Hoàng kỳ

Ngày cập nhật: 20/03/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
4.6/5 - (8 bình chọn)

Hoàng kỳ là vị thuốc quý có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe con người, điều trị nhiều bệnh lý như suy nhược cơ thể, bệnh dạ dày, bệnh về da, xuất huyết trĩ,… Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc thông tin công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng cây hoàng kỳ.

Những thông tin về cây thuốc hoàng kỳ

Hoàng kỳ là dược liệu quý được lưu truyền trong dân gian từ rất xa xưa, và có trong nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh. Dưới đây là thông tin cụ thể về loại dược liệu này:

  • Tên dược liệu: Hoàng kỳ
  • Các tên gọi khác: Miên hoàng kỳ, Bắc kỳ, Khẩu kỳ, Tiễn kỳ
  • Danh pháp khoa học: Astragalus membranaceus
  • Thuộc họ nhà đậu, cánh bướm
  • Phân loại: Hoàng kỳ có 2 loại gồm hoàng kỳ Mông cổ (Astragalus mongolicus Bunge), và hoàng kỳ Astragalus membranaceus.

Đặc điểm thực vật của cây hoàng kỳ

Hoàng kỳ là cây gì vẫn là câu hỏi thường gặp ở không ít người. Để làm rõ thắc mắc trên nội dung dưới đây sẽ mô những đặc điểm nổi bật của loài cây này:

Hình ảnh cây hoàng kỳ sinh trưởng trong thiên nhiên
Hình ảnh cây hoàng kỳ sinh trưởng trong thiên nhiên
  • Hoàng kỳ là loài thân thảo mọc thẳng tắp với chiều cao trung bình khoảng 50-80cm, chia thành nhiều cành nhỏ.
  • Lá có hình trứng dài, có lông màu trắng, một càng có khoảng 15 đến 20 lá chét vào thường mọc so le nhau.
  • Hoa thường nở vào tháng 6 và tháng 7 có màu vàng nhạt.
  • Cây ra quả vào tháng 8 và tháng 9 hàng năm, quả có hình đậu dẹt có lông ngắn, dài khoảng 2,5cm, rộng 9mm, tách quả có hạt hình thận, màu đen.
  • Rễ cây hoàng kỳ thường dài khoảng 2cm có hình trụ thẳng, rất dai và khó bẻ, có màu vàng nâu hoặc nâu đỏ tùy tầng địa hình lớp đất thịt.

Cây hoàng kỳ mọc ở đâu?

Dược liệu thường phân bố ở những vùng đất pha cát, đặc biệt ở các tỉnh Hoa Bắc, Diệu An, Bửu Kê, Tứ Xuyên tại Trung Quốc.

Với những công dụng tuyệt vời với sức khỏe con người loại dược liệu này đã được nhân giống thành công ở nhiều nơi nhưng khả năng sinh trưởng khá kém và số lượng rất ít.

Ở Việt Nam ở Đà Lạt và Sapa đã trồng cây hoàng kỳ thành công đưa vào phục vụ nhu cầu thị trường tuy nhiên sản lượng còn ít.

Thu hoạch và sơ chế dược liệu

Trong dân gian, bộ phận được sử dụng làm thuốc là rễ cây. Rễ hoàng kỳ thường được thu hoạch sau 3 năm trồng, nếu muốn công dụng tốt hơn có thể chăm trồng trên 6 năm.

Thông thường loại dược liệu này được người dân địa phương đào rễ vào mùa thu, thời điểm độ ẩm vừa phải dễ khai thác.

Rễ sẽ được đào lên rửa sạch với nước, cắt bỏ đầu và những rễ con sau đó phơi khô hoặc sấy rồi đưa vào sử dụng.

Ngoài ra theo Trung dược đại từ điển ghi chép lại thì hoàng kỳ còn có các cách sơ chế đặc biệt như sau:

  • Rễ cây sau khi thu hoạch đem rửa sạch, ủ mềm sau đó bào mỏng khoảng 1-2 ly. Sấy hoặc phơi khô để bảo quản sử dụng dần.
  • Thu hoạch rễ hoàng kỳ tươi làm khô đập nát, tước sợi nhỏ rồi tẩm mật sao vàng.
  • Sơ chế sạch dược liệu ngâm với mật ong khoảng 2-3 ngày, sau đó sao vàng.

Cây hoàng kỳ có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Hoàng kỳ là dược liệu có tính ấm, vị ngọt mang đến giá trị lớn đối với sức khỏe của con người. Chính vì vậy nó không chỉ được nền y học cổ truyền tin dùng mà còn được nền y học hiện đại khai thác sử dụng.

Theo Y học cổ truyền

Theo các ghi chép trong đông y thì hoàng kỳ tính vị, quy tinh, ôn cam vào các tỳ, kinh phế

Loại dược liệu này có tác dụng bổ khí, chữa trị các bệnh về mụn nhọt, trừ mịn độc, hút hết mủ và giảm các cơn đau do mụn nhọt gây ra, ngoài ra còn có giúp chữa nhiều bệnh trẻ nhỏ, đàn ông hư tổn và phụ nữ có máu kinh xấu không ra hết.

Hoàng kỳ nam có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, tiêu chảy, ra mồ hôi tay chân, chữa biếng ăn vô cùng hiệu quả.

Theo nền Y học hiện đại

Theo nhiều công trình nghiên cứu về hoàng kỳ của các nhà khoa học nền y học hiện đại thì trong loại dược liệu này có chứa nhiều loại axit amin, saccaroza, protid (6,16% – 9,9%), betaine, choline, vitamin P, axit folic, amylase,…

Dược liệu có nhiều tác dụng tuyệt vời, hỗ trợ chữa nhiều bệnh khác nhau
Dược liệu có nhiều tác dụng tuyệt vời, hỗ trợ chữa nhiều bệnh khác nhau

Những tác dụng của cây hoàng kỳ được ghi nhận gồm:

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt tốt với người già, người mới ốm dậy, người đang trong quá trình điều trị bệnh.
  • Thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất cho các tế bào của cơ thể.
  • Hoàng kỳ có tác dụng lợi tiểu rất hiệu quả, đã được các nhà khoa học hiện đại nghiên cứu thí nghiệm trên chó và đưa ra thực nghiệm trên người
  • Tăng sự co bóp cho tim bình thường.
  • Hạ áp cực nhanh trong thời gian ngắn.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ký về thận và niệu đạo rất hiệu quả, an toàn và nhanh chóng.
  • Có tác dụng kháng khuẩn, kháng sinh với vi trùng lỵ Shigella.
  • Hoàng kỳ có tác dụng chống giảm sút Glycogen ở gan, bảo về gan cực tốt.

Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu hoàng kỳ

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc sử dụng hoàng kỳ để chữa bệnh, đem lại hiệu quả rất tốt. Dưới đây là một số bài thuốc tiêu biểu mà bạn đọc có thể tham khảo.

Dùng điều trị suy nhược cơ thể, sốt, tim đập nhanh, kén ăn

Theo những ghi chép đông y dân gian lưu truyền và thực nghiệm của nền y học hiện đại, tác dụng nổi bật nhất của hoàng kỳ là hỗ trợ chữa trị tình trạng suy nhược cơ thể, sốt cao, tim đập nhanh, kén ăn thâm niên.

Dưới đây là một số bài thuốc cụ thể bạn có thể tham khảo ứng dụng:

Bài thuốc 1

  • Dược liệu: Hoàng kỳ đã tẩm mật ong sao khô, cam thảo nửa sống, nửa đã sao.
  • Điều chế: Hoàng kỳ 6 phần, cam thảo 4 phần trộn chung với nhau tán thành bột mịn bảo quản trong hũ hoặc hộp để sử dụng dần.
  • Cách dùng: Lấy khoảng 4-8g bột thuốc sắc với nước cho người bệnh  uống.
  • Liều dùng: Uống thuốc 3 lần mỗi ngày, sáng, trưa, tối.

Bài thuốc 2

  • Dược liệu: 24g hoàng kỳ, 8g bạch truật, 8g phòng phong
  • Điều chế: Trộn các loại dược liệu chung với nhau rồi tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh để sử dụng dần.
  • Liều dùng: Hòa tan khoảng 6 đến 8g hỗn hợp bột thuốc với nước lọc hoặc rượu gạo độ nhẹ cho người bệnh uống 2 lần trên ngày.

Bài thuốc 3

  • Dược liệu: 6g hoàng kỳ tẩm mật ong sao khô, 6g đại táo, 5g thược dược, 4g sinh khương, 2g cam thảo, 2g quế chi
  • Điều chế: Cho các loại dược liệu trên trộn đều cho vào ấm sắc lấy nước.
  • Liều dùng: Một ấm thuốc chia làm 3 phần, uống vào sáng, trưa, tối.

Bài thuốc 4: 

  • Dược liệu: 16g hoàng kỳ, 12 bạch truật, 12 đương quy, 12g đảng sâm, 6g sài hồ, 6g trần bì, 4g trích thảo và 4g thăng ma.
  • Điều chế: Trộn đều các dược liệu trên cho vào ấm sắc thành thuốc cho bệnh nhân uống.
  • Liều dùng: Chia thuốc thành 3 phần cho bệnh nhân uống vào mỗi buổi sáng, trưa tối sau bữa ăn.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, nhanh khỏi bệnh nhất, người bệnh cần phải kiên trì sử dụng và cần được theo dõi của thầy thuốc.

Những bài thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng, phòng ngừa cảm mạo

Trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, phòng cảm mạo thì hoàng kỳ có một vai trò quan quan trọng đã được áp dụng vào những bài thuốc đông y rất nổi tiếng.

Cây thuốc được sử dụng nhiều để chữa cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi
Cây thuốc được sử dụng nhiều để chữa cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi

Có khá nhiều bài thuốc từ dược liệu để chữa các bệnh đường hô hấp mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc 5

  • Chuẩn bị dược liệu:15g hoàng kỳ, 10g đại táo
  • Điều chế: Đem các dược liệu đã chuẩn bị sơ chế rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc thành nước
  • Liều dùng: Với bài thuốc này bạn có thể thay thế nước lọc và uống hằng ngày. Kiên trì sử dụng sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm rất nhanh.

Bài thuốc 6

  • Dược liệu: Cây hoàng kỳ nam sống
  • Điều chế: Giã mịn hoàng kỳ sống, điều chế thành những viên nhỏ khoảng 1g
  • Liều dùng: Mỗi ngày cho người bệnh uống từ 5-6 viên chia đều thành 3 bữa sáng, trưa tối.Uống liên tục trong 10 ngày sau đó ngưng uống 5 ngày, sau đó lại lại 10 ngày uống ở kỳ tiếp theo
  • Sử dụng theo chu kỳ trên đến khi khỏi bệnh thì dừng lại.

Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận

Viêm thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Từ xa xưa trong những bài thuốc dân gian thì hoàng kỳ là một trong những vị thuốc không thể thiếu trong bài thuốc điều trị viêm thận.

Bài thuốc 7: 

  • Chuẩn bị dược liệu: 12g hoàng kỳ, 12g gừng tươi, 12g phong kỷ, 8g bạch truật, 3g cam thảo, 3g đại táo
  • Điều chế: Rửa sạch các loại nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống.
  • Liều dùng: Mỗi ấm thuốc chia thành 3 phần chia ra uống trong ngày.

Kiên trì sử dụng mỗi ngày chỉ trong thời gian ngắn bệnh viêm thận sẽ có chuyển biến tốt.

Dùng dược liệu điều trị chứng phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt gây ra tình trạng đau rát khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Với bài thuốc có vị hoàng kỳ kết với với những dược liệu khác có thể nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng, điều trị bệnh khỏi dứt.

Nam giới mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt nên dùng dược liệu hàng ngày
Nam giới mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt nên dùng dược liệu hàng ngày

Bài thuốc 8:

  • Dược liệu: 100g hoàng kỳ sống, 30g hoạt thạch, 3g hổ phách
  • Điều chế: Rửa sạch hoàng kỳ và hoạt thạch cho vào ấm sắc thành nước thuốc. Sắc ấm thuốc thành 2 lần. Sau đó trộn nước của lần 1 và lần 2 bỏ bã cho bột hổ phách vào cho người bệnh uống.
  • Liều lượng: Chia thuốc sắc thành 3 phần cho bệnh nhân uống 3 lần trong ngày sáng, trưa tối trước bữa ăn khi bụng đang đói.

Bài thuốc chữa sa trực tràng từ cây thuốc

Để chữa bệnh sa trực tràng cần kết hợp hoàng kỳ với những loại dược liệu khác để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 9

  • Chuẩn bị dược liệu: 30g hoàng kỳ sống, 15g đan sâm, 10g sơn tra nhục, 3g phòng phong, 3g thang ma
  • Điều chế: Trộn các loại dược liệu đã chuẩn bị cho vào nồi sắc thành thuốc uống
  • Liều dùng: chia thuốc 3 phần sáng, trưa, tối cho người bệnh uống trước bữa ăn.

Để đạt hiệu quả bệnh nhân cần kiên trì với bài thuốc này trong khoảng thời gian nhất định tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người.

Tác dụng của cây hoàng kỳ với các bệnh mạch vành

Các bệnh mạch vành bao gồm các chứng nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim vô cùng nguy hiểm. Dược liệu này được sử dụng để cải thiện và phòng ngừa các bệnh mạch vành hiệu quả.

Bài thuốc 10:

  • Chuẩn bị dược liệu: 30g hoàng kỳ, 15g đan sâm, 15g xích thược, 12g đương quy, 10g xuyên khung
  • Điều chế: Trộn hỗn hợp dược liệu đã chuẩn bị ở trên cho vào ấm sắc thành thuốc để uống
  • Chia nước thuốc trong ấm thành 3 phần, uống đều trong ngày trước mỗi bữa ăn sáng, trưa, tối.
  • Chỉ cần kiên trì sử dụng bài thuốc này trong khoảng 1 đến 2 tháng các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng đẩy lùi, chữa trị bệnh dứt điểm

Bài thuốc điều trị chứng huyết hư, bổ huyết, tăng huyết

Không chỉ trên cơ sở của đông y, hoàng kỳ còn được y học hiện đại chứng thực trong việc giúp điều trị chứng huyết hư, bổ huyết vô cùng hiệu quả.

Bài thuốc 11

  • Chuẩn bị dược liệu: 400g hoàng kỳ, 8g đương quy
  • Điều chế: Đem các dược liệu đã chuẩn bị rửa sạch với nước để ráo, sau đó cho vào ấm sắc cùng nước lọc.
  • Liều lượng: Chia lượng nước đã sắc trong ấm thành 3 phần bằng nhau, cho người bệnh uống trước 3 bữa ăn sáng, trưa và tối.

Cách điều trị viêm phế quản bằng dược liệu

Viêm phế quản là căn bệnh khá phổ biến với những triệu chứng như ho khan, ho liên tục, khó nuốt nước bọt, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người.

Giã mịn hoàng kỳ tẩm mật ong để chữa viêm phế quản
Giã mịn hoàng kỳ tẩm mật ong để chữa viêm phế quản

Bài thuốc 12

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 24g hoàng kỳ, 10g tuyển phục hoa, 10g bách hộ, 6g đại long
  • Điều chế: Đem các dược liệu đã chuyển bị tán thành bột mịn. Cho mật ong vào vo thành viên thuốc. Chia lượng thuốc trên thành 10 phần uống trong 10 ngày liên tục.

Với tình trạng bệnh nặng hơn, sau 10 ngày bệnh vẫn chưa dứt bạn nên thực hiện bài thuốc tiếp 10 ngày nữa.

Cách chữa chứng tức ngực, hay quên, suy nhược cơ thể

Trong những bài thuốc đông y có hoàng kỳ thì bài thuốc chữa chứng tức ngực, hay quên, suy nhược cơ thể được lưu truyền khá rộng rãi và được người dân tin dùng rất nhiều.

Bài thuốc 13

  • Nguyên liệu: 30g hoàng kỳ, 300g thịt gà , 150g nấm hương, 20g hành, 15g gừng tươi, rượu đào, dầu vừng, các loại gia vị phụ mắm, muối, bột ngọt
  • Cách làm: Sơ chế qua các nguyên liệu, rửa sạch để ráo nước. Cho dầu vừng vào chảo nóng rồi cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào xào cho chín. Sau đó cho rượu đào cùng nước lọc vào hầm ở lửa nhỏ khoảng 30 đến 60 phút là có thể mang ra thưởng thức.

Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc hoàng kỳ

Hoàng kỳ là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi từ đông y đến tây y bởi những công dụng vô cùng tuyệt vời của nó với sức khỏe con người. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và gia đình bạn cần đặc biệt lưu ý những vấn đề dưới đây khi sử dụng:

  • Không tự ý sử dụng hoàng kỳ mà không được phép của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y
  • Những trường hợp hư chứng, âm hư hỏa vượng tuyệt đối không được sử dụng hoàng kỳ để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng con người.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú muốn sử dụng hoàng kỳ cho mục đích chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh hậu quả nguy hiểm cho mẹ và bé.
  • Để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất khi áp dụng những bài thuốc có vị hoàng kỳ người bệnh cần kết hợp chế độ sống khoa học, ăn uống đầy đủ chất xơ, vitamin, tập luyện thể dục thể thao, có tinh thần thoải mái.
  • Trong suốt quá trình sử dụng hoàng kỳ để điều trị bệnh bạn cần phải được sự theo dõi của bác sĩ để phát hiện những triệu chứng dị ứng, mẫn cảm với thuốc để ngưng sử dụng tránh để lại hậu quả không đáng.
  • Liều lượng an toàn trong ngưỡng cho phép khi sử dụng cây thuốc hoàng kỳ là tối đa 10 đến 15g trên ngày.
  • Khi sử dụng hoàng kỳ bệnh nhân không được sử dụng thêm các loại thuốc cortisone, cyclosporine, để tránh kích ứng, phản tác dụng.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt rét hoặc nhiễm trùng tuyệt đối không được sử dụng dược liệu.

Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ những thông tin về hoàng kỳ, vị thuốc quý chữa bệnh tuyệt vời. Hy vọng đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và đưa ra quyết định sử dụng loại dược liệu quý này phục vụ cho sức khỏe của bạn và gia đình mình.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia