Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em 4 Tuổi: Nguyên Nhân, Cách Chữa

Ngày cập nhật: 25/03/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
4.7/5 - (12 bình chọn)

Trào ngược dạ dày không chỉ xảy ra ở người lớn mà cả trẻ nhỏ 4 tuổi cũng có thể gặp phải tình trạng này. Một số dấu hiệu bị bệnh ở trẻ mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra như trẻ ăn uống kém, bị đau bụng, ợ hơi, suy nhược cơ thể,… Nếu không được can thiệp kịp thời, trẻ có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi là bị bệnh gì?

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi là hiện tượng thức ăn cùng dịch vị bị axit dạ dày đẩy ngược lên vùng thực quản, hầu họng. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ngủ không sâu giấc dẫn đến suy dinh dưỡng. 

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ có thể gây ra tình trạng viêm phổi, viêm thanh quản hoặc hen suyễn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Căn bệnh này thường xảy ra ở những trẻ em dưới 2 tuổi và sẽ tự hết khi lớn lên. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh xảy ra ở trẻ 4 tuổi.

Trào ngược dạ dày có thể xảy ra ở trẻ 4 tuổi
Trào ngược dạ dày có thể xảy ra ở trẻ 4 tuổi

Trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày thường xuất hiện các dấu hiệu như sau: 

  • Trẻ nhỏ 4 tuổi thường xuyên bị nôn trớ.
  • Bị ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, đau bụng, đau ở phía sau xương ức, đau bụng thượng vị.
  • Trẻ ngủ không sâu giấc, thường xuyên bị quấy khóc, lười ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh xao.
  • Có biểu hiện khó nuốt, thở khò khè.
  • Miệng trẻ có vị chua, bị hôi miệng, dễ bị sâu răng, viêm họng, đau họng, nhiễm trùng tai.

Trẻ em 4 tuổi khi bị trào ngược dạ dày có thể gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng kể trên. Đây là những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khoẻ khác, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hoá. Do đó phụ huynh cần chú ý phát hiện sớm và đưa con đi thăm khám bác sĩ kịp thời.

Xem thêm: Top 13 Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cho Bé An Toàn Hiệu Quả

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi

Bệnh lý trào ngược dạ dày rất phổ biến và thường gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi. Tuy nhiên vẫn có nhiều trẻ em 4 tuổi mắc bệnh xuất phát từ nhóm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý.

Nguyên nhân bệnh lý

Trào ngược dạ dày do mắc bệnh đường tiêu hoá
Trào ngược dạ dày do mắc bệnh đường tiêu hoá

Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý thông thường thì nhiều trẻ em 4 tuổi cũng bị trào ngược dạ dày do bệnh lý như:

  • Mắc bệnh lý đường tiêu hoá: Trẻ em bị viêm loét dạ dày, thoát cơ hoành, viêm tá tràng khiến cơ thắt thực quản suy yếu dễ bị trào ngược thức ăn.
  • Mắc bệnh lý khác: Trẻ bị rối loạn thần kinh, bại não, hội chứng down, hở van tim bẩm sinh, nhiễm trùng toàn thân cũng làm tăng nguy cơ trào ngược.

Khác với nguyên nhân sinh lý, nếu trẻ bị trào ngược do bệnh lý thì cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân sinh lý

Cơ thể trẻ em 4 tuổi đã phát triển tuy nhiên vẫn có một số cơ quan chưa phát triển toàn diện. Điều này dẫn xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày và thực quản.

  • Cơ vòng thực quản chưa phát triển hoàn chỉnh: Đây là cơ quan đóng vai trò đưa thức ăn vào trong cơ thể, đóng mở giúp ngăn chặn dịch vị trào lên. Do cơ vòng ở trẻ 4 tuổi phát triển chưa hoàn thiện nên dẫn đến dịch dạ dày trào ngược.
  • Chức năng hệ tiêu hoá chưa ổn định: Hệ số tiêu hoá ở trẻ 4 tuổi chưa hoàn thiện như người lớn, rất dễ bị rối loạn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn.
  • Ảnh hưởng của chế độ ăn uống: Trẻ em ăn nhiều món ăn chiên rán, dầu mỡ, đồ cay nóng, trái cây có vị chua, lạp xưởng, xúc xích, dưa cải muối chua dễ bị trào ngược.
  • Thói quen xấu: Trẻ em nằm hoặc chạy nhảy sau khi ăn no gây áp lực lên dạ dày và cơ vòng, gây chướng bụng, buồn nôn, trào ngược.
  • Nguyên nhân khác: Trẻ em sống trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc, tác dụng phụ của thuốc chống dị ứng, thuốc giảm đau, trầm cảm cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

Trường hợp trẻ bị trào ngược do nguyên nhân sinh lý không quá nguy hiểm, có thể khắc phục được một phần.

Bài đọc thêm: Trào Ngược Dạ dày Nên Ăn Rau Gì? Top 16 Loại Rau Bạn Nên Dùng

Trẻ em bị trào ngược có nguy hiểm không?

Trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản không phải bệnh lý quá nguy hiểm và có thể khắc phục hoàn toàn nếu điều trị sớm. Tuy nhiên nếu bố mẹ chủ quan để tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh tiến triển sang mức độ nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng bệnh khiến trẻ khó chịu, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến dung nạp dưỡng chất, ức chế sự phát triển thể chất của con. Không chỉ thế, triệu chứng ợ hơi, ợ chua, hôi miệng, sâu răng,… khiến con tự ti, xấu hổ, ngại tiếp xúc, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý.

Đặc biệt, trong một số trường hợp nếu bố mẹ không điều trị sớm, bệnh lý có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Tổn thương dạ dày: Trào ngược làm tăng nguy cơ đau dạ dày, viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng cơ quan này. Thậm chí nhiều trường hợp viêm loét nặng có thể dẫn đến thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày.
  • Viêm thực quản: Axit dạ dày trào ngược lâu dài gây bào mòn thực quản dẫn đến viêm loét, hẹp thực quản, barrett thực quản, xuất huyết.
  • Bệnh đường hô hấp: Dịch vị trào lên thực quản, cổ họng và khoang miệng gây ho kéo dài, khó thở, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan.

Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng ban đầu, phụ huynh nên cho con đi khám và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Trong trường hợp trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản kéo dài không khỏi hoặc khi có các dấu hiệu trầm trọng như nôn nhiều, đau quặn bụng, đi ngoài ra máu, khó thở thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay.

Khi đó các bác sĩ sẽ dựa trên các phương pháp chẩn đoán để phát hiện chính xác tình trạng bệnh.

Nội soi đường tiêu hoá là phương pháp chẩn đoán bệnh dạ dày chính xác
Nội soi đường tiêu hoá là phương pháp chẩn đoán bệnh dạ dày chính xác
  • Kiểm tra nồng độ PH: Nhằm xác định chỉ số axit trong dạ dày, xác định các triệu chứng và bệnh lý liên quan.
  • Xét nghiệm khả năng làm trống dạ dày: Với xét nghiệm này các bác sĩ sẽ kiểm tra xem thức ăn có được chuyển từ dạ dày vào ruột non đúng cách hay không.
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang có chất cản quang giúp kiểm tra sự bất thường ở dạ dày, kiểm tra dấu hiệu và tình trạng viêm loét.
  • Nội soi dạ dày: Nhằm xác định vị trí dạ dày bị tổn thương, đánh giá mức độ tổn thương.

Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác, các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng mỗi bé.

Không nên bỏ lỡ: Top 15+ Bài Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Bất Ngờ

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ 4 tuổi hiệu quả nhất

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi hoàn toàn có thể khắc phục nếu áp dụng các biện pháp kịp thời. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, phụ huynh có thể tham khảo dưới đây.

Sử dụng thuốc Tây

Dùng thuốc tây y là cách điều trị trào ngược dạ dày đem lại tác dụng nhanh nhất. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp này gồm có:

  • Thuốc kháng Histamin giúp giảm nồng độ axit trong dạ dày như Zantac, Pepcid, Tagamet,…
  • Thuốc kháng axit giúp giảm tiết axit trong dạ dày, cải thiện trào ngược như Maalox, Mylanta,…
  • Thuốc ức chế bơm proton như Prevacid, Nexium, Aciphex, Prilosec, Protonix,…

Ngoài ra các bác sĩ có thể kê thêm thuốc hỗ trợ đường tiêu hoá, thuốc làm trống dạ dày, tăng cường đề kháng.

Mặc dù đem lại hiệu quả nhanh tuy nhiên phụ huynh phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ khi cho con dùng thuốc. Đặc biệt cơ thể trẻ 4 tuổi phát triển chưa hoàn thiện, nhạy cảm, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. Trong trường hợp bị trào ngược do nhiễm khuẩn HP, phụ huynh cần hết sức cẩn trọng khi cho con dùng thuốc Tây. Bởi có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng kháng sinh, khiến việc điều trị vi khuẩn HP khó khăn hơn.

Phương pháp dân gian

Trong dân gian ông cha ta lưu truyền nhiều phương pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả, an toàn lành tính mà phụ huynh có thể tham khảo.

Điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ bằng nha đam
Điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ bằng nha đam
  • Nha đam: Dùng nha đam tươi gọt vỏ, rửa sạch và lấy phần thịt. Sau đó đem xay nhuyễn, trộn cùng mật ong, thêm nước ấm và chắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Gừng: Chuẩn bị 1 củ gừng nhỏ rửa sạch, gọt vỏ và thái lát mỏng. Đun sôi nước gừng trong khoảng 10 phút và uống ngay khi còn ấm.
  • Nghệ: Một nhánh nghệ tươi đem gọt vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn. Sau đó thêm 1 thìa cafe mật ong vào trộn đều cùng 100ml nước ấm và ăn trước bữa ăn.
  • Lá trầu không: Hái một nắm lá trầu không rửa sạch bằng nước muối loãng sau đó đun cùng 300ml nước trong 15 phút. Chắt phần nước lá và uống trước khi ăn khoảng 1 tiếng.
  • Lá mơ lông: Dùng lá mơ lông đã rửa sạch đem xay nhuyễn, chắt nước uống hoặc hấp cách thuỷ để ăn.
  • Đu đủ hấp đường: Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch và bỏ hạt sau đó cắt thành các miếng vừa ăn. Hấp cách thuỷ đu đủ cùng với đường cho đến khi chín mềm thì ăn, rất tốt cho trẻ bị trào ngược.

Các bài thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu lành tính nhưng cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để phát huy hiệu quả.

Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống cho trẻ

Như đã chia sẻ ở trên, nhiều trẻ bị trào ngược do chính chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Do đó, chỉ cần thay đổi những thói quen xấu, rèn luyện thói quen tốt trẻ sẽ không gặp phải các triệu chứng khó chịu của bệnh.

  • Cho trẻ ăn các món ăn mềm, lỏng như cháo, canh, soup nhằm giảm áp lực cơ hoành, tốt cho hệ tiêu hoá.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho tiêu hoá như rau xanh, hoa quả tươi, khoai lang, đậu nành, trứng gà, thịt heo, ngũ cốc, bánh mì,…
  • Hạn chế cho con ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nước uống có gas, đồ muối chua, lên men.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, không béo phì, thừa cân.
  • Rèn luyện con không được nằm ngay hoặc chạy nhảy, vận động mạnh sau khi ăn.
  • Không ép con ăn quá nhiều, không nên ăn trước khi đi ngủ 2 tiếng, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hoá.
  • Sử dụng gối ngủ chống trào ngược cho con.

Trên đây là những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi mà phụ huynh cần nắm được. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng, ảnh hưởng đến cả sức khoẻ và tâm lý của trẻ.

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia