Tinh Trùng Yếu Có Thụ Tinh Nhân Tạo Được Không [Tư Vấn]

Ngày đăng: 29/05/2023 Biên tập viên: Ngô Tú
5/5 - (1 bình chọn)

Tinh trùng yếu làm giảm khả năng thụ thai và có con tự nhiên, lúc này nhiều người nghĩ đến phương pháp thụ tinh nhân tạo. Đây là phương pháp hiện đại giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn chạm tới giấc mơ có con. Vậy bị tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không, thực hiện như thế nào?

Tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không?

Thụ tinh nhân tạo hay Intrauterine Insemination (IUI) là phương pháp sử dụng tinh trùng khỏe mạnh ở trong tinh dịch của nam giới để bơm vào tử cung nữ giới trong ngày trứng rụng. Mục đích của IU là giúp tinh trùng có thể gặp trứng thuận lợi và tăng khả năng thụ thai. Vậy nam giới bị tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không.

Tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không - Đáp án là có
Tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không – Đáp án là có

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn, chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm dược liệu chia sẻ:

“Với thắc mắc nam giới tinh trùng yếu có làm IUI được không thì câu trả lời là có. Chồng hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để tăng khả năng thụ thai. Nếu như thực hiện đúng cách thì tỷ lệ thành công của IUI có thể lên đến 90%.”

Ngoài tinh trùng yếu, nam giới bị tinh trùng ít, dị dạng, khả năng di chuyển kém cũng có thể áp dụng phương pháp này. Thậm chí, một vài trường hợp bị vô sinh cũng có thể áp dụng cách này để tìm kiếm cơ hội được làm cha mẹ.

Có thể nói, thụ tinh nhân tạo là giải pháp khá an toàn, tỷ lệ có thai cao nên nếu nam giới đang bị tinh trùng yếu mà vẫn chưa có con thì có thể tham khảo và áp dụng phương pháp này.

Các bước tiến hành thụ tinh nhân tạo cho nam giới tinh trùng yếu

Việc thụ tinh nhân tạo nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo việc thụ tinh an toàn, cho kết quả tốt nhất.

Bước 1: Khám sàng lọc, làm hồ sơ

Trước khi làm thụ tinh, bác sĩ sẽ thăm khám, làm những xét nghiệm liên quan của cả vợ và chồng, hướng dẫn vợ chồng làm một số thủ tục cần thiết.

Bước 2: Chuẩn bị trứng

Tùy theo cơ địa chủ chị em phụ nữ cũng như đặc điểm riêng của mỗi cặp vợ chồng mà bác sĩ sẽ quyết định xem nên để trứng rụng tự nhiên hay kích thích trứng rụng. Nếu cần kích trứng rụng thì có thể dùng thuốc hoặc các phương pháp y khoa khác.

Để thực hiện, vợ chồng sẽ được bác sĩ tư vấn và khám sàng lọc
Để thực hiện, vợ chồng sẽ được bác sĩ tư vấn và khám sàng lọc

Bước 3: Lấy tinh dịch từ chồng

Bác sĩ sẽ tiến hành thu mẫu tinh dịch của nam giới tại bệnh viện, chọn lọc những tinh trùng khỏe, chất lượng để thực hiện thụ tinh.  Các tinh trùng này sẽ được cô đọng trong dụng cụ chuyên dụng.

Bước 4: Tiến hành thụ tinh

  • Chị em nằm trên giường, 2 chân mở rộng.
  • Bác sĩ dùng ống thông dài, mỏng để đặt vào bên trong âm đạo, đẩy qua lỗ tử cung để đến bên trong tử cung, đưa tinh trùng vào trong để dễ dàng gặp trứng.
  • Khi tinh trùng đã vào hoàn toàn bên trong thì rút bỏ ống thông và mỏ vịt ra.
  • Chị em nằm nghỉ ngơi khoảng 60 phút để ổn định tinh trùng, sau đó có thể về nhà sinh hoạt bình thường.

Bước 5: Kiểm tra định kỳ

  • Sau 2 tuần, chị em cần đến bệnh viện để kiểm tra xem tinh trùng và trứng đã gặp nhau hay chưa. Nếu phát hiện có thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn dưỡng thai và đưa lịch tái khám định kỳ.
  • Nếu không thể tạo thành hợp tử, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách giao hợp tự nhiên sao cho tăng khả năng có thai nhất và sau 2 – 3 tháng thì có thể làm thụ tinh nhân tạo lại.
  • Trong trường hợp phương pháp này thực hiện nhiều lần mà không có kết quả thì bác sĩ sẽ chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm hoặc các phương pháp khác phù hợp hơn.

Vậy có thể thấy, tinh trùng yếu có thể thụ tinh nhân tạo bình thường, vợ chồng hãy tham khảo thật kỹ phương pháp này và đến cơ sở uy tín để được thực hiện.

Có rủi ro gì khi thụ tinh nhân tạo không?

Mặc dù được đánh giá là an toàn, tuy nhiên thụ tinh nhân tạo cũng tiềm ẩn một vài biến chứng, đặc biệt là đối với sức khỏe nữ giới.

Tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không
Nữ giới có thể gặp nhiều ảnh hưởng sức khỏe sau khi thụ tinh
  • Nữ giới có nguy cơ cao bị nhiễm trùng âm đạo, mặc dù tỷ lệ này khá thấp, chỉ dưới 1% nhưng cũng cần lưu tâm.
  • Vùng kín có thể bị chảy máu và cổ tử cung bị tổn thương do đưa ống thông vào bên trong, chị em nên bình tĩnh và không cần quá lo lắng.
  • Nếu rụng trứng do dùng thuốc thì số lượng trứng rụng khá nhiều, nên chị em có thể mang đa thai khi thụ tinh. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non với chị em có sức khỏe yếu.

Lưu ý cho nam giới bị tinh trùng yếu trước khi thụ tinh nhân tạo

Mặc dù tỷ lệ thành công khi làm IUI là gần như tuyệt đối, tuy nhiên nếu cánh mày râu thực hiện đúng theo một số điểm sau thì tỷ lệ thành công có thể đạt 100%.

  • Tập luyện mỗi ngày: Tập thể dục giúp cơ thể dẻo dai hơn, lượng hormone nam sinh ra nhiều hơn và giúp cơ quan sinh dục hoạt động hiệu quả. Tinh trùng sinh ra trong thời gian này sẽ mạnh hơn, khả năng di chuyển tốt hơn. Quý ông có thể chạy bộ, bóng đá, chơi cầu lông hay thực hiện bơi lội đều được.
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho tinh trùng: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sinh lý nam giới, đặc biệt là chất lượng tinh trùng. Bạn có thể bổ sung thêm giá đỗ, hàu, thịt bò, quả bơ, đu đủ, kiwi, dâu tây, mâm xôi,… Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm thực phẩm chức năng để tăng cường sinh lực.
  • Kiêng quan hệ và thủ dâm: Việc xuất tinh trong những ngày gần làm IUI sẽ khiến chất lượng tinh trùng giảm. Vậy nên trong khoảng 5 ngày trước khi thụ tinh nhân tạo, nam giới cần kiêng quan hệ và kiêng thủ dâm.
  • Kiểm soát lo âu, căng thẳng: Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài khiến sức khỏe sinh sản ở nam giới bị ảnh hưởng, chất lượng tinh trùng cũng suy giảm theo. Do đó, bạn hãy giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ trong những ngày trước khi làm IUI để đạt tỷ lệ thành công cao.
Vợ chồng hãy kiêng quan hệ tình dục trước 5 ngày làm IUI để đạt kết quả tốt hơn
Vợ chồng hãy kiêng quan hệ tình dục trước 5 ngày làm IUI để đạt kết quả tốt hơn

Tóm lại, tinh trùng yếu có thụ tinh nhân tạo được không thì câu trả lời là có. Phương pháp này khá an toàn và có thể nhanh chóng giúp các cặp vợ chồng có con. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, do đó bạn hãy tìm đến những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm để được tư vấn cụ thể hơn.

Bệnh lý liên quan

Triệu chứng liên quan

Đăng ký tư vấn với chuyên gia