Mộc Hương

Ngày đăng: 18/07/2022 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
5/5 - (1 bình chọn)

Mộc hương hay còn được biết đến với tên gọi vân mộc hương là một trong những dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong nhiều năm trở lại đây, vị thuốc này được sử dụng phổ biến ở Việt Nam với công dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa như đầu bụng, khó tiêu, viêm ruột, táo bón,… Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về dược liệu mộc hương là gì cũng như tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi dùng. 

Mộc hương là cây gì và những thông tin tổng quan

Mộc hương được dùng phổ biến trong nhiều bài thuốc tuy nhiên chắc hẳn vẫn còn không ít người dùng chưa hiểu rõ dược liệu này. Dưới đây là một vài thông tin tổng quan nhất về dược liệu mộc hương:

  • Tên gọi khác: Ngũ mộc hương, vân mộc hương, thổ mộc hương, ngũ hương, mộc hương thần, đại thông lục, mộc hương bắc, mộc hương nam,…
  • Tên khoa học: Saussurea Lappa Clarke
  • Thuộc họ: Cúc (Compositae)

Đặc điểm thực vật

Nhắc đến cái tên mộc hương không ít người nhầm lẫn cây mộc hương dược liệu và mộc hương thân gỗ với tác dụng làm cảnh. Những đặc điểm thực vật dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chính xác thảo dược này:

Hình ảnh dược liệu mộc hương trong tự nhiên
Hình ảnh dược liệu mộc hương trong tự nhiên
  • Là loài cây thân thảo, sống lâu năm, cao chừng 1,5 – 2m, thân cây mọc thẳng, không phân cành, có hình trụ rỗng và vỏ ngoài màu nâu nhạt.
  • Lá cây mọc so le từ thân, dài từ 12 – 30cm, chiều rộng khoảng 6 – 15cm. Mỗi phiến lá chia thành nhiều thùy không đều nhau, 2 mặt đều có lông, mép lá nguyên, hơi lượn sóng có răng cưa nhỏ, cuống lá dài 20 – 30cm. Càng gần phần ngọn thì lá cây càng nhỏ, phần cuống cũng ngắn dần.
  • Hoa mọc thành cụm, có hình đầu, màu lan tím, thường nở vào khoảng tháng 7 – 9 hàng năm.
  • Đến khoảng tháng 8 – 10 cây đậu quả, quả mộc hương có dạng quả bế, hơi dẹt, cong, màu nâu nhạt đôi khi có đốm màu tím.

Dược liệu mộc hương có mấy loại?

Trên thực tế, dược liệu mộc hương chỉ có một loại duy nhất với những đặc điểm thực vật như trên. Tuy nhiên, không ít người dùng nhầm lẫn thảo dược này với một số loài cây khác cùng có tên mộc hương.

  • Cây gỗ mộc hương: Đây là một loài cây thân gỗ lớn, sống lâu năm và thường chỉ để làm cảnh, xuất hiện phổ biến ở nước ta. Ý nghĩa cây mộc hương như một loài cây tượng trưng cho con người Việt Nam, một số địa phương còn coi như là vật trừ tà, trồng tại các ngôi chùa, đền thờ,…
  • Mộc hương nhu: Là một trong những sản phẩm giúp điều trị tóc rụng được bán trên thị trường.

Khu vực phân bố chủ yếu

Cây mộc hương có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) bởi vậy thảo dược này còn được gọi với cái tên vân mộc hương. Trải qua nhiều năm, mộc hương phát triển mạnh mẽ sang một số vùng lân cận như Hà Bắc, Tứ Xuyên, Triết Giang,… của Trung Quốc.

Không lâu sau đó, cây mộc hương di thực sang Việt Nam, thích hợp với khí hậu ôn đới ẩm, xuất hiện nhiều ở các vùng Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt,…

Mộc hương thường mọc đơn độc hoặc tập trung thành từng khóm nhỏ lẫn trong các loài cây cỏ, cây bụi thấp khác ở khu vực bờ nương rẫy, bìa rừng,… Ngoài ra, chúng còn được trồng từ mộc hương giống trong các khu thảo dược để thu hái dược liệu.

Thu hái và bào chế

Không phải thân, lá hay hạt mà bộ phận cây mộc hương được khai thác làm dược liệu là phần rễ cây. Theo kinh nghiệm dân gian, muốn đạt chất lượng dược liệu tốt nhất thì nên thu hái vào mùa đông. Khi thu hoạch cần đào sâu, tránh đứt, gãy hay bỏ sót dược liệu.

Rễ cây sau khi lấy cần mang về rửa sạch, bỏ hết rễ con cũng như phần thân cây còn sót lại và có thể bỏ cả phần bần phía ngoài. Tiếp đến cắt dược liệu thành từng khúc nhỏ, dài chừng 5 – 10 cm rồi tiến hành bào chế.

Hai cách bào chế phổ biến nhất hiện nay là phơi hoặc sấy khô. Khi phơi dược liệu không nên để trực tiếp dưới nắng mà chỉ phơi trong bóng râm, nhiều gió. Bên cạnh đó, sấy mộc hương cũng không nên dùng nhiệt độ quá cao, chỉ nên sấy dưới khoảng 40 – 50 độ C.

Dược liệu thu được sau khi sấy hoặc phơi khô
Dược liệu thu được sau khi sấy hoặc phơi khô

Ngoài ra còn một số cách bào chế dược liệu được ghi chép trong các sách thảo dược như sau:

  • Theo Đông dược học thiết yếu: Rễ cây sau khi thu hoạch ngâm trong nước rồi vớt lên, ủ trong vải ướt cho mềm rồi thái thành những phiến mỏng. Sau đó mang phơi khô hoặc trộn với bột mì, bọc kỹ rồi nướng lên dùng trong thời gian dài.
  • Theo Bản thảo cương mục: Thảo dược thái thành những lát mỏng, bọc bột rồi nướng chín.
  • Theo Phương pháp bào chế đông dược: Rễ mộc hương rửa sạch, phơi khô trong bóng râm rồi thái thành lát mỏng, tán bột. Khi dùng lấy bột trộn với nước thuốc hoặc sắc vài phiến mỏng dược liệu với các dược liệu khác.

Thảo dược sau khi bào chế rất dễ hút ẩm, bị nấm mốc nên cần bảo quản trong các lọ, túi bóng kín, tránh ẩm mốc, mối mọt gây hư hại.

Sử dụng mộc hương có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Không chỉ được nghiên cứu trong nhiều sách thảo dược Trung Quốc, nền y học Việt Nam cũng đã có những khẳng định về dược liệu mộc hương.

Theo y học cổ truyền

Cho đến ngày nay đã có rất nhiều trang sách nghiên cứu về dược tính của mộc hương. Đa phần trong số đó như Trung Dược Đại Từ Điển, Đông Dược Học Thiết Yếu,… ghi chép mộc hương là thảo dược có vị đắng, hơi cay và tính ôn, quy vào 3 kinh Can, Tỳ, Phế.

Bên cạnh đó cũng có nhiều sách thảo dược đưa ra những nhận định khác. Ví dụ như cuốn Trung Dược Học khẳng định dược liệu này có vị đắng, hơi chua, tính ấm và quy vào kinh Đại Trường, Vị, Tỳ, Đởm.

Dù có nhiều nhận định khác nhau xung quanh tính vị của mộc hương nhưng không thể phủ định những tác dụng của chúng mang đến cho sức khỏe, cụ thể bao gồm:

  • Tiêu ứ trệ, tả khí hỏa, đuổi phong tà, giải cơ biểu, phát hãn.
  • Hành khí chỉ thống., tiêu trướng, kiện tỳ tiêu tích
  • Hành khí giảm đau, lý khí, chỉ tả lỵ.
  • Bổ đại tràng, hòa hoàn hành khí.

Theo y học hiện đại

Qua các nghiên cứu về thành phần dược chất có trong rễ mộc hương đã phần nào khẳng định những tác dụng của chúng. Có thể kể đến một vài hợp chất nổi bật như Aplotaxene, b-Selinene, Costunolide, Costol, Costus Lactone, Phellandrene, Dihydro Dehydrocostus Lactone, Betulin, a-Ionone, a Ionone, Saussurea Lactone, Costic acid, a-Costene, Camphene,…

Từ nghiên cứu trên đã giúp các nhà khoa học đưa ra nhận định về khả năng chữa bệnh của dược liệu mộc hương như sau:

  • Chống co thắt cơ ruột, làm giảm nhu động đường tiêu hóa.
  • Kháng Histamin, Acetylcholin, giúp giãn cơ trơn, chống co thắt phế quản.
  • Ức chế sự hoạt động của liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng,…

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây mộc hương

Trong Đông y, mộc hương có thể kết hợp với các thảo dược khác tạo nên những bài thuốc khác nhau với từng công dụng riêng biệt. Dưới đây là những bài thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay, mang đến hiệu quả tốt nhất cho người dùng.

Kết hợp mộc hương cùng các dược liệu khác mang đến hiệu quả tốt hơn
Kết hợp mộc hương cùng các dược liệu khác mang đến hiệu quả tốt hơn

Bài thuốc Hương liên hoàn

  • Chuẩn bị: Dược liệu mộc hương cùng hoàng liên với tỷ lệ bằng nhau.
  • Tán dược liệu thành bột mịn, trộn đều rồi bào chế cùng với giấm thành viên nhỏ bằng hạt tiêu.
  • Mỗi ngày uống 3gr thuốc viên, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Kiên trì sử dụng bài thuốc đều đặn hàng ngày sẽ giúp hòa tỳ vị, điều khí trệ, chữa tiêu chảy, lỵ, tiêu ra mủ máu hiệu quả. Lưu ý dược liệu hoàng liên kiêng thịt heo và nên uống sau bữa ăn ít nhất 1 giờ.

Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính

  • Chuẩn bị: Rễ mộc hương, cây ghi trắng mỗi vị 100gr, cây cỏ xạ hương, lá tía tô đất, long nha thảo mỗi vị 50gr và 30gr hạt mùi.
  • Sấy khô các dược liệu rồi nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi ngày dùng 30 – 40gr bột sắc cùng với nước, chia thành 3 lần uống.

Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi các triệu chứng chấm dứt, nên uống trước bữa ăn.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày

  • Chuẩn bị: Rễ mộc hương, rễ cây se, rễ cỏ tranh, rễ cây thục quy mỗi vị 15gr, quả tiểu hồi, quả đại hồi, hoa cúc camomile, hoa đông quỳ mỗi vị 10gr.
  • Đem các dược liệu trên phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn, trộn đều.
  • Mỗi lần dùng 1 – 2 thìa cafe bột dược liệu pha với nước sôi để uống, ngày uống 3 lần trước bữa ăn.

Bài thuốc chữa vàng da, viêm gan

  • Chuẩn bị: Rễ mộc hương, lá cây cỏ ba lá, rễ cây bồ công anh, ngải đắng, hoa cúc kim tiền với tỷ lệ bằng nhau.
  • Phơi hoặc sấy khô dược liệu rồi tán thành hỗn hợp bột mịn. Mỗi ngày dùng 1 thìa canh bột sắc cùng với nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Người dùng cần uống đều đặn mỗi ngày một thang sẽ mang đến những dấu hiệu chuyển biến tích cực.

Bài thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em

  • Chuẩn bị: Rễ mộc hương, bạch truật, chỉ thực, mạch nha, sơn trà, hoàng liên, trần bì, thần khúc mỗi vị 12gr cùng sa nhân, liên kiều, la bạc tử mỗi vị 8gr.
  • Đem tán các dược liệu trên thành bột mịn, mỗi ngày dùng 4 – 8gr bột tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh.

Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa kéo dài

  • Chuẩn bị: Rễ mộc hương, chỉ thực, can khương, thương truật mỗi vị 6gr, hoài sơn, ý dĩ, bạch truật, phòng đảng sâm mỗi vị 12gr cùng nhục quế, xuyên tiêu mỗi vị 4gr.
  • Sắc các dược liệu trên cùng với khoảng 500ml nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút, chắt lấy nước uống trong ngày.

Mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Bài thuốc chống suy nhược cơ thể

  • Chuẩn bị: 6gr rễ mộc hương, 16gr ý dĩ, xa tiền tử, hoài sơn, trạch tả, phụ tử chế, bạch truật mỗi vị 12gr cùng với chỉ xác 6gr, nhục quế, kê nội kim mỗi vị 4gr.
  • Sắc các dược liệu trên cùng với khoảng 1 lít nước, đun sôi trong 20 phút rồi chắt lấy nước thuốc uống trong ngày.

Kiên trì sử dụng mỗi ngày một thang, tuyệt đối không sử dụng quá liều lượng.

Bài thuốc từ mộc hương giúp bồi bổ cơ thể, chống suy nhược
Bài thuốc từ mộc hương giúp bồi bổ cơ thể, chống suy nhược

Bài thuốc chữa viêm cầu thận mãn tính

  • Chuẩn bị: Rễ mộc hương, mộc qua, đại phúc bì, thảo quả, phụ tử chế, hậu phác mỗi vị 8gr cùng với 16gr phục linh, 12gr bạch truật, can khương, cam thảo mỗi vị 4gr.
  • Sắc kỹ các dược liệu trên với 500ml nước, đun sôi dưới lửa nhỏ khoảng 15 phút. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa viêm cầu thận cấp tính

  • Chuẩn bị: Rễ mộc hương, thanh bì mỗi vị 10gr và tân lang, trần bì, hắc sửu, đại kích, nguyên hoa, cam toại mỗi vị 6gr.
  • Mang các vị thuốc trên tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng từ 4 – 6gr bột dược liệu.

Bài thuốc chữa lỵ cấp tính

Đối với những bệnh nhân mắc lỵ cấp tính có thể sử dụng một trong hai bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: Rễ mộc hương, chỉ xác mỗi vị 8gr, 20gr hoàng liên, bạch thược, khổ sâm mỗi vị 12gr, 4gr cam thảo.
  • Mang các dược liệu tán thành bột mịn, trộn đều rồi chế thành viên hoàn.
  • Mỗi ngày uống từ 10 – 20gr dược liệu.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: Rễ mộc hương, cam thảo, binh lang mỗi vị 6gr, kim ngân hoa 20gr, hoàng liên, hoàng cầm mỗi vị 12gr, bạch thược, đương quy mỗi vị 8gr và 4gr đại hoàng.
  • Sắc các dược liệu cùng với 800ml nước đến khi cô cạn còn phân nửa thì chắt lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày người dùng chỉ nên uống 1 thang thuốc.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu mộc hương

Mộc hương là dược liệu quý, lành tính, sử dụng trong thời gian dài cũng không để lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách vẫn sẽ gây nên những tác dụng không mong muốn. Để tránh những trường hợp này, người dùng cần lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng dược liệu cho những trường hợp bệnh nhân mắc âm hư.
  • Tuyệt đối không lạm dụng dược liệu, không thêm bớt các dược liệu trong các bài thuốc và không nên dùng thời gian dài cho những người khỏe mạnh.
  • Không sử dụng dược liệu khi chân khí suy yếu, có nhiệt, huyết hư mà táo.

Địa chỉ mua mộc hương uy tín, chất lượng

Như đã đề cập ở trên, mộc hương là dược liệu phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và ít xuất hiện ở Việt Nam hơn. Vì thế, trên thị trường hiện nay không ít dược liệu có xuất xứ từ thị trường Trung Quốc phức tạp, chất lượng dược liệu khó đảm bảo. Không ít cơ sở đã nhập dược liệu này cung cấp trên thị trường Việt Nam với mức giá 280.000 – 350.000 VNĐ/kg để trục lợi từ người tiêu dùng.

Để tránh vấn đề này, người dùng nên tham khảo sản phẩm từ những vườn dược liệu được nuôi trồng tại nước ta. Trong đó có thể kể đến Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm.

Vườn thảo dược Vietfarm hiện đang có diện tích lên đến vài chục ha tại huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), trồng đa dạng các dược liệu. Từ quy trình chọn giống đến khi thu hoạch dược liệu đều được tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của GACP – WHO, mang đến cho người dùng chất lượng dược liệu tốt nhất.

Sau khi thu hoạch, dược liệu sẽ được sấy khô nhờ công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, không làm mất đi dược chất quý đồng thời giúp bảo quản trong thời gian lâu nhất. Đặc biệt, sản phẩm từ Vietfarm tuyệt đối không sử dụng chất bảo quản độc hại, tạo màu,… an toàn tuyệt đối.

Nên thận trọng khi mua dược liệu trên thị trường hiện nay
Nên thận trọng khi mua dược liệu trên thị trường hiện nay

Chỉ với 125.000 VNĐ, quý khách hàng đã có thể sở hữu túi 0,5kg dược liệu sạch, chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, khi mua với đơn hàng trên 3kg, sản phẩm sẽ được miễn phí giao hàng trên toàn quốc.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về dược liệu mộc hương. Hy vọng rằng qua bài viết này đã giúp bạn bổ sung thêm nhiều những kiến thức hay về dược liệu cùng các bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu.

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Đăng ký tư vấn với chuyên gia