Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
4.9/5 - (8 bình chọn)

Trào ngược dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến xảy ra ở đường tiêu hóa. Bệnh gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, đau bụng, buồn nôn, nôn ói,… Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp chữa bệnh tốt nhất.

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là một căn bệnh về đường tiêu hóa, do dạ dày tiết ra quá nhiều dịch vị axit khiến chúng bị thoát ra khỏi dạ dày và trào ngược lên phần thực quản. Lượng axit dạ dày tiết ra càng nhiều sẽ khiến cho phần niêm mạc dạ dày thực quản bị ảnh hưởng, gây ra những cơn đau bụng, ợ chua khó chịu.

Bệnh trào ngược dạ dày thường không gây ra quá nhiều tác động đến cuộc sống hàng ngày. Người bệnh cũng có thể kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc hoặc thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt. Tuy nhiên trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày lâu ngày không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày và ung thư thực quản rất nguy hiểm. 

Trào ngược dạ dày là một căn bệnh về đường tiêu hóa
Trào ngược dạ dày là một căn bệnh về đường tiêu hóa

Hơn nữa, đây lại là một căn bệnh mà hầu hết ai cũng có thể gặp phải, bao gồm cả người già, trẻ em và trẻ sơ sinh. Trong đó nhóm đối tượng dễ bị mắc căn bệnh này nhiều nhất là từ 20-45 tuổi. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, dễ bị căng thẳng, stress, làm tăng sinh lượng axit trong dạ dày, gây trào ngược. Do đó bạn cần chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh ngay từ sớm để hạn chế những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh. 

Triệu chứng phổ biến của bệnh

Người bị trào ngược dạ dày sẽ có một số triệu trứng rất dễ nhận biết như sau:

  • Ợ chua: Người bệnh thường có triệu chứng ợ chua, ợ nóng, nhất là khi vừa mới ăn cơm no. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy khó tiêu và trong miệng có vị chua mỗi khi ợ lên.
  • Ợ hơi: Nếu ăn no dễ bị ợ chua thì khi đói người bệnh có thể bị ợ hơi. Người bệnh có thể cảm thấy chướng bụng dù chưa ăn gì.
  • Buồn nôn, nôn: Triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn. Đặc biệt, những người bị trào ngược dạ dày còn rất dễ bị say tàu xe, say sóng,…
  • Ăn không ngon miệng: Người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dịch mật sẽ có cảm giác bị đắng miệng. Ngoài ra, khi axit dạ dày trào ngược lên sẽ gây sưng thực quản, khiến việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn. Từ đó dẫn đến cảm giác ăn không ngon, sụt cân, chán ăn.
  • Miệng tiết ra nhiều nước bọt: Đây là phản xạ tự nhiên của miệng khi acid chua trong dạ dày trào ngược lên. Theo đó, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để trung hòa lại lượng axit trong dạ dày.
  • Ho, viêm họng, khàn tiếng: Axit dạ dày khi trào ngược lên thực quản và vùng hầu họng sẽ làm tác động tới các vùng như amidan, cổ họng, dây thanh quản,…. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, người bệnh chắc chắn sẽ gặp phải tình trạng viêm họng, ho kéo dài, khản tiếng, sưng dây thanh quản,….
Người bị trào ngược có thể gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn
Người bị trào ngược có thể gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn

Ngoài ra, ở người lớn và trẻ em bệnh cũng sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể như: 

  • Với người lớn: Người bệnh thường có biểu hiện là đắng miệng, trào ngược, ợ hơi, khó nuốt, tăng tiết nước bọt, ho nhiều hơn bình thường.
  • Với trẻ em: Ở trẻ em sẽ có những dấu hiệu khác như: Khó thở, thở khò khè, lười ăn, còi cọc, quấy khóc, chậm lớn.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Những yếu tố này đến từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Việc tìm được nguyên nhân gây bệnh là gì rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn xây dựng được một phác đồ điều trị khoa học và phù hợp hơn. Dưới đây là một vài lý do người bệnh thường gặp phải nhất:

  • Cơ thắt thực quản suy yếu: Cơ thắt thực quản sẽ mở ra khi có thức ăn đi xuống dưới dạ dày, sau đó sẽ khóa lại để ngăn không cho axit dịch vị trào ngược ra. Tuy nhiên nếu cơ quan này bị “lỗi”, nó sẽ khiến thức ăn và dịch vị từ dạ dày trào ngược lên trên.
  • Dùng thuốc Tây quá nhiều: Khi uống nhiều thuốc Tây, uống không đúng cách sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày. Một trong số đó chính là hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Do thói quen ăn uống hàng ngày: Một số thói quen xấu có thể dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày như: Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ăn khuya, ăn nhanh không nhai kỹ, ăn quá no, nhịn bữa sáng, uống đồ có gas,….
  • Do thói quen sinh hoạt hàng ngày: Những thói quen dưới đây cũng làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về dạ dày như: Thức khuya, cường độ làm việc nhiều, bê vác vật nặng, thường xuyên bị căng thẳng, stress,…
  • Do các bệnh lý: Một số bệnh lý cũng làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này như: Nhiễm trùng tổn thương thực quản, yếu cơ vòng thực quản, béo phì, viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, thoát vị hoành, chấn thương… 
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh trào ngược
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh trào ngược

Bị trào ngược dạ dày có gây nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Cụ thể, bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: 

  • Làm bó hẹp thực quản: Người bị trào ngược dạ dày rất dễ gặp phải biến chứng này, khiến người bệnh bị ho, co rút thực quản,…
  • Barrett thực quản: Căn bệnh này rất khó để phát hiện và có những triệu chứng không rõ ràng. Người bệnh thường phát hiện ra vấn đề thông qua các xét nghiệm.
  • Ung thư thực quản: Khi bị barrett thực quản, người bệnh cũng sẽ có nguy cơ cao bị ung thư thực quản. Những dấu hiệu ban đầu của bệnh sẽ là nuốt nghẹn, ho khạc, sụt cân không rõ lý do.
  • Sưng viêm thực quản: Tình trạng này thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài. Người bệnh sẽ có biểu hiện như đau khi nuốt, nóng rát thực quản, đau xương ức,…
  • Gây hại cho đường hô hấp: Lượng axit dư thừa nếu liên tục bị trào ngược lên đường hỗ hấp phía trên sẽ gây ra các bệnh như viêm họng mãn tính, viêm amidan mãn tính, ho dai dẳng, khó thở,…

Những biến chứng cho bệnh trào ngược dạ dày rất nghiêm trọng và khó kiểm soát. Do đó người bệnh cần chú ý giữ gìn sức khỏe, thăm khám bác sĩ định kỳ để sớm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Một số phương pháp chẩn đoán

Ngoài việc chẩn đoán lâm sàng dựa vào các triệu chứng tại dạ dày thực quản. Bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp chẩn đoán như sau:

Dựa vào điều trị thử

Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc PPI để điều trị thử trong khoảng 1-2 tuần với liều lượng chuẩn và liều gấp đôi chuẩn. Tuy nhiên việc điều trị thử chỉ áp dụng cho các đối tượng sau: 

  • Mới đau lần đầu hoặc đau nhiều lần với các triệu chứng tương tự trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người bệnh dưới 40 tuổi.
  • Người bệnh không bị các triệu chứng thực thể như thiếu máu, gầy sút cân, nổi hạch ngoại biên, nổi u ở ổ bụng,…

Nội soi dạ dày thực quản

Đây là phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất để phát hiện những tổn thương do trào ngược dạ dày thực quản gây nên cũng như các biến chứng của nó. Theo kết quản nội soi, những tổn thương ở dạ dày, thực quản được chia thành 4 mức như sau:

Nội soi dạ dày thực quản là phương pháp chẩn đoán trào ngược hiệu quả nhất
Nội soi dạ dày thực quản là phương pháp chẩn đoán trào ngược hiệu quả nhất
  • Độ A: Có 1 hoặc nhiều tổn thương không kéo dài quá 5mm ở tâm vị.
  • Độ B: Có 1 hoặc nhiều tổn thương kéo dài quá 5mm nhưng không kéo dài giữa 2 đỉnh nếp niêm mạc.
  • Độ C: Có 1 hoặc nhiều tổn thương nối liền giữa 2 đỉnh của các nếp niêm mạc nhưng không xâm phạm quá 75% chu vi ống thực quản.
  • Độ D: Có 1 hoặc nhiều tổn thương ở niêm mạc, các vết thương xâm phạm quá 75% chu vi ống thực quản.

Chụp X Quang thực quản

Phương pháp chụp X quang thực quản được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị biến chứng teo hẹp, loét thực quản hoặc thoát vị hoành.

Đo áp lực nhu động thực quản

Đo áp lực nhu động thực quản có tác dụng đánh giá chức năng cơ thắt thực quản dưới và các cơ thắt khác của thực quản. Phương pháp chẩn đoán này thường được thực hiện trước và sau khi phẫu thuật trào ngược hoặc ở những bệnh nhân không đáp ứng điều trị với thuốc, giúp loại trừ các rối loạn vận động thực quản hiếm gặp.

Đo pH, trở kháng thực quản 24H

Đo pH +- trở kháng thực quản 24H chính là phương pháp chẩn đoán hàng đầu trong việc xác định tình trạng trào ngược dạ dày thực quản dựa trên số cơn trào ngược acid lên khu vực hầu họng trong vòng 24 giờ. Phương pháp này giúp xác định chính xác lượng acid trào ngược, acid yếu, kiềm dạng dịch hoặc khí dung lên mũi, họng và khí quản. Hầu hết, bác sĩ sẽ tập trung vào bệnh sử của người bệnh và dấu hiệu lâm sàng điển hình như đau tức ngực, ợ nóng, ợ trớ để xác định được tình trạng trào ngược dạ dày.

Chẩn đoán phân biệt

Người bệnh sẽ được chẩn đoán phân biệt bệnh trào ngược dạ dày thực quản với những căn bệnh sau:

  • Bệnh túi thừa Zenkel.
  • Chít hẹp thực quản.
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Viêm thực quản do nấm
  • Viêm thực quản do hóa chất.
  • Viêm thực quản do thuốc.
  • Viêm thực quản do tia xạ.
  • Chứng khó tiêu chức năng.
  • Ung thư dạ dày.
  • Achalasia.
  • Bệnh phổi.
  • Bệnh mạch vành.
  • Bệnh tai mũi họng.
Bạn sẽ được chẩn đoán phân biệt trào ngược dạ dày với những căn bệnh khác
Bạn sẽ được chẩn đoán phân biệt trào ngược dạ dày với những căn bệnh khác

Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày tốt nhất

Hiện nay có rất nhiều cách giúp người bệnh kiểm soát và điều trị trào ngược dạ dày. Dựa trên mức độ bị bệnh và thể trạng của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp. 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất bạn có thể tham khảo:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Một số loại thuốc sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng như sau:

Thuốc ức chế bơm proton PPI

Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn ngừa tiết dịch acid dạ dày rất hiệu quả và cũng là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thuốc được chỉ định điều trị cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng và có xuất hiện biến chứng. Thuốc PPI sẽ có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị acid trong dạ dày và ức chế hoạt động của enzyme H+ K+ ATPase.

Một số loại thuốc PPI được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là: Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole.

Thuốc được sử dụng với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, dùng trước khi ăn nửa tiếng và điều trị trong vòng 4-12 tuần.

Thuốc trung hòa dịch vị Acid và Alginate

Các loại thuốc trung hòa axit dạ dày bao gồm các loại thuốc chứa muối nhôm và muối magnesi như Maalox, Gastropulgite, Alusi… Tuy nhiên những thuốc này có thể gây tác dụng phụ đó là tiêu chảy hoặc táo bón.

Trong khi đó, Alginate là hoạt chất giúp tạo mảng trung tính ngăn dịch trào ngược hoặc thay cho thành phần dịch dạ dày trào lên thực quản. Thuốc thường được dùng để trung hòa Alginate là Gaviscon.

Thuốc kháng thụ thể Histamin

Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 có tác dụng giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày. Từ đó giúp hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày thực quản. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như: Ranitidine, Zantac, Tagamet… 

Loại thuốc này sử dụng trước bữa ăn từ 15-30 phút. Thuốc có thời gian tác động nhanh hơn thuốc PPI, tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây ra một số tác dụng phụ như chứng vú to ở nam giới…

Thuốc tăng khả năng vận động thực quản Prokinetics

Thuốc hỗ trợ vận động Prokinetics có tác dụng đào thải acid bên trong thực quản, làm tăng khả năng làm rỗng dạ dày và tăng nhu động ruột. Nhóm thuốc này bao gồm Metoclopramide, Domperidone, Baclofen, thường được dùng để phối hợp với thuốc ức chế bơm proton để làm tăng hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Tây để điều trị
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Tây để điều trị

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, stress, ăn ngon ngủ tốt hơn. Một số loại thuốc được sử dụng bao gồm Imipramine, Nortriptyline, Trazodone, Sertraline… Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng trong việc dùng thuốc bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ về đường tiêu hóa.

Áp dụng mẹo dân gian

Ở trường hợp bị trào ngược dạ dày ở thể nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để điều trị bệnh. Đa số những nguyên liệu dân gian này đều rất an toàn, lành tính và có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả. Một số phương pháp chữa bệnh bạn có thể tham khảo thực hiện như sau:

Nghệ tươi: Trong thành phần của nghệ tươi có chứa nhiều hoạt chất curcumin, giúp kiểm soát tốt tình trạng viêm loét, ngăn ngừa sưng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh dùng 1 củ nghệ tươi và 1 thìa mật ong.
  • Nghệ tươi bạn cạo vỏ, rửa sạch sau đó để ráo nước.
  • Cho vào máy xay để xay nhuyễn cùng với 150ml nước.
  • Gạn lấy nước rồi cho mật ong vào khuấy đều.
  • Uống mỗi ngày 1 ly trước bữa ăn để kiểm soát bệnh.

Tỏi: Tỏi không chỉ chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn mạnh mẽ. Từ đó giúp làm giảm tình trạng đau dạ dày, phòng ngừa viêm loét và chống trào ngược hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 500g tỏi và 300ml mật ong nguyên chất.
  • Tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch sau đó đập dập.
  • Cho tỏi vào bình thủy tinh, đổ mật ong lên và đậy kín nắp.
  • Ngâm tỏi với mật ong khoảng 3 tuần là có thể sử dụng được.
  • Mỗi ngày dùng từ 2-3 tép tỏi ngâm mật ong trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nha đam: Nha đam có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit dịch vị và các gốc tự do.

Sử dụng nha đam cũng là cách điều trị trào ngược dạ dày
Sử dụng nha đam cũng là cách điều trị trào ngược dạ dày

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị khoảng 5 nhánh nha đam và 5ml mật ong.
  • Gọt sạch vỏ nha đam, ngâm cùng với nước muối loãng trong vòng 10 phút.
  • Cho nha đam vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn cùng với mật ong và 500ml nước.
  • Bảo quản nước này trong hộp thủy tinh có nắp đậy.
  • Dùng mỗi ngày 2 muỗng sẽ giúp giảm chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.

Lá ổi: Lá ổi có chứa một số hoạt chất có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn như Flavonoid, Tanin, Saponin… Nguyên liệu này có thể làm giảm kích thích dạ dày và chống trào ngược hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 50g lá ổi non, 200g gạo lứt và 500ml nước sạch.
  • Lá ổi rửa sạch, vớt ra để ráo nước.
  • Thái nhỏ lá ổi rồi cho lên chảo sao nóng cùng với gạo lứt.
  • Cho lá ổi, gạo lứt vào nồi đun với nước.
  • Lọc lấy nước và gạn bỏ bã.
  • Sử dụng nước này để uống trong ngày, uống khi còn ấm sẽ giúp làm tăng hiệu quả điều trị.

Dùng thuốc Đông y

Thay vì dùng thuốc Tây y, một số người bệnh lại có xu hướng sử dụng các bài thuốc Đông y bởi nó mang đến hiệu quả lâu dài, an toàn và ít gây tác dụng phụ. Một số bài thuốc Đông y người bệnh có thể tham khảo như sau:

Bài thuốc 1: Chữa trào ngược dạ dày do căng thẳng thần kinh

Căng thẳng stress kéo dài khiến người bệnh dễ bị trào ngược dạ dày thực quản, gây ra hàng loạt các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, đau rát, buồn nôn, khó chịu,… Bài thuốc Đông y này sẽ có tác dụng làm giảm căng thẳng thần kinh, tránh làm tăng tiết lượng acid dịch vị trong dạ dày.

  • Nguyên liệu: Sài hồ 10g, Bạch thược 10g, Xuyên khung 6g, Tô ngạnh 10g, Hương phụ 10g, Trần bì 10g, Diên hồ sách 10g, Ô tặc cốt 15g, Chỉ xác 10g, Uất kim 10g, Huyền hồ 10g, Cam thảo 6g.
  • Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với nước lọc và uống mỗi ngày 1 thang.
Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Đông y
Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Đông y

Bài thuốc 2: Điều trị trào ngược dạ dày do thức ăn kích ứng

Chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng đối với người bị trào ngược dạ dày. Khi vô tình ăn phải những thức ăn không phù hợp sẽ gây rối loạn chức năng của dạ dày thực quản. Từ đó gây đầy bụng, đau tức thượng vị, đau bụng, ợ hơi, buồn nôn…

  • Nguyên liệu: Thương truật 16g, Thần khúc 16g, Hương phụ 16g, Xuyên khung 16g, Sơn chi tử 16g.
  • Cách thực hiện: Sắc 1 thang uống trong 2 ngày. Dùng mỗi ngày 2 lần và sau khi ăn.

Bài thuốc 3: Chữa trào ngược dạ dày do suy giảm sức khỏe

Người bệnh bị suy giảm sức khỏe do trào ngược dạ dày sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, mất ngủ,… Khi đó bạn cần sử dụng các bài thuốc để bồi bổ cơ thể và phục hồi sức khỏe.

  • Nguyên liệu: Rau má 20g, Mã đề 16g, Bạch truật 16g, Bán hạ 10g, Trần bì 10g, Chi tử 10g, Râu ngô 12g, Bạch thược 12g, Liên nhục 16g, Đương quy 16g, Đan bì 12g, Cam thảo 16g, Hoài sơn 16g.
  • Cách thực hiện: Sắc 1 thang uống hết trong 2 ngày. Dùng thuốc mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn. 

Bài thuốc 4: Chữa trào ngược dạ dày do đau bụng thượng vị

Người bệnh bị đau bụng thượng vị, sau đó cơn đau lan sang hai bên sườn. Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo một vài biểu hiện khác như cảm giác khó chịu, hay cáu gắt, ợ hơi, nôn chua, đắng miệng, đau dữ dội từng cơn, nôn mửa, nhạt miệng.

  • Nguyên liệu: Sa nhân 8g, Hương phụ 20g, Ô dược 20g, Cam thảo 12g, Diên hồ sách 12g, Trần bì 12g.
  • Cách thực hiện: Sắc 1 thang thuốc với khoảng 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 150ml thì tắt bếp, chia thành 4 phần và uống hết trong ngày.

Lưu ý trong quá trình phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh cần chú ý một số vấn đề như sau:

Chú ý về chế độ ăn uống:

  • Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường tiêu hóa, cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Nên ăn đồ ăn mềm được chế biến theo dạng luộc, hấp, nấu canh để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
  • Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, nhiều đường, đồ ăn chiên rán.
  • Nên ngưng dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cacao, socola, nước có gas,…
  • Nên chia nhỏ 3 bữa chính thành 4-5 bữa ăn nhỏ để không gây áp lực cho dạ dày.
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không ăn khuya quá 8h tối.
  • Nên ăn chín, uống sôi, không ăn đồ ăn tái, sống, thức ăn chưa chín như rau sống, sashimi, sushi, thịt bò tái, hàu tôm mực sống,…
  • Ăn xong nên nghỉ ngơi đi lại nhẹ nhàng, không nên vận động mạnh hoặc đi nằm luôn để tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Chú ý về chế độ sinh hoạt:

  • Người bệnh nên đi ngủ đúng giờ, không thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng/ngày để đảm bảo sức khỏe.
  • Tránh căng thẳng stress quá mức, nên thư giãn để không làm tăng áp lực cho dạ dày.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Không nằm đầu thấp, nên kê gối nằm cao hơn giường từ 10 -15 cm. Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái để không gây trào ngược dạ dày vào ban đêm.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, không nên mặc trang phục quá chật.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh trào ngược dạ dày. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm kiếm các thông tin về căn bệnh. Từ đó có thể chủ động đi thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của sức khỏe.

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia