Trẻ Em Bị Thủng Màng Nhĩ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (5 bình chọn)

Trẻ em bị thủng màng nhĩ là tình trạng không quá nguy hiểm nhưng nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng. Phụ huynh cần quan tâm tới các dấu hiệu nhận biết và có phương pháp xử lý sớm khi phát hiện con mình mắc bệnh.

Thủng màng nhĩ ở trẻ em là bệnh gì?

Màng nhĩ là lớp phân chia của tai ngoài và tai giữa, có màu sắc trong hoặc trắng mờ. Chức năng của màng nhĩ là truyền tải âm thanh vào trong tai. Ở trẻ em, màng nhĩ thường mỏng hơn và có độ đàn hồi cao nhưng khi trưởng thành sẽ có độ dày hơn.

Thủng màng nhĩ ở trẻ em là hiện tượng xuất hiện vết rách hoặc lỗ thủng ở màng nhĩ. Hiện tượng này làm suy giảm khả năng rung của màng nhĩ, có thể dẫn tới mất thính lực tạm thời ở trẻ.

Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể gây tổn thương hoặc nhiễm trùng trong tai. Trả lời cho câu hỏi thủng màng nhĩ ở trẻ em có lành được không, bác sĩ chuyên khoa cho biết chứng bệnh có thể tự khỏi sau một vài tuần. 

Thủng màng nhĩ ở trẻ em là tình trạng xuất hiện vết rách ở màng nhĩ
Thủng màng nhĩ ở trẻ em là tình trạng xuất hiện vết rách ở màng nhĩ

Tuy vậy một vài trường hợp khi vết rách quá lớn có thể cần tới sự can thiệp của phẫu thuật. Vì thế khi có dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ, phụ huynh cần đưa bé tới khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân khiến trẻ em bị thủng màng nhĩ

Tổng hợp cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ em bị thủng màng nhĩ, chi tiết như sau:

  • Chấn thương: Nguyên nhân này chủ yếu xảy ra do quá trình phụ huynh vệ sinh tai bất cẩn. Một vài trường hợp khác gây ra do trẻ vô tình dùng vật nhọn tác động tới tai.
  • Do áp lực mạnh: Xảy ra khi trẻ vô tình phải nghe những âm thanh quá mạnh do bom mìn. Ngoài ra việc đi máy bay, lặn tạo gây ra sự thay đổi áp suất trong tai và ngoài tai cũng là một yếu tố gây bệnh.
  • Viêm tai giữa: Trẻ nhỏ mắc viêm tai giữa gây ra hiện tượng tích tụ mủ trong tai. Áp lực do mủ gây tác động tới màng nhĩ có thể làm xuất hiện lỗ thủng hoặc rách màng.
  • Bệnh viêm mũi họng hoặc viêm VA: Trẻ mắc các căn bệnh này thường xuất hiện dịch tại vòm họng. Áp lực của dịch sẽ khiến màng nhĩ bị thủng.
  • Chấn thương vùng đầu: Một vài tình huống chấn thương vùng đầu khiến cấu trúc tai giữa và tai trong bị thay đổi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới màng nhĩ.

Trẻ em bị thủng màng nhĩ có triệu chứng gì?

Thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ có thể khiến trẻ xuất hiện các dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Đau tai: Trẻ bị đau nhói tai đột ngột dẫn tới việc quấy khóc thường xuyên và liên tục.
  • Ù tai: Với trẻ nhỏ phụ huynh có thể quan sát thấy hiện tượng trẻ quờ tay lên tai nhiều.
  • Chảy máu tai: Xảy ra với các trường hợp bị thủng màng nhĩ đột ngột do tác động của vật sắc nhọn.
  • Khả năng nghe kém: Trẻ bị tổn thương nhẹ sẽ bị điếc nhẹ, dấu hiệu này phụ huynh có thể thực hiện một vài kiểm tra để thấy rõ.
  • Sốt: Hiện tượng xảy ra khi thủng màng nhĩ do viêm tai giữa. Một vài trẻ nhỏ có kèm theo chảy mủ trong hoặc mủ vàng khi hết sốt.
  • Chán ăn, chóng mặt, mệt mỏi: Biểu hiện có thể xuất hiện kèm theo nôn hoặc buồn nôn.

Trẻ em bị thủng màng nhĩ có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết bé bị thủng màng nhĩ có thể lành sau vài ngày hoặc vài tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy vậy nếu tình trạng không được xử lý sớm sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Nếu không được điều trị bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Nếu không được điều trị bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Viêm nhiễm: Màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ và ngăn chặn vi khuẩn. Khi xuất hiện vết rách vi khuẩn sẽ theo đó xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm tại tai giữa của trẻ.
  • Viêm xương chũm: Là biến chứng hết sức nguy hiểm có thể gây viêm màng não, liệt mặt, áp xe não rất nguy hiểm.
  • Suy giảm thính lực: Trẻ có thể bị điếc hoàn toàn nếu như tình trạng thủng màng nhĩ không được điều trị.

Phương pháp điều trị khi trẻ em bị thủng màng nhĩ

Hiện nay, cách điều trị thủng màng nhĩ ở trẻ em phổ biến nhất là dùng thuốc Tây. Tuy vậy phụ huynh cũng có thể lựa chọn thuốc Đông y hoặc các mẹo điều trị tại nhà nếu phù hợp.

Điều trị thủng màng nhĩ ở trẻ em bằng thuốc Tây

Trẻ em bị thủng màng nhĩ với vết rách nhỏ, không có dấu hiệu sốt thì chỉ cần vệ sinh đúng cách sẽ tự khỏi. Sử dụng thuốc Tây cho tác dụng nhanh và hiệu quả. Dưới đây là tổng hợp các loại thuốc có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho bé:

  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Sử dụng thuốc với mục đích hạ sốt và giảm các cơn đau tai cấp tính. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định Paracetamol hoặc Ibuprofen với liều lượng phù hợp.
  • Nước muối sinh lý: Trẻ nên vệ sinh tai thường xuyên mỗi ngày 2 lần để ngăn chặn sự phát triển và xâm lấn của vi khuẩn vào tai giữa.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong các trường hợp vết rách lớn và có dấu hiệu gây viêm nhiễm. Amoxicillin hoặc Betalactam là những loại kháng sinh có thể sử dụng. Tuy nhiên liều lượng cần căn cứ vào bệnh trạng và cân nặng của trẻ.
  • Thuốc chống sung huyết: Áp dụng với trường hợp trẻ em bị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa và có nghi ngờ viêm mũi dị ứng. Các loại thuốc kháng histamin và chống xung huyết như Nedecon cần được cân nhắc trước khi dùng.

Xem thêm: Bệnh rò luân nhĩ ở trẻ: Nguyên nhân và điều trị như thế nào?

Phụ huynh cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ
Phụ huynh cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ

Phụ huynh cần tuân thủ tuyệt đối đơn thuốc và liều lượng chỉ định của bác sĩ. Điều này đảm bảo hiệu quả và hạn chế những biến chứng gây mất an toàn cho trẻ.

Can thiệp ngoại khoa

Thủng màng nhĩ phải làm sao khi các vết rách lớn, giải quyết vấn đề này bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa. Hiện nay các biện pháp này không quá phức tạp, có thể thực hiện sớm để đảm bảo an toàn và tránh xảy ra nhiễm trùng tai.

Trẻ em bị thủng màng nhĩ với vết rách lớn sẽ được chỉ định phẫu thuật
Trẻ em bị thủng màng nhĩ với vết rách lớn sẽ được chỉ định phẫu thuật

Trước khi can thiệp bệnh nhân sẽ được thăm khám một cách kỹ lưỡng về vị trí và kích thước của vết rách. Dưới đây là một số thủ thuật can thiệp ngoại khoa khi điều trị thủng màng nhĩ ở trẻ em:

  • Vá màng nhĩ: Thủ thuật có thể được bác sĩ chuyên khoa thực hiện từ 3 tới 4 lần khi vết thủng được lành lại hoàn toàn thì dừng lại. Thông thường bác sĩ sẽ thêm vào rìa lỗ thủng 1 chất kích thích tăng trưởng. Sau đó đặt miếng dán mỏng ở màng nhĩ cho tới khi lỗ thủng đóng hoàn toàn.
  • Phẫu thuật: Phương pháp được chỉ định khi các biện pháp khác không hiệu quả như mong muốn. Bác sĩ sẽ phẫu thuật màng nhĩ, tạo hình màng nhĩ hoặc vá mô da vào màng nhĩ.

Phương pháp điều trị tại nhà

Khi trẻ em bị thủng màng nhĩ, phụ huynh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Trong đó vệ sinh tai đúng cách là phương pháp quan trọng nhất hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng và an toàn hơn.

  • Sử dụng khăn mềm đã nhúng nước muối và nước ấm để vệ sinh bên ngoài tai bị thủng màng nhĩ của bé.
  • Dùng nước muối sinh lý để nhỏ vào tai bằng cách nghiêng đầu sao cho vùng tai thủng màng nhĩ ở phía trên. Chờ khoảng 2 phút sau thì nghiêng theo chiều ngược lại để nước muối dốc ra ngoài và sử dụng khăn để vệ sinh lại. Cần thực hiện bước vệ sinh này từ 2 tới 3 lần mỗi ngày.

Biện pháp để hạn chế tình trạng trẻ em bị thủng màng nhĩ

Bên cạnh việc thực hiện điều trị, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

Trẻ nhỏ cần được thăm khám bệnh tai mũi họng thường xuyên để phòng tránh bệnh
Trẻ nhỏ cần được thăm khám bệnh tai mũi họng thường xuyên để phòng tránh bệnh
  • Thận trọng khi dùng bông tăm để vệ sinh tai của trẻ, không vệ sinh hoặc lấy ráy tai bằng các đồ vật có hình sắc nhọn. Điều này có thể vô tình khiến trẻ em bị thủng màng nhĩ.
  • Tuyệt đối không để nước bẩn hoặc nước có chứa xà phòng vào tai khi tắm cho trẻ.
  • Với trẻ nhỏ không nên để bú nằm do sữa có thể tràn qua miệng và tới tai gây nhiễm trùng.
  • Nên hạn chế việc tiếp xúc với âm thanh hoặc tiếng ồn lớn đồng thời không tác động lực mạnh tới tai.
  • Vệ sinh mũi và họng và điều trị triệt để các bệnh về tai mũi họng đặc biệt là bệnh viêm tai giữa ở trẻ.
  • Cho trẻ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng, chú ý bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều kẽm. 
  • Tới các cơ sở y tế để thăm khám ngay khi xuất hiện biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Trẻ em bị thủng màng nhĩ có thể tự lành sau thời gian khoảng vài tuần. Tuy nhiên nếu trẻ xuất hiện tình trạng sốt kèm chảy mủ thì phụ huynh cần thận trọng. Tốt nhất nên đưa trẻ tới bệnh viện để được khám và điều trị.

Thông tin quan trọng:

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia