Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Đờm Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngày đăng: 20/05/2023 Biên tập viên: Ngô Tú
5/5 - (10 bình chọn)

Trào ngược dạ dày gây ho đờm là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh bởi nó gây ra rất nhiều những triệu chứng khó chịu ở cả hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Nếu chủ quan không điều trị sớm người bệnh có thể sẽ bị ho mãn tính, viêm họng mãn tính hoặc bị hội chứng khó thở. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu của căn bệnh trào ngược này là gì? Chữa trị như thế nào? 

Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày gây ho đờm

Trào ngược dạ dày gây ho đờm là một bệnh lý xảy ra khi cơ thắt của thực quản dưới hoạt động bất thường. Chúng mở ra ngay khi không có thức ăn xuống dạ dày. Điều này khiến cho lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra những triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,… 

Ở những người bệnh bị trào ngược dạ dày nghiêm trọng, lượng thức ăn và axit bị đẩy lên thực quản sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và virus tấn công khu vực này, lâu dần sẽ khiến cổ họng bị tổn thương.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm khiến người bệnh cảm thấy khó chịu
Trào ngược dạ dày gây ho đờm khiến người bệnh cảm thấy khó chịu

Khi đó các mô ở đường hô hấp sẽ tiết ra chất nhầy để bảo vệ cổ họng, ngăn chặn những tác nhân gây bệnh này. Khi đó người bệnh bị trào ngược sẽ xuất hiện triệu chứng ho có đờm.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm sẽ xuất hiện nghiêm trọng hơn vào buổi tối, khi bạn nằm ngủ và sau khi vừa mới ngủ dậy. Khi đó, dạ dày, thực quản và cổ họng sẽ nằm ngang theo một đường thẳng và làm tăng nguy cơ bị trào ngược. Bên cạnh tình trạng trào ngược dạ dày gây ho đờm, người bệnh còn có nguy cơ bị trào ngược dạ dày gây đau họng, viêm họng hạt, hôi miệng, ho và một số bệnh lý khác về đường hô hấp.

Nguyên nhân gây bệnh

Trào ngược dạ dày gây ho đờm có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Do bệnh viêm loét dạ dày

Những người có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng thường sẽ có biểu hiện trào ngược dạ dày gây ho có đờm. Bởi khi đó thức ăn từ miệng xuống dạ dày sẽ bị mắc lại ở phẩn thực quản và không tiêu hóa được. Khi đó acid dịch vị sẽ tiết ra nhiều hơn và làm tăng hiện tượng trào ngược, buồn nôn, nôn khan, ho khan, ho có đờm.

Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy cổ họng của mình bị nghẹn nhưng lại rất khó để khạc nhổ nó ra ngoài.

Do căng thẳng, áp lực

Mỗi khi bạn lo lắng, stress đồng nghĩa với việc bạn đang gây sức ép lên cho dạ dày. Khi đó cơ thể sẽ mất khả năng cân bằng dịch vị axit dẫn đến tình trạng đau bụng và trào ngược dạ dày.

Do bẩm sinh gây ra

Cũng có những trường hợp bị trào ngược dạ dày do bẩm sinh, do di truyền từ người thân hoặc do quá trình ăn uống từ nhỏ không đúng cách. Khi đó bệnh trào ngược dạ dày sẽ rất dễ phát triển thành thoát vị cơ hoành, khiến cơ thực quản hoạt động kém hơn, khó điều tiết dịch vị acid dạ dày khiến chúng trào ngược lên thực quản và cổ họng.

Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ho có đờm

Người bị trào ngược dạ dày ho có đờm có thể sẽ xuất hiệu những vấn đề sau:

Các dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ho có đờm
Các dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ho có đờm
  • Cảm giác nuốt vướng ở vùng cổ họng.
  • Khó nuốt, thường xuyên cảm thấy bị nghẹn.
  • Ngứa rát ở vùng cổ họng.
  • Đờm màu vàng hoặc xanh.
  • Khó thở.
  • Miệng đắng.
  • Đầy bụng, đầy hơi.
  • Chán ăn.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau tức ngực.
  • Tăng tiết nước bọt.

Trào ngược dạ dày gây ho có đờm thường xuất hiện rất nhiều triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác về đường hô hấp. Do đó bạn có cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Biến chứng trào ngược dạ dày gây ho có đờm

Trào ngược dạ dày gây ho có đờm nếu không được điều trị từ sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, có thể kể đến như: 

  • Ho mãn tính: Người bệnh sẽ có thói quen ho và khạc nhổ để loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cổ họng bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị đau rát họng, khàn tiếng, ho lâu ngày không khỏi.
  • Viêm họng: Lượng axit có trong dạ dày khi bị trào ngược lên thực quản sẽ kích thích và gây viêm. Do đó những người bị trào ngược dạ dày rất dễ gặp phải tình trạng viêm họng, hôi miệng, khó nuốt, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng loét thực quản.
  • Khó thở: Người bệnh bị trào ngược dạ dày gây ho có đờm nếu không được điều trị sớm có thể hình thành sẹo trong thực quản. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng hẹp thực quản lành tính, khiến người bệnh bị khó nuốt, khó thở.
  • Barrett thực quản: Một số trường hợp nếu không được điều trị cẩn thận có thể phát triển thành bệnh Barrett thực quản. Lúc này tính chất và thành phần của niêm mạc thực quản đã có sự thay đổi, thậm chí còn có thể phát triển thành ung thư.
Người bệnh có thể bị barrett thực quản nếu không được điều trị kịp thời
Người bệnh có thể bị barrett thực quản nếu không được điều trị kịp thời

Chữa trị bệnh trào ngược dạ dày gây ho đờm

Khi bị trào ngược dạ dày gây đau họng, rất nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu của bệnh vì cho rằng bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi bị trào ngược dạ dày gây ho đờm có nghĩa là bệnh của bạn đã tiến triển nặng, không chỉ gây tổn thương cho hệ tiêu hóa mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến, bạn có thể tham khảo và áp dụng phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Chữa bệnh bằng Y học hiện đại

Dưới sự phát triển của khoa học hiện đại, bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây ho đờm bằng các loại thuốc tân dược hoặc thực hiện phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Dùng thuốc Tây y

Một số loại thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản được các bác sĩ sử dụng như:

  • Thuốc kháng axit: Có tác dụng giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày axit gây ra. Một số loại thuốc kháng axit được sử dụng nhiều nhất đó là: Magie Hydroxit, Công thức Hydroxit nhôm, Sodium Bicarbonate, Canxi Cacbonat.
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Có tác dụng ức chế quá trình sản xuất axit của tế bào, từ đó giúp kiểm soát lượng axit dạ dày. Một số loại thuốc bạn sẽ được bác sĩ kê đơn như: Nizatidine, Famotidine, Cimetidine, Ranitidine.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Giúp ức chế số lượng thụ thể tạo axit dạ dày, từ đó làm giảm chứng ợ nóng và trào ngược axit, giúp các vết loét nhanh được chữa lành hơn. Một số loại thuốc được sử dụng bao gồm: Pantoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole, Omeprazole, Lansoprazole.
Thuốc Tây y giúp làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh
Thuốc Tây y giúp làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh

Những loại thuốc tân dược này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà chưa có thăm khám hay kê đơn từ bác sĩ. Bởi điều này có thể khiến bệnh của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn.

Điều trị phẫu thuật

Hầu hết những người bị trào ngược dạ dày axit đều sẽ phải ứng với thuốc. Do đó trong trường hợp bạn không đáp ứng được việc điều trị bằng thuốc Tây y, các bác sĩ có thể chỉ định cho bạn phương pháp phẫu thuật để nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Những phương pháp phẫu thuật được áp dụng để thắt chặt cơ thắt thực quản dưới hoặc chèn thêm một thiết bị từ tính để hỗ trợ chức năng của cơ thắt thực quản dưới.

Điều trị trào ngược dạ dày gây ho đờm bằng phương pháp dân gian

Đờm ở cổ họng có thể tự sản sinh ra khi cơ thể khỏe mạnh và chúng có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn trong mũi và cổ họng. Trong trường hợp bạn bị trào ngược dạ dày gây ho có đờm, chất dịch trong cổ họng sẽ được sản sinh ra để chống lại những tác động của axit trong dạ dày.

Tuy nhiên, khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều đờm sẽ khiến khí quản bị bít tắc, gây khó thở, khàn tiếng, thở khò khè.

Dưới đây là một số cách giúp loại bỏ đờm trong cổ họng và giúp làm dịu những cơn đau bụng do hiện tượng trào ngược gây ra. Người bệnh có thể học hỏi và thực hiện ngay tại nhà:

Sử dụng các nguyên liệu dân gian cũng là mẹo chữa bệnh bạn nên áp dụng
Sử dụng các nguyên liệu dân gian cũng là mẹo chữa bệnh bạn nên áp dụng
  • Uống nhiều nước ấm: Nước ấm nóng sẽ làm giảm cảm giác khó chịu trong cổ họng, giúp chất nhầy được làm loãng, từ đó dễ long đờm hơn.
  • Uống trà gừng mật ong: Bạn hãy pha 2 thìa mật ong và vài nhánh gừng vào ly nước ấm. Mỗi ngày nhâm nhi 1-2 cốc sẽ giúp kháng viêm, diệt khuẩn và giúp cổ họng cổ họng dễ chịu hơn.
  • Súc miệng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý sẽ giúp làm dịu cổ họng, loại bỏ đờm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Vì thế bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng và súc họng mỗi ngày 2-3 lần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
  • Nha đam: Trong thành phần của nha đam có rất nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày, giúp kháng viêm, giảm sưng và làm lành vùng niêm mạc bị tổn thương. Bạn chỉ cần dùng phần thịt nha đam, đem rửa sạch, cắt nhỏ và nấu thành nước uống. Mỗi ngày dùng 2 lần trước bữa ăn là được.
  • Nước ép bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa chất kháng sinh tự nhiên, giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm đau, loại bỏ đờm và bảo vệ thành nhu động ruột. Mỗi ngày chỉ cần uống một ly trà bạc hà sẽ giúp bệnh được cải thiện nhanh chóng.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày gây ho đờm

Việc xây dựng thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh sẽ góp phần giúp bệnh trào ngược dạ dày ho có đờm được cải thiện, đồng thời giúp phòng ngừa bệnh xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số thói quen trong ăn uống, sinh hoạt bạn cần chú ý thay đổi:

  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm có thể khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản trở nên nghiêm trọng hơn như: Thức ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm có tính axit.
  • Không nên ăn quá no, nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa để tránh làm tăng áp lực lên dạ dày. 
  • Hạn chế sử dụng các loại rượu bia, đồ uống có cồn, đồ uống có cafein, nước ngọt có gas.
  • Không nên thức quá khuya, nên đi ngủ sớm trước 23h và ngủ đủ mỗi ngày 8 tiếng để đảm bảo sức khỏe.
  • Thư giãn đầu óc, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress, lo âu. 
  • Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
  • Nên kê cao đầu khi ngủ vì điều này sẽ giúp dịch vị axit không bị trào ngược lên cổ họng. 

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trào ngược dạ dày gây ho đờm. Hy vọng thông qua những chia sẻ này bạn sẽ nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh phổ biến nhất. Tuy nhiên bạn không nên tự ý chữa bệnh tại nhà mà nên chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và kiểm tra kỹ càng hơn.

Phương pháp chữa & điều trị

Bệnh lý liên quan

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tư vấn với chuyên gia