Quả Táo Mèo

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
4.5/5 - (14 bình chọn)

Táo mèo hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi là quả sơn tra. Đây là một loại trái cây rất nổi tiếng tại vùng rừng núi Tây Bắc nước ta. Trái táo mèo tuy hơi khó ăn nhưng trong y học đây lại là một vị thuốc quý, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về công dụng và các cách chế biến loại quả này sao cho đúng.

Tìm hiểu về quả táo mèo

Quả táo mèo có tên khoa học là Docynia indica, thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Dân gian còn gọi loại quả này bằng những cái tên khác như quả sơn tra, tao peo, ta pe, bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra,… Cây táo mèo thường mọc dại và sống ở những khu vực miền núi có độ cao từ 1500-3000m so với mực nước biển. Vì thế người dân ở đồng bằng rất ít khi nhìn thấy loại quả này.

Đặc điểm thực vật

Táo mèo thường được phân bố chủ yếu ở những quốc gia châu Á như Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, loại cây này được tìm thấy ở một số tỉnh bao gồm Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình,… 

Quả táo mèo là loại quả nổi tiếng của vùng Tây Bắc nước ta
Quả táo mèo là loại quả nổi tiếng của vùng Tây Bắc nước ta
  • Thân: Cây táo mèo có thân gỗ bán thường xanh, cao từ 2-5m, cành cây khi nhỏ sẽ có màu nâu tím, nhiều lông. Khi cây trưởng thành sẽ chuyển sang màu nâu đen và không có lông, thân non có gai.
  • Lá: Lá mọc ở thân sẽ có phiến và có thùy, còn lá mọc ở nhánh già sẽ không có thùy. Lá thon dài khoảng 7-10cm, có lông, mép lá có răng cưa nhỏ. Lá gồm 6-10 cặp gân phụ, cuống lá dài khoảng 0,5 – 2cm, mặt ngoài có phủ lông tơ. 
  • Hoa: Hoa mọc thành cụm, mỗi cụm thường có từ 3-5 bông, đường kính từ 2,5cm. Đài hoa có hình chuông, cánh hoa màu trắng, thuôn dài, mỗi bông có khoảng 30 nhị. Hoa táo mèo thường nở vào tháng 2-3 hàng năm.
  • Quả: Quả thịt, có hình cầu hoặc hình trứng, đường kính từ 2-3cm, mùa sai quả là từ tháng 8-9.

Khu vực phân bố chủ yếu

Cây táo mèo chỉ sinh trưởng tại các khu vực đồi núi có độ cao khoảng 1500 – 3000m so với mực nước biển. Vì thế, những khu vực đồng bằng sẽ không thấy sự xuất hiện của loài cây này. Tại nước ta, các tỉnh miền núi phía Bắc có số lượng cây nhiều nhất phải kể đến Hòa Bình, Lào cai, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La,…

Ngoài ra, quả táo mèo cũng phát triển tại một số quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Bhutan, vùng Tây Nam Trung Quốc,…

Thu hái và bào chế

Theo các nghiên cứu, quả táo mèo là bộ phận có dược tính mạnh nhất cũng như chứa nhiều hợp chất quý hiếm tốt cho sức khỏe. Vì thế, chúng được sử dụng làm dược liệu phổ biến trong Đông y.

Sau khi thu hái dược liệu mang về rửa sạch rồi tiến hành bào chế. Quả táo mèo có thể dùng tươi hoặc cũng có thể dùng dưới dạng khô. Trước khi phơi cần bổ quả ngang hoặc dọc rồi phơi khô. Ngoài ra, người dùng cũng có thể thái thành những lát mỏng đem phơi rồi sao lên để dùng.

Dược liệu khô rất dễ hút ẩm gây nấm mốc độc hại, vì thế cần bảo quản trong túi, lọ kín, tránh nơi ẩm mốc, nhiều côn trùng gây hại.

Ngoài ra còn một số cách chế biến quả táo mèo khác như làm siro, ngâm rượu, ngâm mật ong,… để sử dụng trong thời gian dài.

Dược liệu thu được sau khi phơi, sấy khô
Dược liệu thu được sau khi phơi, sấy khô

Sử dụng quả táo mèo có tác dụng gì?

Từ một quả dại không được nhiều người biết đến, ngày nay, quả táo mèo đã trở thành vị thuốc phổ biến nhờ những tác dụng tốt được nghiên cứu bởi nền y học cổ truyền và y học hiện đại. Vậy trái táo mèo có tác dụng gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong các nội dung ngay sau đây.

Theo y học cổ truyền

Những đặc tính, công dụng của quả táo mèo từ lâu đã được lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay qua các tài liệu Đông y quý báu. Có thể kể đến một số cuốn sách thảo dược nổi tiếng như Bản thảo cương mục, Nhật dụng bản thảo, Bản thảo sơ kinh,… đều có những khẳng định về vị thuốc táo mèo.

Theo đó, quả táo mèo có vị chua, ngọt, tính hơi ôn và không chứa độc tố. Tác dụng của vị thuốc này quy vào kinh Tỳ, Can là chủ yếu. Đồng thời có công dụng thanh nhiệt, tán huyết ứ, kích thích tiêu hóa,… Từ đó giúp chủ trị các chứng bệnh gồm đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, bệnh gan do tác hại của bia rượu,….

Theo y học hiện đại

Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều hợp chất quý có trong quả táo mèo. Điển hình trong số đó phải kể đến Acetylcholine, Acid citric, Acid caffeic, Hydrat Cacbon, Phytosterin cùng Phốt pho, Vitamin C, Canxi, Sắt, Ursolic,….

Vậy ăn quả táo mèo có tác dụng gì đối với sức khỏe? Căn cứ vào kết quả của nghiên cứu trên đã chứng minh được tác dụng của vị thuốc này như sau:

  • Dịch chiết từ quả táo mèo có tác dụng làm tăng enzym trong dạ dày từ đó kích thích tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời còn đẩy lùi nguy cơ mắc thiếu máu cơ tim.
  • Có tác dụng cải thiện chức năng tim, hạ áp, tăng cường lưu lượng mạch vành, chống co giãn mạch máu và loạn nhịp tim.
  • Khả năng sát khuẩn tốt, giúp ức chế một số vi khuẩn gây bệnh điển hình như tụ cầu vàng, bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, liên cầu beta,…
  • Giúp loại bỏ các cholesterol xấu trong cơ thể, giảm hàm lượng lipid trong máu đồng thời ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống đột quỵ.
  • Ngoài ra, quả táo mèo còn một số tác dụng khác gồm an thần, tăng khả năng hấp thụ của mao mạch và làm co cơ tử cung.

Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả táo mèo

Quả táo mèo có ăn được không là câu hỏi của nhiều bạn đọc mà chúng tôi nhận được trong thời gian gần đây. Táo mèo là dược liệu không chứa độc tố nên khi ăn không gây hại đến sức khỏe nhưng sẽ có vị chua chát rất khó ăn.

Thay vào đó, dược liệu quả táo mèo được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như ngâm đường, ngâm rượu, kết hợp cùng các dược liệu khác,… Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những cách sử dụng quả táo mèo hiệu quả nhất.

Cách làm quả táo mèo ngâm rượu, ngâm đường đúng chuẩn

Quả táo mèo được dùng phổ biến để ngâm đường, ngâm rượu
Quả táo mèo được dùng phổ biến để ngâm đường, ngâm rượu

Cách ngâm quả táo mèo với rượu khá đơn giản, người dùng có thể ngâm dược liệu tươi hoặc khô với những cách làm sau:

Cách ngâm táo mèo tươi

  • Chuẩn bị: 2kg quả táo mèo tươi, 1kg đường cùng với 4 lít rượu nếp cái, 1 bình thủy tinh dung tích vừa đủ.
  • Trước tiên, táo mèo rửa sạch với nước lạnh, vớt ra để ráo rồi cắt bỏ 2 đầu và bổ dọc hoặc bổ ngang thành 2 phần.
  • Quả táo mèo sau khi cắt cho vào ngâm với nước lạnh khoảng 1 tiếng thì vớt ra, tiếp tục ngâm với nước muối loãng trong khoảng 30 phút.
  • Sau đó, vớt dược liệu ra rửa lại thật sạch bằng nước rồi để ráo nước.
  • Đổ đường và táo mèo vào hũ thủy tinh sao cho cứ một lớp táo thì phủ kín bởi một lớp đường, ngâm trong 2 tuần.
  • Sau 2 tuần sẽ thấy một lượng đường không tan ở đáy, vớt bỏ quả táo ra để ngâm cùng với rượu trắng đã chuẩn bị, giữ lại nước đường để riêng.

Rượu táo mèo cần ngâm ít nhất 3 tháng mới có thể dùng được, phần nước đường ở trên thu được trộn cùng với rượu để uống sẽ giúp tăng thêm phần thơm ngon.

Cách ngâm rượu táo mèo khô

  • Chuẩn bị: 1kg dược liệu khô cùng với 5 lít rượu ngon khoảng 40 – 50 độ.
  • Táo mèo rửa sạch để ráo nước rồi cho vào bình cùng rượu trắng, lấy vải bịt kín miệng lại rồi đậy nắp kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Rượu táo mèo khô cần ủ ít nhất 1 năm mới có thể tận dụng hết các dưỡng chất tốt trong dược liệu.

Quả táo mèo ngâm rượu có tác dụng gì, sử dụng nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe? Theo các chuyên gia, rượu táo mèo không chỉ có những tác dụng như trên mà còn giúp cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất từ dược liệu hơn đồng thời bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng chúng thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, gan.

Mỗi ngày người dùng chỉ nên uống 1 – 2 chén nhỏ kết hợp trong các bữa ăn.

Cách ngâm quả táo mèo với đường đơn giản nhất

Ngâm đường cũng là một trong những dùng được áp dụng phổ biến hiện nay, vậy quả táo mèo ngâm đường có tác dụng gì? Từ xa xưa, quả táo mèo ngâm đường đã là một thức uống giải khát bổ dưỡng bên cạnh đó còn có công dụng giúp kích thích tiêu hóa, giảm cân hiệu quả. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: Táo mèo tươi, đường kính trắng hoặc đường vàng theo tỷ lệ 1,5kg táo thì cần 1kg đường.
  • Rửa sạch dược liệu rồi cắt thành những lát mỏng, cho vào lọ, cứ 1 lớp táo thì rải đều thêm 1 lớp đường đến khi hết.
  • Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát trong thời gian ít nhất 6 tháng và chỉ nên dùng trong 2 năm sẽ giúp tận dụng tối đa tác dụng của quả táo mèo ngâm đường.

Các bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ quả táo mèo

Bài thuốc chữa chứng đầy bụng

Với các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu người dùng có thể sử dụng một trong 2 bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 30gr dược liệu khô.
  • Sắc kỹ dược liệu với 1 thang nước, đến khi cô cạn còn khoảng 300ml thì dừng, chắt lấy phần nước thuốc, nên uống khi còn ấm.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 10gr quả táo mèo khô, 2gr phan tả diệp, binh lang, đại hoàng mỗi vị 3gr.
  • Sắc các dược liệu với nước đun đến khi cạn còn 150ml thì chắt lấy phần nước thuốc.

Cần kiên trì sử dụng một trong hai bài thuốc trên đến khi các triệu chứng chấm dứt.

Bài thuốc chữa rối loạn mỡ máu

  • Chuẩn bị: 50gr quả táo mèo cùng với 50gr gạo tẻ, đường phèn vừa đủ.
  • Táo mèo bỏ thái thành những lát mỏng rồi nấu chung cùng với gạo tẻ thành cháo. Khi được thì cho thêm đường phèn, đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Cháo thu được chia thành 2 bữa ăn trong ngày.

Bài thuốc trị cao huyết áp kèm táo bón dài ngày

  • Chuẩn bị: Quả táo mèo đã sao đen, thảo quyết minh mỗi vị 12gr cùng với hoa cúc trắng 9gr.
  • Tán mịn các dược liệu rồi pha với nước sôi, ủ trong 20 phút rồi dùng uống thay trà hàng ngày.

Bài thuốc dùng cho người cao huyết áp, béo phì

  • Chuẩn bị: Táo mèo 15gr, hạ diệp 20gr.
  • Nghiền mịn dược liệu trên rồi pha với nước sôi, sau 20 phút là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1 thang.
Bài thuốc từ quả táo mèo điều trị cao huyết áp, béo phì hiệu quả
Bài thuốc từ quả táo mèo điều trị cao huyết áp, béo phì hiệu quả

Bài thuốc giúp hoạt huyết hóa ứ

  • Chuẩn bị: Quả táo mèo, hải đới mỗi vị 30gr, 10 củ mã thầy và 3 quả chanh.
  • Táo mèo đem bỏ hạt, thái miếng, hải đới rửa thật sạch, cắt ngắn, mã thầy bóc vỏ, thái vụn, chanh cắt lát mỏng.
  • Bỏ tất cả dược liệu trên vào ấm sắc kỹ, phần nước thuốc chia thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc trị viêm đại tràng cấp tính

  • Chuẩn bị: 60gr quả táo mèo, 300ml rượu trắng và 60gr đường đỏ.
  • Các dược liệu mang sao cháy nhẹ, đổ rượu trắng vào trộn đều, sao tiếp đến khi rượu khô lại. Tiếp tục cho thêm 200m nước đun trong 15 phút sau đó lọc bỏ bã, cho đường đỏ vào đun đến khi sôi là được, dùng khi còn nóng.

Bài thuốc quả táo mèo trị bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch

  • Chuẩn bị: Táo mèo, đan sâm mỗi vị 15gr, quyết minh tử 12gr cùng với hồng hoa 5gr.
  • Sắc các vị thuốc rồi chắt lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc thanh nhiệt, tán ứ và giảm mỡ máu

  • Chuẩn bị: 50gr táo mèo, 30gr mạch môn cùng một ít rượu trắng.
  • Cho các dược liệu và rượu vào bình ủ, mỗi ngày lắc đều lên 2 lần. Sau ít nhất khoảng 10 ngày là có thể dùng được, người dùng chỉ nên uống 20ml/ngày.

Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ

  • Chuẩn bị: Trái táo mèo tươi 30gr, 20gr mã đề, hà thủ ô sống, đan sâm, hoàng ký, thảo quyết minh, hà diệp, hổ trương mỗi vị 15gr.
  • Cho các dược liệu trên vào ấm sắc, uống đều đặn mỗi ngày một thang cho đến khi bệnh tình chấm dứt.

Thường xuyên ăn quả táo mèo có tốt không? Những lưu ý khi dùng

Quả táo mèo là dược liệu không chứa độc tố nên người dùng có thể uống hàng ngày. Tuy nhiên, để mang đến hiệu quả nhất cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Những đối tượng không nên dùng táo mèo gồm: Phụ nữ đang mang thai, người gầy mới hết bệnh, người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, người có thể trạng kém, bị đau dạ dày.
  • Không nên quá lạm dụng các bài thuốc đặc biệt là rượu hay dấm quả táo mèo, chỉ nên dùng với liều lượng phù hợp.
  • Một số tác dụng phụ khi uống quá nhiều rượu táo mèo như vàng da, dị ứng, buồn nôn, đau đầu,…
  • Những bài thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng cần hỏi ý kiến các bác sĩ, người có chuyên môn trước khi dùng.

Mua táo mèo ở đâu uy tín, chất lượng nhất?

Hiện nay, táo mèo được bày bán ở rất nhiều nơi, không chỉ ở vùng Tây Bắc mới có mà ngay cả các tỉnh thành miền Nam cũng có thể tìm mua. Quả táo mèo được bày bán ở các khu chợ, cửa hàng dược liệu hay thậm chí là cả vỉa đường, hè phố. Tuy nhiên, một vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là chất lượng thảo dược liệu rằng có đảm bảo?

Đúng vậy, trước việc bày bán tràn lan dược liệu như hiện nay rất khó để có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm. Vì thế, việc lựa chọn sản phẩm tại các cơ sở uy tín là vô cùng cần thiết. Trong đó, phải kể đến Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm – thương hiệu uy tín hàng đầu hiện nay.

Dược liệu Vietfarm là sản phẩm được đông đảo người dùng lựa chọn
Dược liệu Vietfarm là sản phẩm được đông đảo người dùng lựa chọn

Táo mèo Vietfarm luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng bởi chất lượng vô cùng đảm bảo. Dược liệu được khai thác trong tự nhiên từ những vùng táo mèo nổi tiếng Tây Bắc, tuyệt đối không sử dụng chất kích thích hay chất bảo vệ thực vật. Đạt chuẩn GACP – WHO từ khâu chọn giống đến quy trình thu hoạch. Từ đó, mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, an toàn nhất.

Đồng thời, giá thành tại Vietfarm cũng vô cùng hợp lý. Ngoài ra, khi mua với số lượng trên 3kg, đơn hàng sẽ được miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.

Hy vọng những thông tin trên đây về dược liệu quả táo mèo cũng như các bài thuốc chữa bệnh đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia