Thăng ma

Ngày đăng: 18/07/2022 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
4.9/5 - (7 bình chọn)

Thăng ma là dược liệu có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Theo Đông y, dược liệu có tính hàn, vị đắng, có tác dụng ứ huyết, vận kinh, tăng dương… Với những công dụng đó, thăng mà được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Tìm hiểu về cách dùng, công dụng và những lưu ý của thảo dược để sử dụng hiệu quả nhất. 

Tìm hiểu về thăng ma, những thông tin cơ bản

Là dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc nên không phải ai cũng có những kiến thức hiểu biết về thăng ma dược liệu. Theo dõi một số thông tin cơ bản dưới đây để hiểu thêm về những đặc điểm của cây thăng ma:

  • Tên dược liệu: Thăng ma
  • Tên gọi khác: Châu thăng ma, châu ma, tây và bắc thăng ma, quỷ kiếm thăng ma, kê cốt thăng ma.
  • Tên gọi theo khoa học: Cimicifuga foetida
  • Thuộc họ: Hoàng liên/ Mao lương (Ranunculaceae)
Hình ảnh dược liệu thăng ma trong tự nhiên
Hình ảnh dược liệu thăng ma trong tự nhiên

Đặc điểm thực vật của dược liệu

Cây thăng ma có những đặc điểm rất nổi bật và dễ nhận biết:

  • Cây thăng ma thuộc thực vật thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 1 đến 1.3m. Lá cây có hình dáng tự lông chim, khía nhỏ, chét thuôn, có răng cưa và đầu nhọn.
  • Hoa của dược liệu có hình chùm, thuôn dài, màu trắng và thường mọc ở đầu cành.
  • Vị thuốc thăng ma có phần rễ củ dài, phân thành nhanh và đốt dài khoảng 20 – 30cm, đường kính củ khoảng 16 – 33mm.
  • Bên ngoài củ có màu nâu pha đen, bề mặt nhám và trên mặt có vân hoa.
  • Rễ dược liệu nhẹ nhưng chắc và khó bẻ, ở vết bẻ có tính sợi, màu trắng vàng hoặc xanh vàng nhạt, không thẳng.

Nguồn gốc dược liệu, khu vực phân bổ

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, phân bổ nhiều tại các tỉnh thành: Tứ Xuyên, Thiểm Tây, các vùng núi Đông Bắc của Trung Quốc.

Tại Việt Nam, dược liệu này đã di thực sang trong nhiều năm và được tìm thấy một số ít ở vùng núi cao phía Bắc.

Trong những năm gần đây, hiểu được công dụng của dược liệu nên rất nhiều người dùng tìm kiếm tới thăng ma. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng, rất nhiều trung tâm và vùng dược liệu sạch đã nuôi trồng và phát triển thành công dược liệu này.

Thu hái và bào chế dược liệu

Theo kinh nghiệm, thân và rễ của thăng ma dược liệu được sử dụng để làm vị thuốc chữa bệnh. Thông thường, rễ cây sẽ được thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu. Sau khi loại bỏ hết thân mầm và những tạp chất, người dùng rửa sạch rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Ngoài ra, người dùng có thể ngâm trong nước 1 tiếng đồng hồ rồi bỏ rễ vào nồi, đậy kín trong vòng 1 đêm. Sau đó lấy dược liệu ra và thái thành từng lát mỏng, tẩm mật vào sao vàng hoặc phơi khô để dùng dần.

Việc bảo quản dược liệu cũng rất quan trọng. Với thăng ma, sau khi đã bào chế, dược liệu cần phải được bảo quản trong túi bóng kín hoặc lọ có nắp, đặt tại nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời để chống ẩm mốc và làm giảm dược tính của dược liệu.

Giải đáp thăng ma có tác dụng gì với sức khỏe người dùng

Chắc chắn phải là dược liệu có nhiều dược tính thì thăng ma mới có thể được ứng dụng trong nhiều bài thuốc đến vậy. Tác dụng của thăng ma đã được ghi chép rất nhiều trong các tài liệu Đông y. Không chỉ vậy, một số nghiên cứu trong Tây y cũng đã kiểm chứng được tác dụng và dược tính của dược liệu này.

Tác dụng của thăng ma đã được kiểm chứng qua Đông y và Tây y
Tác dụng của thăng ma đã được kiểm chứng qua Đông y và Tây y

Tác dụng trong y học cổ truyền

Theo Thang Dịch Bản Thảo ghi chép lại, thăng ma có tính hơi hàn và vị đắng. Tuy nhiên, Dược Tính Luận lại cho rằng dược liệu này lại có khí thăng, vị ngọt, cay và đắng.

Thảo dược được quy vào kinh Túc Thái Âm Tỳ, Dương Minh Vị, Thủ Thái Âm Phế, Dương Minh Đại. Với tính vị như trên, vị thuốc thăng ma có tác dụng ứ huyết, hành dương, vận kinh, cử hãm, thấu chẩn, thăng dương, tuyên độc, năng giải tỳ vị,…

Từ đó chủ trị chứng ngoại cảm phong nhiệt, sỏi, khí hư nhược, khí hư hạ hãm…

Tác dụng trong y học hiện đại

Các nghiên cứu đã chỉ ra hàm lượng lớn Isoferulic và Caffeic acid có trong cây thăng ma, hàm lượng này có khả năng chống viêm và chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra, một số thành phần hóa học khác cũng được tìm kiếm trong thảo dược như: Cimici Len, Dahurinol, Cimicifuga, Norvi Snagin, Visammoil, Visnagin và Cimicifugoside….

Với những thành phần đó, thăng ma có công dụng thần kỳ như sau:

  • Có hiệu quả trong việc hạ nhiệt, chống viêm, giảm đau, tiêu độc và ngăn ngừa cơn co giật.
  • Công dụng làm ức chế tim, giúp tim đập chậm lại, huyết áp giảm. Đồng thời có khả năng ức chế ruột, tử cung.
  • Sử dụng dược liệu có tác dụng tăng cao lượng bạch cầu, phóng thích tiêu cầu để chống viêm và chống kinh quyết.

Các bài thuốc từ dược liệu thăng ma

Thăng ma là vị thuốc được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền bởi dược tính của chúng. Ngoài ra, kết hợp thảo dược với những nguyên liệu khác hỗ trợ điều trị tích cực nhiều bệnh lý khác nhau.

Điều trị chứng ngực đầy, hơi thở ngắn

Nguyên liệu chuẩn bị: 4gr thăng ma, 20gr hoàng kỳ, 8gr cát cánh, 8gr tri mẫu.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch thang ma cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi để ráo nước.
  • Đem sắc cùng khoảng 500ml nước, đun nhỏ lửa cho tới khi chỉ còn khoảng 250ml thì tắt bếp rồi sử dụng.

Chia phần thuốc thu được thành 2 lần uống rồi sử dụng trong ngày. Mỗi ngày chỉ sắc 1 thang thuốc và duy trì trong khoảng thời gian 2-3 tuần để thấy được tác dụng điều trị.

Chữa đau chân răng, nóng dạ dày

Nguyên liệu chuẩn bị: 4gr vị thuốc thăng ma, 1gr sinh địa, 2gr đơn bì, 1gr quy thân, 1gr hoàng liên.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch các dược liệu đã chuẩn bị, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, để ráo nước rồi đem sắc thuốc.
  • Đun thuốc khoảng 15-20 phút, đun nhỏ lửa để các dưỡng chất từ thảo dược ngấm ra thuốc.

Chia phần thuốc đã sắc thành 2 hoặc 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc như trên.

Chữa chứng tỳ và tâm có hư nhiệt

Nguyên liệu chuẩn bị: 30gr dược liệu, 30gr thược dược, 30gr chi tử, 60gr thạch cao, 24gr hạnh nhân, 30gr sài hồ, 24gr đại thanh, 30gr mộc thông, 24gr hoàng kỳ.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng dược liệu khô để bào chế thành thuốc.
  • Đem tất cả các vị thuốc tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín có nắp để tiện sử dụng.
  • Mỗi lần dùng 12gr cùng với 5 lát gừng tươi mỏng, pha cùng với  nước nóng và sử dụng ngay trong ngày.

Vị thuốc thăng ma điều trị thời khí ôn dịch

Bệnh lý này có các triệu chứng như đau chân, đau đầu, sốt nhẹ, người mệt mỏi và khó chịu. Với các triệu chứng của bệnh như vậy, có thể áp dụng bài thuốc như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị: 600gr cát căn, 400gr chích thảo, 400gr bạch thược và 400gr dược liệu.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch các dược liệu khô, để thật ráo nước rồi đem tán thành bột mịn.
  • Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau tạo thành một hỗn hợp và đem bảo quản trong hộp kín.
  • Mỗi lần sử dụng chỉ dùng 12gr bột, hòa cùng với nước ấm rồi sử dụng.

Bài thuốc này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng khoảng 2-3 tuần mới thấy được hiệu quả điều trị.

Bài thuốc chữa thương hàn

Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr chích cam thảo, 20gr huyền sâm, 20gr thăng ma.

Sử dụng dược liệu điều trị chứng thương hàn
Sử dụng dược liệu điều trị chứng thương hàn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các dược liệu rồi đem thái thành từng khúc nhỏ.
  • Trộn đều tất cả các dược liệu và đem sắc lấy thuốc sử dụng.

Người bệnh lưu ý sử dụng đúng liều lượng thuốc và áp dụng bài thuốc trong thời gian dài để thấy được hiệu quả điều trị bệnh.

Điều trị nhiệt miệng, nổi mụn trong miệng

Nguyên liệu chuẩn bị: Hoàng bá, đại thành, thăng ma.

Cách thực hiện: 

  • Làm sạch tất cả các dược liệu rồi ngậm hỗn hợp dược liệu để tinh chất tiết ra và thẩm thấu vào vùng lở loét.
  • Ngậm trong khoảng thời gian vừa đủ rồi đem bỏ bã thuốc.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu

Dù là dược liệu được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền, tuy nhiên, khi sử dụng thăng ma, người bệnh vẫn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Những đối tượng sau đây không nên dùng thảo dược: Người có âm hư hỏa vượng; bệnh nhân chảy máu cam, ho có đờm, thổ huyết; nôn mửa; thận kinh bất túc; thương hàn mới phát ở thái dương; hen suyễn.
  • Cần phải phân biệt được dược liệu với loại thăng ma họ Cúc. Hai thảo dược này có dược tính khác nhau và người bệnh cần nắm được đặc điểm nhận dạng để phân biệt.
  • Là dược liệu có nhiều dược tính nhưng người bệnh cần sử dụng đúng liều  lượng để tránh và hạn chế tác động tiêu cực tới sức khỏe người dùng.
  • Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi đã thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Mua thăng ma ở đâu? Giá bao nhiêu

Thăng ma là dược liệu quý hiếm và có nhiều công dụng đối với sức khỏe người dùng. Bởi vậy nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng về sản phẩm này ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, người dùng nên lựa chọn địa chỉ mua dược liệu uy tín và tin cậy, tránh mua hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh.

Để tìm mua được dược liệu chất lượng tốt, người dung có thể đặt mua thăng ma tại Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm. Đây là vùng dược liệu do trung tâm Vietfarm phát triển, luôn tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng GACP – WHO trong nuôi trồng và chăm sóc dược liệu.

Mua thảo dược tại Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm
Mua thảo dược tại Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm

Ngoài ra, với mục tiêu đem đến sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng, trung tâm cũng trang bị hệ thống máy móc hiện đại để thu hoạch, bào chế, bảo quản và đóng gói sản phẩm. Với tất cả sự đầu tư hiện đại đó, thăng ma nói riêng và sản phẩm tại Vietfarm nói chung khi tới tay người tiêu dùng luôn đạt chất lượng tốt nhất.

Hiện nay, sản phẩm này được bán với giá trên thị trường là 215.000 VNĐ/0.5kg. Dược liệu được đóng gói sang trọng nhưng vẫn được bảo quản rất tốt, đảm bảo được dược tính. Khi người tiêu dùng mua từ 3kg trở lên qua các kênh bán hàng trực tuyến của Vietfarm sẽ được miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng, cách dùng, những lưu ý và giá bán của dược liệu thăng ma. Trong quá trình sử dụng các bài thuốc, người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia