Đương Quy

Ngày cập nhật: 20/03/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
4.8/5 - (14 bình chọn)

Đương quy là một trong những vị thuốc được rất nhiều người biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, bổ máu, chống suy nhược cơ thể,… Bên cạnh đó, thảo dược này còn được dùng trong một số món ăn để tăng cường sức đề kháng,… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng, giá thành của thảo dược này trong bài viết sau đây.

Vị thuốc sâm đương quy là gì? Những thông tin tổng quan

Đương quy là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh với những thông tin tổng quan như sau:

  • Tên gọi khác: Sâm quy, tần quy, vân quy, sâm đương quy, tan quy, sâm quy tinh,…
  • Tên khoa học: Angelica sinensis Diels
  • Thuộc họ: Cần (Apiaceae)

Đặc điểm thực vật

Sâm quy là loài mọc hoang, xuất hiện rải rác trong tự nhiên với một số đặc điểm nổi bật như sau:

Hình ảnh cây đương quy xuất hiện trong tự nhiên
Hình ảnh cây đương quy xuất hiện trong tự nhiên
  • Là loài thân thảo, mọc đơn lẻ và sống lâu năm, chiều cao trung bình của một cây trưởng thành khoảng 40cm – 1m.
  • Thân cây nhỏ, có hình trụ, nhiều rãnh dọc xung quanh, màu xanh hoặc màu tía ánh tím.
  • Lá đương quy mọc so le, xẻ hình lông chim, cuống lá dài chừng 3 – 12cm. Mỗi phiến lá hình mũi mác, mép lá chia thành nhiều thùy, có răng chưa không đều.
  • Hoa đương quy mọc thành từng cụm, hình tán kép, có màu trắng hoặc xanh nhạt. Mỗi cụm hoa có chừng 10 – 30 bông hoa nhỏ, thường nở vào tháng 7, 8 hàng năm.
  • Quả đương quy dẹt, có rìa màu tím nhạt và xuất hiện vào khoảng tháng 7 – 9.
  • Rễ cây dài, mọc sâu trong lòng đất khoảng 10 – 20cm, phân nhánh nhiều và có mùi thơm đặc biệt. Bộ phận rễ đương quy được chia thành 3 phần chính gồm: quy đầu, quy thân và quy vĩ với độ lớn đường kính khác nhau.

Khu vực phân bố chủ yếu

Cây thuốc đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường xuất hiện ở những vùng núi cao từ 2000 – 3000m có khí hậu ẩm, hơi lạnh. Mãi đến những năm 60 của thế kỷ thứ 20, loài cây này mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam, chỉ sinh trưởng trong một số vùng nhất định. Sâm đương quy Việt Nam cũng có chất lượng không thua kém so với dược liệu tại Trung Quốc.

Hiện nay, loài này được tìm thấy ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình và khu vực Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắk Lắk,… Ngoài ra, với tác dụng của cây đương quy tốt cho sức khỏe, chúng còn được trồng ở các vườn dược liệu dưới điều kiện sinh trưởng phù hợp để khai thác dược liệu.

Thu hái và bào chế

Bộ phận của cây đương quy được khai thác nhiều nhất gồm phần củ, rễ bởi chúng có giá trị hàm lượng dược tính tốt nhất, ứng dụng được trong nhiều bài chữa bệnh.

Là loài sống lâu năm, cây sâm đương quy cần phải thu hoạch vào thời điểm trưởng thành mới thu được chất lượng dược liệu tốt nhất (ít nhất 4 năm tuổi). Theo kinh nghiệm dân gian nên thu hoạch thảo dược vào khoảng tháng 9, 10.

Sau khi thu hoạch cần đem rửa sạch củ sâm quy, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, cắt bỏ hết những rễ con bám xung quanh. Tiếp đến là công đoạn sấy hoặc phơi khô.

  • Phơi khô: Chỉ nên phơi âm can (phơi trong bóng râm), không được phơi trực tiếp dưới nắng đến khi khô hoàn toàn.
  • Sấy khô: Nên sấy dưới nhiệt độ không quá cao (chừng 70 – 80 độ C) hoặc sấy dưới lửa nhỏ.

Điều kiện bảo quản tốt nhất là đựng trong các lọ, túi kín, để nơi thoáng mát, tránh côn trùng, ẩm mốc.

Dược liệu khô được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc
Dược liệu khô được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc

Những tác dụng của đương quy đối với sức khỏe người dùng

Là một dược liệu quý, đương quy xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền

Theo các tài liệu Đông y ghi chép, đương quy dược liệu có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng, hơi cay và đắng. Đồng thời, thảo dược này có tính ấm, quy vào các kinh gồm kinh Can, Tâm và Tỳ, chủ trị các chứng bệnh như:

  • Bổ huyết, hoạt huyết, tê nhức xương khớp.
  • Thanh táo, nhuận tràng, điều huyết thông kinh.
  • Trị tâm can huyết hư, mụn nhọt, khái suyễn, các chứng tiền, hậu sản.

Theo y học hiện đại

Theo các nghiên cứu, trong đương quy có hàm lượng tinh dầu dồi dào chiếm đến 0.26%, trong đó có 40% là các acid tự do, có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, dược liệu này cũng có nhiều hoạt chất quý khác như Coumarin, Sterol, Polysaccharide, Brefeldin, Acid amin,… cùng nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu như vitamin B12, A, B, E, Canxi, Kẽm, Magie,…

Các hoạt chất này đem lại nhiều công dụng chữa bệnh, có thể kể đến những tác dụng của sâm đương quy điển hình như sau:

  • Trị thiếu máu, bổ huyết, đau bụng sau sinh.
  • Sản sinh hồng cầu, bổ sung dưỡng chất cho người bị mất sức, mệt mỏi.
  • Trị tắc kinh, đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Chữa chứng ra mồ hôi trộm.
  • Chữa đau nhức xương khớp. viêm tuyến tiền liệt, bồi bổ cơ thể.

Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ đương quy

Đương quy là một trong số ít các dược liệu xuất hiện trong hầu hết các bài thuốc trị bệnh. Dưới đây là những cách dùng đương quy hiệu quả và được sử dụng phổ biến.

Đương quy kết hợp với nhiều dược liệu khác điều trị bệnh hiệu quả
Đương quy kết hợp với nhiều dược liệu khác điều trị bệnh hiệu quả

Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể

  • Chuẩn bị: 16gr dược liệu đương quy, 12gr thục địa. 8gr bạch nhược và 6gr xuyên khung.
  • Cho tất cả các dược liệu sắc cùng 800ml nước đến khi cô cạn còn chừng 1/3 thì dừng.

Phần nước thuốc thu được chia làm 3 lần uống trong ngày và nên sử dụng khi thuốc còn ấm. Để đạt được tối đa tác dụng của sâm quy, mỗi ngày nên sử dụng 1 thang và kiên trì trong thời gian dài.

Bài thuốc chữa rong kinh, sảy thai mất máu

  • Chuẩn bị: Củ đương quy, sinh địa mỗi vị 12gr, bạch dược 16gr, xuyên khung, a giao, cảm thảo, ngải diệp mỗi vị 8gr.
  • Bỏ hết dược liệu vào ấm rồi sắc cùng với 1 lít nước. Đun dưới ngọn lửa nhỏ đến khu mực nước còn phân nửa thì dừng, chia thành nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc nhuận tràng, chữa táo bón

  • Chuẩn bị: Sâm đương quy khô, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân mỗi vị 4gr, thăng ma, sinh địa mỗi vị 3gr và 1gr hồng hoa.
  • Đem dược liệu sắc với 600ml nước, đun dưới ngọn lửa nhỏ đến khi cô cạn thì nửa thì chắt lấy nước thuốc, lọc bỏ bã. Chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày và chỉ nên dùng khi còn ấm.

Mỗi ngày sử dụng một thang cho đến khi các triệu chứng chấm dứt hoàn toàn thì ngưng.

Bài thuốc đương quy trị nhức đầu, đau mỏi cơ thể

  • Chuẩn bị: Sâm quy tinh, nhục quế mỗi vị 12gr, 20gr thục địa cùng chích thảo, can khương mỗi vị 8gr.
  • Sắc kỹ các dược liệu trên với 800ml nước đến khi mực nước còn lại một nửa thì ngừng. Chia phần nước thuốc làm 2 lần uống trong ngày, mỗi ngày sử dụng một thang.

Bài thuốc chữa cảm, sốt ở trẻ em

  • Chuẩn bị: Đương quy, sa sâm mỗi loại 4gr, sinh địa 8gr, 3gr bạch thược, xuyên khung, tiêu khương mỗi loại 2gr và 10 sợi cỏ bắc.
  • Cho tất cả dược liệu sắc cùng với khoảng 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi cô cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Nước thuốc thu được chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày sử dụng một thang.

Người dùng nên dùng trước mỗi bữa ăn, đều đặn hàng ngày đến khi bệnh tình chấm dứt.

Bài thuốc đương quy bổ huyết thang

  • Chuẩn bị: 8gr đương quy, quế chi, sinh khương, đại táo mỗi vị 6gr, 10gr bạch thược cùng 50gr đường phèn.
  • Cho tất cả dược liệu vào ấm rồi sắc kỹ cùng với 800ml nước dưới ngọn lửa nhỏ đến khi cô cạn còn khoảng 1/3 thì tắt bếp. Sau đó thêm đường phèn vào khuấy đều, chia nước thuốc thu được thành 3 lần uống.

Bài thuốc này cần kiên trì sử dụng mỗi ngày một thang trong thời gian dài sẽ mang đến hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc đương quy trị suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: Sâm quy, nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, tiểu thảo, xà sang, phụ tử chế mỗi loại 6gr, toan táo nhân, khởi từ, bạch chỉ mỗi loại 9gr.
  • Đem tất cả dược liệu trên vào ấm rồi sắc kỹ với 800ml nước đến khi còn khoảng 300ml thì dừng.
  • Lọc bỏ bã, chắt phần nước thuốc chia thành 3 bữa, sử dụng trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi bệnh chuyển biến tích cực.

Cách ngâm rượu với đương quy

Người dùng có thể ngâm sâm đương quy tươi hoặc khô để sử dụng. Tuy nhiên, ngâm rượu với đương quy khô sẽ thu được chất lượng rượu tốt hơn vì đã loại bỏ được phần nước trong dược liệu.

  • Chuẩn bị: 1kg đương quy khô, 10 lít rượu trắng 40 – 42 độ, 1 bình thủy tinh đủ lớn.
  • Rửa sạch dược liệu rồi để ráo nước, có thể cắt dược liệu thành lát hoặc để nguyên củ.. Tiếp đến, cho dược liệu vào bình cùng với rượu trắng, đậy kín nắp bình rồi bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Để dược liệu đủ ngấm cần ít nhất 3 tháng mới có thể sử dụng, thời gian càng dài rượu có dược tính càng mạnh, càng phát huy được công dụng của đương quy.

Mỗi ngày, người dùng chỉ nên uống chừng 50ml (2 chén nhỏ) chia thành 2 bữa uống trong hoặc sau bữa ăn. Rượu đương quy làm đẹp da, bồi bổ sức khỏe, bổ máu và kích thích tiêu hóa hiệu quả.

Đương quy kết hợp với các món ăn

Cách dùng sâm đương quy làm nguyên liệu trong các món ăn cũng vô cùng phổ biến. Thông thường, dược liệu này sẽ được kết hợp để nấu với các món ăn bổ dưỡng như tim heo hầm, đuôi heo, cá chép, gà ác hầm,…

Người dùng tiến hành các bước nấu món ăn thường lệ rồi cuối cùng cho thêm đương quy cắt khúc hầm tiếp trong khoảng 20 – 30 phút là sử dụng được.

Sâm đương quy hầm gà - món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe
Sâm đương quy hầm gà – món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe

Cách ngâm đương quy với mật ong

  • Chuẩn bị: 1kg sâm quy tinh, 1.5 lít mật ong nguyên chất và bình thủy tinh.
  • Rửa sạch dược liệu, để ráo nước rồi bỏ vào bình thủy tinh. Sau đó đổ từ từ mật ong vào, đảo đều cho tất cả dược liệu đều ngấm mật ong, đậy chặt nắp.

Với cách làm này, chỉ cần ủ trong khoảng 1 tuần là dùng được. Mỗi lần lấy một 1 muỗng nhỏ mật ong pha với nước ấm để uống.

Cách làm sâm đương quy nấu nước uống

Sâm quy sắc nước uống sẽ giúp điều hòa tuần hoàn máu, tăng lưu thông máu và ngăn ngừa tình trạng khí huyết ứ trệ hiệu quả, cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 5gr sâm đương quy khô hoặc 15gr dược liệu tươi.
  • Rửa sạch dược liệu rồi sắc cùng với 2 bát nước lọc. Đến khi nước sôi thì để lửa nhỏ, đun thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước thuốc uống trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng đương quy

Đương quy là dược liệu lành tính, không chứa độc tố tuy nhiên cũng không phải ai đều có thể sử dụng dược liệu này. Dưới đây là những lưu ý người dùng nên thận trọng, tránh để lại những tác dụng xấu đến sức khỏe.

  • Không nên sử dụng đương quy cho phụ nữ mang thai bởi có thể tăng nguy cơ sảy thai.
  • Tuyệt đối không lạm dụng dược liệu, không điều chỉnh liều lượng, thêm bớt các thảo dược trong bài thuốc.
  • Tác dụng đương quy làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống đông máu vì vậy không được sử dụng đồng thời.
  • Những người bị rối loạn máu, tiêu chảy, viêm đường tiêu hóa, tiểu đường không nên sử dụng.

Sâm đương quy giá bao nhiêu hiện nay? Địa chỉ mua sản phẩm uy tín

Hiện nay, người dùng không khó để có thể tìm thấy đương quy khô được bày bán ở rất nhiều cơ sở như chợ, hiệu thuốc đông y, cửa hàng dược liệu,… Tùy vào từng nơi bán mà giá đương quy có nhiều mức khác nhau, dao động khoảng 400.000 – 600.000 VNĐ/kg khô.

Đối với dược liệu tươi thì khó tìm hơn, người mua chỉ có thể tìm đến các vùng trồng dược liệu hay một số ít các cơ sở. Thế nên, rất khó để khẳng định đương quy tươi giá bao nhiêu là hợp lý mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Vietfarm - đơn vị cung cấp dược liệu hàng đầu hiện nay
Vietfarm – đơn vị cung cấp dược liệu hàng đầu hiện nay

Ngoài ra, người dùng có thể tìm đến các cơ sở bán uy tín, có mức giá bán đương quy hợp lý thông qua địa chỉ website như Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Quốc gia Vietfarm.

Vietfarm là cơ sở đi đầu trong việc trồng dược liệu với quy trình khép kín từ khâu chọn giống đến sấy khô, đóng gói, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Từ đó mang đến cho quý khách hàng chất lượng dược liệu tốt nhất.

Hơn thế nữa, giá sâm đương quy tại Vietfarm cũng vô cùng hợp lý vì cắt bớt được nhưng chi phí trung gian. Giá đương quy khô Vietfarm chỉ có 225.000 VNĐ/0,5 kg. Người dùng chỉ cần để lại số điện thoại hay gọi đến đường dây nóng tại website sẽ được tư vấn tận tình hoặc đặt hàng một cách nhanh chóng.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây về dược liệu đương quy đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để hiểu rõ hơn về các dược liệu quanh ta.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia