Cây Sa Nhân

Ngày đăng: 08/06/2022 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
5/5 - (2 bình chọn)

Cây sa nhân hay còn được gọi là súc sa mật – một trong những dược liệu quý được lưu truyền trong dân gian hàng trăm năm nay. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như trị đau bụng, đầy hơi, tả lỵ,… loài cây này được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những đặc điểm, tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng sa nhân. 

Giải đáp cây sa nhân là cây gì? 

Cây sa nhân được tìm thấy nhiều ở hầu khắp các khu vực trên cả nước nhưng lại ít người biết đến. Ngay sau đây là những thông tin chi tiết về loài thực vật này.

  • Tên gọi khác: Súc sa mật, mắc nồng, mè trẻ bà, co nảnh,…
  • Tên khoa học: Amomum Villosum Lour
  • Thuộc họ: Gừng (Zingiberaceae)

Đặc điểm thực vật

Cây sa nhân là loài mọc hoang, rất dễ nhầm lẫn với cây riềng bởi chúng có nhiều đặc điểm tương đồng. Để tránh bị nhầm lẫn cần chú ý những đặc điểm thực vật như sau:

Hình ảnh cây sa nhân xuất hiện trong tự nhiên
Hình ảnh cây sa nhân xuất hiện trong tự nhiên
  • Là loài cây thân thảo, chiều cao trung bình của cây trưởng thành thường từ 1-2m, mọc bò ngang trên mặt đất.
  • Lá cây mọc so le, thuôn dài hình lưỡi mác, màu xanh thẫm, hai mặt nhẵn bóng. Mỗi phiến lá có chiều dài khoảng từ 15 – 35cm, chiều rộng khoảng 4 – 7cm.
  • Hoa cây sa nhân mọc thành từng chùm, mỗi chùm có 3 – 6 cụm hoa, mỗi cụm hoa gồm 4 – 6 bông hoa nhỏ, có màu trắng đốm tím. Điều đặc biệt là ngọn mang hoa thường mọc gần sát mặt đất.
  • Quả cây hình trứng, to bằng đầu ngón tay cái, mặt ngoài bao phủ bởi vỏ gai, khi bóp mạnh sẽ vỡ thành 3 mảnh tách biệt.

Khu vực phân bố 

Cây sa nhân sinh trưởng tốt ở những vùng có khí hậu nóng ẩm có thể kể đến như Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Lào và Việt Nam,… với đa dạng các loài. Có thể kể đến sa nhân cựa, sa nhân quả dài, cây sa nhân trắng (sa nhân trâu) và sa nhân tím (cây sa nhân đỏ). Trong số đó cây sa nhân tím và trắng là phổ biến hơn cả và đây cũng là 2 loài có giá trị dược tính tốt nhất.

Tại Việt Nam, người ta phát hiện số lượng cây sa nhân xuất hiện nhiều nhất ở một số khu vực miền núi gồm các tỉnh Tây Bắc, Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thanh Hóa,…

Ngày nay, loài cây này còn được trồng ở các khu dược liệu để khai thác, ứng dụng trong việc điều trị bệnh. Cách trồng cây sa nhân vô cùng đơn giản, người dùng có thể dễ dàng trồng tại vườn nhà để sử dụng.

Thu hái và bào chế

Vào khoảng tháng 7 – 8 hàng năm là thời điểm cây đậu quả và đây cũng là khoảng thời gian thu hoạch dược liệu. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là phần quả sau khi đã già bởi chúng chứa nhiều dược chất nhất.

Khi hái chỉ nên lấy những quả có phần vỏ đã chuyển màu vàng sậm, các kẽ gai thưa thới, bóc róc vỏ và hạt có màu vàng. Sau khi hái về cần tách vỏ, chỉ lấy phần nhân quả, rửa sạch rồi tiến hành bào chế.

Bộ phận quả được thu hái, bào chế thành dược liệu trong Đông y
Bộ phận quả được thu hái, bào chế thành dược liệu trong Đông y

Về phương thức bào chế có thể thực hiện theo 2 cách như sau:

  • Cách 1: Phơi trực tiếp dược liệu dưới nắng đến khi khô hoàn toàn.
  • Cách 2: Trải đều dược liệu ra khay, tiến hành sấy dưới ngọn lửa nhỏ cho đến khi khô.

Sau khi có được dược liệu khô, người dùng có thể mang tán thành bột mịn để thuận tiện cho quá trình sử dụng và bảo quản. Khi bảo quản cần để trong các lọ, túi bóng kín để tránh ẩm mốc, công trùng gây hại. Ngoài ra, sa nhân cũng được ngâm rượu để sử dụng nhưng cách bào chế này thường gặp rất ít.

Cây sa nhân có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Tác dụng của sa nhân không chỉ được công nhận bởi nền y học cổ truyền mà ngay cả nền y học hiện đại cũng đánh giá cao thảo dược này trong việc điều trị bệnh.

Theo y học cổ truyền

Trong các tài liệu Đông y ghi nhận, cây sa nhân là thảo dược có vị cay, tính ấm và có mùi thơm đặc trưng, quy vào các kinh Tỳ, Vị, Thận. Bên cạnh đó, công dụng cây sa nhân còn chủ trị hiệu quả các chứng bệnh như hành khí, hóa thấp, ôn trung chỉ tả, an thai, trừ phong thấp,…

Theo y học hiện đại

Theo kết quả của những nghiên cứu mới đây, sa nhân có chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe con người. Điển hình trong số đó phải kể đến các chất sau: tinh dầu (2 – 3%), phelandren, saponin, D – camphor, D – borneol, L – limonene, acetat bornyl, pinen,…

Những hợp chất này có nhiều tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, từ đó giúp phòng ngừa, điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Điều hòa khí huyết, bổ tỳ vị, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.
  • Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày, viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
  • Điều trị đau nhức răng, viêm lợi, sâu răng, hôi miệng hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về gan đặc biệt là xơ gan cổ trướng.

Những bài thuốc từ cây sa nhân hiệu quả nhất 

Cây sa nhân được ứng dụng trong Đông y từ nhiều năm trước đây. Đến nay, những bài thuốc này vẫn chứng minh được hiệu quả rõ rệt, không để lại tác dụng phụ cho sức khỏe.

Bài thuốc kích thích tiêu hóa

Nếu có các triệu chứng đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu hay đại tiện khó, người dùng có thể sử dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: 6gr sa nhân, sơn trà, thần khúc, hạt sen mỗi vị 12gr, gạo tẻ 300gr, 150gr cháy cơm và 3gr kê nội kim.
  • Mang tất cả dược liệu trên nghiền thành bột mịn.
  • Mỗi lần dùng 12gr hòa cùng với nước ấm, thêm một chút đường cho vừa miệng.

Mỗi ngày, người bệnh nên dùng từ 2 – 3 lần cho đến khi những triệu chứng khỏi hoàn toàn.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

  • Chuẩn bị: Bột sa nhân, bột mộc hương mỗi vị 1gr cùng 30gr bột sắn dây.
  • Nấu bột sắn dây với lượng nước vừa đủ rồi thêm bột dược liệu khuấy đều, có thể cho thêm đường kính trắng.
  • Mỗi ngày ăn 2 lần, nên ăn khi còn nóng sẽ giúp điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả.
Bột sa nhân được sử dụng trong nhiều bài thuốc
Bột sa nhân được sử dụng trong nhiều bài thuốc

Bài thuốc trị chứng nôn ói ở phụ nữ mang thai 

Trong thời kỳ thai nghén, nếu có các triệu chứng buồn nôn, nôn ói liên tục, tinh thần mệt mỏi có thể sử dụng một trong hai bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 3gr sa nhân, 30gr gạo tẻ.
  • Sa nhân bỏ sao qua rồi nghiền thành bột mịn. Gạo tẻ dùng nấu cháo, đến khi mềm nhừ thì cho bột sa nhân, tiếp tục đun nhỏ lửa thêm một lúc.
  • Nên ăn khi cháo còn nóng và vào buổi sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 3gr sa nhân, 1 con cá diếc, hành hoa, gừng tươi và gia vị vừa đủ.
  • Sơ chế sạch các nguyên liệu, cho sa nhân vào bụng cá rồi hầm nhừ, nêm gia vị vừa đủ, khi chín cho thêm hành và gừng hầm thêm 1 – 2 phút, ăn nóng.

Bài thuốc điều trị tiêu chảy

  • Chuẩn bị: Cây sa nhân, can khương, vỏ quýt, nhục quế, vỏ rụt mỗi vị thuốc lấy 8gr cùng 12gr mỗi vị tục đoạn, phá cố, củ mài (đã sao vàng), bổ chính sâm.
  • Tất cả các dược liệu mang tán thành bột mịn, trộn đều.
  • Mỗi ngày sử dụng 20gr pha cùng với nước ấm để uống hàng ngày đến khi bệnh khỏi hẳn.

Bài thuốc điều trị viêm dạ dày

  • Chuẩn bị: 6gr cây sa nhân cùng với 1 chiếc dạ dày lợn.
  • Sơ chế dạ dày sạch sẽ, thái chỉ rồi nấu canh cùng với sa nhân.

Mỗi ngày thực hiện 1 lần kéo dài trong liệu trình 10 ngày và nên sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc chữa sâu răng

  • Dùng sa nhân khô tán thành bột mịn rồi chấm vào vị trí sâu răng.
  • Ngậm trong miệng khoảng 5 – 7 phút rồi súc lại bằng nước sạch.

Những lưu ý khi sử dụng cây sa nhân chữa bệnh

Sa nhân là dược liệu không chứa độc tố, nhưng nếu sử dụng không đúng cách vẫn sẽ để lại những tác động xấu đến sức khỏe. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tuân thủ những vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không được quá lạm dụng dược liệu, không thêm bớt liều lượng trong mỗi bài thuốc.
  • Không nên đun dược liệu quá lâu bởi sẽ đánh mất các dưỡng chất trong dược liệu.
  • Trước khi sử dụng, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia, không tự ý sử dụng. Đặc biệt với những người bị hư nhiệt không nên uống các bài thuốc từ sa nhân.
  • Nếu thấy các dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng dược liệu cần ngưng dùng ngay lập tức và tìm đến các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.
  • Tác dụng của thảo dược thường chậm hơn thuốc Tây nên người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định.

Mua cây sa nhân ở đâu chất lượng với giá thành hợp lý?

Cây sa nhân rừng phát triển tương đối mạnh ở Việt Nam vì thế, người dùng có thể dễ dàng khai thác để làm dược liệu. Tuy vậy không phải ai cũng có thể tiếp cận nguồn dược liệu tự nhiên này. Vì vậy, hiện nay, nhiều vườn dược liệu tiến hành trồng cây sa nhân để cung cấp ra thị trường với mức giá dao động khoảng 500.000 – 750.000 VNĐ/1 kg khô.

Điển hình trong số đó phải kể đến Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm – đơn vị đi đầu trong quy trình trồng dược liệu khép kín. Vườn thảo dược Vietfarm tọa lạc ở huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) – nơi khí hậu tốt nhất để trồng dược liệu. Với quy trình khép kín, đạt chuẩn GACP – WHO, Vietfarm tự tin mang đến chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua dược liệu trên thị trường
Cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua dược liệu trên thị trường

Đồng thời, giá cây sa nhân Vietfarm cũng vô cùng hợp lý, chỉ 280.000 VNĐ/ 1 gói 0.5kg tiện lợi.

Chính những điều này đã giúp thương hiệu Vietfarm luôn được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Bên cạnh đó, người dùng cần cảnh giác trước những địa chỉ có giá cây sa nhân tím siêu rẻ bởi rất có thể không đảm bảo chất lượng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và những lưu ý về cây sa nhân. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc hay mua dược liệu hãy gọi đến số hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Đăng ký tư vấn với chuyên gia