Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tuổi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Ngô Tú
4.7/5 - (10 bình chọn)

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi khiến cha mẹ lo lắng, không biết có ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của con hay không. Vậy nguyên nhân do đâu gây ra tình trạng này, dấu hiệu nhận biết và cách chữa như thế nào, mời phụ huynh theo dõi trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi là tình trạng rối loạn hệ tiêu hoá khiến axit dạ dày, dịch vị và thức ăn trong dạ dày trào ngược lên ở thực quản. Tình trạng này không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi nhưng chủ yếu xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân chính.

Trào ngược dạ dày do sinh lý

Trẻ em thường bị trào ngược dạ dày thực quản do sinh lý bắt nguồn từ những nguyên nhân như:

Trẻ em 2 tuổi thường bị trào ngược do cơ quan cơ thể chưa phát triển toàn diện
Trẻ em 2 tuổi thường bị trào ngược do cơ quan cơ thể chưa phát triển toàn diện
  • Cơ vòng thực quản chưa phát triển: Cơ quan này đảm nhận chức năng đóng mở thu nạp thức ăn. Đồng thời giữ vai trò như lá chắn cản trở axit dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Trẻ em 2 tuổi cơ vòng chưa phát triển toàn diện nên thường hay bị trào ngược.
  • Chức năng hệ tiêu hoá chưa ổn định: Trẻ em thường dễ bị rối loạn tiêu hoá, dạ dày co bóp bất thường. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để axit trào ngược lên thực quản.
  • Chế độ dinh dưỡng: Nếu phụ huynh cho trẻ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, thức ăn không đảm bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Nằm khi uống sữa: Cho trẻ uống sữa khi nằm rất dễ bị nôn trớ do cơ hoành nằm ngang dạ dày dẫn đến trào ngược ra ngoài.
  • Vận động khi vừa ăn xong: Trẻ em hiếu động thường hoạt động ngay khi vừa ăn xong, làm tăng áp lực lên hệ tiêu hoá, từ đó gây mất khả năng kiểm soát axit. Phụ huynh cần tập cho con thói quen nghỉ ngơi khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi ăn.

Các trường hợp này thường khiến trẻ 2 tuổi bị nôn trớ sau khi ăn uống. Tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra ở cấp độ nhẹ, không thường xuyên, không quá nguy hiểm đến sức khoẻ.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi do nguyên nhân bệnh lý

Các yếu tố sinh lý gây trào ngược ở trẻ thường ở mức độ nhẹ, sẽ mất đi khi đến độ tuổi nhất định. Nhưng nếu bé bị trào ngược do bệnh lý thì các dấu hiệu sẽ nặng hơn, phức tạp hơn.

Trẻ bị trào ngược dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng gây nên
Trẻ bị trào ngược dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng gây nên
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Bệnh gây tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc cơ quan tá tràng, gây ra viêm loét dạ dày và tá tràng
  • Thoát vị cơ hoành: Dị tật bẩm sinh do cơ quan ở ổ bụng trồi lên lồng ngực thông qua lỗ khuyết. Thường là ở lỗ sau và phía trên ở cơ hoành dẫn đến hiện tượng trào ngược.
  • Sa dạ dày: Bệnh xuất hiện khi đáy của dạ dày nằm ở vị trí thấp hơn so với cấu tạo bình thường, dẫn đến bất thường trong tiêu hoá.

Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Và Nên Uống Loại Nào?

Những dấu hiệu nhận biết trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày

Khi trẻ lên 2 tuổi vẫn bị nôn trớ sau khi ăn là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu việc nôn trớ đi kèm với các triệu chứng dưới đây thì có thể nghi ngờ trẻ bị trào ngược dạ dày.

  • Trẻ thường xuyên bị nôn ra sữa, thức ăn đi kèm triệu chứng ợ hơi, nấc cụt.
  • Trẻ thở khò khè, ho kéo dài, khàn giọng.
  • Trẻ hay bị đau bụng, thường xuyên quấy khóc, khó chịu nhất là về đêm, ngủ không sâu giấc.
  • Trẻ có triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, đau tức phía sau xương ức,…
  • Trẻ biếng ăn chậm lớn, chậm phát triển so với tiêu chuẩn độ tuổi, suy dinh dưỡng.
  • Ngoài ra có thể xuất hiện một số triệu chứng như nhiễm trùng tai giữa, hôi miệng, miệng có mùi chua, đau họng vào buổi sáng, sâu răng, có âm thanh trong lồng ngực,…
Trẻ nôn trớ, đau bụng và quấy khóc là triệu chứng phổ biến
Trẻ nôn trớ, đau bụng và quấy khóc là triệu chứng phổ biến

Do đó khi phát hiện trẻ 2 tuổi có những triệu chứng trên thì cần đưa đến bệnh viện để khám và có phương pháp khắc phục, tránh để kéo dài.

Tìm hiểu ngay: Top 5 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả

Trẻ bị trào ngược có nguy hiểm không, khi nào cần đến bác sĩ?

Theo các chuyên gia, đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt khi trẻ nôn mửa kéo dài, kén ăn dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất, sụt cân, suy dinh dưỡng, thấp còi.

Một số trẻ mặc dù không bị ho nhưng lượng axit và thức ăn trào ngược lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Khi đó trẻ em sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến phổi, đường hô hấp.

Đồng thời, nguy hiểm hơn, khi bệnh lý trào ngược dạ dày kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn:

  • Rối loạn thần kinh
  • Viêm thực quản
  • Xuất huyết thực quản
  • Chảy máu nguyên do từ việc thiếu hồng cầu và máu
  • Hẹp thực quản, nóng rát sưng tấy thực quản, xuất hiện polyp thực quản
  • Hình thành mô sẹo thực quản dẫn đến nuốt thức ăn khó khăn.

Vậy khi nào cần đưa con đến khám bác sĩ? Các chuyên gia khuyên rằng, khi bé xuất hiện một trong các triệu chứng dưới đây thì bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ.

  • Bé thường xuyên bị nôn trớ, đôi khi nôn ra máu, nôn dữ dội khi bú.
  • Trẻ bị đau bụng, đau tức giữa ngực, đau cổ họng, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
  • Trẻ có dấu hiệu quấy khóc liên tục, bỏ ăn, chậm tăng cân, nhìn trẻ lừ đừ, không khoẻ mạnh.
  • Trẻ bị đau bụng tiêu chảy, đi ngoài ra phân lẫn máu.
  • Trẻ thở khò khè, khàn giọng, ho kéo dài, viêm phổi tái phát nhiều lần.

Có thể bạn quan tâm: Trào Ngược Dạ Dày Có Được Ăn Chuối Không? Cần Lưu Ý Những Gì?

Phương pháp chẩn đoán

Những triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hoá khác. Do đó để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ chuyên khoa thường sử dụng các phương pháp dưới đây:

Các phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện chính xác tình trạng bệnh
Các phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện chính xác tình trạng bệnh
  • Chụp X-quang: Trẻ được nuốt chất cản quang Barium và dùng máy X-quang để soi các tổn thương ở dạ dày, thực quản và ruột non.
  • Nội soi thực quản: Các bác sĩ sẽ gây tê trẻ và đưa ống nội soi vào cơ thể. Từ đó các hình ảnh rõ nét của các tổn thương sẽ được quan sát.
  • Thăm dò trở kháng trong 24 tiếng: Ống nhỏ được đưa qua mũi, đi vào thực quản của trẻ. Đầu ống được đặt nằm ở trên cơ thắt thực quản để theo dõi nồng độ axit trong thực quản.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Xét nghiệm được thực hiện nhằm loại trừ các nguyên nhân gây ra nôn mửa nhưng bị nhầm lẫn với trào ngược dạ dày.

Qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Các phương pháp khắc phục bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, cơ thể chưa phát triển toàn diện nên phụ huynh cần hết sức chú ý khi sử dụng các phương pháp điều trị. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Các mẹo chống trào ngược dạ dày

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tham khảo thêm các mẹo giúp bé chống trào ngược dạ dày thực quản đơn giản ngay trong chính sinh hoạt hàng ngày.

  • Sử dụng gối chống trào ngược: Trào ngược thường xảy ra vào ban đêm, khi trẻ nằm ngủ. Do đó mẹ có thể sử dụng gối chống trào ngược có độ nghiêng từ 15 đến 20 độ, giúp vị trí thực quản và cổ họng cao hơn dạ dày. Từ đó giúp giảm nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Massage bụng: Giúp cơ hoành kéo giãn, cải thiện hoạt động của dạ dày, đồng thời giúp chức năng đóng mở cơ hoành tốt hơn. Bạn có thể dùng dầu dừa hoặc dầu oliu để massage theo hình tròn với lực vừa đủ trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Không ép con ăn quá no, hạn chế ăn món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, hạn chế ăn nhiều socola, nước sốt cà chua, quýt,…
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Tập cho con thói quen nghỉ ngơi sau khi ăn, không chạy nhảy, cho con ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng.

Sử dụng thực phẩm tự nhiên khắc phục trào ngược

Khi trẻ 2 tuổi hay bất cứ độ tuổi nào bị trào ngược dạ dày, phụ huynh có thể cho con sử dụng thực phẩm tự nhiên tốt cho tiêu hoá.

Sữa chua giúp cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi
Sữa chua giúp cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi
  • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều probiotic tốt cho dạ dày và đường ruột, tăng cường hệ tiêu hoá.
  • Trà gừng: Gừng có tác dụng điều hoà chức năng co bóp ở bao tử, giảm đau, ấm bụng, giảm nguy cơ trào ngược axit. Bạn có thể cho trẻ uống trà gừng ấm với mật ong để dễ uống.
  • Nghệ vàng: Hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Bạn pha tinh bột nghệ cùng mật ong và nước ấm cho con uống để tốt cho tiêu hoá.
  • Tinh dầu bạc hà: Sử dụng tinh dầu bạc hà giúp khắc phục triệu chứng trào ngược. Bạn chỉ cần dùng vừa đủ tinh dầu bạc hà trộn cùng dầu oliu để xoa bụng cho bé.

Xem thêm: Chuyên Gia Giải Đáp Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất?

Những lưu ý phụ huynh cần biết khi trẻ bị trào ngược dạ dày

Bên cạnh áp dụng những phương pháp điều trị khoa học, phụ huynh cũng cần chú ý những vấn đề dưới đây:

  • Có thể sử dụng thuốc tây để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi. Tuy nhiên bạn cần đến khám bác sĩ và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng hoặc sử dụng sai cách gây nguy hiểm cho bé.
  • Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em không quá nguy hiểm nhưng cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Tránh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khoẻ và sự phát triển của con.
  • Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, phụ huynh nên cho con ăn nhiều súp lơ xanh, bắp cải, rau bí, các loại hạt, đậu xanh, đậu đỏ, thịt nạc, trái cây, yến mạch, sữa tươi, sữa chua,…
  • Nên tránh cho con ăn các loại thực phẩm có vị chua như dưa cải muối, cà muối, hoa quả chua như quýt, cam, chanh, đu đủ xanh, socola, đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ. Không nên cho con uống nhiều đồ ngọt, nước có gas, cà phê,…
  • Cho con ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng, không ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, cho con bú đúng tư thế,…

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi mà phụ huynh nên biết. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con trẻ.

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia