Cây phèn đen

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
4/5 - (1 bình chọn)

Cây phèn đen mọc hoang ở ven rừng, ven bờ ruộng, mặc dù khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết tác dụng của nó. Đây là dược liệu thường được dân gian sử dụng để cải thiện tình trạng mụn nhọt, kiết lỵ, tiêu chảy, thủy đậu, xương khớp, đau răng,… Thực tế loại cây này có tác dụng gì và cách dùng thế nào là tốt nhất? Bạn đọc đang quan tâm đến những thắc mắc này đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Một số thông tin cần biết về cây phèn đen

Cây phèn đen mặc dù khá phổ biến tại các vùng ven rừng, ven ruộng, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết đến loại cây này, thậm chí còn bị nhầm lẫn với một số cây mọc hoang khác. Phèn đen là tên gọi phổ biến trong dân gian, ngoài ra người ta còn gọi với nhiều cái tên khác nhau như tạo phan diệp, cây mực, cây nỗ, chè nộc, diệp hạ châu mạng,… Tên khoa học của loại cây này là Phyllanthus Reticulatus Poir, thuộc họ cây thầu dầu – Euphorbiaceae.

Đặc điểm nhận biết của cây phèn đen

Việc tìm hiểu đặc điểm nhận biết cây phèn đen sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt với những cây cỏ khác ven đường, đồng thời dễ dàng tìm kiếm và sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. 

Để nhận biết cây phèn đen, bạn dựa vào những đặc điểm về thân, lá, hoa, quả như sau: 

  • Cây thân nhỡ, cao từ 2 – 4m, các nhánh cây mọc so le với nhau và có màu đen nhạt.
  • Lá cây phèn đen rất mỏng, rất dài khoảng 1.5 – 3cm, rộng 6 – 12mm, có hình tam giác hẹp, hình trái xoan và có thể thay đổi theo mùa. Phần trên có màu xanh sẫm hơn so bên dưới.
  • Hoa mọc ra từ nách lá, có thể mọc riêng lẻ hoặc xếp chùm 2,3 bông. Bông có màu trắng nhỏ, có các sọc vàng dọc ở cánh hoa.
Cây phèn đen dễ bị nhầm lẫn với một số loại cây khác
Cây phèn đen dễ bị nhầm lẫn với một số loại cây khác

Quả cây phèn đen có hình cầu, căng mọng nước, có màu trắng, chuyển dần sang màu đỏ hồng nhạt và khi chín thì có màu đen. Cây nở hoa kết trái vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.Cây phèn đen có mấy loại? Trong thiên nhiên, ngoài cây phèn đen mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết thì còn có cây phèn đen trắng hay còn gọi là phèn trắng.

Cây phèn đen trắng rất hiếm thấy trong tự nhiên, cũng không có nhiều nghiên cứu về công dụng chữa bệnh của nó. Người ta thường sử dụng cây phèn đen để chữa bệnh hơn. Ngoài ra, phèn đen có các hình dáng, tư thế rất đẹp mắt, nhiều người còn dùng để làm bonsai có giá trị kinh tế đến vài triệu đồng.

Cây phèn đen mọc ở đâu tại Việt Nam?

Phèn đen là cây nhiệt đới, ưa sống ở nơi có nhiều ánh sáng, thích nghi được với nhiều vùng đất khác nhau kể cả nơi có thời tiết nắng nóng.

Cây thường mọc hoang ở các bụi rậm ven đường, ven bìa rừng, bờ ruộng tại các tỉnh phía nam như Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Đăk Lăk …

Quy trình thu hoạch phèn đen làm dược liệu

Để làm dược liệu, dân gian thường sử dụng các bộ phận gồm rễ cây, lá và phần vỏ ở thân cây.

  • Rễ cây thu hoạch vào mua thu, sau khi đào rễ về rửa sạch đất cát, sau đó thái thành lát và phơi hoặc sấy khô.
  • Lá cây hái vào vụ mùa xuân hè, sau khi hái về đem phơi khô trong bóng râm.
  • Thân cây thu hoạch quanh năm, bóc lấy vỏ cây, đem phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ.

Cây phèn đen có tác dụng gì với sức khỏe?

Trong Y học cổ truyền, cây thuốc phèn đen được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh khác nhau.

Các tài liệu Đông y ghi chép về vị thuốc phèn đen rằng:

  • Rễ cây phèn đen có vị chát và tính lạnh, có tác dụng tiêu viêm, chỉ tả, thu liễm, thường dùng chữa cam tích trẻ em, viêm gan, viêm thận, viêm ruột, lỵ,…
  • Lá cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố, sát trùng, lợi tiểu, dùng để chữa mụn nhọt, rôm sảy, mề đay, lở loét, ứ huyết, phù thũng, tiêu chảy, lỵ, cảm sốt, rắn cắn,…
  • Vỏ ở thân cây được dùng để chữa bí tiểu, thuỷ đậu có mủ,…
  • Dùng toàn thân cây thuốc để chữa bệnh gai cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp, thấp khớp, tê bì,…

Hiện nay chưa có các nghiên cứu khoa học hiện đại nào tìm hiểu về cây thuốc này.

Cây phèn đen chữa bệnh gì, các bài thuốc hay nhất

Với những công dụng tuyệt vời như vậy, cây phèn đen được dùng để chữa bệnh bằng phương pháp Đông y đem lại hiệu quả bất ngờ.

Cây phèn đen chữa bệnh xương khớp

Phèn đen là một vị thuốc được dùng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh xương khớp, đặc biệt có hiệu quả với gai cột sống. Ngoài ra, bài thuốc này cũng thích hợp với bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, thấp khớp, tê bì tay chân, đau lưng, đau do chấn thương,…

  • Chuẩn bị 30g dược liệu phèn đen khô (dùng toàn bộ cây), 30g lá lốt, 20g lá bưởi bung, 20g rễ cây gấc, 20g cỏ xước.
  • Trừ phèn đen, tất cả nguyên liệu tươi còn lại đem rửa sạch, sao vàng.
  • Cho tất cả vị thuốc vào ấm đun với 2 lít nước trong 2 tiếng.

Mỗi ngày uống hết một thang thuốc trên, chia thành 3 phần và uống sau khi ăn no 30 phút.

Đông y sử dụng phèn đen để chữa các bệnh xương khớp
Đông y sử dụng phèn đen để chữa các bệnh xương khớp

Ngoài ra, để chữa đau sưng, máu bầm do ngã, chấn thương, tai nạn có thể dùng bài thuốc này:

  • Rửa sạch sẽ 30g lá cây phèn đen.
  • Giã nát và đắp cả bã và nước lên vùng da bị tổn thương, lưu lại trên da khoảng 30 phút.

Đắp lá thuốc liên tục 3 – 5 ngày sẽ tan máu bầm, hết sưng đau nhanh chóng.

Cách dùng cây phèn đen chữa bệnh trĩ

Cây phèn đen chữa được bệnh gì hiệu quả? Câu trả lời là bệnh trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ nhẹ, trĩ cấp độ 1.

  • Chuẩn bị 5 lá huyết dụ, 1 nắm lá phèn đen, 1 nắm lá trắc bách diệp.
  • Các loại lá thuốc rửa sạch, thái thành khúc rồi đem sao vàng trên bếp cho đến khi chuyển sang màu vàng và có mùi thơm dược liệu tỏa ra.
  • Dùng 0.8 lít nước để sắc cùng các cây thuốc, đun thật kỹ cho đến khi chỉ còn loại khoảng 0.2 lít. Sau khi thu được nước thuốc chia thành 2 phần, một phần 150ml và một phần 50ml.
  • Uống 150ml nước thuốc trong ngày, chia thành nhiều lần.
  • 50ml thuốc còn lại hoà thêm với nước, đun tiếp và chế thành nước để ngâm rửa hậu môn.

Một bài thuốc trên sử dụng liên tục trong 5 – 10 ngày thì dừng, dùng nhiều liệu trình cho đến khi búi trĩ co lại và biến mất.

5 cách chữa kiết lỵ, tiêu chảy bằng phèn đen

Không chỉ Y học cổ truyền Việt Nam mà bài thuốc này cũng được người dân Ấn Độ tin dùng và sử dụng rộng rãi.

Có nhiều cách chữa tiêu chảy, kiết lỵ bằng cây thuốc như sau:

Cách 1:

  • Chuẩn bị cam thảo đất, mạch nha, ý dĩ với tỷ lệ 1:1:1 đem phơi khô rồi tán thành bột mịn.
  • Hái một nắm lá cây phèn đen còn tươi, rửa sạch rồi giã nát và chắt lấy nước cốt.
  • Hoà ½ thìa bột thuốc vào nước cốt phèn đen và uống.

Người bị kiết lỵ mỗi ngày uống 2 lần thuốc liên tục nhiều ngày.

Cách 2: 

  • 20g rễ cây phèn đen, 20g vỏ quả lựu thái sợi đem sao vàng.
  • Sắc nước thuốc với 2 vị thuốc trên rồi uống 2 lần/ngày.

Thời gian dùng thuốc kéo dài 3 – 7 ngày sẽ thấy triệu chứng kiết lỵ thuyên giảm rõ rệt.

Cách 3:

  • Sử dụng 20g mỗi loại dây mơ lông, rễ phèn đen, cỏ seo gà, cỏ tranh, 2 lát gừng tươi.
  • Sắc tất cả cùng với nước thu được nước thuốc.
  • Sau đó chia thành 2 – 3 phần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc này phù hợp với nhiều bị kiết lỵ, phân lỏng nhầy và có máu.

Cách 4: 

  • Hái một nắm lá phèn đen và lá trắc bách diệp, thêm 5 lá huyết dụ.
  • Rửa sạch sẽ rồi sao vàng cho đến khi thuốc chuyển sang màu vàng khô.
  • Sắc thuốc cùng 1 lít nước đến khi còn 200ml thì chia thành 3 phần bằng nhau.

Mỗi ngày cho bệnh nhân kiết lỵ dùng thuốc vào 3 bữa chính, thực hiện liên tục trong 5 – 10 ngày.

Cách 5:

Trong trường hợp người không bị kiết lỵ nhưng đi ngoài ra phân lỏng do nhiệt cũng có thể dùng cây phèn đen để chữa bệnh:

  • Hái 40g ngọn lá của cây phèn đen, 40g đậu đen đã sao vàng.
  • Cho 2 vị thuốc vào đun cùng 800ml nước, đến khi còn 200ml thì chia thành 3 phần và uống vào 3 bữa chính trong ngày.

Bài thuốc này nên dùng liên tục trong ít nhất 5 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Cây phèn đen có tác dụng chữa bệnh gì – bệnh thuỷ đậu

Thuỷ đậu là chứng bệnh rất dễ gặp ở trẻ em, người có hệ miễn dịch suy yếu và thường xảy ra vào mùa hè.

Dân gian sử dụng cây thuốc để chữa thuỷ đậu
Dân gian sử dụng cây thuốc để chữa thuỷ đậu

Bài thuốc này vừa hiệu quả vừa rất an toàn, trẻ em cũng có thể sử dụng được.

  • Hái một nắm phèn đen (toàn bộ thân, lá và rễ cây), rửa sạch và phơi cho ráo nước.
  • Cho vào ấm đun cùng 300ml nước với lửa vừa cho đến khi cô đặc lại chỉ còn khoảng 1 chén nhỏ.
  • Hoà tan ½ thìa cafe muối trắng vào nước thuốc.
  • Dùng nước thuốc thu được cho trẻ uống một chén nhỏ, còn lại dùng bông tăm chấm thuốc lên các nốt thuỷ đậu trên da.

Dùng thuốc nhiều ngày cho đến khi bệnh thuỷ đậu khỏi hẳn thì ngưng.

Dùng cây phèn đen chữa sâu răng như thế nào?

Trong lá loại thảo dược này có chứa thành phần tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn, kháng viêm. Đông y dùng để chữa sâu răng, đau nhức răng và các vấn đề răng lợi như chảy máu chân răng, chảy máu nướu.

  • Dùng lá cây đun cùng nước để làm thành nước súc miệng.
  • Đun sắc lá phèn đen cùng nước chắt lọc lấy nước thuốc cô đặc rồi chấm vào chân răng, răng bị sâu sau đó nhổ ra.
  • Trong trường hợp bị chảy máu ở nướu có thể kết hợp đun nước lá phèn đen cùng lá xuyên tiêu, long não khô rồi ngậm trong miệng để cầm máu.

Nên kết hợp các cách trên để giảm đau, cầm máu và chữa sâu răng hiệu quả nhất.

Cây phèn đen trị bệnh gì hiệu quả? Chữa thận hư

Thận hư, chức năng thận suy giảm gây bí tiểu, tiểu rắt,… về lâu dài sinh sỏi thận. Để tăng cường chức năng thận, thải độc, lợi tiểu bạn có thể dùng bài thuốc sau:

  • Các vị thuốc gồm cây phèn đen, cây muối, cây quýt gai, cây nổ mỗi loại 20g.
  • Dùng 1.5 lít nước sắc cùng thuốc đến khi còn lại một nửa thì chia thành nhiều phần và uống hết trong ngày.

Bí quyết dùng cây phèn đen chữa rắn cắn của người bản địa

Phèn đen có tác dụng cầm hút máu độc, đào thải máu độc và độc tố trong cơ thể khi bị rắn cắn, đặc biệt ngăn không cho độc tố lan rộng. Do đó, với người dân bản địa thì đây là bí kíp sinh tồn nhất định phải ghi nhớ mỗi khi đi rừng, lên rẫy, làm ruộng,…

  • Hái một nắm lá phèn tươi
  • Giã hoặc nhai nát rồi đắp vào vết thương.

Sau khi sơ chế cần phải khẩn trương đến cơ sở y tế để xử lý vết thương và điều trị.

Phèn đen thanh lọc, đào thải độc tố, trị mụn nhọt

Trong Đông y cây phèn đen có tác dụng gì? Phèn đen có công dụng thanh nhiệt, làm mát, thải độc, chủ trị chữa nhọt độc, đinh nhọt,… rất tốt.

  • Để chữa mụn nhọt, dùng lá phèn đen và lá bèo ván rửa sạch, giã nát rồi đắp lên da nhiều lần sẽ khỏi.
  • Để thải độc, giải độc rượu bia, giải độc tố tích tụ trong gan, thận, độc tố từ thực phẩm có thể dùng uống nước cây phèn đen mỗi ngày.

Bột lá phèn đen có tác dụng gì?

Lá phèn đen bên cạnh cách dùng đem sấy khô thì nhiều người còn tán thành bột mịn để dễ bảo quản và tiện lợi khi dùng.

Bột lá có tác dụng cầm máu, kéo da non, tái tạo da và hồi phục các vết thương hở hiệu quả khó ngờ.

Khi bị thương, chỉ cần rắc một ít bột lá lên vết thương vài ngày sẽ hồi phục nhanh chóng.

Những lưu ý và thận trọng khi sử dụng phèn đen chữa bệnh

Cây phèn đen được ông cha ta sử dụng bao đời nay để chữa bệnh, rất hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng phải chú ý những vấn đề sau:

  • Phụ nữ đang mang thai phải thận trọng khi sử dụng, trẻ sơ sinh cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn.
  • Trong cây phèn đen có chứa độc nhẹ, khi dùng không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên nếu lạm dụng, dùng quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Mỗi ngày chỉ dùng đúng liều lượng cụ thể của từng bài thuốc, tuyệt đối không dùng hơn. Nếu dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thì nên giảm một nửa liều.
  • Trong trường hợp sử dụng mà người có cơ địa quá mẫn cảm hay dị ứng với thành phần của cây thuốc, có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, hôn mê,… phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời. Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm khi gặp, chủ yếu là do cơ địa người bệnh.
  • Trong thiên nhiên có nhiều loại cây thuốc khác cũng có đặc điểm tương tự cây phèn đen nên cần thu hái đúng cây thuốc, nếu mua cần tìm địa chỉ chất lượng và uy tín.

Mua cây phèn đen ở đâu, giá bao nhiêu? Địa chỉ uy tín, chất lượng nhất

Cây phèn đen chỉ mọc ở một số tỉnh thành tại Việt Nam, không phải ai cũng có điều kiện tiếp xúc và thu hái trực tiếp.

Do đó, nhiều người khi có nhu cầu sử dụng thường đến các cửa hàng thuốc Đông y hoặc đại lý phân phối dược liệu để mua cây thuốc.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, những công dụng tuyệt vời của cây thuốc được lan truyền rộng rãi trong nhân dân, khiến nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao. Rất nhiều người lợi dụng điều đó và dùng những loại thực vật khác có đặc điểm tương tự như phèn đen để bán mà không hề có dược tính và tác dụng chữa bệnh.

Điều đó dẫn đến việc chữa trị không hiệu quả, hơn nữa còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi sử dụng cây lá không rõ nguồn gốc. Chính vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên chọn mua dược liệu ở những cơ sở uy tín và chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.

Dược liệu chất lượng cao đạt chuẩn GACP tại Vietfarm
Dược liệu chất lượng cao đạt chuẩn GACP tại Vietfarm

Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm dược liệu uy tín, chất lượng bậc nhất tại Việt Nam.

Lợi thế nổi trội nhất của Vietfarm chính là nguồn gốc xuất xứ của cây thuốc. 100% cây thuốc đều được nghiên cứu, nuôi trồng, thu hoạch tại chính vùng dược liệu sạch của Vietfarm, không lấy cây thuốc không rõ nguồn gốc.

Phèn đen được nuôi trồng tại vùng dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO đặt tại Đắk Lắk – là một trong chuỗi các vùng dược liệu trải rộng khắp nước của Vietfarm.

Dược liệu được bào chế bằng công nghệ sấy khô hiện đại, đóng gói và phân phối đạt chuẩn CO – CQ, được cam kết chất lượng và an toàn vệ sinh trên từng sản phẩm.

Hiện nay, sản phẩm dược liệu phèn đen tại Vietfarm có giá niêm yết là 155.000 VNĐ/0.5kg khô, rất cạnh tranh và tương xứng với chất lượng.

Showroom và hệ thống đại lý trung tâm dược liệu Vietfarm

Cây phèn đen là một dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, vừa hiệu quả vừa an toàn. Khách hàng khi có nhu cầu sử dụng và mua sản phẩm dược liệu phèn đen, hãy liên hệ đặt hàng trực tiếp với Vietfarm để đảm bảo chất lượng nhất.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia