Củ Sâm Cau

Ngày đăng: 08/06/2022 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
4.9/5 - (16 bình chọn)

Đã từ lâu, củ sâm cau được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ nổi bật như trị liệt dương, bổ thận, chữa bệnh xương khớp,… Ngày nay, với sự phát triển của y học cổ truyền, thảo dược này ngày càng phát huy được công dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về vị thuốc sâm cau.

Cây thuốc củ sâm cau là cây gì? Những thông tin tổng quan

Sâm cau là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Đông y. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì thảo dược này vẫn là một cái tên xa lạ. Ngay sau đây là những thông tin chi tiết về củ sâm cau:

  • Tên gọi khác: củ tiên mao, cồ nốc lan, ngải cau, nam sáng ton, thài léng,…
  • Tên khoa học: Curculigo Orchioides
  • Thuộc họ: Tỏi voi lùn (Tên khoa học là Hypoxidaceae)

Đặc điểm thực vật

Sâm cau là loài thực vật mọc hoang, xuất hiện rải rác ở nước ta. Vì thế, không phải ai cũng có thể tiếp cận loài cây này. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng nổi bật của cây:

Hình ảnh dược liệu ngoài tự nhiên
Hình ảnh dược liệu ngoài tự nhiên
  • Là loài cây thân thảo, cao khoảng 20 – 30cm, sống lâu năm.
  • Từ thân, lá sâm cau hình mũi mác, mọc thành từng cụm, xếp nếp như lá cau, phiến lá dài đến 40cm, thon và hẹp. Phần cuống lá dài chừng 5 – 8cm, hai mặt lá nhẵn, màu xanh mướt.
  • Phần rễ chính có dạng củ, mọc sâu dưới lòng đất, to bằng ngón tay. Tùy vào từng loài cụ thể mà vỏ của củ có màu sắc khác nhau.
  • Hoa củ sâm cau thường nở vào cuối hè, đầu thu, mọc đơn lẻ và có màu vàng tươi.
  • Quả có hình nang, thuôn dài khoảng 1,2 – 1,5cm, bên trong có từ 1 – 4 hạt nhỏ, phình ở đầu, màu nâu bóng.

Các loại sâm cau phổ biến

Trong y học cổ truyền, cho tới hiện nay, các tài liệu ghi nhận có 2 loài sâm cau phổ biến là củ sâm cau đỏ và sâm cau đen. Đặc điểm dễ phân biệt 2 loài này nhất đó chính là dựa vào bộ phận củ.

Sâm cau đen chỉ có một củ duy nhất, nhiều rễ con nhỏ xung quanh và có màu đen đặc trưng. Bên cạnh đó, sâm cau đỏ có vỏ ngoài màu đỏ tươi, một số củ có màu đỏ sẫm, khi già thì lại chuyển sang màu trắng, hay còn được biết đến là củ sâm cau trắng.

Các tài liệu cũng chỉ ra rằng cả hai loài này đều có tác dụng trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, sâm cau đen có hàm lượng dược tính cao hơn và được sử dụng phổ biến hiện nay.

Khu vực phân bố chủ yếu

Củ sâm cau là loài thực vật ưa ẩm và ánh sáng, thường mọc hoang tại một số vùng như thung lũng, chân núi đá, ven nương rẫy, bìa rừng. Một số quốc gia cây sâm cau xuất hiện phổ biến có thể kể đến như Lào, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á trong đó bao gồm Việt Nam.

Tại Việt Nam, sâm cau mọc rải rác tại một số vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng,… với số lượng ngày càng khan hiếm.

Sâm cau đỏ được dùng chủ yếu để ngâm rượu
Sâm cau đỏ được dùng chủ yếu để ngâm rượu

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, ở nhiều nơi hiện nay đã tiến hành trồng sâm cau trong các vườn dược liệu. Dược tính của sâm cau tự nhiên hay sâm cau trồng trong các vùng dược liệu cũng không có nhiều khác biệt.

Thu hái và bào chế

Sâm cau là loài sống lâu năm vì thế có thể thu hái quanh năm nhưng theo kinh nghiệm dân gian, thời điểm thu hái tốt nhất vào mùa thu và cây có ít nhất 3 năm tuổi. Bộ phận được khai thác chủ yếu là củ. Phần củ thường nằm sâu trong lòng đất nên khi lấy cần lưu ý đào sâu để tránh đứt gãy.

Củ sâm cau sau khi thu hái loại bỏ hết rễ con, rửa sạch rồi cạo sạch với lớp vỏ ngoài. Tiếp đến ngâm trực tiếp trong nước vo gạo khoảng 7 – 8 tiếng để loại bỏ hết phần nhựa độc. Sau đó có thể tiến hành một trong những cách bào chế sau:

  • Phơi hoặc sấy khô: Sau khi sơ chế, thái thành từng lát mỏng phơi trực tiếp dưới nắng hoặc sấy trong nhiệt độ 70 – 80 độ C đến khi khô hoàn toàn. Bảo quản dược liệu trong lọ hoặc túi bóng kín, tránh nơi ẩm ướt, nấm mốc.
  • Củ sâm cau ngâm rượu: Cho củ sâm cau tươi đã sơ chế vào bình cùng rượu trắng 40 – 42 độ theo tỷ lệ 1kg dược liệu cần 4 lít rượu. Đậy nắp bình thật chặt, bảo quản nơi thoáng mát khoảng 3 tháng là có thể sử dụng. Chúng ta sẽ tìm hiểu củ sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì trong những nội dung tiếp theo.

Củ sâm cau có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Không chỉ là loài cây thông thường, sâm cau còn có nhiều tác dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý. Những công dụng này đã được chứng minh rõ ràng bởi nền y học cổ truyền cùng nhiều nghiên cứu của y học hiện đại.

Theo y học cổ truyền

Các tài liệu y học cổ truyền nhận định củ sâm cau có tính ấm, vị cay, có độc tính ở mức nhẹ và quy vào 2 kinh Can, Thận là chủ yếu. Ở một số tài liệu khác như Bản thảo tái tân, thảo dược này còn quy vào kinh Phế. Với dược tính mạnh, sâm cau chủ trị nhiều chứng bệnh, cụ thể bao gồm:

  • Tráng dương, ích thận.
  • Ôn trung táo thấp, tán ứ trừ tê, bổ gân cốt.
  • Điều hòa tiêu hóa.

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu về thành phần dược tính trong củ sâm cau đã được tiến hành bởi nhiều nhà học. Theo đó, kết quả đã chỉ ra trong thảo dược này chứa nhiều hoạt chất quý có lợi cho sức khỏe nổi bật như Saponin, các Axit amin, Curculiginis A, Phytosterol, Tanin, Tinh bột, Lignan, Acid béo, Beta-sitosterol, Flavonoid, Steroid,…

Các hoạt chất này góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe ổn định và điều trị nhiều chứng bệnh như sau:

  • Bổ thận, cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm. Ngoài ra, công dụng của củ sâm cau còn hiệu quả trong việc điều trị bệnh lãnh cảm ở nữ giới, tăng cường ham muốn, cân bằng nội tiết tố.
  • Điều trị tê thấp, đau nhức toàn thân khi thay đổi thời tiết,…
  • Ổn định huyết áp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, bồi bổ sức khỏe.
  • Giúp xương chắc khỏe, chống thoái hóa, loãng xương.
  • Một số tác dụng của củ sâm cau khác như trị tiêu chảy, hen suyễn, chống lão hóa, ngứa ngoài da, suy nhược thần kinh,…

Những bài thuốc từ củ sâm cau phổ biến trong Đông y

Trong sâm cau chứa một hàm lượng độc tố nhất định. Vì thế, người dùng không nên tự ý sử dụng mà cần phải tuân theo đúng liều lượng chỉ định. Tùy vào từng mục đích chữa bệnh mà thảo dược này có nhiều cách dùng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ những cách dùng hiệu quả, phổ biến trong Đông y.

Sâm cau có thể kết hợp cùng nhiều dược liệu khác để trị bệnh
Sâm cau có thể kết hợp cùng nhiều dược liệu khác để trị bệnh

Cách ngâm củ sâm cau giúp cải thiện chức năng sinh lý, bồi bổ sức khỏe

Ngoài cách ngâm cùng rượu trắng, sâm cau có thể kết hợp cùng nhiều dược liệu khác. Cách ngâm rượu củ sâm cau cùng các dược liệu khác như sau:

Cách 1

  • Chuẩn bị: Sâm cau thái mỏng, sao vàng 1kg, mật ong 200ml, 4 lít rượu trắng 40 – 42 độ.
  • Bỏ tất cả các nguyên liệu vào bình, bảo quản nơi thoáng mát.
  • Sau khoảng 1 tuần rượu ngấm là có thể sử dụng.

Cách 2

  • Nguyên liệu cần có gồm: 1kg sâm cau, 0.5kg ba kích, dâm dương hoắc 0.5kg và 200ml mật ong.
  • Ngâm các nguyên liệu trên với khoảng 5 lít rượu trắng, ngâm trong khoảng 1 tháng trở lên.

Cách 3

  • Dược liệu gồm: củ sâm cau khô 1kg, nấm ngọc cẩu khô, cây ruột gà khô mỗi vị 500gr, tiên linh tỳ khô 100gr.
  • Cho các nguyên liệu vào bình cùng 7 lít rượu trắng, đậy nắp kín, để nơi thoáng mát, ngâm ít nhất trong 3 tháng.

Các cách dùng đều mang đến hiệu quả trong việc cải thiện chức năng sinh lý nên người dùng có thể sử dụng bất cứ loại nào. Mỗi ngày chỉ nên dùng 2 lần, mỗi lần 1 – 2 ly nhỏ (khoảng 50ml) trước hoặc kết hợp trong bữa ăn.

Bài thuốc trị lãnh cảm ở nữ giới

Nếu gặp phải một số triệu chứng như giảm ham muốn, rối loạn nội tiết tố,… người dùng có thể sử dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: sâm cau đất 6gr, chẩu phóng xì, phá cổ chỉ, hạt óc chó mỗi vị 8gr, hồi hương 4gr.
  • Đem tất cả dược liệu sắc cùng với nửa lít nước. Đun dưới ngọn lửa nhỏ đến khi nước thuốc cô cạn còn một nửa thì chắt ra tô.
  • Phần nước thuốc chia thành 3 lần uống trong ngày và nên sử dụng khi còn nóng.

Mỗi ngày sử dụng một thang trong thời gian nhất định sẽ mang đến những chuyển biến tích cực.

Bài thuốc củ sâm cau chữa tiêu chảy, hen suyễn

  • Dược liệu gồm có sâm cau sao vàng 12 – 16gr.
  • Sắc cùng với khoảng 250ml đến khi cô cạn còn khoảng 50ml thì ngừng.

Mỗi ngày uống một thang đến khi bệnh tình được cải thiện, đồng thời nên sử dụng trước khi ăn sáng hoặc trưa.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, tê thấp

  • Chuẩn bị: 20gr củ sâm cau, hy thiêm thảo, hà thủ ô đỏ và 50ml rượu trắng.
  • Cắt nhỏ dược liệu rồi ngâm cùng rượu trắng, ủ trong khoảng 7 ngày.

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần chỉ nên dùng 1 chén nhỏ (khoảng 25-30ml) trước bữa ăn. Kiên trì sử dụng mỗi ngày đến khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm.

Thịt gà nấu sâm cau bổ thận, khí huyết, chữa phong thấp

  • Nguyên liệu gồm: sâm cau 15gr, thịt gà 250gr, dâm dương hoắc 15gr.
  • Sơ chế nguyên liệu: Thịt gà rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn, ướp với gia vị trong 20 phút; dược liệu rửa sạch.
  • Cho các nguyên liệu và lượng nước vừa đủ vào nồi, đun kỹ đến khi thịt gà chín mềm, nêm gia vị vừa ăn.

Có thể sử dụng món này thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng thịt lợn để thay thế cũng không ảnh hưởng đến tác dụng của món ăn.

Gà hầm sâm cau - món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe
Gà hầm sâm cau – món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe

Bài thuốc chữa sốt xuất huyết

  • Chuẩn bị: sâm cau sao đen 20gr, cỏ mực 12gr, trác bá diệp sao đen 10gr, chi tử sao đen 8gr.
  • Đem tất cả nguyên liệu sắc cùng với 600ml nước, đun đến khi cô cạn còn khoảng 1/3 thì tắt bếp, chắt lấy nước.

Chia nước thuốc thành nhiều phần để uống trong ngày. Người bệnh nên sử dụng bài thuốc đến khi bệnh khỏi hẳn và có thể sử dụng lúc sốt cao để hạ sốt.

Một số lưu ý khi sử dụng củ sâm cau

Mặc dù là một dược liệu tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người dùng cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Sâm cau không nên sử dụng cho những đối tượng gồm: người bị hư yếu, âm hư hỏa vượng, bí tiểu, người mắc các bệnh về gan, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Ngoài ra, trẻ em dưới 14 tuổi không nên sử dụng rượu sâm cau.
  • Phân biệt chính xác cây sâm cau với các loài cỏ dại khác chẳng hạn như rễ bồng bồng, không nên sử dụng khi chưa chắc chắn.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng sai liều lượng, thêm hoặc bớt các dược liệu khác trong bài thuốc.
  • Nên tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi sử dụng để mang đến hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
  • Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường như buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng,… cần ngưng sử dụng ngay lập tức và thăm khám tại các cơ sở y tế.

Mua sâm cau ở đâu uy tín, chất lượng, giá thành bao nhiêu?

Tùy vào từng đơn vị cung cấp mà giá củ sâm cau có nhiều mức khác nhau. Nhìn chung, mỗi kg sâm tươi sẽ có giá dao động từ 120.000 – 160.000 VNĐ, sâm cau khô có giá thành cao hơn dao động trong khoảng 250.000 – 400.000 VNĐ.

Hiện nay, với nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng, sâm cau được khai thác nhiều dẫn đến tình trạng khan hiếm. Bởi vậy, không ít các cơ sở bán sâm cau kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thậm chí là giả để ra thị trường thu lợi nhuận. Chính vì thế, người dùng cần thật tỉnh táo trước những chiêu trò và thị trường phức tạp như hiện nay.

Cần lưu ý khi chọn mua dược liệu trên thị trường hiện nay
Cần lưu ý khi chọn mua dược liệu trên thị trường hiện nay

Để tìm kiếm các sản phẩm chất lượng, người dùng có thể tìm đến Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc Gia Vietfarm.

Vietfarm là một trong những thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực nuôi trồng dược liệu. Với quy trình khép kín, đáp ứng các tiêu chuẩn của GACP – WHO, dược liệu Vietfarm tự tin cung cấp đến quý khách hàng những sản phẩm chất lượng, an toàn. Dược liệu sau khi bào chế được đóng gói trong các túi đạt chuẩn với khối lượng 0.5kg và 1kg thuận tiện cho người dùng.

Đồng thời, mức giá tại Vietfarm cũng vô cùng hợp lý, cạnh tranh với thị trường, niêm yết ở mức giá 245.000/túi 0.5kg.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết hữu ích về dược liệu củ sâm cau. Nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được giải đáp, hỗ trợ tốt nhất.

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Đăng ký tư vấn với chuyên gia