Trái nhàu khô

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
4.3/5 - (3 bình chọn)

Trái nhàu khô là một trong dược liệu tốt, được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc đông y. Để mọi người có thể hiểu hơn về loại dược liệu này, dưới đây sẽ là thông tin về đặc điểm, công dụng cũng như cách dùng trái nhàu khô tốt nhất.

Đặc điểm trái nhàu khô

Trái nhàu có những đặc điểm nổi bật rất khác so với các loại trái cây khác, hãy cùng khám phá những đặc điểm đó ngay sau đây.

1. Những tên gọi khác

Trái nhàu khô là loại quả đã được sơ chế của trái nhàu tươi. Hiện nay loài cây này ở nước ta chỉ được biết đến với một số cái tên khác là cây ngao, nhàu rừng hay nhàu núi. Cây nhàu có tên khoa học là Morinda Citrifolia L, đây là loài cây thuộc họ Cà phê. 

2. Đặc điểm

Trái nhàu tươi sau khi tiến hành phơi nắng hoặc sấy khô sẽ tạo ra trái nhàu khô. Đây là loại quả của riêng cây nhàu. Cây nhàu là loài cây thân gỗ, phần thân nhẵn có thể cao từ 6 đến 8 mét. Lá cây nhàu có màu xanh lục với hình bầu dục, nó có thể dài từ 12 đến 30cm và rộng từ 6 đến 15 cm tùy vào từng lá. 

Hình ảnh quả nhàu
Hình ảnh quả nhàu

Đến mùa nở hoa, người ta sẽ nhìn thấy những bông hoa màu trắng có đường kính từ 2-4 cm. Một bông hoa nhàu sẽ có từ 5-6 cánh, mỗi cánh hoa dài khoảng 2-3 cm. Khi hoa nở, các cánh khoa xòe ra bên ngoài để nộ các nhụy hoa màu vàng nhạt. Dưới mỗi bông hoa thường có 5 nhị với kích thước bằng nhau. 

Quả nhàu sẽ hình thành vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, khi còn non quả có màu xanh nhạt. Đến khi quả già, màu sẽ bắt đầu ngả vàng, sờ quả sẽ thấy nhẵn mịn, khi ngửi gần quả chín ta sẽ thấy có mùi khai thoang thoảng. Quả hình trứng, khi bẻ ra sẽ thấy nhiều quả hạch dính vào nhau, quả hạch có chứa cơm mềm, mọi người có thể ăn phần cơm này. 

3. Phân bố

Cây nhàu sống tại các vùng có khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Do đó, có thể tìm thấy loài cây này tại Châu Á, Châu Úc. Tại Châu Á thường phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. 

Tại nước ta, cây nhàu thường được tìm thấy tại các vùng ẩm thấp mọc dọc theo các bờ sông, các kênh mương tại các tỉnh miền Nam. Loài cây này mọc nhiều nhất tại các rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. 

Dược tính và tác dụng của trái nhàu khô

Theo y học cổ truyền, trái nhàu có vị chát, có tác dụng quy vào kinh thận, đại tràng. Với tác dụng này, trái nhàu khô có khả năng hỗ trợ nhuận tràng, lợi tiểu, hoạt huyết và điều kinh rất tốt. Hiện nay, các bài thuốc đông y sử dụng trái nhàu để điều trị các bệnh lý như điều trị táo bón, tiểu tiện không thông, hạt sốt và điều trị các chứng ho khác nhau như ho hen, ho khan. 

Trái nhàu có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền
Trái nhàu có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền

Trong y học hiện đại, các chuyên ra đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng trong trái nhàu có chứa nhiều dưỡng chất, hoạt chất có giá trị cao trong điều trị nhiều bệnh lý. Các dưỡng chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A,C,E, B1, B6, prexonine, damnacanthal, scopoletin, chất chống oxy hóa, chất kháng viêm và nhiều hoạt chất khác. Trong đó:

  • Damnacanthal là một trong những hoạt chất có khả năng ức chế các tế bào ung thư. Dược chất này sẽ ngăn cản lượng máu cung cấp đến các khối u. Từ đây, khối u sẽ không thể phát triển và việc điều trị khối u sẽ diễn ra dễ dàng hơn. 
  • Scopoletin có tác dụng làm giãn hệ thống mạch máu, do đó khi sử dụng trái nhàu sẽ giúp người dùng hạ huyết áp hiệu quả. 
  • Sử dụng trái nhàu khô hàng ngày, các dưỡng chất của quả sẽ giúp cơ thể sản sinh ra các tế bào T. Đây là loại tế bào đóng vai trò qua trọng trong việc xử lý các tế bào lạ, các miễn dịch dị ứng của cơ thể. Từ đây, sử dụng trái nhàu sẽ giúp các tế bào trở nên mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn.  

Với nhiều hoạt chất tốt, trái nhàu khô đang được sử dụng trong để điều trị các bệnh lý sau:

  • Sử dụng điều trị cho các bệnh nhân đau lưng, phong thấp và đau mỏi xương khớp .
  • Điều trị cho bệnh nhân cao huyết áp.
  • Sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường: Khi lượng đường trong máu ở mức cao, việc sử dụng trái nhàu sẽ giúp ổn định đường huyết rất tốt. 
  • Giúp an thần giảm căng thẳng hiệu quả.
  • Giúp điều trị các bệnh về tiêu hóa như viêm tá tràng, rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ.
  • Có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, giúp giải độc hiệu quả.
  • Có tác dụng làm đẹp, làm đẹp tóc, đẹp da, ngăn ngừa lão hóa. 
  • Điều trị các bệnh lý như rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh.

Cách dùng trái nhàu khô hiệu quả

Nhiều bài thuốc dân gian từ trái nhàu khô đang được lưu truyền, mỗi bài thuốc sẽ có những tác dụng khác nhau cho sức khỏe. Để mọi người sử dụng loại dược liệu này tốt và hiệu quả, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những bài thuốc được tin dùng nhất dưới đây.

Bài thuốc điều trị đau lưng, mỏi chân

Trị đau lưng, mỏi chân với quả nhàu khô ngâm rượu được nhiều người lựa chọn.

Nguyên liệu: Quả nhàu khô 200 gram, 2 lít rượu.

Cách làm:

Bước 1: Với trái nhàu khô đã được chuẩn bị, mọi người hãy đem đi rửa sạch với nước và để ráo nước.

Bước 2: Khi quả ráo nước, đem trái nhàu đi cắt thành các lát mỏng.

Bước 3: Cho nguyên liệu đã cắt vào bình, đổ 2 lít rượu trắng vào, đậy bình kín.

Bước 4: Ngâm trong thời gian 3-4 tuần là bạn đã có thể sử dụng.

Để việc điều trị đau lưng, mỏi chân đạt được hiệu quả nhất, thì mọi người cần sử dụng bài thuốc này liên tục trong thời gian từ 1-2 tháng. Mỗi ngày bạn nên uống 3 lần, mỗi lần khoảng 15-20ml, các triệu chứng đau nhức xương, mỏi xương sẽ giảm đáng kể. 

Bài thuốc điều trị tiểu đường 

Chỉ cần dùng trái nhàu đã khô sắc lấy nước uống sẽ giúp điều trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả tốt.

Nguyên liệu: Trái nhàu khô 50 gram.

Cách làm: Sử dụng trái nhàu khô đã được chuẩn bị, đem sắc với 500ml nước. Bạn chỉ cần đun sôi khoảng 3-5 phút là được. Với lượng thuốc đã được chuẩn bị, hãy sử dụng thuốc thay nước lọc mỗi ngày.

Vì bệnh tiểu đường là căn bệnh mạn tính, do đó mọi người cần sử dụng bài thuốc này thường xuyên và liên tục. Bài thuốc sẽ giúp duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định nhất. 

Sắc nước nhàu khô uống trị tiểu đường
Sắc nước nhàu khô uống trị tiểu đường

Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể khắc phục từ bài thuốc dân gian với các nguyên liệu sau đây:

  • Quả nhàu khô 20 gram
  • Cây ích mẫu 20 gram
  • Hương phụ (củ gấu) tẩm giấm sao 12 gram
  • Cam thảo dây 6 gram.

Cách làm: 

  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm, trụng qua nước sôi để loại bỏ bụi bẩn có trong dược liệu. 
  • Cho thêm 700 ml nước, sắc sôi và đến khi nước trong ấm còn 500ml thì dừng lại.
  • Chia lượng thuốc này làm 3 phần, uống vào sáng , trưa, tối trong ngày. Sử dụng bài thuốc này đến khi kinh nguyệt đều thì dừng lại. 

Những lưu ý khi sử dụng trái nhàu khô

Để việc sử dụng trái nhàu khô chữa bệnh đem lại hiệu quả tốt nhất, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng trái nhàu cho người mắc bệnh huyết áp thấp.
  • Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào có chứa trái nhàu khô cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền để có hướng điều trị với liều lượng, cách dùng sao cho phù hợp.
  • Trái nhàu có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, do đó phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng loại dược liệu này.
  • Trẻ nhỏ không nên sử dụng các bài thuốc có trái nhàu khô khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không sử dụng dược liệu này cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về thận như viêm thận, hội chứng thận hư.
  • Bài thuốc chỉ phát huy hiệu quả khi chúng ta sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và liệu trình.

Trên đây là bài viết chia sẻ các thông tin về trái nhàu khô mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn. Hi vọng sau bài viết này, mọi người sẽ hiểu hơn về tác dụng cũng như cách dùng loại dược liệu này. 

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia