Cây nhọ nồi

Ngày đăng: 08/06/2022 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
4.8/5 - (10 bình chọn)

Cây nhọ nồi là dược liệu có tác dụng cầm máu, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Với công dụng đó, rất nhiều người bênh sử dụng lá nhọ nồi để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như viêm họng, xuất huyết tử cung, ung thư dạ dày…. Bài viết dưới đây, chuyên trang cùng bạn đọc tìm hiểu về tác dụng của cây nhọ nồi cỏ mực và những lưu ý khi sử dụng dược liệu này. 

Tìm hiểu cỏ nhọ nồi là cây gì? Những thông tin cơ bản

Dược liệu nhọ nồi là dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi như ven ruộng, cánh đồng, ven ruộng. Từ xưa, loại thảo dược này đã được sử dụng nhiều để cầm máu và điều trị một số bệnh lý khác.

Hình ảnh cây nhọ nồi trong tự nhiên
Hình ảnh cây nhọ nồi trong tự nhiên

Vậy, cây nhọ nồi như thế nào và cây nhọ nồi có tác dụng gì, hãy theo dõi những thông tin tiếp theo dưới đây:

  • Tên dược liệu: Cây nhọ nồi
  • Tên gọi khác: Hủy hạn liên, bạch hoa thảo, hàn liên thảo, mặc hán liên, cỏ mực…
  • Tên gọi theo khoa học: Eclipta prostrata L.
  • Thuộc họ: Cúc Asteraceae

Đặc điểm thực vật của dược liệu

Cây nhọ nồi có những đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Dược liệu thuộc thân thảo, có chiều dài khoảng 80cm, thân có lông cứng, màu lục hoặc đỏ tía.
  • Rễ cây màu xám và có hình trụ.
  • Lá cây nhọ nồi mọc đối xứng nhau, chiều dài 2 – 8cm và chiều rộng 5 – 15mm, hai mặt lá được bao phủ bởi một lớp lông, mép có răng cưa.
  • Hoa nhọ nồi mọc thành cụm, cánh nhỏ và có đường kính từ 6 – 8mm. Hoa màu trắng, nhìn khá giống hoa hướng dương.
  • Dược liệu có quả bé hoặc dẹt, đầu cụt, có cánh, chiều dài khoảng 3mm và rộng 1.5mm.

Cây nhọ nồi mọc ở đâu và phân bổ như thế nào?

Nhọ nồi xuất hiện nhiều ở vùng ôn đới hoặc những nơi đất ẩm ướt. Cây thường mọc dại ở rất nhiều nơi và phân bổ tại nhiều quốc gia trên thế giới: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Brazil,… Tại Việt Nam, đây là dược liệu quen thuộc, mọc rất nhiều trong vườn nhà và phân bổ chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng, rất nhiều trung tâm và các cơ sở dược liệu đã phối giống, nuôi trồng và phát triển thành công cây nhọ nồi.

Thu hái và bào chế cây nhọ nồi

Theo kinh nghiệm dân gian, tất cả các bộ phận của cây nhọ nồi đều có thể tận dụng được vào nhiều mục đích khác nhau. Có thể thu hoạch nhọ nồi vào tất cả các mùa quanh năm.

Tất cả các bộ phận của cây nhọ nồi đều có thể tận dụng được vào nhiều mục đích khác nhau
Tất cả các bộ phận của cây nhọ nồi đều có thể tận dụng được vào nhiều mục đích khác nhau

Sau khi thu hái, nhọ nồi phải được sơ chế sạch sẽ rồi phơi hoặc sấy khô để sử dụng dần. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng dược liệu tươi để làm thuốc.

Sau khi bào chế, việc bảo quản cũng cần phải được lưu ý. Bảo quản nhọ nồi trong túi bóng kín, đặt tại khu vực khô ráo, thoáng mát để tránh mối mọt và ẩm ướt, ảnh hưởng tới dược tính của dược liệu.

Cây nhọ nồi có công dụng gì và cây nhọ nồi chữa bệnh gì?

Cây nhọ nồi có tác dụng chữa bệnh gì luôn là thắc mắc của người bệnh khi tìm hiểu về dược liệu này. Những công dụng của cây nhọ nồi đã được nhiều tài liệu của y học cổ truyền ghi lại, đồng thời cũng được những nghiên cứu của y học hiện đại kiểm chứng. Vậy, cây nhọ nồi trị bệnh gì và công dụng như thế nào?

Tác dụng trong Đông y

Theo y học cổ truyền, cây nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt, hơi chua, được quy hai hai kinh Vị và Tỳ. Với tính vị đó, sử dụng nhọ nồi có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, bổ gan thận và mát huyết.

Tại Ấn Độ, dược liệu này được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh gan, làm thuốc giúp bồi bổ cơ thể hoặc chữa bệnh lý vàng da. Ngoài ra, người dân nơi đây còn dùng loại thảo dược này để cải thiện chứng khó tiêu, đau răng, choáng váng hoặc để chữa lành vết thương.

Tại đất nước Trung Quốc, cây nhọ nồi được ứng dụng trong điều trị bệnh đau mắt, sử dụng để cầm máu, ho ra máu, chữa đau lưng, vàng da hoặc sưng gan. Tại Việt Nam, người dân dùng dược liệu để cầm máu, điều trị sưng bàng quang, sưng đường tiểu, chữa nha chu…

Cây nhọ nồi cũng được ứng dụng trong việc chữa mụn nhọt đầu đinh, sốt xuất huyết, chống ung thư và một số bệnh lý khác.

Tác dụng trong Tây y

Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, cây nhọ nồi có chữa những hoạt chất như sau: Polypeptide, Coumestans, Thiophene, Flavonoid, Polyacetylenes, Steroid, Triterpen, Tanin.

Dược liệu có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe người bệnh
Dược liệu có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe người bệnh

Với những thành phần đó, cây nhọ nồi tác dụng gì trong điều trị bệnh lý:

  • Chống viêm, kháng khuẩn: Các hoạt chất có trong dược liệu có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn như amip, trực khuẩn viêm ruột thừa, trực khuẩn bạch cầu bacillus diphtheria, tụ cầu khuẩn. Với công dụng đó, cây nhọ nồi chữa bệnh lây nhiễm khuẩn ngoài da khá hiệu quả.
  • Dưỡng da, giúp đen tóc: Thành phần hóa học trong cây nhọ nồi có hiệu quả cải thiện quá trình tuần hoàn máu, giúp lưu thông máu đến da, đặc biệt với da đầu. Bởi vậy, tóc và da được nuôi dưỡng, giúp tóc đen, chắc khỏe và da mềm mịn.
  • Hỗ trợ chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch: Thảo dược giúp kích hoạt tế bào lympho T hiệu quả, có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, từ đó phòng chống chứng bệnh ung thư dạ dày.
  • Cầm máu: Trong cây nhọ nồi có chứa hoạt chất tanin, có khả năng đông máu nhanh và cầm máu rất tốt.

Cách sử dụng cây nhọ nồi và những bài thuốc chữa bệnh

Với những công dụng của cây cỏ mực, cây nhọ nồi chữa gì và các bài thuốc điều trị như thế nào? Dưới đây là một số bài thuốc Đông y từ cây nhọ nồi được nhiều người bệnh áp dụng.

Bài thuốc cây nhọ nồi cầm máu

Có rất nhiều bài thuốc từ nhọ nồi giúp cầm máu hiệu quả. Theo dõi những thông tin dưới đây để tìm hiểu về các bài thuốc:

Bài thuốc 1: Vết thương nhỏ

Sử dụng nhọ nồi tươi, sơ chế sạch sẽ và giã nát. Sau đó đắp trực tiếp lên vết thương cần cầm máu. Bài thuốc này chỉ nên áp dụng với các vết thương nhỏ. Với vết thương lớn, người bệnh cần phải sát trùng và rửa vết thương cẩn thận.

Bài thuốc 2: Chảy máu cam

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr cây nhọ nồi phơi khô, 16gr cam thảo và 20gr hoa hòe.
  • Cách thực hiện: Sơ chế sạch sẽ các dược liệu đã chuẩn bị, đun cùng 400ml nước. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun cho tới khi chỉ còn 200ml nước thì tắt bếp.

Sử dụng thuốc trong ngày và chia thành nhiều lần.

Bài thuốc 3: Chữa rong kinh ở phụ nữ

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Nhọ nồi tươi.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá nhọ nồi, sử dụng máy sinh tố và xay lấy nước.

Sử dụng nước nhọ nồi tươi hàng ngày để cải thiện tình trạng rong kinh.

Bài thuốc chữa đau họng

Đau họng, đau rát khi nuốt, họng sưng là tình trạng phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Đông y như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr nhọ nồi, 20gr bồ công anh, 6gr cam thảo, 6gr hoa kim ngân, 12gr củ rẻ quạt.
  • Cách thực hiện: Sơ chế sạch sẽ dược liệu rồi sắc cùng 400ml nước. Đun nhỏ lửa trong khoảng thời gian 20 phút, khi thuốc chỉ còn 200ml thì tắt bếp.

Sử dụng thuốc liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày, những triệu chứng sẽ biến mất.

Bài thuốc hạ sốt

Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì với những bệnh nhân bị sốt. Áp dụng bài thuốc hạ sốt theo cách dưới đây:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr nhọ nồi, 20gr sài đất, 20gr củ sắn dây, 16gr cam thảo, 16gr cây cối xay, 12gr ké đầu ngựa.
  • Cách thực hiện: Sắc thuốc và đun cùng 300ml nước, đun trong khoảng thời gian 20 phút để các dưỡng chất từ thảo dược ngấm vào thuốc thì tắt bếp.

Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc và dùng cho tới khi hạ sốt thì dừng.

Bài thuốc chữa sốt phát ban

Sử dụng cây nhọ nồi làm dược liệu chữa sốt phát ban rất hiệu quả. Thực tế, đã có không ít bệnh nhân đã áp dụng bài thuốc này.

Sử dụng thảo dược trong điều trị sốt phát ban
Sử dụng thảo dược trong điều trị sốt phát ban
  • Nguyên liệu chuẩn bị: Cỏ mực, mạch môn, sài đất, rau sam và huyết sâm.
  • Các bước thực hiện: Sơ chế sạch sẽ dược liệu rồi sắc thuốc. Đun cùng 300ml nước, đun tới khi chỉ còn 150ml thì tắt và sử dụng.

Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý không để bệnh nhân tiếp xúc với gió, sẽ khiến bệnh có chuyển biến nặng hơn.

Sử dụng nhọ nồi chữa mề đay

Có thể nói, đây là bài thuốc quan thuộc trong dân gian, được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Lá cỏ mực, lá khế, dưa chuột, lá huyết dụ, lá nhài, rau diếp cá.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi ngâm với nước muối loãng để làm sạch hoàn toàn. Giã hoặc xay lấy nước uống hoặc đắp bã lên vùng da bị nổi mề đay.

Kiên trì áp dụng sẽ thấy hiệu quả rất nhanh chóng.

Người bệnh có thể thay thế bằng nhiều loại lá khác, có tác dụng làm mát da. Tuy nhiên, không nên bỏ lá nhọ nồi, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả mà bài thuốc mang lại.

Những lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ nhọ nồi

Là dược liệu có giá trị ứng dụng cao trong điều trị bệnh, tuy nhiên, khi sử dụng các bài thuốc từ cây nhọ nồi, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây để việc điều trị các bệnh lý đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Cần phải lưu ý liều lượng thuốc khi sử dụng, tránh dùng quá nhiều hoặc dùng quá ít sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh.
  • Không nên dùng dụng cụ bằng kim loại để sắc thuốc, nên dùng nồi đất hoặc sứ để đun thuốc.
  • Việc điều trị bằng các bài thuốc từ nhọ nồi cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ. Người bệnh nên tới các trung tâm y học cổ truyền thăm khám trước khi dùng thuốc.
  • Các thành phần của thuốc có thể phản ứng với một số thực phẩm hoặc món ăn. Người bệnh nên tìm hiểu những món ăn cần kiêng kị khi dùng thuốc.
  • Với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em cần phải tìm hiểu kỹ về liều dùng và làm theo lời khuyên từ các chuyên gia.

Trên đây là những thông tin về cây nhọ nồi – dược liệu quen thuộc trong những bài thuốc dân gian và các bài thuốc y học cổ truyền. Việc áp dụng thảo dược này trong điều trị bệnh đòi hỏi bệnh nhân phải ghi nhớ lưu ý về cách dùng để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất. Hy vọng rằng, những chia sẻ của chuyên trang sẽ là thông tin bổ ích gửi tới quý bạn đọc đang tìm hiểu về dược liệu nhọ nồi.

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Đăng ký tư vấn với chuyên gia