Lá lốt

Ngày đăng: 27/06/2022 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
5/5 - (3 bình chọn)

Lá lốt là thực phẩm được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Ngoài ra, đây là còn dược liệu quen thuộc trong Đông y, có khả năng điều trị nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, xương khớp, tổ đỉa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về công dụng, cách dùng và những bài thuốc từ cây lá lốt.

Tìm hiểu về lá lốt – Những thông tin cơ bản

Không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong những bữa ăn gia đình, lá lốt được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết về dược liệu này.

Hình ảnh cây lá lốt trong tự nhiên
Hình ảnh cây lá lốt trong tự nhiên

Dưới đây là những thông tin cơ bản của lá lốt:

  • Tên dược liệu: Lá lốt
  • Tên gọi theo khoa học: Piper lolot
  • Thuộc họ: Piperaceae (Hồ tiêu)

Đặc điểm thực vật của dược liệu

Lá lốt mang những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Dược liệu thuộc giống cây thấp, có chiều cao trung bình khoảng 30 đến 50cm. Cây mọc lan ở quanh đất, thân yếu và có nhiều đốt.
  • Lá cây dạng to bản, hình tim, có tán rộng và có nhiều gân xanh (khoảng 5 – 5 gân/ lá). Màu lá xanh đậm từ cuống lên trên.
  • Hoa dược liệu mọc ở nách lá nên khó để phân biệt. Khi cây già, lá lốt có quả và hạt trên trong. Thông thường cây sẽ ra hoa và cho quả vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.
  • Lá lốt là dược liệu mọc quanh năm, người dùng có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô để làm vị thuốc chữa bệnh.

Dược liệu mọc ở đâu? Khu vực phân bổ dược liệu?

Lá lốt xuất hiện rất nhiều ở các tỉnh tại Việt Nam, đặc biệt là những tỉnh thành phía Bắc. Đây là giống cây ưa bóng râm, nếu ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào có thể khiến lá khó phát triển, xoăn lại và héo khô. Tuy nhiên, ở khu vực nhiều cây cối, thoáng mát, cây lá lốt phát triển rất tốt, lá xanh mướt và bản to.

Thu hái và bào chế dược liệu

Theo kinh nghiệm dân gian, tất cả các bộ phận của dược liệu đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Có thể thu hoạch dược liệu vào tất cả các mùa trong năm. Sau khi thu hái, người dùng cần sơ chế sạch sẽ, có thể ngâm qua với nước muối loãng để loại hoàn toàn bụi bẩn. Sau khi làm sạch, người dùng có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô để dùng dần.

Các bộ phận của dược liệu đểu có thể sử dụng làm thuốc
Các bộ phận của dược liệu đểu có thể sử dụng làm thuốc

Sau khi bào chế, việc bảo quản dược liệu cũng cần phải được lưu ý. Người dùng bảo quản lá lốt trong túi bóng kín, đặt tại khu vực thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Giải đáp lá lốt có tác dụng gì và lá lốt chữa bệnh gì?

Tác dụng của lá lốt đối với sức khỏe người dùng rất tốt. Bởi vậy, chúng xuất hiện nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh. Công dụng của loại dược liệu này đã được nhiều tài liệu y học cổ truyền ghi chép lại. Trong những nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng chứng minh được hiệu quả của lá lốt trong điều trị nhiều bệnh lý.

Tác dụng trong Đông y

Theo những ghi chép từ Đông y, lá lốt là dược liệu có vị nồng, tính ấm, chống hàn và không chứa độc tố. Thảo dược được quy vào kinh Vị, Tỳ, Mật và Gan. Bởi vậy, chúng có tác dụng trị chứng phong hàn thấp, tê bại chân tay.

Ngoài ra, ăn lá lốt còn giúp điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, tiêu chảy, các bệnh lý về thận, chữa đau nhức xương khớp, đau răng, đau đầu.

Tác dụng trong y học hiện đại

Theo những nghiên cứu của khoa học hiện đại, lá lốt có chứa tinh dầu và ancaloit cùng thành phần chủ đạo là benzylaxetat, beta-caryophylen.

Vậy, với những thành phần đó, ăn lá lốt sống có tác dụng gì?  Đây là những thành phần rất tốt trong việc điều trị một số chứng bệnh như: xương khớp, rối loạn tiêu hóa, bệnh lý về thận…

Những bài thuốc Đông y từ lá lốt

Công dụng của lá lốt rất tốt đối với sức khỏe người dùng. Bởi vậy, đây là vị thuốc quen thuộc trong những bài thuốc Đông y. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc y học cổ truyền từ dược liệu lá lốt dưới đây.

Dược liệu được ứng dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền
Dược liệu được ứng dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền

Ăn lá lốt có tác dụng gì –  Điều trị đau bụng

Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr lá lốt tươi.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế và làm sạch lá lốt, sau đó ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ sạch bụi bẩn.
  • Đun dược liệu cùng 300ml nước, cho nhỏ lửa cho tới khi nước chỉ còn 100ml và các dưỡng chất từ dược liệu ngấm ra thuốc thì tắt bếp.

Chia thuốc thành hai lần uống và sử dụng ngay trong ngày. Áp dụng bài thuốc cho tới khi các triệu chứng đau bụng suy giảm thì dừng lại.

Lá lốt trị bệnh gì – Điều trị tổ đỉa ở bàn tay, bàn chân

Nguyên liệu chuẩn bị: 30gr dược liệu tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch dược liệu rồi ngâm cùng nước muối loãng khoảng 5 phút thì để ráo nước.
  • Giã nát lá lốt và lọc lấy nước cốt rồi sử dụng luôn trong ngày.
  • Đem phần bã còn lại của dược liệu đun cùng nước. Sau đó lấy nước đó rửa vùng da tay hoặc lấy nước lá lốt ngâm chân bị tổ đỉa, phần bã thì đắp lên vết thương.

Áp dụng bài thuốc trên 2 lần mỗi ngày và kiên trì sử dụng khoảng 1-2 tuần để thấy hiệu quả điều trị tổ đỉa.

Ăn lá lốt có tốt không – Trị chứng sưng đau ở đầu gối

Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr dược liệu và 20gr lá ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt và ngải cứu, rồi để ráo nước trước khi sử dụng.
  • Giã nát hai loại dược liệu rồi tiếp tục đun cùng với giấm và đắp lên vị trí bị sưng đau.
Sử dụng lá lốt điều trị chứng sưng đau ở đầu gối
Sử dụng lá lốt điều trị chứng sưng đau ở đầu gối

Bài thuốc trị chứng sưng đau ở đầu gối đòi hỏi người bệnh phải áp dụng ít nhất 10 ngày mới có thể mang lại hiệu quả. Kiên dùng dùng bài thuốc cho tới khi các triệu chứng sưng đau suy giảm.

Bài thuốc trị mụn nhọt

Nguyên liệu chuẩn bị: 15gr dược liệu, 15gr lá canh, 15gr cây chanh, 15gr tía tô, 15gr lá ráy.

Cách thực hiện: 

  • Bỏ vỏ ngoài của cây chanh, phơi khô rồi giã nhau, sau đó rắc lên vùng da bị tổn thương.
  • Đối với các nguyên liệu còn lại, rửa sạch, ngâm qua cùng nước muối loãng rồi giã nhỏ và đắp lên vị trí da bị mụn nhọt.

Mỗi ngày áp dụng bài thuốc 1 lần và sau 3 ngày sử dụng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc trị phù thũng do suy thận

Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr dược liệu, 10gr cà gai leo, 10gr lá đa lông, 10gr cây mã đều, 10gr rễ tầm gai, 10gr rễ mỏ quạ.

Cách thực hiện: 

  • Làm sạch lá lốt và các dược liệu đã chuẩn bị rồi để ráo nước.
  • Sắc dược liệu cùng khoảng 500ml nước, đun nhỏ lửa trong 15 phút để các dưỡng chất từ dược liệu ngấm ra thuốc thì tắt bếp.

Mỗi ngày chỉ sử dụng duy nhất 1 thang thuốc và áp dụng liên tục 3 – 5 ngày để thấy được hiệu quả điều trị bệnh.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm âm đạo

Nguyên liệu chuẩn bị: 50gr dược liệu, 40gr nghệ và 20gr phèn chua.

Cách thực hiện: 

  • Làm sạch nguyên liệu rồi cho tất cả vào nồi đun trong khoảng 20 phút để các tinh chất tan cùng trong nước.
  • Để nguội bớt rồi sử dụng nước thuốc để ngâm rửa âm đạo. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng nước ấm và xông âm đạo để mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.

Bài thuốc trị viêm xoang

Nguyên liệu chuẩn bị: Dược liệu tươi.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế, làm sạch lá lốt, bỏ những lá úa rồi ngâm với nước muối loãng trong thời gian 5 phút.
  • Vò nát dược liệu rồi cho vào mũi để các tinh chất tác động vào từng xoang.

Kiên trì áp dụng bài thuốc trị viêm xoang hàng ngày để thấy được tác dụng điều trị của thảo dược.

Những lưu ý khi áp dụng các bài thuốc từ dược liệu

Vừa là một loại thực phẩm, vừa là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc Đông y, việc sử dụng lá lốt hiệu quả như thế nào được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh tìm hiểu về cách dùng, người bệnh cũng cần lưu ý về những thông tin cơ bản sau đây để đạt được kết quả điều trị bệnh tốt nhất:

  • Sử dụng dược liệu theo đúng liều lượng bác sĩ yêu cầu, không dùng quá liều sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người bệnh. Trung bình mỗi ngày có thể dùng từ 50gr đến 100gr.
  • Đối tượng đang mắc các chứng bệnh như nhiệt miệng, nóng bức trong người, táo bón… không nên dùng lá lốt. Trong trường hợp này, tác hại của lá lốt ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh.
  • Ăn lá lốt có mất sữa không là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa đang cho con bú. Các hoạt chất trong lá lốt có khả năng làm mất sữa nên mẹ nên kiêng và hạn chế sử dụng và điều trị bệnh bằng dược liệu này.

Giá dược liệu bao nhiêu? Mua ở đâu?

Lá lốt tươi là loại thực vật mọc phổ biến ở nhiều vùng tại Việt Nam, tuy nhiên để mua với mục đích sử dụng làm thuốc thì người tiêu dùng nên chọn mua tại các cơ sở dược liệu. Lá lốt là dược liệu xuất hiện phổ biến tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Bởi vậy, có thể dễ dàng mua sản phẩm ở chợ, trung tâm hoặc cơ sở dược liệu trên toàn quốc với mức giá khoảng 100.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/ kg.

Có thể dễ dàng mua dược liệu tại các cơ sở dược liệu trên toàn quốc
Có thể dễ dàng mua dược liệu tại các cơ sở dược liệu trên toàn quốc

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, người dùng nên mua tại những cơ sở và trung tâm dược liệu trên toàn quốc. Trong đó, Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm được đánh giá là cơ sở kinh doanh dược liệu uy tín trên toàn quốc. Lá lốt nói riêng và các loại dược liệu tại Vietfarm nói chung để được nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch, bào chế và đóng gói trong môi trường khép kín, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Bởi vậy, khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng luôn đảm bảo được độ an toàn, chất lượng và hiệu quả tốt.

Hiện nay, dược liệu lá lốt sấy khô tại Vietfarm được bán với giá 85.000 VNĐ/kg, sản phẩm được đóng gói sang trọng và lịch sự. Đặc biệt, khi mua hàng từ 3kg trở lên, khách hàng sẽ được miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.

Trên đây là những thông tin về dược liệu lá lốt – vị thuốc quen thuộc trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Bên cạnh nắm rõ được đặc điểm, công dụng và cách dùng, khách hàng cần ghi nhớ về các lưu ý khi sử dụng để việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Đăng ký tư vấn với chuyên gia