Chùm ngây
Đánh giá
Mã SP: CNG-0086
Chùm ngây vừa là một loại rau siêu bổ dưỡng vừa có tác dụng với bệnh nan y, xương khớp, làm đẹp, lợi sữa, chữa tiểu đường, cao huyết áp, gan, sỏi thận,...

Liên hệ

Khối lượng 500g

Chùm Ngây Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời, Giá Bán Mới Nhất Hiện Nay

Cây chùm ngây, một loại cây quen thuộc với người Việt, vừa là một loại rau bổ dưỡng vừa là một vị thuốc quý. Vậy chùm ngây là gì, có tác dụng gì? Dưới đây Vietfarm sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về dược liệu, cách sử dụng, những lưu ý kiêng kỵ cũng như giá bán cập nhật mới nhất hiện nay. 

Thông tin tổng quan về chùm ngây

Chùm ngây là một loại thực vật rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới với lịch sử hơn 4 ngàn năm. Thời gian gần đây, người dân Việt mới bắt đầu ưa chuộng và sử dụng loại thực vật này. Dưới đây là những thông tin tổng quan thú vị về chùm ngây.

  • Tên thường gọi: Chùm ngây
  • Các tên khác: Rau chùm ngây, cây cải ngựa, cây dùi trống, cây ba đậu dại, cây dầu bel
  • Tên tiếng Anh: Horseradish tree (cải ngựa), Drumstick Tree (dùi trống), Bel-oil Tree (cây dầu bel)
  • Danh pháp trong khoa học – Moringa Oleifera
  • Thuộc chi Chùm Ngây (Moringa), họ Chùm Ngây (Moringaceae)

Lý giải về những cái tên độc đáo này, các nhà khoa học giải thích như sau: “Gọi là dùi trống bởi thân và quả cây có hình dạng giống dùi trống, gọi là cải ngựa vì rễ non có vị của cây cải ngựa mù tạt, còn gọi là cây dầu bel vì người ta dùng dầu ép từ hạt để bán với tên bel-oil”. Do đó, trên thế giới có rất nhiều tên gọi cho loại cây này.

Tìm hiểu chùm ngây là gì?

Tại nước ta, chùm ngây mới bắt đầu được biết đến và sử dụng những năm gần đây, nhiều người không biết cây có đặc điểm như thế nào. Thực tế thì lá của cây này có đặc điểm rất giống lá ngót, nếu không biết nhiều người sẽ bị nhầm lẫn.

Cây chùm ngây có lá rất giống lá cây rau ngót dễ gây nhầm lẫn
Cây chùm ngây có lá rất giống lá cây rau ngót dễ gây nhầm lẫn

Dưới đây là những đặc điểm thực vật của cây chùm ngây:

  • Cây thân gỗ kích thước trung bình, cao khoảng 5 – 6m, thân cây bóng mượt, không có gai và có tốc độ sinh trưởng trong thiên nhiên khá nhanh. Trong 1 năm đầu cây có thể có đường kính khoảng 10cm, nhưng khi trưởng thành (3 – 4 năm tuổi) cây có thể cao đến hàng chục mét.
  • Vỏ ở thân có màu xám trắng, khá dày, vỏ có các khe rãnh, khi cắt vào vỏ sẽ có chất gôm tiết ra, dưới sự tác động của môi trường chất gôm này sẽ chuyển từ dịch màu trắng sang nâu đỏ hoặc nâu đen.
  • Nhiều người thắc mắc rau chùm ngây là rau gì? Thực chất thì “rau” ở đây chính là lá của cây. Lá cây là lá kép mọc so le có hình lông chim, dài khoảng 30 – 60mm và màu xanh mốc (xanh ngọc, xanh lục). Lá chét mọc đối, từ 6 – 9 cặp lá, hình trứng dài 12 – 20mm.
  • Hoa nở vào tháng 4 đến tháng 6, rất giống hoa đậu, mọc thành thuỳ ở nách lá và có cuống. Bông hoa màu trắng kem, được phủ lông tơ và có nhiều mật.
  • Quả dạng nang treo, dài khoảng 20 – 40cm, rộng 2cm, có hình tam giác 3 cạnh, mọc buông thõng xuống, màu nâu. Trong quả chứa ít nhất 20 hạt, phần chứa hạt hơi gồ lên, có các khía rãnh chạy dọc thân quả. Hạt màu nâu tối nhỏ như hạt đậu Hà Lan, dài 1.5 – 2.5cm, đường kính 1 – 1.4cm, có 3 cạnh, có màng và cánh màu trắng.

Nguồn gốc và đặc điểm phân bổ địa lý

Nhiều tài liệu ghi chép chùm ngây có nguồn gốc hơn 4000 năm trước từ các vùng núi sơn cước ở Hy Mã Lạp Sơn, phía tây bắc Ấn Độ. Sau nhiều năm, loại thực vật này phổ biến rộng rãi ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi, Đông Nam Á,… Tại Ấn Độ, đây là loại thực vật nổi tiếng và được người dân bản địa rất ưa chuộng và trân trọng, đặt tên là cây Độ Sinh.

Loại cây này ưa thích sống ở khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, chỉ có duy nhất chùm ngây là loại cây thuộc chi Chùm Ngây được phát hiện.

Thời gian trước đây, cây mọc hoang lâu đời tại nhiều nơi tại Ninh Thuận, Bình Thuận, đảo Ngọc Phú Quốc, Thanh Hoá, vùng Bảy Núi An Giang,… nhưng không được chú ý. Mãi đến thời gian gần đây, khi những thông tin về công dụng tuyệt vời của nó được lan truyền rộng rãi thì loại thực vật này mới được khai thác sử dụng.

Hiện nay, trên nước ta có nhiều địa phương tiến hành nuôi trồng và khai thác chùm ngây, rải rác khắp Việt Nam như Đà Nẵng, Đà Lạt, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Nha Trang, Phú Quốc,…

Kỹ thuật nuôi trồng, thu hoạch và bào chế

Cây chùm ngây có sức sống mãnh liệt, chịu hạn tốt nhưng chịu ngập úng kém, có thể thích nghi với nhiều môi trường thổ nhưỡng khác nhau.

Người dân thường trồng cây bằng nhiều cách như trồng bằng hạt, giâm cành, hom củ hoặc hom cành. Những nơi khô hạn nên trồng vào mùa mưa (tháng 4, tháng 5). Cây rất dễ chăm sóc, gần như không bị sâu bệnh, không cần chăm sóc quá đặc biệt về tưới tiêu và phân bón nhưng cần thoát nước cho cây. Gỗ cây giòn, dễ gãy khi mưa bão, nên người dân thường bẻ ngọn khi đạt độ cao nhất định, vừa để cây phát triển nhiều nhánh, dễ thu hoạch.

Để sử dụng, người dân thu hoạch cả phần rễ, thân cành, lá, hoa và quả hạt bởi bộ phận nào cũng đều chứa hàm lượng nguyên tố vi lượng, khoáng chất quý giá.

Bào chế dạng bột để bảo quản sử dụng trong thời gian dài
Bào chế dạng bột để bảo quản sử dụng trong thời gian dài

Theo kinh nghiệm dân gian, người dân thu hoạch lá quanh năm, thu hoạch hoa vào tháng 4 – 6 và hái quả vào tháng 7 – 9 hàng năm. Dược liệu có thể sử dụng tươi để chế biến món ăn, làm thuốc, phơi sấy khô hoặc làm thành bột để sử dụng lâu dài.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có rất nhiều chế phẩm từ chùm ngây như bột chùm ngây sấy lạnh, rượu thuốc, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm, nước giải khát,…

Chùm ngây trong nghiên cứu của Đông Y và Y học hiện đại

Là một loại thảo dược nổi tiếng với nhiều công dụng tuyệt vời, không quá ngạc nhiên khi loại cây này được nghiên cứu trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại và đem lại nhiều giá trị cho sức khoẻ.

Theo Y học cổ truyền

Theo các tài liệu Y học cổ truyền thì mọi bộ phận của cây chùm ngây đều có tác dụng với cơ thể, cụ thể như sau:

  • Rễ cây: Tác dụng kích thích lưu thông tuần hoàn máu, trợ tim, kích thích chức năng hệ tiêu hoá, chống co giật, lợi tiểu, chống sưng, ngừa thai, tiêu tán sỏi. Vỏ rễ trị đau răng, chữa đau tai, viêm tai, đau dạ dày, đặc biệt có thể gây phá thai khi đưa vào tử cung,… Rễ khi non có vị cay mù tạt dùng để chữa cảm sốt, phong thấp, sưng gan lách.
  • Lá cây chùm ngây: Tiêu viêm, tiêu sưng, trị mụn nhọt, chữa đau mắt đỏ.
  • Quả và gôm nhựa ở thân cây: Giảm đau, bào chế dầu ép từ quả chữa phong thấp.
  • Hạt chùm cây có tác dụng gì trong y học? Chữa táo bón, giun sán, mụn cóc, hoa kích thích, gây kích dục.

Các nghiên cứu khoa học hiện đại về chùm ngây

Chùm ngây được xếp vào nhóm các loại thực vật hữu ích nhất trên thế giới. Theo các nghiên cứu thì cây chùm ngây có thành phần hoá học, chất dinh dưỡng dồi dào gồm có:

  • Rễ cây: Chứa hoạt chất glucosinolate dồi dào, có vị cay nồng như mù tạt, cây cải ngựa, thường dùng như một loại gia vị.
  • Vỏ cây: Chất nhựa gôm (gồm galactose, acidylucuronic, sitosteroid, arabinose, benzylamin).
  • Lá chùm ngây: Chứa hơn 90 chất dinh dưỡng, 6 loại khoáng chất (Ca, Mg, Fe, P, K, Na, Zn), 8 loại vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C), 46 chất chống oxy hóa (flavonoid, phenolic), chất gôm, 2 loại alkaloid (moringinin, moringi), 18 loại axit amin, chất xơ, kháng sinh. So sánh cho thấy, lá cây có chứa lượng vitamin C cao gấp 7 lần quả cam, vitamin A cao gấp 4 lần cà rốt, Canxi cao gấp 4 lần sữa, sắt cao gấp 3 lần cải bó xôi, đạm cao gấp 3 lần chuối.
  • Hoa: Chứa thành phần Polysaccharide có thể dùng làm rau, làm trà khô.
  • Quả: Hàm lượng Vitamin C dồi dào, cao hơn nhiều loại hoa quả khác, 100g quả chứa lượng vitamin C cao gấp 175% nhu cầu cần thiết cho 1 người lớn, quả non có thể dùng nấu canh, xào như đậu cove.
  • Hạt: Chứa nhiều glucosinolate, peptid, tinh dầu, hạt già rang có thể ăn như đậu phộng hoặc ép tinh dầu.

Tác dụng của chùm ngây với sức khỏe và sắc đẹp

Nhờ những thành phần dưỡng chất dồi dào có trong dược liệu mà chùm ngây có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho con người.

Mọi bộ phận của cây đều có tác dụng với sức khoẻ con người
Mọi bộ phận của cây đều có tác dụng với sức khoẻ con người

Dưới đây là những công dụng của chùm ngây với cả sức khoẻ và sắc đẹp con người.

  • Hỗ trợ điều trị y bệnh nan y: Lá cây có chứa 46 hoạt chất chống oxy hóa, vitamin C, kẽm, hoạt chất ngăn ngừa các gốc tự do, tổn thương DNA trong tế bào. Nghiên cứu của Sreelatha năm 2011 cho thấy chiết xuất từ lá cây có chứa niazimicin có tác dụng ngăn ngừa, ức chế sự phát triển gốc tự do gây bệnh nan y.
  • Tốt cho xương khớp, ngừa loãng xương: 18 loại axit amin, protein trong cây chùm ngây còn nhiều hơn thịt, có vai trò quan trọng cho da, máu, xương và sụn. Đồng thời hàm lượng canxi, magie, khoáng chất khác dồi dào tốt cho người bị loãng xương, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.
  • Làm đẹp: Dầu ép từ hạt có chứa hormone tên xitokinin, giúp kích thích sự tăng sinh phân chia tế bào, làm chậm lão hoá da, săn chắc da, tóc chắc khỏe. Đồng thời hàm lượng vitamin C dồi dào giúp bảo vệ da, làm trắng sáng da hiệu quả.
  • Giảm mỡ: Hoạt chất isothiocyanate trong lá rau chùm ngây có tác dụng ngăn chặn cơ thể hấp thụ chất béo, cholesterol, đào thải cholesterol xấu, nhờ đó có hiệu quả giảm cân.
  • Chống viêm: Isothiocyanates trong lá, vỏ và hạt có tác dụng ức chế enzyme có hại, chứa các kháng sinh tự nhiên giảm viêm hiệu quả.
  • Lợi sữa: Nghiên cứu của Corazon P.Estrella năm 2000 cho thấy chiết xuất lá cây có tác dụng tăng tiết sữa, thậm chí có thể tăng sản xuất gấp đôi lượng sữa, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho mẹ và bé, rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
  • Bổ não: Các khoáng chất, chất oxy hóa giảm thiểu sự oxy hoá các tế bào thần kinh, bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương, tăng cường trí nhớ, giảm nguy cơ trầm cảm.
  • Hỗ trợ chữa đái tháo đường: Nghiên cứu của Ấn Độ năm 2002 về cây chùm ngây chữa bệnh gì, đề cập rằng, lá chùm ngây có hiệu quả hạ đường trong máu cũng như trong nước tiểu, cải thiện nồng độ hemoglobin, hàm lượng protein ở người bệnh.
  • Hỗ trợ chữa cao huyết áp: Thảo dược chứa lượng lớn hoạt chất niazimicin, isothiocyanate giúp ngăn chặn tình trạng dày động mạch gây huyết áp tăng cao.
  • Tốt cho hệ tim mạch: Chất chống oxy hoá có tác dụng hạ cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bảo vệ tim mạch, duy trì trái tim khỏe mạnh.
  • Bảo vệ gan: Nghiên cứu của Das N và Siker K năm 2012 cho thấy lá chùm ngây có chứa silymarin tăng cường chức năng men gen, bảo vệ gan khỏi tổn thương do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chất béo.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Đặc tính lợi tiểu, phá huỷ, tiêu tán sỏi thận, loại bỏ tinh thể hình thành sỏi.
  • Bổ sung sắt, ngừa thiếu máu cho cơ thể: Nghiên cứu cho thấy cứ 100g bột lá có tới 28mg sắt, cao hơn cả thịt bò và thịt động vật khác. Do đó, dùng rau chùm ngây mỗi ngày giúp bổ sung sắt, ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
  • Cải thiện, tăng cường hệ miễn dịch: Năm 2012, Yu Yang và cộng sự chỉ ra rằng, các chất chống oxy hóa, kẽm, vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn và gốc tự do xâm nhập, phòng ngừa bệnh cảm cúm, sốt, dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
  • Chữa táo bón: Cây chùm ngây có chứa hàm lượng chất xơ hoà tan và không hòa tan, thúc đẩy nhu động ở ruột, chữa chứng táo bón.
  • Chống độc tính của Asen: Nghiên cứu của Afzal Sheikh và cộng sự năm 2014 công bố, chiết xuất lá cây có thể làm giảm tác dụng của asen trong thực phẩm, nước uống, đất. (Đây là độc tố có thể làm tăng nguy cơ viêm da, bệnh tim mạch, đái đường, suy thận,…)

Qua đó, có thể thấy cây chùm ngây là loại thực vật có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là phần lá của cây, được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày.

Cách sử dụng chùm ngây đúng cách và hiệu quả

Cây chùm ngây có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, sử dụng hàng ngày hoặc để làm thực phẩm trong các bữa cơm hàng ngày đều được. Dưới đây là những cách dùng chùm ngây đơn giản mà hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo.

Dùng chùm ngây làm thuốc chữa bệnh

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh sử dụng dược liệu chùm ngây, được dùng rộng rãi và được nhiều người tin dùng. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây, vừa hiệu quả vừa đơn giản.

Bài thuốc 1 – Tăng cường sinh lực, khoẻ mạnh

Theo nghiên cứu, rễ của cây có tác dụng rất tốt để tăng cường sinh lực cho cơ thể, đặc biệt với người ốm yếu, vừa ốm dậy, suy giảm sức khoẻ.

Nước sắc dược liệu giúp bồi bổ, tăng cường sức khoẻ
Nước sắc dược liệu giúp bồi bổ, tăng cường sức khoẻ

Cách làm đơn giản như sau:

  • Đào 100g rễ cây chùm ngây, rửa sạch đất cát, sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ và để cho ráo nước.
  • Dùng 1.5 lít nước đun cùng rễ cây cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, cô cạn còn khoảng 0.5 lít nước thì tắt.

Chia thành nhiều phần uống hết trong ngày, dùng trong nhiều ngày liên tục. Ngoài ra, bài thuốc này còn có hiệu quả giảm lượng mỡ trong máu tuyệt vời.

Bài thuốc 2 – Chữa suy nhược cơ thể

Cách làm đơn giản như sau:

  • Nấu 1 nồi cháo trắng nhỏ, vừa ăn, ninh cho đến khi chín nhừ.
  • Cho 100g bột lá chùm ngây vào cháo, nêm gia vị cho vừa, đun sôi thêm 10 phút nữa là có thể dùng được.

Chùm ngây có tác dụng gì với người ốm yếu, suy nhược? Mỗi ngày cho người bệnh ăn cháo chùm ngây để bồi bổ cơ thể, bổ sung dưỡng chất, phục hồi sức khoẻ.

Bài thuốc 3 – Ổn định đường huyết, huyết áp, bảo vệ gan

Cách làm:

  • Hái 150g lá non, ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi rửa sạch sẽ, đem giã nát hoặc xay nhuyễn.
  • Chắt lọc nước thuốc thu được, thêm 1 thìa cafe mật ong vào trộn đều và chia uống ngày 3 lần.

Lá chùm ngây có tác dụng gì với bệnh nhân đái tháo đường? Sử dụng nước thuốc thường xuyên sẽ có hiệu quả hạ đường trong máu và trong nước tiểu. Ngoài ra, bài thuốc này cũng có tác dụng với bệnh nhân cao huyết áp và tốt cho gan.

Bài thuốc 4 – Chữa đau răng, đau tai

  • Đào rễ cây, rửa sạch sẽ sau đó bóc tách lấy phần vỏ ở bên ngoài.
  • Sắc nước vỏ rễ cây sau đó cô đặc lại, dùng để uống và ngậm trong miệng.

Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần sáng tối cho đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc 5 – Chữa u xơ tuyến tiền liệt

Thang thuốc làm như sau:

  • Sử dụng 100g rễ chùm ngây tươi (tương đương 30g rễ khô), 80g lá trinh nữ hoàng cung tươi (tương đương 20g lá khô).
  • Đun thảo dược cùng 2 lít nước, cô cạn còn một nửa thì chia 3 phần uống trong ngày.

Nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến nên dùng bài thuốc này trong thời gian dài và tái khám.

Bài thuốc 6 – Bột chùm ngây có tác dụng gì cho làn da?

Đắp mặt nạ bột chùm ngây là một bí kíp làm đẹp cho chị em sở hữu làn da trắng sáng, trẻ hoá và căng tràn sức sống.

  • Dùng 20g bột chùm ngây trộn cùng sữa chua không đường hoặc mật ong nguyên chất sao cho được một hỗn hợp đồng nhất.
  • Rửa mặt sạch sẽ, đắp mặt nạ lên da, để lại trong khoảng 10 phút rồi rửa lại sạch sẽ với nước ấm.

Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần để sở hữu làn da đẹp, trắng mịn, căng mọng và trẻ trung như mong đợi.

Bài thuốc 7 – Giảm cholesterol, giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalat

Cách làm:

  • Dùng 300g rễ tươi hoặc 30g rễ khô, rửa sạch và đun sắc cùng 1 lít nước.
  • Sau khoảng 15 phút, lọc nước thuốc và uống hết trong ngày.

Bài thuốc 8 – Phòng ngừa thai cho phụ nữ

Một kinh nghiệm dân gian của đồng bào dân tộc Raglai về cách sử dụng rễ chùm ngây để làm thuốc phòng tránh thai như sau:

  • Dùng 150g rễ cây tươi, rửa sạch sẽ và băm thành từng đoạn nhỏ.
  • Đun rễ thuốc với 2 lít nước, cho đến khi cô cạn chỉ còn khoảng 0.5 lít thì chia 2 phần uống trong ngày.

Cách dùng: Cứ 5 ngày sắc một thang nước thuốc uống một lần. Tuy nhiên, phương pháp phòng tránh thai này chỉ mới được lưu truyền trong dân gian, cần kiểm chứng thêm.

Bài thuốc 9 – Giảm đau bụng, chữa tiêu chảy

Trong dân gian nhiều nơi sử dụng hạt cây chùm ngây để chữa bệnh. Vậy hạt chùm ngây có tác dụng gì hiệu quả? Bạn có thể dùng hạt già để diệt vi khuẩn đường ruột, giảm đau bụng và tiêu chảy do ô nhiễm nguồn nước bẩn.

  • Hái quả già, sau đó tách lấy phần hạt ở bên trong, đem rửa sạch rồi giã nát, thêm 3 lít nước và khuấy đều trong 5 phút.
  • Để nước lắng xuống, trong vắt, sau khoảng 2 tiếng thì đem uống thay nước lọc mỗi ngày.

Cách sử dụng chùm ngây mỗi ngày

Rau chùm ngây (hay phần lá cây) được sử dụng rất phổ biến trong các món ăn hàng ngày, vừa ngon vừa rất bổ dưỡng. Bởi hàm lượng dinh dưỡng rất cao mà đây là loại thực phẩm rất tốt cho nhiều đối tượng khác nhau. Dưới đây là những món ăn từ rau chùm ngây rất bổ dưỡng bạn có thể sử dụng mỗi ngày.

Sử dụng như một loại rau xanh

Để phát huy tác dụng của rau chùm ngây tốt nhất, bạn có thể dùng rau để ăn sống hoặc làm các món xào, món canh hoặc chế biến mỳ từ bột lá chùm ngây.

Món mỳ chùm ngây tươi thơm ngon bổ dưỡng
Món mỳ chùm ngây tươi thơm ngon bổ dưỡng

Một số món ăn ngon miệng từ chùm ngây:

  • Ăn sống kèm với các món ăn mặn khác tương tự như rau xà lách.
  • Nấu canh chùm ngây với thịt lợn băm, thịt bò băm, tôm khô, nấm rơm.
  • Xào rau chùm ngây, làm nộm gỏi cùng với các nguyên liệu khác.
  • Làm sinh tố chùm ngây pha thêm sữa đặc, đường.

Ngoài ra, trong ẩm thực, nhiều người ưa chuộng sử dụng bột chùm ngây khô để tạo màu, tạo hương cho các món bánh, cháo, bột hoặc pha nước từ bột để uống.

Chùm ngây là thực phẩm rất tốt cho bé ăn dặm

Thời kỳ ăn dặm từ 6 tháng trở lên mẹ có thể kết hợp rau chùm ngây vào các bữa ăn dặm của con, đặc biệt là nấu cháo, bột loãng.

Cách làm:

  • Trộn 3 nắm gạo tẻ cùng 1 nắm gạo nếp rồi xay vỡ, vo gạo thật sạch rồi đem ninh nhừ với lửa nhỏ.
  • 150g thịt gà rửa sạch, băm thành viên nhỏ (hoặc thay đổi bằng thịt bò, thịt lợn, rau củ) rồi đem xào chín.
  • 50g lá chùm ngây rửa sạch, khi cháo chín cho gà và rau vào đun thêm vài phút rồi tắt bếp.

Lưu ý: Trẻ nhỏ dưới 6 tháng không dùng chùm ngây, bé trên 6 tháng chỉ nên dùng không quá 50g mỗi ngày, mỗi tuần chỉ nên dùng 2 – 3 lần. Cho bé dùng nhiều rau này có thể khiến bé bị đau bụng, tiêu chảy.

Ngâm rượu rễ cây chùm ngây

Nhiều người sử dụng rễ cây chùm ngây để ngâm rượu, vừa ngon vừa bổ dưỡng, đặc biệt với nam giới.

Cách làm rượu chùm ngây không quá phức tạp:

  • Chọn loại rễ cây trên 6 năm tuổi, nên chọn cây chưa thu hoạch lá nhiều, bởi khi hái lá cây sẽ tập trung dưỡng chất nuôi lá và chồi non, phần rễ sẽ mất đi một lượng dưỡng chất.
  • Rửa sạch sẽ rễ cây, để ráo nước, sau đó lấy rượu rửa qua rễ thêm một lần nữa.
  • Xếp rễ cây vào bình, đổ rượu trắng vào ngâm trong ít nhất 3 tháng.

Mỗi ngày uống khoảng 100ml rượu thuốc, chia 2 bữa ăn chính trong ngày.

Pha trà chùm ngây

Uống trà chùm ngây có tác dụng gì cho cơ thể? Đây là một loại trà thảo mộc cực tốt cho cơ thể với nhiều công dụng:

  • Chống oxy hóa và gốc tự do, từ đó giúp cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần minh mẫn, sảng khoái, ngừa lão hoá, đẹp da, giữ dáng…
  • Chống viêm, hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường, viêm khớp, bảo vệ hệ tim mạch, tốt cho đường hô hấp.
  • Tăng cường sức khỏe của não, chống căng thẳng, tăng cường trí nhớ,…
  • Bảo vệ gan khỏi tổn thương, xơ hoá gan, khôi phục men gan,…

Bạn có thể dùng trà chùm ngây chế biến sẵn trên thị trường, pha uống hàng ngày hoặc tự hãm nước trà bằng dược liệu khô theo cách sau:

  • Sử dụng 50g dược liệu khô (có thể dùng cây tươi đem phơi sấy khô) cho vào bình sứ, đổ 100ml nước sôi và tráng qua, đổ nước đầu đi.
  • Cho tiếp 300ml nước sôi vào bình, hãm trà trong khoảng 15 phút là có thể uống được.

Lưu ý: Không nên uống vào buổi tối vì có thể dẫn đến mất ngủ, khó ngủ do hệ thần kinh bị kích thích.

Những lưu ý khi sử dụng

Mặc dù được xếp vào nhóm thực vật hữu ích nhất trên thế giới nhưng nếu không biết cách bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trước khi sử dụng bạn cần chú ý những điều sau:

  • Phụ nữ có thai sử dụng chùm ngây có thể gây kích thích khiến co cơ trơn, co bóp tử cung do chứa alpha sitosterol dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao.
  • Với cây tươi, chỉ nên dùng trong vòng 12 tiếng sau khi thu hái để đảm bảo dưỡng chất cao nhất.
  • Khi chế biến, chỉ nên nấu vừa chín tới, nấu kỹ quá lâu nhiệt độ cao sẽ làm mất đi nhiều dưỡng chất.
  • Không dùng quá nhiều chùm ngây, chỉ ăn một lượng vừa đủ, dùng quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa lượng vitamin, khoáng chất trong cơ thể dẫn đến phản tác dụng.
  • Không nên dùng vào buổi tối bởi thảo dược có tác dụng kích thích hệ thần kinh dẫn đến mất ngủ, khó ngủ.
  • Các chuyên gia cảnh báo, trong rễ và chiết xuất cây có chứa một lượng nhỏ chất độc, có thể dẫn đến tê liệt, tổn thương gan thận, tiêu chảy nhẹ. Do đó chỉ nên dùng đủ và đúng, nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn nếu có ý định dùng làm thuốc.
  • Chùm ngây có thể tương tác với một số loại thuốc Tây, không nên dùng kết hợp như: Thuốc suy tuyến giáp (Levothyroxine), thuốc đái tháo đường, thuốc cao huyết áp,…
  • Đặc biệt, lá chùm ngây tương đối giống với rau ngót, cần chú ý khi thu hoạch và sử dụng.

Tóm lại, nếu dùng chùm ngây trong các món ăn hàng ngày (chủ yếu là lá) rất tốt, an toàn nhưng nếu dùng để làm thuốc chữa bệnh thì cần chú ý hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Chùm ngây mua ở đâu và giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, bạn hoàn toàn có thể tìm mua chùm ngây ở rất nhiều địa chỉ khác nhau như tạp hoá, siêu thị, cửa hàng dược liệu, tiệm thuốc Đông y,… Hiện nay, giá chùm ngây sấy khô trên thị trường dao động từ 280.000 đến 350.000/kg, giá bột chùm ngây rơi vào 60.000/ 100gr.

Tuy nhiên, lợi dụng nhiều người không có kiến thức chuyên môn về cây thuốc, dược liệu mà nhiều cơ sở sản xuất đã đưa sản phẩm kém chất lượng, hàng giả ra thị trường. Đặc biệt, cây lá khô rất giống lá rau ngót, còn bột khô thì khó lòng phân biệt được thành phần trong đó. Do đó, tốt nhất bạn nên mua chùm ngây dược liệu tại những cơ sở uy tín chất lượng.

Dược liệu chùm ngây đạt chuẩn GACP cao cấp tại trung tâm Vietfarm
Dược liệu chùm ngây đạt chuẩn GACP cao cấp tại trung tâm Vietfarm

Hiện nay, dược liệu chùm ngây tại trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm đang là sản phẩm được khách hàng rất tin tưởng. Cây chùm ngây được nuôi trồng tại vùng dược liệu sạch tại Thanh Hoá của Vietfarm, đảm bảo sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực vật. Dược liệu được thu hái và đưa vào sấy khô bằng tiệt trùng, đóng gói trong túi 1kg và 0.5kg sang trọng, đạt chuẩn GACP – WHO. Hiện nay, chùm ngây Vietfarm được niêm yết giá 150.000 VNĐ/túi 0.5kg.

Chùm ngây là một “siêu thực phẩm” cực kỳ bổ dưỡng và tốt cho cơ thể con người, vừa có thể làm thuốc chữa bệnh hiệu quả. Trên đây là những thông tin về dược liệu, hy vọng bạn đọc sẽ có cách sử dụng đúng cách, hiệu quả và an toàn nhất.

Cập nhật lần cuối 12:22 Chiều , 18/07/2022

Bình luận
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chùm ngây”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hạt đười ươi

Hạt đười ươi

Hạt đười ươi Vietfarm được thu hái trực tiếp tại...

275,000 đ Đặt mua

Kha Tử

Kha tử là một trong những dược liệu quý từ...

Quả la hán - Công dụng, cách dùng và những lưu ý sử dụng

Quả la hán

Quả la hán được sử dụng nhiều trong các bài...

225,000 đ Đặt mua
Huyền Sâm Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe

Huyền Sâm

Huyền sâm còn được gọi là hắc sâm - một...

Đối tác

logo thuốc dân tộc
trung tâm da liễu đông y việt nam logo
logo thuốc dân tộc
Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 hộp Đông trùng hạ thảo cách đây 10 phút