tây bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh chỉ định của bác sĩ. Sử dụng trong thời gian dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược cơ thể, gây ra tình trạng kháng thuốc. Vậy vi khuẩn HP kháng thuốc có nguy hiểm không?

Trước khi có tình trạng kháng thuốc thì vi khuẩn HP cách điều trị đã rất khó. Khi bị kháng thuốc thì càng khó khăn, thậm chí có khả năng phải sống chung cả đời.

Bài đọc thêm: [Góc Tư Vấn] Bị Nhiễm Vi Khuẩn Hp Không Nên Ăn Gì Và Nên Ăn Gì?

Chữa vi khuẩn HP bằng mẹo dân gian tại nhà

Các bài thuốc dân gian thường được sử dụng khi bị nhiễm HP ở mức độ nhẹ, lưu truyền miệng qua nhiều đời. Các bài thuốc này thường sử dụng cây thuốc dân gian dễ tìm, dễ thực hiện và an toàn nên được nhiều người tin dùng.

Có diệt được vi khuẩn HP bằng lá khôi tía không? Chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, khó chữa triệt để
Có diệt được vi khuẩn HP bằng lá khôi tía không? Chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, khó chữa triệt để
  • Nghệ: Hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn, kháng virus và ngừa oxy hoá ngăn chặn con đường Shikimat, mắt xích để vi khuẩn trao đổi chất. Nhờ đó vi khuẩn HP không thể sinh trưởng. Bạn có thể dùng tinh bột nghệ pha với nước ấm, thêm mật ong và uống trực tiếp khi còn ấm.
  • Lá khôi tía: Hoạt chất tanin giúp trung hoà dịch vị axit, giảm tiết axit dạ dày, hỗ trợ hồi phục các tổn thương. Đồng thời lá khôi tía còn ức chế, tiêu diệt vi khuẩn. Cách làm rất đơn giản bạn chỉ cần rửa sạch lá khôi tía và nấu nước uống hàng ngày.
  • Trà xanh: Lá trà xanh có chứa chất chống oxy hoá, giảm viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ ức chế vi khuẩn HP. Do đó người bệnh có thể uống nước trà xanh sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn cho quá trình điều trị.
  • Nha đam: Gel nha đam có tác dụng sát khuẩn, làm lành vết viêm loét dạ dày, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP. Cách làm rất đơn giản như sau, bạn chỉ cần ăn một thìa nha đam tươi lúc bụng đói.
  • Chè dây: Chè dây có tác dụng giảm nồng độ axit dịch vị, giảm đau, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, rất tốt cho người bị dạ dày dương tính HP. Bạn chỉ cần dùng lá chè dây để đun sôi và uống nước trà vào trước khi ăn hoặc sáng sớm.

Thuốc đông y chữa vi khuẩn HP hiệu quả, ngừa tái phát, an toàn

Bên cạnh mẹo dân gian và thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y cũng được dùng cho trường hợp nhiễm khuẩn HP. Nguyên liệu của thuốc đều là thành phần tự nhiên, không gây tác dụng phụ nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm.

Chế độ ăn uống người bị nhiễm vi khuẩn HP nên biết

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Những thực phẩm tốt cho người bị nhiễm khuẩn HP:

  • Rau quả tươi: Các loại rau xanh, trái cây có tác dụng chống oxy hoá, tăng cường miễn dịch, ức chế hình thành và phát triển vi khuẩn. Do đó bạn nên ăn nhiều rau cải xanh, súp lơ xanh, ớt chuông, bắp cải, dâu tây, táo, chuối,…
  • Chất béo tốt: Thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt như omega-3, omega-6 có khả năng giảm viêm nhiễm, thúc đẩy làm lành vết thương, tăng cường đề kháng. Bạn nên bổ sung cá hồi, cá thu, hàu, quả óc chó, hạt lanh, hạt chia, rau chân vịt, thịt bò, đậu lăng,…
  • Thực phẩm nhiều probiotic: Bổ sung thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, đồ uống lên men giúp tăng cường lợi khuẩn, cân bằng trạng thái ở dạ dày, chống vi khuẩn HP.
  • Thực phẩm chứa chất kháng viêm: Một số thực phẩm như gừng, nghệ, tỏi rất tốt với bệnh nhân dạ dày, trung hoà axit, ức chế phản ứng viêm, hỗ trợ làm lành vết loét.
Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 cho người bị HP dạ dày
Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 cho người bị HP dạ dày

Bên cạnh đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn đọc cũng cần hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối các thực phẩm dưới đây:

  • Đồ ăn nhiều chất béo không tốt: Gồm nội tạng thực vật, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh,… Sử dụng các món ăn này tạo áp lực lên dạ dày, gây đau bụng, khó tiêu, làm chậm quá trình hồi phục ở niêm mạc.
  • Đồ ăn có vị chua và cay: Khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn, suy giảm chức năng hệ tiêu hoá, tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển. Do đó bạn cần hạn chế các món ăn có gia vị cay nóng như ớt cay, hạt tiêu, dưa muối chua, cà muối, kim chi,…
  • Socola: Nghiên cứu cho thấy trong socola có chứa cafein gây kích ứng ở niêm mạc dạ dày, tạo cảm giác nóng rát, khiến tổn thương lâu lành.
  • Chất kích thích: Người bệnh cần kiêng tuyệt đối các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn, cafe, thuốc lá, xì gà,…

Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Được Ăn Chuối Không? Cần Lưu Ý Những Gì?

Những lưu ý với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP

Bên cạnh tìm phương pháp điều trị phù hợp, điều chỉnh chế độ ăn uống thì người bị HP dạ dày cần chú ý những điều dưới đây trong chế độ sinh hoạt hàng ngày:

  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, bát đũa, hạn chế tiếp xúc gần như hôn, thơm má người khác để phòng tránh vi khuẩn HP.
  • Cần rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và ngay sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa vi khuẩn HP lây lan.
  • Không ăn đồ sống, đồ tái, chỉ ăn chín uống sôi, lựa chọn nguồn thực phẩm sạch sẽ, nguồn nước đảm bảo.
  • Vậy vi khuẩn HP chết ở nhiệt độ nào? Theo nghiên cứu vi khuẩn sẽ chết khi tiếp xúc với nhiệt độ gần 100 độ C như các loại vi khuẩn đường ruột khác. Do đó để đảm bảo tránh lây nhiễm bên cạnh thực hiện ăn chín, uống sôi bạn có thể vệ sinh một số loại đồ dùng cá nhân bằng nước nóng trước khi dùng.
  • Đảm bảo môi trường sinh sống sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế vi khuẩn tấn công.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya, không làm việc quá sức, thường xuyên tập thể thao để tăng cường đề kháng.
  • Có thể tiêm phòng vi khuẩn HP không? Hiện nay y học thế giới đang trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm, chưa có dịch vụ tiêm phòng loại vi khuẩn này.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vi khuẩn HP mà bạn đọc cần biết. Đây là loại vi khuẩn nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng, do đó bạn hãy kiểm tra sức khoẻ định kỳ và có phương pháp điều trị thích hợp.

Đăng ký tư vấn với chuyên gia