Hy Thiêm

Ngày đăng: 08/06/2022 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
5/5 - (3 bình chọn)

Cây thuốc hy thiêm ngày càng được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh về xương khớp, ổn định huyết áp, giãn cơ,… Tuy vậy, không phải người dùng nào cũng biết đến và hiểu rõ tác dụng, cách dùng hay kiêng kỵ của vị thuốc này. Vì thế, trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết nhất cũng như địa chỉ mua thảo dược uy tín, chất lượng.

Những thông tin tổng quan nhất về cây thuốc hy thiêm

Cũng như nhiều thảo dược khác, hy thiêm là loài mọc hoang, phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi trên nước ta. Để tránh nhầm lẫn với các thảo dược khác, người dùng có thể căn cứ vào những thông tin dưới đây:

  • Tên gọi khác: Hy kiểm thảo, lưỡi đồng, cỏ đĩ, nụ áo rìa, hy tiên, hỏa liễm, dương thỉ thái, bạch hoa thái, thiểm thiên,…
  • Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis Lin Asterraceae
  • Thuộc họ: Hoa cúc (Asteraceae)

Đặc điểm thực vật

Trong tự nhiên, hy thiêm thảo có nhiều đặc điểm tương đồng, khá giống với cây nhọ nồi. Dưới đây là những đặc điểm thực vật nổi bật giúp phân biệt chính xác loài cây này:

Hình ảnh cây hy thiêm trong tự nhiên
Hình ảnh cây hy thiêm trong tự nhiên
  • Thuộc loài cây thân thảo, sống lâu năm, cao chừng 30 – 60cm, được bao phủ bởi lớp lông tơ mỏng, trắng mịn.
  • Lá cây mọc đối, có hình mũi mác, quả trám hoặc đôi khi là hình tam giác, dài chừng 4 – 10cm, rộng khoảng 3 – 6cm, cuống tương đối ngắn, mép có hình răng cưa không đều. Phiến lá có lông trắng ngắn, mịn ở mặt dưới, 3 gân chính mảnh.
  • Hoa hy thiêm mọc thành từng cụm ở đầu cành, màu vàng sẫm, thường ra vào tháng 4 – 5 đến tháng 8 – 9.
  • Mùa quả từ tháng 6 – 10, quả bế, góc nhẵn, hạt nhỏ có màu đen bóng.

Khu vực phân bố chủ yếu

Cây hy thiêm thường được tìm thấy ở những khu vực đất ẩm, màu mỡ như bờ ruộng, ven đường, nương rẫy, bãi sông,… mọc thành từng đám, phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa hè, xuân.

Tại nước ta, cây phân bố ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu,…

Bên cạnh đó, với sức sống khỏe, thảo dược này còn được trồng tại nhiều gia đình, các khu thảo dược để khai thác làm thuốc.

Thu hái và bào chế

Cây hy thiêm thường tàn lụi vào mùa đông nên thời điểm thu hoạch tốt nhất là khoảng tháng 4 đến tháng 6 hoặc tùy vào khí hậu từng nơi. Lúc này cây chỉ mới có ít hoa hoặc chưa ra hoa. Bộ phận thu hái gồm thân, lá, loại bỏ phần gốc và rễ của cây để bào chế thành dược liệu.

Sau khi cắt về cần loại bỏ hết rễ thừa, lá úa, sâu rồi sau đó cắt thành những khúc nhỏ chừng 3 – 5cm. Đến đây, người dùng có thể phơi hoặc sấy khô dược liệu để sử dụng lâu dài với cách làm như sau:

  • Phơi khô: Trải đều dược liệu lên những tấm phản sạch, phơi trực tiếp dưới nắng từ 4 – 5 hôm.
  • Sấy khô: Dàn đều dược liệu rồi sấy dưới ngọn lửa nhỏ hoặc nhiệt độ từ 50 – 60 độ C đến khi khô hoàn toàn.

Dược liệu khô thu được sẽ có màu nâu tro hoặc nâu đen, thân hình ống tròn, lá nhăn nheo như trà khô. Tiếp đến, người dùng cần bảo quản trong các lọ, túi bóng kín để sử dụng lâu dài, tránh nơi ẩm mốc, nhiều côn trùng gây hại.

Cây hy thiêm có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Sử dụng cây hy thiêm chữa bệnh gì luôn là câu hỏi được nền y học quan tâm từ xa xưa. Trong y học cổ truyền và nền y học hiện nay cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh thảo dược này hiệu quả trong việc điều trị bệnh, cụ thể như dưới đây.

Theo y học cổ truyền

Cây hy thiêm dược liệu đã được ứng dụng trong y học từ hàng trăm năm trước đây. Điều này đã được chứng minh qua những cuốn sách y học cổ như Đồ kinh bản thảo, Bản thảo kinh sơ,… Theo đó, hy thiêm là dược liệu có vị đắng, cay, tính hàn và đồng thời chứa một lượng độc tố nhất định.

Dược liệu hy thiêm mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Dược liệu hy thiêm mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Dược liệu hy thiêm quy chủ yếu vào 2 kinh Can, Thận với nhiều tác dụng như trừ phong thấp, lợi gân cốt, giảm đau, an thần, hạ huyết.

Theo y học hiện đại

Dưới khía cạnh y học hiện đại, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu thành phần hoạt chất có trong dược liệu hy thiêm. Kết quả đã chỉ ra thảo dược này có chứa nhiều hợp chất quý cho sức khỏe có thể kể đến như darutin, axit salicylic, các chất đắng daturosid, orientin,…

Vậy những hoạt chất này trong cây hy thiêm có tác dụng gì đối với sức khỏe người dùng?  Không chỉ được sử dụng trong Đông y, cây hy thiêm còn trở thành một trong những thành phần dược chất của nhiều loại thuốc Tây y với các tác dụng nổi bật gồm:

  • Hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về xương khớp như bệnh gout, viêm khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng, đau mỏi vai gáy, đầu gối.
  • Giảm đau, kháng viêm tốt, bảo vệ màng bao dịch khớp, giảm phù nề ở chân,…
  • Chữa mụn nhọt do nóng trong, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, mất ngủ.
  • Hỗ trợ điều trị mất tiếng, khàn giọng, đau đầu do cảm cúm.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây hy thiêm tốt cho sức khỏe

Tùy vào từng chứng bệnh, đối tượng cụ thể, vị thuốc hy thiêm được kết hợp cùng nhiều thảo dược khác làm tăng hiệu quả điều trị. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi khám phá những bài thuốc từ cây hy thiêm phổ biến trong Đông y.

Bài thuốc chữa phong thấp

  • Chuẩn bị: Hy thiêm thảo 100gr, thiên niên kiện 50 cùng với đường, 1 lít rượu trắng.
  • Dùng các nguyên liệu trên nấu thành cao, mỗi lần uống 1 ly nhỏ trước khi ăn, 2 lần/ngày.

Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ mang đến kết quả điều trị tích cực.

Bài thuốc chữa phong thấp đi kèm tê mỏi, đau nhức xương

  • Chuẩn bị: Cao mềm hy thiêm 9 lượng, bột hy thiêm 10 lượng, bột thiên niên kiện 3 lượng và bột xuyên khung 2 lượng.
  • Trộn đều tất cả các dược liệu thành hỗn hợp đặc sệt, vo thành từng viên nhỏ.
  • Mỗi lần dùng 4 – 5 viên, uống 2 lần/ngày và cách xa bữa ăn, sử dụng đều đặn hàng ngày.

Bài thuốc phong thấp đau nhức, miệng méo mắt xiên

  • Lấy 4 lượng bột hy thiêm, chưng rồi lại phơi khô liên tục 9 lần.
  • Sau khi thu được dược liệu thì tẩm mật, vo thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 3 viên nhỏ cùng với rượu nóng.

Bài thuốc hy thiêm hoàn

Trong nhiều tài liệu Đông y, hy thiêm hoàn có thể điều trị các chứng gồm miệng méo, mắt trợn, cấm khẩu không nói được, thường sùi bọt mép. Đồng thời còn có khả năng giúp sáng mặt, tai nghe rõ hơn, tóc đen chắc khỏe, mạnh gân cốt,… Công thức bào chế bài thuốc này gồm các bước:

  • Chuẩn bị: 5 lá, cành non cây hy thiêm hái vào ngày mùng 5 tháng 5 cùng với mật vừa đủ.
  • Dược liệu rửa sạch, phơi 9 lần sau đó sao khô, tán nhỏ thành bột mịn.
  • Lấy bột dược liệu tẩm với lượng mật vừa đủ tạo thành dạng đặc quánh, vo thành từng viên nhỏ như hạt ngô.
  • Mỗi ngày uống 40 viên nhỏ với nước cơm hoặc rượu nóng, thực hiện đều đặn hàng ngày.
Bào chế viên uống dạng hoàn cần theo đúng tỷ lệ
Bào chế viên uống dạng hoàn cần theo đúng tỷ lệ

Bài thuốc chữa phong thấp viêm đa khớp dạng thấp

  • Chuẩn bị: 4 lượng hy thiêm khô, đường đen vừa đủ
  • Sắc dược liệu với nước thật kỹ, chắt lần nước cốt rồi nấu cùng với đường đen thành dạng cao sệt.
  • Mỗi dùng 2 chén trà nhỏ dược liệu, chia thành 2 bữa uống trong ngày.

Bài thuốc chữa viêm khớp do phong thấp

Bài thuốc này còn hiệu quả đối với những bệnh nhân có kèm các triệu chứng như tê tay, tê chân, đau nhức gân xương, cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Hy thiêm thảo, bạch mao đằng mỗi vị 3 chỉ, xú ngô đồng hoặc ngưu tất 5 chỉ.
  • Sắc kỹ các dược liệu rồi chắt lấy nước uống.

Thực hiện đều đặn hàng ngày, mỗi ngày uống một thang cho đến khi các triệu chứng chấm dứt.

Bài thuốc chữa đau đầu, cảm mạo

  • Chuẩn bị: Hy thiêm thảo 3 chỉ, lục nguyệt sương 5 chỉ, tử tô 3 chỉ, thông bạch 2 chỉ.
  • Đun kỹ các dược liệu trên với nước đến khi cô cạn thì chắt uống, loại bỏ phần bã. Người bệnh nên kiên trì uống cho đến khi các dấu hiệu bệnh chấm dứt hoàn toàn.

Bài thuốc chữa tiêu chảy

Bài thuốc này có thể cải thiện tình trạng tiêu chảy ở những người bệnh bị cảm phải phong hàn đồng thời trị phong khí chạy vào trường gây tiêu chảy. Các bước thực hiện như sau:

  • Dùng hy thiêm thảo khô tán thành bột mịn.
  • Trộn bột dược liệu với một lượng hồ giấm vừa đủ rồi vo thành từng viên nhỏ như hạt ngô đồng.
  • Mỗi ngày uống 30 viên với nước cho đến khi triệu chứng tiêu chảy chấm dứt.

Bài thuốc trị đinh nhọt phát bối

  • Chuẩn bị: Hy thiêm, ngũ diệp thảo, dã hồng hoa, đại toán theo tỷ lệ bằng nhau.
  • Giã nhuyễn các dược liệu rồi chắt lấy nước uống. Khi uống, nếu người bệnh thấy đổ mồ hôi chứng tỏ bài thuốc đã có hiệu quả.

Bài thuốc trị ung nhọt sưng độc, các chứng lở dữ

  • Chuẩn bị: Hy thiêm thảo 1 lượng (nên hái vào Tết Đoan ngọ), nhũ hương 1 lượng, bạch phàn nửa lượng.
  • Tán mịn các dược liệu thành bột, mỗi lần dùng 2 chỉ uống với rượu nóng cho tới khi vết thương lành hẳn.
Hy thiêm thảo hiệu quả trong việc điều trị mụn nhọt sưng đau
Hy thiêm thảo hiệu quả trong việc điều trị mụn nhọt sưng đau

Bài thuốc chữa nôn mửa khi ăn

  • Dùng hy thiêm thảo sấy khô rồi tán thành bột mịn, cho vào một ít nước nóng rồi vo thành từng viên nhỏ.
  • Uống dược liệu hàng ngày cho đến khi triệu chứng chấm dứt.

Bài thuốc hy thiêm trị xuất huyết ngoại thương, đinh nhọt sưng tấy, rắn cắn

  • Chuẩn bị: Cây hy thiêm tươi với lượng vừa đủ
  • Rửa thật sạch dược liệu, có thể ngâm qua dung dịch nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Giã dập dược liệu rồi dùng phần bã đắp vào chỗ vết thương.
  • Thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi khỏi hẳn và không nên sử dụng đối với những trường hợp vết thương lở loét quá sâu.

Ngoài ra, đối với trường hợp rắn cắn, đây chỉ là biện pháp sơ cứu tạm thời, người bệnh cần phải chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa tránh để lại những hậu quả nguy hiểm.

Những lưu ý khi sử dụng cây hy thiêm chữa bệnh

Cũng như nhiều dược liệu khác, để mang đến hiệu quả tốt nhất, an toàn cho sức khỏe người dùng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước khi sử dụng các bài thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ, người có chuyên môn, đặc biệt là những đối tượng như phụ nữ đang mang thai, cho con bú hay trẻ em.
  • Không nên sử dụng nếu mẫn cảm với bất kỳ thảo dược nào có bài thuốc. Đồng thời nếu thấy các triệu chứng bất thường cần ngưng uống dược liệu và đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.
  • Kiên trì sử dụng thảo dược trong thời gian nhất định sẽ thấy được những hiệu quả rõ rệt.
  • Kỵ sắt, không nên uống các thực phẩm bổ sung sắt khi uống hy thiêm.
  • Không dùng cho bệnh nhân thuộc âm hư mà không có phong thấp.
  • Cần phân biệt loài cây này với cây hoa cứt lợn, nụ áo hoa tím xuất hiện ở các khu vực lân cận. Điểm dễ nhận biết hai loài này nhất là hoa cây cứt lợn có màu trắng hoặc tím còn hoa hy thiêm có màu vàng nổi bật.

Cây hy thiêm bán ở đâu? Địa chỉ mua dược liệu uy tín, chất lượng

Hiện nay, hy thiêm được bày bán ở rất nhiều cơ sở khác nhau như hiệu thuốc, chợ, cửa hàng đông y, các trang mạng xã hội,… với mức giá dao động trong khoảng 180.000 – 300.000 VNĐ/kg. Tuy vậy, vấn đề đặt ra rằng địa chỉ nào là nơi bán sản phẩm chất lượng tốt với giá thành hợp lý? Người dùng nên hết sức cân nhắc trước vấn đề này bởi không ít cơ sở sử dụng chất cấm trong bảo quản, sấy khô dược liệu.

Để tránh những mối nguy hại này đồng thời mua sản phẩm với giá thành phù hợp hãy tham khảo Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm.

Cây hy thiêm Vietfarm được nuôi trồng tại vùng thảo dược thuộc Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Vì thế, người dùng không cần lo ngại đến vấn đề ô nhiễm đất, nguồn nước ảnh hưởng đến chất lượng thảo dược.

Dược liệu Vietfarm - thương hiệu uy tín trên thị trường hiện nay
Dược liệu Vietfarm – thương hiệu uy tín trên thị trường hiện nay

Đồng thời, quy trình thu hoạch, sấy khô khép kín, sử dụng công nghệ sấy lạnh hiện đại nhất giúp dược liệu không mất đi hoạt chất quý giá và tăng thời gian bảo quản không cần sử dụng đến hóa chất. Chất lượng dược liệu tốt là vậy nhưng giá thành hy thiêm Vietfarm vô cùng hợp lý, chỉ 100.000 VNĐ/1 túi 0,5 kg tiện lợi.

Những ưu điểm này đã giúp Vietfarm trở thành địa chỉ tin tưởng của nhiều khách hàng, khẳng định được vị thế vững chắc trên thị trường dược liệu hiện nay.

Với những thông tin trên đây về dược liệu hy thiêm hy vọng đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích. Nếu bạn muốn liên hệ đặt hàng hoặc còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ tốt nhất.

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Đăng ký tư vấn với chuyên gia