Cỏ xạ hương

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
3.5/5 - (2 bình chọn)

Cỏ xạ hương (Thymus) là một loại thực vật thuộc họ Bạc hà, có mùi thơm nồng nàn cùng vẻ đẹp quyến rũ, được dùng làm hương liệu trong ẩm thực châu Âu. Thế nhưng, ít ai biết rằng, một nhánh cây nhỏ lại có nhiều tác dụng chữa bệnh và tốt cho sức khoẻ của con người đến vậy. Khám phá cỏ xạ hương là gì, công dụng, cách dùng, những lưu ý khi sử dụng và địa chỉ mua uy tín nhất hiện nay. 

Tìm hiểu về cây cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương là một loại thực vật có nguồn gốc từ miền nam của châu Âu, được miêu tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1753.

  • Tên dược liệu: Cỏ xạ hương
  • Các tên gọi khác: Thymus hoặc nhiều nơi gọi theo chi của thực vật là cây bách lý hương
  • Tên tiếng Anh: Thyme, Common Thyme, Garden Thyme
  • Danh pháp khoa học: Thymus Vulgaris
  • Thuộc chi Cỏ xạ hương – Thymus, họ Hoa môi – Lamiaceae
Cỏ xạ hương là nguyên liệu quen thuộc của người châu Âu
Cỏ xạ hương là nguyên liệu quen thuộc của người châu Âu

Dược liệu này gắn liền với văn hoá và truyền thống của nhiều đất nước trên thế giới. Người Hy Lạp cổ đại và người Ai Cập dùng tinh dầu này để ướp xác, đốt trong tang lễ, đây cũng là khởi nguồn của tên gọi Thymus (nghĩa là tẩy uế). Sắc hoa tím nhạt theo tín ngưỡng là nơi vong linh yên nghỉ.

Với người Trung Cổ thì dược liệu mang giá trị tinh thần rất mãnh liệt, thể hiện lòng can đảm, dũng cảm của các hiệp sĩ, chiến binh.

Đặc điểm của cỏ xạ hương là gì?

Cỏ xạ hương là dược liệu quý nổi bật với mùi thơm nồng nàn quyến rũ, được sử dụng lâu đời trong ẩm thực nước Âu, dùng để gói cùng rau mùi, lá bay để tạo hình bó hoa lãng mạn kiểu Pháp hoặc cho vào món súp, món hầm.

Cây dược liệu này có đặc điểm thực vật tương đối dễ nhận biết:

  • Cây bụi, cao khoảng 30 – 70cm, mọc thành khóm thẳng đứng hoặc nằm ngang. Thân hóa gỗ, được phủ bởi một lớp lông mịn, có màu xám hoặc lục trắng, phân nhiều nhánh nhỏ.
  • Lá rất nhỏ, cuống lá ngắn, hình ngọn giáo, dài khoảng 5 – 9mm, rộng khoảng 3mm, mép lá cuốn lại, mặt dưới có lông mềm mịn như bông.
  • Hoa nở vào tháng 6 – 10 hàng năm, bông hoa nhỏ mọc từ nách lá, dài chỉ 4 – 6mm, thường có màu trắng, hồng hoặc tím nhạt. Đài hoa lởm chởm, có lông cứng, chia thành 2 môi, môi trên đứng trong khi môi dưới có 3 thuỳ. Tràng hoa hình ống, nhị bốn có bao phấn, nhuỵ hoa có đĩa mật.
  • Quả bế có màu nâu, có bốn hạch.

Điều đặc biệt nhất của cỏ xạ hương chính là mùi thơm. Tinh dầu thơm có mùi thơm mát, ngọt nồng ngay cả khi chỉ dùng tay quơ qua lại bụi cây.

Cỏ xạ hương và hương thảo có phải cùng một loại?

Mặc dù đều được sử dụng nhiều trong trang trí, làm hương liệu nấu ăn trong ẩm thực Tây Âu và ngày càng trở nên quen thuộc với người Việt nhưng đây là 2 loại hoàn toàn khác nhau.

Nhiều người không để ý rất dễ nhầm lẫn giữa cỏ xạ hương và hương thảo đều có mùi thơm nồng này. Để phân biệt bạn có thể căn cứ vào một số đặc điểm bên ngoài.

  • Cỏ xạ hương (Thyme) có lá rất nhỏ, màu xanh lá, bề mặt lá mềm trong khi hương thảo có lá kim tuyến tạo cảm giác cứng tay.
  • Lá hương thảo dài hơn nhiều so với cây cỏ xạ hương, có khi dài gấp 2, gấp 3 lần, hình thuôn dài nhưng hẹp ngang.
  • Cây hương thảo (Rosemary) có thân mọc thẳng, đổi màu từ xanh lá sang thân gỗ khi trưởng thành, thấp hơn so với cây cỏ xạ hương.
Cây hương thảo có lá dài hơn so với lá Thyme
Cây hương thảo có lá dài hơn so với lá Thyme

Ngoài ra, trong Y học cổ truyền cũng có một loại dược liệu quý có tên xạ hương, cần phân biệt rõ.

Xạ hương là chất đặc lổn nhổn lấy từ túi xạ ở hạch sát dương vật của con cầy hương đực trên 3 tuổi. Cầy hương sống bằng cây cỏ thơm nên dân gian cho rằng, nguồn gốc của mùi thơm từ cây cỏ mà ra.

Nguồn gốc và phân bổ địa lý dược liệu

Chi cỏ xạ hương có nguồn gốc từ miền nam của châu Âu, từ phía tây Địa trung hải đến miền nam nước Ý. Chúng ưa thích sống trên các vách núi đá cao cheo leo hoặc nơi có khí hậu ôn đới.

Hiện nay dược liệu đã di thực đi khắp thế giới, rất phổ biến và dễ tìm thấy ở nhiều nước châu Âu như Đức, Pháp, Áo, Séc, khu vực Địa trung hải như Ý.

Tại Việt Nam, cỏ xạ hương được nhập khẩu và nuôi trồng tại Sapa, Tam Đảo bằng phương pháp tách cành, giâm cành hoặc dùng hạt giống cỏ xạ hương. Loại cây này chỉ ưa sống ở khu vực có khí hậu quanh năm mát mẻ, đủ ánh sáng, đất giàu dinh dưỡng nhưng không ưa quá màu mỡ.

Quy trình thu hái và bào chế dược liệu

Cây cỏ xạ hương phát triển mạnh nhất vào mùa xuân và mùa đông, đây là thời điểm lý tưởng để thu hoạch làm dược liệu.

Để làm dược liệu, người ta thu hái toàn bộ phần ngọn cây mang cả hoa và lá và bào chế theo nhiều cách:

  • Dùng tươi: Bảo quản ngắn ngày, dùng làm hương liệu món ăn.
  • Cỏ xạ hương khô: Sau khi thu hái dược liệu, đem rửa sạch sẽ và để ráo nước, sau đó đem sấy khô ở nhiệt độ 60 độ C cho đến khi khô hoàn toàn. Theo các nghiên cứu thì ở nhiệt độ này dược liệu sẽ giữ được hàm lượng dược tính cao nhất.

Thyme sấy khô vẫn giữ nguyên được hương vị và hàm lượng dưỡng chất tương tự như dạng tươi, tốt hơn nhiều so với các loại thảo mộc khác.

Ngoài ra dược liệu còn được dùng để làm các chế phẩm công nghiệp như chiết xuất tinh dầu, sản xuất nước hoa, xà phòng thơm, nước hoa, mỹ phẩm,…

Cây cỏ xạ hương có tác dụng gì và cách sử dụng

Dược liệu này được sử dụng từ những năm trước công nguyên, rất phổ biến ở các nước châu Âu và đang dần trở nên quen thuộc với người châu Á.

Tác dụng theo y học cổ truyền

Theo Đông y, cỏ xạ hương là dược liệu có vị cay, tính ấm, có chứa tinh dầu có tác dụng giảm đau, hành khí, giải biểu, khư phong. Các bài thuốc Đông y thường dùng dược liệu này để trị ho, đau nhức đầu, cảm mạo, chướng bụng, đau bụng do lạnh, trị chứng bạch đới và kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Nghiên cứu khoa học về dược liệu

Là một loại dược liệu từ châu Âu nên từ hàng ngàn năm trước đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về dược liệu phổ biến này.

Trong dược liệu có chứa thành phần gồm tinh dầu gồm thymol, borneol, carvacrol, geraniol,… Trong đó thymol chiếm đến 51,34%, chứa hàm lượng tinh dầu nhiều trong các loại cùng chi Thymus.

Ngoài ra, trong dược liệu còn chứa các thành phần alcol, cacbua, tanin, acid saponosid, glycosid tan trong nước, lipid, protein, vitamin (A, B6, B12, C, D), khoáng chất (Na, K, Fe, Ca,…) và nhựa.

Dược liệu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống
Dược liệu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống

Nhờ đó, không chỉ dùng trong ẩm thực mà nó còn là dược liệu quý cho sức khỏe:

  • Tinh dầu thơm: Giảm ho, chống co thắt phế quản, tiêu đờm nhầy trong họng, giúp dễ thở hơn, giảm đau rát họng, chữa viêm phế quản. Ngoài ra tinh dầu còn có tác dụng đuổi muỗi, côn trùng và giúp thư giãn đầu óc.
  • Thymol: Ức chế sản sinh elastase giúp kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus, nấm men, ngăn chặn vi khuẩn kháng kháng sinh, chống oxy hóa, tăng cường đề kháng cho người già và trẻ nhỏ, kéo dài tuổi thọ, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u.
  • Carvacrol: Kích thích sản sinh Interleukin 10 – một cytokine kháng viêm quan trọng, kháng khuẩn, chữa bệnh đường hô hấp.
  • Flavonoid: Chất chống oxy hóa mạnh, ức chế hoạt động của các tế bào gốc tự do hoạt động.
  • Vitamin, khoáng chất: Tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cách cách dùng cỏ xạ hương hiệu quả nhất

Để sử dụng dược liệu, bạn có thể dùng cỏ xạ hương tươi hoặc khô để điều chế thành thuốc sắc, rượu thuốc hoặc trà. Bên cạnh đó, có thể sử dụng chế phẩm từ dược liệu như chiết xuất tinh dầu để chữa bệnh rất tiện lợi.

Ngoài ra, dùng trực tiếp trong các món ăn cũng có tác dụng tích cực với sức khỏe.

  • Thuốc sắc: Có thể dùng độc vị hoặc phối kết hợp với các dược liệu khác.
  • Pha trà: Dùng 1 thìa lá cỏ xạ hương khô hoặc 2 thìa lá tươi đem hãm trong 300ml nước sôi, có thể thêm mật ong để thơm ngon hơn.
  • Chiết xuất tinh dầu xạ hương: Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu thơm vào đèn xông, máy hơi nước, máy tạo ẩm,… Hoặc bạn cũng có thể tự điều chế bằng cách đặt 2 – 3 cành cây lên muối rang nóng già để dược liệu tỏa hương.
  • Ngâm rượu: Ngâm vài cành cỏ vào rượu trắng trong một vài tuần thì có thể sử dụng được.

Ứng dụng tác dụng của cỏ xạ hương trong cuộc sống

Với những thành phần và dược tính quý hiếm, cỏ xạ hương là một vị dược liệu quý và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tác dụng của cỏ xạ hương trong chữa bệnh

Nhờ nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng mà dược liệu này có nhiều công dụng chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật tuyệt vời.

Cỏ xạ hương trị ho và bệnh đường hô hấp

Nghiên cứu của Dantinox năm 1997 với 154 trẻ em (2 tháng – 14 tuổi) bị bệnh viêm phế quản điều trị bằng dịch chiết từ cỏ xạ hương trong 1 – 2 tuần cho thấy, có tới 93% trẻ thuyên giảm bệnh rõ rệt.

Tại Âu Mỹ, đặc biệt là Đức và Mỹ, dịch chiết dược liệu được sử dụng rộng rãi trong chữa bệnh hô hấp, nhiều nhất là trẻ em. Dược liệu có tác dụng giảm ho, đau họng, viêm họng, khó thở, chữa viêm phế quản, ho gà, nhiễm trùng đường hô hấp,…

Bạn có thể dùng cỏ xạ hương tươi giã nát đắp trực tiếp lên cổ họng, uống trà cỏ xạ hương khô hoặc nước sắc với lá thường xuân đều được.

Cỏ xạ hương giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể

Với hàm lượng vitamin A, C, B cùng khoáng chất dồi dào mà dùng cỏ xạ hương sẽ giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Hạ huyết áp và điều hoà huyết áp

Nghiên cứu của đại học Belgrade (Serbia) phát hiện cỏ xạ hương có tác dụng điều hoà huyết áp, hạ huyết áp ở chuột.

Thí nghiệm này tạo tiền đề cho nghiên cứu về tác dụng của dược liệu với huyết áp của người.

Chữa bệnh nấm

Thành phần tinh dầu có trong cỏ xạ hương có tác dụng chữa nấm, đặc biệt hiệu quả với lây nhiễm nấm ở móng chân.

Chế phẩm dầu cỏ được dùng để thoa lên da đầu chữa nấm đầu, chữa hói đầu hoặc bôi ở vùng da tai.

Cỏ xạ hương điều trị mụn

Thành phần Thymol, Carvacrol có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp điều trị mụn, đặc biệt hiệu quả với mụn trứng cá cứng đầu.

Rượu thuốc ngâm từ cây cỏ xạ hương có tác dụng còn tốt hơn nhiều so với các sản phẩm trị mụn có chứa thành phần benzoyl peroxide.

Nghiên cứu của đại học Leeds Metropolitan nhận định kết quả trị mụn trứng cá của dược liệu.

Ngoài ra, chiết xuất tinh dầu còn có khả năng ức chế hoạt động virus HSV gây mụn rộp.

Tốt cho hệ thần kinh

Tinh dầu thơm từ thảo dược có tác dụng tích cực với hệ thần kinh, giúp an thần, thư giãn, giải tỏa căng thẳng, chữa trầm cảm, hay âu lo. Để sử dụng, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu trong phòng ngủ hoặc thưởng thức trà dược liệu.

Trà cỏ xạ hương giúp an thần, tốt cho hệ thần kinh
Trà cỏ xạ hương giúp an thần, tốt cho hệ thần kinh

Ngoài ra nhiều nơi còn dùng tinh dầu hoặc lá tươi trong các trường hợp có bệnh nhân bị ngất hoặc động kinh.

Chữa các bệnh đường tiêu hoá

Từ thời Trung cổ, dược liệu này đã được dùng như một vị thuốc để chữa các bệnh về đường tiêu hoá như rối loạn tiêu hoá, chữa đau bụng, tiêu chảy kéo dài, đầy hơi khó tiêu, nhiễm giun tròn, đau dạ dày.

Đồng thời kích thích cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn nên được dùng nhiều trong các món ăn.

Cỏ xạ hương có tác dụng gì với hệ bài tiết

Dược liệu có tác dụng khử trùng nước tiểu, đồng thời tăng lưu lượng nước tiểu bài tiết, có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu.

Nhờ đó người gặp triệu chứng bí tiểu, tiểu rắt, tiểu khó có thể dùng dược liệu này.

Công dụng của cỏ xạ hương trong đời sống hàng ngày

Bên cạnh chữa bệnh thì nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng cỏ xạ hương để điều chế nhiều chế phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con người.

Nước súc miệng, nước rửa tay không cồn

Với thành phần tinh dầu dồi dào, cây cỏ xạ hương là thành phần chính trong nhiều sản phẩm thiên nhiên rất được ưa chuộng hiện nay như nước súc miệng Listerine hay nhãn hàng nước rửa tay không chứa cồn.

Chất ngừa sâu răng trong nha khoa

Chiết xuất từ thảo dược kết hợp với Chlorhexidine được ứng dụng làm chất nha khoa để ngăn ngừa sâu răng, giúp hơi thở thơm tho, sạch sẽ khoang miệng.

Sản phẩm khử nấm, xịt muỗi và côn trùng

Nghiên cứu của đại học Quốc gia Chungbuk Hàn Quốc báo cáo rằng, chiết xuất tinh dầu kết hợp với tinh dầu tràm có tác dụng tiêu diệt ấu trùng muỗi vằn và xua đuổi côn trùng.

Bên cạnh đó, dầu xạ hương có công dụng chống nấm mốc, làm sạch môi trường sống và các yếu tố nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Bảo quản thực phẩm và dầu ăn

Dầu xạ hương ở nồng độ thấp là chất bảo quản thực phẩm, ngăn chặn hình thành vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh.

Ngoài ra, nó còn kéo dài sự ổn định của dầu hướng dương, ngăn chặn hiện tượng oxy hóa lipid.

Sản xuất hoá mỹ phẩm

Cỏ xạ hương có mùi thơm nồng nàn rất đặc trưng do đó nó được ứng dụng nhiều để sản xuất hoá mỹ phẩm.

Ứng dụng cỏ xạ hương trong chiết xuất tinh dầu
Ứng dụng cỏ xạ hương trong chiết xuất tinh dầu

Trên thị trường hiện nay không thiếu những sản phẩm có chứa thành phần từ cỏ xạ hương như mỹ phẩm làm đẹp, xà phòng tắm tự nhiên, nước hoa hương xạ hương,…

Cỏ xạ hương trong nấu ăn và ẩm thực

Trong ẩm thực các món ăn châu Âu, cỏ xạ hương là một loại gia vị rất quen thuộc bởi mùi thơm, giúp món ăn ngon miệng và đẹp mắt.

Hương liệu có vị hơi hăng cay, mặn, không kén chọn nguyên liệu món ăn đi kèm, từ các loại thịt cá giàu protein cho đến rau củ như nấm, cà rốt, khoai tây,…

Dược liệu này thường được dùng trong các món hầm, món soup, món thịt cá, bánh mì, pate, trứng tráng,…

Khi nấu ăn nên thêm gia vị này vào sau cùng bởi nhiệt độ cao có thể làm mất đi dưỡng chất và mùi hương tinh tế của nó.

Không chỉ là gia vị tạo hương cho món ăn mà dùng Thyme trong nấu ăn còn rất bổ dưỡng với cơ thể, giúp dễ tiêu, tránh ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường ruột, giảm cholesterol và kích thích cảm giác thèm ăn.

Những điều cần biết trước khi sử dụng cỏ xạ hương

Nhiều người nghĩ rằng, cỏ xạ hương là một dược liệu được sử dụng trong nấu ăn nên rất an toàn, ai cũng dùng được và không có tác dụng phụ.

Nhưng thực tế thì mỗi người có một cơ địa khác nhau, tình trạng sức khoẻ khác nhau và không phải ai cũng nên sử dụng. Trước khi dùng bạn phải lưu ý những điều sau:

Những tác dụng phụ có thể gặp

Các chuyên gia khuyên rằng, chỉ nên tiêu thụ cỏ xạ hương với một liều lượng vừa phải rất an toàn.

  • Dùng dược liệu ở liều cao hoặc dùng liên tục trong thời gian quá dài có thể gây tác dụng phụ ở đường tiêu hoá như rối loạn tiêu hoá.
  • Một số cơ địa mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào trong dược liệu có thể gặp triệu chứng phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở,…

Trong trường hợp này phải ngưng sử dụng ngay lập tức, theo dõi nếu tình trạng nặng có thể đưa đến bệnh viện.

Những đối tượng phải thận trọng khi sử dụng

Dược liệu này rất an toàn, thậm chí có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với nhóm các đối tượng dưới đây nên thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

  • Phụ nữ đang mang bầu, đang cho con bú, trẻ nhỏ trên 2 tuổi có thể dùng với liều lượng vừa phải và đúng cách. Riêng phụ nữ có thai dùng lượng lớn có thể gây sảy thai.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc, có hội chứng rối loạn, người có tiền sử dị ứng với lá oregano, thảo mộc thuộc họ Lamiaceae hoặc bất cứ vật thể khác phải cân nhắc ý kiến bác sĩ.
  • Người bị rối loạn đông máu không được dùng, thảo dược có thể làm chậm quá trình đông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng với lượng lớn.
  • Người sắp phẫu thuật không nên dùng trước lịch phẫu thuật 2 tuần để hạn chế nguy cơ chảy máu nhiều.
  • Người đang nhạy có cơ địa nhạy cảm với hormone như mắc bệnh ung thư vú, ung thư tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung không được dùng.

Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo, cỏ xạ hương có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc chống tiểu cầu, khi dùng chung với nhau có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím dưới da.

Một số loại thuốc có thể tương tác gồm: aspirin, diclofenac, clopidogrel, ibuprofen, naproxen, enoxaparin, dalteparin, warfarin,…

Những lưu ý khi sử dụng và chế biến cỏ xạ hương

Trong quá trình sử dụng dược liệu để làm thuốc hoặc trong nấu nướng, cần chú ý những điều sau để đảm bảo không mất đi dược tính và an toàn nhất:

  • Không chế biến dược liệu ở nhiệt độ quá cao, nếu sấy khô chỉ nên sấy ở nhiệt độ 60 độ C.
  • Không để chiết xuất tinh dầu chạm vào những vùng da mỏng, nhạy cảm, mắt, các vết thương hở.
  • Nếu tinh dầu rơi vào mắt phải rửa sạch ngay bằng nước sạch, theo dõi và đi khám nếu cần.

Cỏ xạ hương mua ở đâu và giá bao nhiêu?

Hiện nay, cỏ xạ hương không phải là hương liệu quá xa lạ với người Việt. Nhiều người trồng cây vừa để làm cảnh, vừa tạo hương cho không gian, vừa dùng trong nấu nướng và cũng để chữa bệnh.

Cỏ xạ hương mua ở đâu Tp.HCM, Tp.Hà Nội và các tỉnh thành khác? Bạn hoàn toàn có thể mua cây tươi tại siêu thị, chợ hoặc cửa hàng chuyên bán hương liệu. Tuy nhiên cây tươi chỉ có thể bảo quản trong thời gian ngắn ngày và dùng nhiều trong nấu nướng.

Để làm thuốc chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật, người ta thường mua dược liệu khô hoặc trà đã bào chế sẵn để tiện lợi hơn.

Vậy có thể mua cỏ xạ hương ở đâu? Một số cửa hàng bán dược liệu hoặc hiệu thuốc Đông y có bán dược liệu này với mức giá từ 400.000 – 500.000 VNĐ/kg sấy khô.

Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều người bán dược liệu bào chế sẵn giả hoặc kém chất lượng. Lợi dụng người tiêu dùng không để ý hoặc không có kiến thức chuyên sâu về dược liệu, đặc biệt có rất nhiều cây cỏ thực vật khác giống với cây xạ hương để đánh lừa. Do đó, để đảm bảo an toàn và mua đúng dược liệu chất lượng nhất, bạn nên đặt mua tại địa chỉ uy tín và nổi tiếng.

Dược liệu cỏ xạ hương khô chất lượng cao tại Vietfarm
Dược liệu cỏ xạ hương khô chất lượng cao tại Vietfarm

Hiện nay, trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm – đơn vị uy tín số một Việt Nam có phân phối dược liệu này.

Giống cỏ xạ hương được Vietfarm nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được đội ngũ kỹ sư nghiên cứu và nuôi trồng tại vùng dược liệu ở Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Với những tiêu chuẩn kỹ lưỡng về đất đai, khí hậu, chăm sóc đạt chuẩn GACP – WHO của vùng dược liệu sạch, cây dược liệu phát triển tự nhiên, không dùng hoá chất bảo vệ.

Đến mùa vụ, dược liệu được thu hoạch và đưa vào sấy khô, bào chế trong quy trình khép kín, đóng túi tiệt trùng đạt chuẩn CO – CQ, cam kết chất lượng tốt nhất.

Khách hàng có thể đặt mua cây cỏ xạ hương tại Vietfarm qua website hoặc đến đại lý để mua hàng. Bên cạnh đó, Vietfarm cũng hỗ trợ ship hàng mọi nơi trên toàn quốc.

Cỏ xạ hương – không chỉ là hương liệu mang mùi thơm nồng nàn tinh tế mà còn có nhiều tác dụng và ứng dụng tuyệt vời trong cuộc sống của con người. Trên đây là những thông tin về dược liệu mà bạn có thể tham khảo và sử dụng rất an toàn.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia