Lá khôi
4.3/5 - (45 bình chọn)
Mã SP: LKT-0056
Lá khôi là dược liệu quý trong đông y, được sử dụng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị những bệnh về tiêu hóa, da liễu, dị ứng,...

Liên hệ

Khối lượng 500g

Lá Khôi Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Hiệu Quả, Những Lưu Ý Cần Thiết

Lá khôi có thành phần chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, vậy nên đã trở thành loại dược liệu quý, có mặt trong các bài thuốc Đông y điều trị bệnh dạ dày, da liễu,… Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia tại Trung Tâm Nghiên Cứu và Nuôi Trồng Dược Liệu Vietfarm sẽ chia sẻ chi tiết về công dụng và 8 bài thuốc trị bệnh hiệu quả, an toàn từ loại cây này.

Tổng quan thông tin về lá khôi

Lá khôi là lá của cây khôi, được biết đến là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh về dạ dày, da liễu. Loại cây này thường mọc hoang dại tại các khu rừng rậm rạp ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng,…

  • Tên dược liệu: Lá khôi
  • Tên gọi khác: Cây khôi, cây khôi tía, cây khôi nhung, cây đơn tướng quân, cây độc lực, cây xăng sê, cây khôi đốm…
  • Tên gọi khoa học: Ardisia silvestris Pitard
  • Thuộc họ: Myrsinaceae (Đơn nem)
Hình ảnh lá khôi trong thiên nhiên
Hình ảnh lá khôi trong thiên nhiên

Đặc điểm thực vật của dược liệu

Cây khô có chiều cao trung bình từ 1.5 – 2m, mọc thẳng đứng, thân xốp, ít phân nhánh hoặc không phân nhánh. Cây khôi có 2 loại là khôi tía và khôi trắng, có tác dụng tương đương nhau, có chung một số đặc điểm như lá mọc tập trung ở phía ngọn, sắp xếp so le, tiết diện lá lớn, dài từ 25 – 40cm và rộng khoảng 6 – 10cm. Để phân biệt lá từ 2 loại cây này sẽ dựa vào đặc điểm sau:

  • Cây khôi tía: Mặt trên lá màu xanh, mặt dưới màu tím và có lông mịn.
  • Cây khôi trắng: Toàn bộ lá màu xanh, không có lông ở cả 2 mặt.

Phân loại cây lá khôi

Dược liệu được chia thành 2 loại chính là cây khôi trắng và cây khôi tía. Hai loại này có đặc điểm như sau:

  • Khôi tía (lá khôi nhung): Mặt lá màu tím, có lớp lông mịn và mỏng bao phủ.
  • Lá khôi trắng: Mặt lá của loại dược liệu này đều có màu xanh và không có lớp lông bao phủ bên trên.

Dù cả hai loại lá khôi dược liệu đều có công dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh, tuy nhiên trên thực tế, lá khôi đỏ vẫn được sử dụng nhiều hơn.

Tìm hiểu lá khôi tía trồng ở đâu? Phân bổ như thế nào?

Đây là loại thực vật ưa bóng, thường mọc trong rừng rậm. Tại Việt Nam, lá khôi phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc như: Ba Vì (Hà Nội), Cúc Phương (Ninh Bình), Sapa (Lào Cai), Hữu Lũng (Lạng Sơn), Thạch Thành, Ngọc Lặc (Thanh Hóa)…. Ngoài ra cũng có thể tìm kiếm dược liệu tại một số địa danh của miền Trung như: Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), Quỳ Châu (Nghệ An), Quảng Nam, Đà Nẵng…..

Thu hái và bào chế thuốc

Bộ phận lá được sử dụng chủ yếu để làm thuốc vì chúng có chứa chất tanin – hoạt chất rất có lợi trong việc điều trị một số bệnh lý của cơ thể. Người dùng có thể thu hoạch thảo dược quanh năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, thu hái vào mùa hạ là thời điểm tốt nhất.

Thu hái dược liệu vào mùa hè là thời điểm thích hợp nhất
Thu hái dược liệu vào mùa hè là thời điểm thích hợp nhất

Sau khi được thu hoạch, người dùng sơ chế sạch sẽ rồi phơi khô, sấy khô hoặc sao vàng để có thể sử dụng được lâu dài. Bên cạnh đó, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp dược liệu tươi.

Lá khôi tía khô cần được bảo quản trong túi nilon kín, được đặt tại vị trí thoáng mát, tránh ẩm mốc để có thể đảm bảo được dược tính của dược liệu.

Tìm hiểu lá khôi có tác dụng gì trong điều trị bệnh

Chắc chắn, không hề ngẫu nhiên khi lá khôi là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc đông y. Thực tế, tác dụng của lá khôi đã được kiểm chứng trong cả y học cổ truyền và những nghiên cứu của khoa học hiện đại.

Vậy, lá khôi tía chữa bệnh gì và có hiệu quả như thế nào?

Tác dụng trong đông y

Trong y học cổ truyền, lá khôi có tính hàn, vị chua và được quy vào kinh Tỳ, Vị. Theo y học xưa, sử dụng dược liệu này có tác dụng:

  • Giúp tiêu độc, loại bỏ độc tố tích tụ, thanh mát cơ thể.
  • Giảm bình can, can khí uất.
  • Sử dụng lá khôi tía chữa đau dạ dày.
  • Hỗ trợ điều trị những bệnh lý như mề đay, mẩn ngứa, ghẻ lở…
  • Kháng khuẩn và chống dị ứng.
  • Điều trị viêm họng, đau rát họng ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Tác dụng trong khoa học hiện đại

Y học hiện đại đã chỉ ra được những thành phần có lợi cho sức khỏe con người có chứa trong dược liệu lá khôi. Nổi bật trong đó có tannin, glycoside:

  • Glycoside: Lá khôi có chứa hàm lượng glycoside dồi dào, giúp hệ tim mạch khỏe hơn. Hoạt chất kích thích cơ chế co bóp của hệ tim mạch trong việc bơm máu đi vào các cơ quan khác. Từ đó tránh được những cơ đột quỵ bất ngờ. Ngoài ra, glycoside còn giúp cải thiện chức năng thần kinh, tăng cường trí nhớ và hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh.
  • Tannin: Đây là hoạt chất được tìm kiếm trong nhiều loại thực vật, trong đó có lá khôi. Hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa tế bào, ức chế các tế bào ung thư lây lan, tăng cường miễn dịch và sức khỏe. Ngoài ra, hoạt chất tanin cũng xuất hiện nhiều trong một số loại thuốc chữa tim mạch, có tác dụng loại bỏ các cholesterol xấu, ngăn chặn nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu và đông máu.

Với các hoạt chất có lợi đó, lá khôi chữa bệnh gì? Rất nhiều loại thuốc được chiết xuất từ lá khôi với công dụng tuyệt vời như sau:

  • Làm giảm quá trình tiết axit trong dạ dày, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Có công dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày.
  • Giúp kích thích tiêu hóa, loại bỏ các triệu chứng ăn không tiêu, đầy bụng.
  • Giảm căng thẳng, giúp điều trị chứng mất ngủ.
  • Giúp liền sẹo, làm lành vết thương, chống viêm nhiễm tại các vết thương.

Đối tượng dùng dược liệu

Vậy, những đối tượng nào nên sử dụng loại thảo dược này?

  • Bệnh nhân mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa và dạ dày: mắc vi khuẩn HP, viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, trào ngược dạ dày, viêm loét đại tràng.
  • Người có hệ tiêu hóa kém, hay xảy ra tình trạng đầy bụng, ợ hơi.
  • Những người mắc bệnh về da liễu: hắc lào, mề đay, dị ứng, ghẻ lở, bị mẩn ngứa do thay đổi thời tiết.
  • Bệnh nhân mắc những bệnh lý về xương khớp nói chung.
  • Các trường hợp bị viêm phế quản, viêm họng.

Xem thêm

Những bài thuốc từ dược liệu lá khôi

Dưới đây là một số bài thuốc từ dược liệu lá khôi và cách dùng lá khôi nhiều người bệnh áp dụng.

Tìm hiểu bài thuốc lá khôi chữa đau dạ dày

Khi nhắc tới dược liệu này, hầu như ai cũng biết tới công dụng lá khôi chữa bệnh dạ dày. Hiệu quả của việc sử dụng thảo dược chữa bệnh đau dạ dày đã được kiểm chứng thông qua nhiều thí nghiệm tại bệnh viện Quân y 108.

Lá khôi chữa dạ dày là bài thuốc quen thuộc
Lá khôi chữa dạ dày là bài thuốc quen thuộc

Để thực hiện bài thuốc lá khôi chữa dạ dày, người bệnh phải chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: 20gr lá khô tươi hoặc khô cùng nước sạch.

Các bước thực hiện:

  • Sơ chế sạch sẽ dược liệu lá khôi rồi để ráo nước.
  • Sử dụng nồi đất hoặc sứ, cho dược liệu vào cùng khoảng 600ml nước.
  • Đun sôi thuốc và cho nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất từ dược liệu ngấm ra thuốc.
  • Loại bỏ phần bã lá khôi, chỉ dùng nguyên phần thuốc.

Sử dụng thuốc hàng ngày, đặc biệt vào buổi sáng, kiên trì áp dụng bài thuốc này để thấy được tác dụng của lá khôi với dạ dày.

Dược liệu chữa mẩn ngứa, mề đay

Nổi mề đay, mẩn ngứa xuất hiện ở nhiều người bệnh, đặc biệt khi thời tiết vào hè, khiến làm da mất thẩm mỹ và gây khó chịu cho người bệnh. Áp dụng bài thuốc dưới đây để điều trị chứng bệnh này.

Nguyên liệu chuẩn bị: 100gr lá khôi tươi, 100gr tầm phỏng.

Các bước thực hiện:

  • Sơ chế và làm sạch lá khôi và tầm phỏng.
  • Cho các dược liệu vào ấm đun cùng khoảng 700ml nước.
  • Đun thuốc trong khoảng 20 phút thì tắt bếp.

Sử dụng thuốc hàng ngày thay trà và dùng cho tới khi hết mẩn ngứa.

Thảo dược giúp giảm tình trạng viêm họng, viêm phế quản

Tình trạng này thường xuất hiện vào những thời điểm chuyển giao mùa trong năm. Đặc biệt với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch kém khiến trẻ rất dễ bị viêm họng, viêm phế quản.

Nguyên liệu chuẩn bị: 100gr lá khôi, 100gr bột nếp và mật ong tươi.

Các bước thực hiện:

  • Sơ chế và rửa dược liệu lá khôi bằng nước sạch, để ráo nước.
  • Đun lá lá khôi cùng 400ml nước, đun cho tới khi chỉ còn khoảng ⅓ lượng nước ban đầu thì bỏ phần lá ra rồi cho bột gạo nếp, mật ong vào cùng khuấy đều.
  • Để lửa thật nhỏ cho tới khi các nguyên liệu hòa tan cùng nhau, tạo thành một hỗn hợp đặc thì tắt bếp.
  • Để nguội thuốc và vo thành từng viên nhỏ để tiện sử dụng.

Sử dụng mỗi ngày 2 viên để giảm tình trạng đau họng, dùng khoảng 3 – 4 ngày để thấy được hiệu quả của thuốc.

Sử dụng thảo dược chữa ghẻ lở

Bài thuốc này, người dùng chỉ cần chuẩn bị lá khôi để sử dụng.

Sử dụng thảo dược chữa ghẻ lở hiệu quả
Sử dụng thảo dược chữa ghẻ lở hiệu quả

Các bước thực hiện:

  • Đun lá khôi với một lượng nước vừa đủ, đun sôi và để nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Bỏ bã thuốc và phần nước tách riêng.
  • Pha loãng nước thuốc với nước thông thường và thoa lên vùng bị ghẻ lở. Ngoài ra, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng nước lá để tắm.
  • Dùng bã lá chà nhẹ lên vùng da ghẻ lở.

Kiên trì áp dụng bài thuốc trong vòng 7 ngày liên tiếp để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc chữa đại tràng, loét dạ dày

Nguyên liệu chuẩn bị: 12gr nhân trần, 12gr bồ công anh, 10gr chút chít, 12gr khổ sâm, 10gr lá khôi.

Các bước thực hiện:

  • Sơ chế sạch sẽ tất cả các dược liệu trước khi sử dụng.
  • Tán nhỏ các nguyên liệu trên thành bột mịn và bảo quản trong lọ kín để dùng dần.
  • Mỗi ngày chỉ dùng 1 lượng bột nhất định, pha cùng với nước sôi để nguội và sử dụng trước mỗi bữa ăn 30 phút.

Kiên trì áp dụng bài thuốc này, tình trạng viêm loét dạ dày sẽ có chuyển biến tốt hơn.

Bài thuốc chữa ợ hơi, đầy bụng

Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr bồ công anh, 16gr cam thảo, 18gr uất kim, 20gr lá khôi, 18gr hương phụ, 18gr hậu phác.

Các bước thực hiện:

  • Cũng giống như nhiều bài thuốc khác, trước khi sử dụng, người bệnh cần phải sơ chế và làm sạch các nguyên liệu.
  • Đun thuốc trong khoảng 20 phút, để tất cả dưỡng chất từ dược liệu ngấm ra thuốc.

Sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc và dùng kiên trì khoảng 7 – 14 ngày để thấy được hiệu quả.

Bài thuốc điều trị bệnh thấp khớp

Nguyên liệu chuẩn bị: 12gr lá khôi, 12gr lá bạc thau, 10gr dây kim ngân, 8gr lá thông, 12gr lá đơn mặt trời, 16gr ké đầu ngựa, 16gr rễ gối hạc.

Các bước thực hiện:

  • Sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị và đem sắc thuốc cùng một lượng nước vừa đủ.
  • Cần cho nước ngập các thảo dược trên và đun trong khoảng 20 – 25 phút thì tắt bếp.
  • Chia phần thuốc thành 3 lần uống và chỉ sử dụng trong ngày.

Kiên trì áp dụng sẽ thấy các cơn đau giảm dần, các triệu chứng cũng dần biến mất.

Bài thuốc điều trị chứng phát ban đỏ

Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr thổ phục linh, 20gr nhẫn đông đằng, 20gr thương nhĩ tử, 20gr khôi tía.

Sử dụng lá khôi chữa chứng phát ban đỏ
Sử dụng lá khôi chữa chứng phát ban đỏ

Các bước thực hiện:

  • Loại bỏ các bụi bẩn ở dược liệu trước khi sử dụng.
  • Đun thảo dược cùng với khoảng 900ml nước, đun trong thời gian 25 phút để các dưỡng chất ngấm ra nước thuốc.

Sử dụng thuốc thành 3 lần trong ngày và kiên trì áp dụng tới khi các triệu chứng giảm.

Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu lá khôi

Dù là dược liệu rất tốt cho sức khỏe người dùng, tuy nhiên khi sử dụng lá khôi, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau đây để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Phải lưu ý về liều lượng sử dụng, không nên dùng thuốc quá nhiều cũng không nên dùng quá ít, sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.
  • Người dùng cần phải tìm hiểu về những món ăn kiêng kỵ trước khi dùng thuốc, tránh trường hợp có những thực phẩm kỵ với các thành phần của thuốc.
  • Nên dùng ấm bằng sứ hoặc nồi đất để đun thuốc, tránh sử dụng dụng cụ bằng kim loại, ảnh hưởng tới dược tính của thảo dược.
  • Trong trường hợp sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú, cần phải tìm hiểu kỹ và làm theo những chỉ dẫn của những chuyên gia hoặc người có chuyên môn.
  • Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích trong quá trình sử dụng lá khôi, có thể ảnh hưởng tới dược tính của thảo dược.

Trên đây là những thông tin về dược liệu lá khôi – thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc đông y. Tìm hiểu kỹ về hiệu quả, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng sẽ giúp người bệnh đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

Cập nhật lần cuối 11:25 Chiều , 31/03/2023

Bình luận
  1. Đỗ Vân says: Trả lời

    Bài viết rất hay. Cảm ơn tác giả!

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hình ảnh cây chè dung

Cây chè dung

Chè dung là một trong những dược liệu quý được...

Tổng quan về bạch giới tử

Bạch giới tử

Bạch giới tử là loại hạt được phơi hoặc sấy...

Hình ảnh nhụy hoa nghệ tây Saffron

Nhụy hoa nghệ tây (Saffron)

Trung tâm dược liệu Vietfarm liên kết hợp tác với...

Đinh lăng nếp mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Đinh Lăng Nếp

Đinh lăng nếp được nhắc tới là loại "nhân sâm...

Đối tác

logo thuốc dân tộc
trung tâm da liễu đông y việt nam logo
logo thuốc dân tộc
Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 hộp Đông trùng hạ thảo cách đây 10 phút