Củ mài (Củ Hoài Sơn)
4.5/5 - (2 bình chọn)
Mã SP: CHS-0042

Liên hệ

Khối lượng 500g

Củ Mài (Củ Hoài Sơn) Là Gì? Công Dụng, Cách Dùng Tốt Nhất

Củ mài (củ Hoài Sơn) phân bố ở khu vực miền núi của nhiều tỉnh thành tại Việt Nam. Nó thường được dùng làm nguyên liệu trong Đông y nhờ những thành phần hoạt chất có lợi, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến. Người ta đã nghiên cứu và chỉ ra rằng loại củ này mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, chức năng sinh lý,… Để biết rõ về đặc điểm, công dụng cùng cách dùng hiệu quả nhất, bạn đọc đừng bỏ qua thông tin được cung cấp ở bài viết dưới đây.

Củ mài (củ Hoài Sơn) là gì?

Củ mài (củ Hoài Sơn) khá phổ biến tại Việt Nam. Chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác như củ chụp, khoai mài tùy từng vùng miền. Tên khoa học của củ mài là Dioscoreaceae Persimilis Prain Et Burk, thuộc họ củ nâu. Mặc dù có nhiều công dụng với sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng biết và phân biệt được củ mài với một số loại cây, củ khác trong tự nhiên.

Đặc điểm nhận biết

Củ mài (củ Hoài Sơn) có phần thân là loại dây leo, củ nằm dưới đất. Thân của cây khá nhắn, khi sờ vào thấy thân cây hơi góc cạnh, nhìn kỹ sẽ thấy màu đỏ hồng. Khi trưởng thành, phần thân dây leo có thể cao đến vài chục mét.

Lá cây Hoài Sơn có hình trái tim, mọc so le hoặc đối nhau dọc theo thân leo. Lá có hai mặt đều khá nhẵn, sờ vào thấy mịn và không có lông tơ nhỏ. Điều đặc biệt là lá cây này khá lớn, có thể dài đến 10cm và rộng đến 8cm. 

Phần củ của cây Hoài Sơn bám sâu trong lòng đất hàng trăm mét, hơi phình to. Vỏ ngoài của củ màu nâu xám, bên trong màu trắng. Người ta thường thu hái củ mài (củ Hoài Sơn) vào tháng 10 – tháng 3 hàng năm. Cây Hoài Sơn có phần củ chứa nhiều dưỡng chất, có giá trị kinh tế và tốt cho sức khỏe. 

Củ mài (củ Hoài Sơn) có phần thân là loại dây leo, củ nằm dưới đất
Củ mài (củ Hoài Sơn) có phần thân là loại dây leo, củ nằm dưới đất

Khu vực phân bố

Cây hoài sơn mọc nhiều ở các nước Châu Á, trong đó có nhiều tại Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Trung Quốc có nhiều ở các tỉnh như Hà Nam, Sơn Tây, Sơn Đông và Thiểm Tây. 

Tại Việt Nam, cây hoài sơn mọc nhiều ở các vùng núi như Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Trị tới các tỉnh Bình Phước. Trước đây, loài cây này thường mọc dại tại các khu rừng, nhưng với giá trị kinh tế cao nên nó đang được trồng tại rất nhiều nơi trên cả nước.

Củ mài có tác dụng gì?

Củ mài hay củ hoài sơn được người dân và các bác sỹ đông y gọi với cái tên sơn dược. Ngoài được biết đến là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, người ta còn biết đây là loại dược liệu, một vị thuốc quý. 

Trong các cuốn kinh thử cổ của ông cha ta để lại, người ta có ghi chép rằng, củ hoài sơn sau khi được làm khô có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, giúp bệnh nhân tăng cường tính lực, sáng mắt cực tốt. 

Theo các bác sĩ Đông y, củ của cây hoài sơn có tác dụng bồi bổ tỳ vị, bổ phế, thận rất tốt. Do đó, nó có tác dụng trong việc hỗ trợ bồi bổ tỳ vị và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, loại củ này còn có một số tác dụng như bổ phổi, tốt cho các hoạt động bài tiết của thận, cân bằng âm dương trong cơ thể và hỗ trợ trong việc điều trị bệnh tiểu đường, bệnh xuất tinh sớm ở nam giới. 

Củ mài tươi, khô đều có công dụng chữa bệnh hiệu quả
Củ mài tươi, khô đều có công dụng chữa bệnh hiệu quả

Với những tác dụng tuyệt vời của loại củ này, người ta đã và đang sử dụng cho các bệnh nhân có cơ thể suy nhược, nguyên khí hư tổn và hư tổn các chức năng tiêu hóa, phổi. Ngoài ra, với bệnh nhân bị khí huyết hư hàn, cơ thể gầy yếu nên sử dụng loại củ này. 

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong củ có chứa các chất chống oxy hóa, các axit amin và các dưỡng chất quan trọng như saponin, cholin và sinh tố C. Những chất này sẽ giúp chống lão hóa, bổ thận và giảm đường huyết vô cùng hiệu quả. 

Cách sử dụng củ hoài sơn hiệu quả

Củ của cây hoài sơn có nhiều công dụng tốt cho cho sức khỏe. Do đó, có rất nhiều bài thuốc bổ từ loại củ này. Để mọi người có thể sử dụng loại dược liệu này hiệu quả, dưới đây là các bài thuốc tốt của loại dược liệu mà bạn nên biết. 

Bài thuốc bổ tỳ

Nguyên liệu: Củ hoài sơn 50 gram, khoai sọ 200 gram, gạo tẻ 50 gram

Cách làm: Đây là bài thuốc có giá trị dinh dưỡng cao, mọi người chỉ cần đem nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa cho thật sạch, sau đó dùng để nấu cháo. Sử dụng loại cháo này hàng ngày, chỉ sau một thời gian tỳ vị sẽ được cải thiện đáng kể. 

Bài thuốc này thường sử dụng cho những người mệt mỏi, cảm thấy đuối sức và chán ăn. 

Món ăn bổ dưỡng từ củ mài giúp bồi bổ cơ thể
Món ăn bổ dưỡng từ củ mài giúp bồi bổ cơ thể

Bài thuốc chữa suy nhược ở bệnh nhân viêm đại tràng, rối loại tiêu hóa

Với bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng dẫn đến suy nhược cơ thể có thể áp dụng bài thuốc với các nguyên liệu sau đây:

  • Củ hoài sơn, bạch truật, biển đậu, ý dĩ hạt sen: mỗi loại 12 gram
  • Bồ chính sâm 16 gram, 
  • Vỏ quýt, nam mộc hương: Mỗi loại 6 gram
  • Hạt cau 10 gram.

Cách làm: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch rồi sắc cùng với nước 1 lít. Sắc đến khi còn 500 ml thì tắt bếp, chia phần nước này làm 2 phần và uống hết trong ngày.

Để có hiệu quả tốt nhất, mọi người nên sử dụng bài thuốc này liên tục từ 7 đến 10 ngày. Cơ thể của người bệnh sẽ được cải thiện tốt và tăng cảm giác thèm ăn, giúp người bệnh ăn ngon miệng để khỏe mạnh hơn.

Bài thuốc chữa các bệnh tiêu hóa kém, bệnh dạ dày và đường ruột

Người bị tiêu hóa kém, mắc bệnh đường ruột và dạ dày ở mức độ nhẹ có thể cải thiện tình hình bằng bài thuốc sau đây.

Nguyên liệu: Củ hoài sơn khô 8 gram, bạch truật 8 gram, trần bì 5 gram, phục linh 6 gram. 

Cách làm: Với các loại dược liệu đã được chuẩn bị, cho vào ấm sắc thuốc chụng qua nước sôi để loại bỏ bụi bẩn. Thêm 700 ml nước vào để sắc, đun sôi 15 phút thì tắt bếp. Lấy lượng thuốc đã sắc chia là 2-3 lần để uống trong ngày, uống liên tục 6-7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc bổ thận, điều trị âm hư, di mộng tinh 

Để điều trị chứng âm hư, di mộng tinh và bồi bổ thận, các bạn có thể áp dụng bài thuốc từ củ hoài sơn cùng các vị thuốc khác như sau.

Nguyên liệu: Củ hoài sơn 10 gram, bạch truật 8 gram, khiếm thực 10 gram, sơn thù du 6 gram.

Cách làm: Cần làm sạch các nguyên liệu, sau đó cho tất cả những nguyên liệu đã được chuẩn bị vào ấm sắc. Thêm 700ml nước sạch để nấu, nấu sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp. Lấy nước đã sắc uống 3 lần vào sáng, trưa, tối. Nên uống liên tục trong vòng 10-14 ngày để có hiệu quả tốt nhất. 

Nên kết hợp hoài sơn với một số vị thuốc khác để đạt hiệu quả cao nhất
Nên kết hợp hoài sơn với một số vị thuốc khác để đạt hiệu quả cao nhất

Bài thuốc trị ho, bổ phổi 

Tình trạng ho và sức khỏe của phổi sẽ được cải thiện hiệu quả với bài thuốc có các nguyên liệu sau:

  • Củ hoài sơn, củ mạch môn bách hợp: Mỗi loại 10 gram
  • Sa sâm 6 gram. 

Cách làm: 

  • Với bài thuốc trị ho này, các bạn cần đem nguyên liệu rửa sạch, sau đó cho vào ấm cùng 1.2 lít nước.
  • Tiến hành sắc đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa. Cứ sắc như vậy cho đến khi nước còn 700 ml thì dừng lại. 
  • Lấy nước đã sắc uống làm 3 lần trong ngày, uống liên tục 5 ngày để việc điều trị bệnh đem lại kết quả tốt nhất. 

Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường có thể sử dụng bài thuốc với các vị thuốc sau để cải thiện:

  • Củ hoài sơn khô 15 gram
  • Thiên hoa phấn 12 gram
  • Thạch hộc 12 gram. 

Cách làm: 

  • Đem các nguyên liệu đã được chuẩn bị sắc với 1.2 lít nước, đun sôi thi hạ nhỏ lửa, đun đến khi nước cạn còn 400 ml thì tắt bếp. 
  • Chia lượng thuốc đã sắc làm 3, uống vào sáng, trưa, tối. 

Vì bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính, do đó việc sử dụng bài thuốc này sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị để lượng đường huyết của bệnh nhân ổn định. Do đó, mọi người cần duy trì việc sử dụng bài thuốc này một cách thường xuyên và liên tục. 

Lưu ý khi sử dụng củ hoài sơn

Củ hoài sơn mặc dù tốt nhưng các bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để đảm bảo sử dụng hiệu quả, an toàn:

  • Do củ hoài sơn là một loại dược liệu quý nên rất nhiều người gặp phải tình trạng mua phải hàng giả. Để đảm bảo an toàn, mọi người cần chọn địa chỉ mua dược liệu chất lượng và uy tín. 
  • Nên sử dụng dược liệu theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người béo phì, thừa cân không nên sử dụng củ hoài sơn.
  • Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên tự ý sử dụng bài thuốc từ củ hoài sơn.
  • Khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu này, cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ để phát huy hiệu quả cao nhất.

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin về củ hoài sơn mà chúng tôi muốn giới thiệu cho mọi người. Chắc chắn sau bài viết, mọi người sẽ hiểu hơn về công dụng, đặc điểm của loại dược liệu này để sử dụng đúng cách hơn.

Cập nhật lần cuối 10:37 Sáng , 05/05/2023

Bình luận
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Củ mài (Củ Hoài Sơn)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây bồng bông

Cây bồng bông

Cây bồng bông (hải kim sa) là một trong những...

hoa tam thất

Hoa Tam Thất

Trung tâm dược liệu Vietfarm cung cấp nụ hoa tam...

550,000 đ Đặt mua
Hình ảnh cây chè dung

Cây chè dung

Chè dung là một trong những dược liệu quý được...

Đặc điểm của bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là loại thảo dược quen thuộc, mọc...

Đối tác

logo thuốc dân tộc
trung tâm da liễu đông y việt nam logo
logo thuốc dân tộc
Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 hộp Đông trùng hạ thảo cách đây 10 phút