Cây ngái

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
3.4/5 - (14 bình chọn)

Cây ngái là một loại cây mọc hoang trong tự nhiên, trong dân gian còn gọi là cây sung dại, sung ngái. Từ lâu, loại cây này đã được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh như bệnh trĩ, sỏi thận, kiết lỵ, trị phong thấp, đau nhức xương khớp,… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu thực sự về loại cây này. Chính vì thế, bài viết này sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về cây thuốc này, từ cách điều chế thuốc chữa bệnh đến những lưu ý khi dùng để đảm bảo an toàn nhất. 

Thông tin chi tiết về cây ngái

Cây ngái được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1972 và thường được biết đến với các tên gọi và danh pháp như sau:

  • Tên dược liệu: Cây ngái.
  • Tên gọi khác: Sung ngái, Ngái sung, Sung dại, Sung rừng, Dã vô hoa, Mạy mọt (tiếng Tày), Loong tốt (tiếng Cadong), Chị cu điăng (tiếng Dao).
  • Danh pháp khoa học: Ficus Hispida L.f.
  • Họ: Dâu tằm Moraceae.
Cây ngái được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh
Cây ngái được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về cây ngái, dưới đây là những đặc điểm chi tiết về loại cây này được cung cấp bởi các chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm.

Đặc điểm thực vật của cây ngái sung

Trên thực tế, có không ít người ngầm cây ngái sung với cây sung hoặc cây vả. Nhưng khi nhìn kỹ, loại cây này có những đặc điểm riêng giúp phân biết rõ ràng với các cây cùng họ khác như:

  • Cây thân gỗ, cao khoảng 5  đến 7m. Các nhánh cây chắc khỏe, cành lúc non mềm, thân rỗng, phủ lông cứng hơi nhám và màu nâu, khi già thì nhẵn và chắc khỏe.
  • Lá cây mọc đối xứng, có hình bầu dục hoặc trái xoan, tròn ở gốc và nhọn ở chóp, có răng cưa, lông nhám ở cả 2 mặt. Lá mọc kèm hình tam giác, có lông ngắn. Lá cây ngái to gấp 3 lần so với lá sung và nhiều lông nhám, lá dài 15 – 30cm.
  • Cây ra hoa từ tháng 1 – 4 hàng năm, mọc thành cụm ở gốc thân và các cành già. Hoa đực mọc tập trung ở đỉnh cụm hoa, hoa cái có bầu, bao bọc bởi đài hoa, vòi hoa có lông mềm.
  • Cây ra quả vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, thường mọc trên thân sát mặt đất. Cây cho quả phức dạng sung, có hình cầu, đầu tù bẹt, rất giống quả sung như to hơn, vỏ hơi bóng, có lông nhám và đốm trắng nhỏ trên quả. Khi chín quả ngái có màu vàng.

Đặc biệt, trên cây ngái thường có dây tầm gửi sống cư trú gọi là tầm gửi cây ngái. Dây tầm gửi ký sinh lâu năm, hấp thụ dưỡng chất từ cây sung ngái nên có nhiều công dụng trong điều trị bệnh tật.

Phân biệt cây ngái, cây sung và cây vả

Với những đặc điểm thực vật tương đồng nhau thì rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa 3 loại cây này.

Mỗi loại cây sẽ có dược tính khác nhau, chữa các bệnh khác nhau. Do đó, bạn phải nắm rõ những thông tin về cây thuốc, tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Quả ngái có lông nhám, lúc chín có màu vàng, còn quả sung chín màu cam đỏ giống hình quả lê, trong khi quả vả có hình dạng giống quả sung nhưng to hơn, bẹp và rộng về hai bên, khi chín có màu đỏ thắm.

/hình ảnh, cap: hình ảnh cây ngái/

Đặc biệt, do có hình dạng rất giống quả sung nên nhiều người nhầm lẫn và thắc mắc quả cây ngái có ăn được không?

Không giống quả sung, quả ngái khi ăn sống rất độc, có thể gây ngộ độc, nôn mửa hoặc tiêu chảy,…

Cây ngái mọc ở đâu? Phân bổ địa lý cây thuốc

Ngái là cây nhiệt đới, mọc ở nơi đất ẩm nhưng có khả năng sinh tồn và chịu hạn rất tốt. Cây thường mọc ở ven sông suối, trong rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, đồi núi và cả đồng bằng.

Vào mùa mưa, cây ra quả nên thường bị cuốn trôi theo dòng nước, mắc kẹt vào bờ và tạo thành cây con. Hơn nữa, cây có khả năng đâm chồi sau khi bị chặt, có thể gieo trồng bằng hình thức giâm cành.

Trên thế giới, cây được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc, Lào, Malaysia, Ấn Độ,… Còn tại Việt Nam, ngái sung mọc hoang khắp nơi, thích nghi với nhiều địa hình khí hậu khác nhau.

Phổ biến nhất vẫn là vùng đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Kạn, Nghệ An,…

Bộ phận làm thuốc và cách bào chế

Theo kinh nghiệm dân gian thì hầu hết mọi bộ phận của cây sung dại đều có thể dùng để bào chế để làm dược liệu chữa bệnh.

  • Lá cây ngái: Thu hoạch quanh năm, chọn lá không quá già hoặc quá non, bỏ lá sâu, héo, sau đó rửa sạch, đem phơi khô hoặc sao vàng thành dược liệu khô.
  • Búp lá non: Rửa sạch và dùng tươi.
  • Vỏ thân cây: Thu hoạch vào mùa xuân khi cây nhiều nhựa nhất để dễ bóc tách. Vỏ cây thu hoạch về cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, ngâm nước vo gạo 2 tiếng sau đó cắt thành lát rồi đem phơi hoặc sấy khô.
  • Rễ cây ngái: Đào rễ vào mùa thu, chỉ lấy vỏ của rễ, rửa sạch đất cát sau đó phơi hoặc sấy khô.
  • Quả cây ngái: Thu hoạch khi chín vào mùa đông, sau khi hái về đem đốt thành than và ngâm rượu thuốc hoặc phơi sấy khô.

Ngoài ra, người dân còn thu hoạch tầm gửi cây ngái để sắc thành nước thuốc chữa bệnh.

Lá, quả, rễ và nhiều bộ phận của cây sung dại đều dùng được để bào chế dược liệu
Lá, quả, rễ và nhiều bộ phận của cây sung dại đều dùng được để bào chế dược liệu

Các tác dụng của cây ngái với sức khỏe con người

Không chỉ Y học cổ truyền Việt Nam mà trên thế giới, người ta cũng dùng cây sung dại trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Trong Đông y, lá cây ngái có tính mát, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tích, trừ thấp và hoá đờm.

Theo các nghiên cứu khoa học thì cây ngái có chứa thành phần Friedlin Epifriedelanol, Lupeylacetate, Glutinol, hợp chất béo, Oleanolic Acid, Steroid, Taraxerol,…

Các công dụng của cây ngái gồm có:

  • Thanh nhiệt, giải độc, chữa đinh râu
  • Mạnh xương cốt, giảm đau, chữa bệnh xương khớp
  • Giải độc, thanh lọc cơ thể, tăng cường chức năng cho gan và thận, ăn ngon, ngủ sâu
  • Tiêu phù ở người bị tích nước, phù thũng
  • Kích thích tiết sữa, trị tắc tia sữa, giúp mát sữa, lợi sữa
  • Chữa tiêu chảy, đau bụng
  • Chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Bên cạnh đó, trên thế giới còn có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của cây thuốc dân gian này, tiêu biểu như:

  • Hỗ trị tiểu đường, hạ đường huyết, ổn định đường huyết: Các nhà khoa học Ấn Độ cho biết, trong vỏ cây có chứa Ficus Hispida hỗ trợ tăng glycogenesis, tăng hấp thụ Glucose ngoại biên.
  • Chữa tiêu chảy: Chiết xuất Methanol của lá cây làm giảm hoạt động nhu động dạ dày và ruột, có hiệu quả với bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên lưu ý đây là công dụng của chiết xuất lá cây còn ăn quả sống cây ngái sẽ dẫn đến ngộ độc và tiêu chảy.
  • Bảo vệ gan: Lá cây ngái có hiệu quả bảo vệ gan khỏi tác nhân gây độc, chống nhiễm độc ở gan.

Ngoài ra, tầm gửi lá ngái được dùng để chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu và dịch nhầy, chữa sốt rét, sốt rừng rất hiệu quả.

Cây ngái chữa bệnh gì – Những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây sung rừng

Để chữa bệnh, người dân thường dùng nhiều bộ phận trên cây ngái, kể cả dây tầm gửi sống ký sinh trên cây.
Dưới đây là những bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả và được sử dụng từ bao đời nay.

Dùng lá ngái chữa bệnh trĩ đơn giản

Giống lá sung, lá ngái cũng có thể dùng để chữa trĩ nội, trĩ ngoại, lòi dom, đau rát rất đơn giản ngay tại nhà.

Bài thuốc 1 – Chữa trĩ nội trĩ ngoại

Để chữa bệnh trĩ, người bệnh có thể kết hợp cả bài thuốc uống và thuốc lá xông hơi hậu môn.

  • Thuốc uống: 50g lá ngái rửa sạch sau đó đem phơi cho khô. Sắc cùng 1 lít nước cho đến khi vơi còn khoảng ⅓, chia thành 3 phần uống mỗi ngày.
  • Thuốc lá xông hơi: Chuẩn bị các loại lá gồm lá ngái, lá lốt, cây cúc tần và 1 miếng nghệ vàng nhỏ. Lá thuốc rửa sạch, đun cùng 2 lít nước, khi sôi thì hạ nhỏ lửa đun thêm 10 phút. Gạn nước thuốc và tiến hành xông hơi hậu môn.

Kiên trì sử dụng hàng ngày sẽ giúp giảm đau rát, đi đại tiện dễ dàng hơn, búi trĩ co nhỏ hiệu quả.

Chú ý: Vùng da ở hậu môn rất mỏng, khi xông hơi cần chú ý nhiệt độ nước xông không quá nóng sẽ gây bỏng, tổn thương da.

Cách dùng cây ngái trị sỏi thận, phù thận, suy thận

Trong Đông y, quả ngái có vị ngọt, tính bình, dùng trong điều trị các bệnh về thận, đặc biệt là sỏi thận.

Ngoài ra, như đã giới thiệu, tầm gửi cây ngái hấp thụ dưỡng chất từ cây sung ngái nên có dược tính rất tốt. Nhiều bài thuốc dùng tầm gửi mọc ký sinh ở thân cây ngái để chữa bệnh phù thận và suy thận cực hay.

Bài thuốc 2 – Quả sung ngái tán sỏi, tiêu sỏi

Quả cây ngái khi xanh có độc tố nhưng khi chín vàng lại được dùng làm thuốc để chữa sỏi thận hiệu quả.

Chọn quả chín vàng không sâu sắc thuốc chữa sỏi thận
Chọn quả chín vàng không sâu sắc thuốc chữa sỏi thận

Cách làm như sau:

  • Vào mùa đông khi quả sung rừng chín và chuyển sang màu vàng, chọn những quả không bị sâu, chất lượng nhất.
  • Rửa sạch, cắt thành đôi, đem sao vàng trên bếp lửa sau đó phơi cho đến khi quả khô hoàn toàn, quắt lại.
  • Mỗi ngày dùng 100g đun cùng 800ml nước, đun đến khi còn khoảng 250ml thì uống.

Kiên trì sử dụng đều đặn sẽ đem lại hiệu quả tán sỏi, tiêu sỏi tự nhiên hoặc qua đường tiểu tiện.

Bài thuốc 3 – Cây ngái chữa bệnh bí tiểu

Bí tiểu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất vẫn là sỏi thận và suy giảm chức năng thận.

Người bị bí tiểu có thể dùng bài thuốc sau, giúp lợi tiểu, kích thích hoạt động của bàng quang.

  • Chuẩn bị: 50g rễ cây ngái, 50g thổ phục linh, 30g rễ cây cối xay, 20g cỏ xước, 20g mã đề.
  • Các loại thuốc rửa sạch sẽ sau đó đem sao vàng trên chảo nóng.
  • Tiếp tục sắc thuốc với nước trong khoảng 15 phút và uống mỗi ngày.

Bài thuốc 4 – Tầm gửi cây ngái chữa phù thận và suy thận

Tầm gửi sinh sống trên cây ngái bằng dưỡng chất từ cây, cũng có tác dụng để chữa bệnh, đặc biệt là bệnh về thận.

Dùng tầm gửi cây sung dại để sắc thuốc chữa bệnh thận
Dùng tầm gửi cây sung dại để sắc thuốc chữa bệnh thận

Cách làm:

  • Các vị thuốc gồm có: 40g tầm gửi sung ngái, 30g mỗi loại cây dâu tằm, lá ngũ trảo và rau dừa nước, 15g mỗi loại mã đề và cỏ nhọ nồi.
  • Cho tất cả thuốc vào ấm sắc thuốc, đổ nước ngập, sắc cho đến khi chỉ còn lại khoảng 1 bát thuốc cô đặc.

Chia thành 3 phần uống 3 buổi trong ngày sau bữa ăn, đồng thời kiêng ăn đồ ăn và gia vị mặn.

Cây ngái có tác dụng gì với bệnh xương khớp?

Trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp thì cây ngái luôn là thành phần quan trọng không thể thiếu. Cây sung ngái kết hợp với nhiều loại cây thuốc khác như dây đau xương, ngải cứu, cỏ xước,… sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời với bệnh nhân xương khớp.

Bài thuốc 5 – Giảm đau và nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp, mỏi khớp tay chân, mỏi lưng,… thường gặp ở người cao tuổi, người vận động mạnh hay làm việc sai tư thế. Đây cũng là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh xương khớp.

Để giảm đau, hết mỏi và cứng khớp, người bệnh có thể áp dụng một trong hai cách sau:

  • Bóc lấy 25g vỏ ở thân cây, cạo sạch sẽ lớp vỏ phía bên ngoài, sau đó ngâm với nước vo gạo 2 tiếng để loại bỏ nhựa cây. Đem phơi khô sau đó sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu để xoa bóp.
  • Dùng 50g rễ ngái sung, 50g rễ cỏ xước, 30g dây đau xương, 30g rễ cây si đem sao vàng sau đó sắc thành nước thuốc uống hàng ngày.

Bài thuốc 6 – Chữa phong thấp, sưng khớp, đau nhức

Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Đông y sau để giảm đau, giảm viêm sưng, mạnh gân cốt, giúp đi lại vận động linh hoạt hơn.

  • 40g rễ cây ngái, 20g tầm gửi ngái, 15g rễ cây xấu hổ tía, 12g rễ cây cam sành đem phơi khô.
  • 15g rễ cây cỏ xước đem phơi khô tẩm rượu.
  • 12g vỏ quả cam sành thái thành lát nhỏ sau đó phơi khô, sao vàng.
  • 12g rễ cây muống biển đem ngâm nước gạo qua đêm sau đó phơi cho khô.
  • Dùng tất cả cây thuốc đã sơ chế ở trên đem sắc cùng với 1 lít nước cho đến khi cạn chỉ còn khoảng 300ml.

Chia bài thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Trong trường hợp, người bệnh có triệu chứng các khớp bị sưng nóng, đỏ rát, không thể vận động được thì làm như sau:

  • Sử dụng bài thuốc trên nhưng bỏ cây muống biển.
  • Thêm 12g trúc nhự, 20g rễ đu đủ đực.
  • Tiến hành sắc thuốc 3 lần sau đó hợp thuốc lại và dùng vào 3 bữa trong ngày sau khi ăn.

Với bài thuốc này, phụ nữ đang mang thai không được sử dụng, nếu trẻ em sử dụng cần giảm một nửa liều lượng.

Cây sung rừng chữa bệnh gì hay? Chữa chứng phù thũng

Phù thũng là tình trạng cơ thể bị tích nước, dịch gây sưng phù, thường gặp ở bàn chân, bàn tay, bụng, ngực. Dưới đây là 2 bài thuốc dùng cây sung rừng được nhiều người áp dụng để chữa phù thũng.

Bài thuốc 7 – Chữa triệu chứng phù nề, tích nước

  • 20g vỏ ở thân cây ngái, cạo sạch và ngâm 2 tiếng trong nước vo gạo.
  • 20g râu ngô, 15g mã đề rửa sạch.
  • Tất cả sắc cùng 500ml nước thu được khoảng 150ml.

Chia bài thuốc thành 2 phần và dùng vào sáng – tối.

Bài thuốc 8 – Cây ngái chữa phù thũng hiệu quả

  • Thu hoạch vỏ cây ngái vào mùa xuân, cạo sạch phần vỏ phía ngoài rồi ngâm trong nước vo gạo khoảng 2 tiếng, sau đó vớt ra và phơi cho khô.
  • Chuẩn bị: 50g vỏ cây thái sợi sao vàng, 30g lá sung, 30g mã đề, 1 nhúm nhỏ bồ hóng.
  • Tất cả đều thái nhỏ, sắc với 0.5 lít nước, đun kỹ cho đến khi chỉ còn lại khoảng 100ml.

Chia nước thuốc thu được thành 2 phần bằng nhau và uống hết mỗi ngày, kiên trì dùng trong khoảng 5 – 7 ngày.

Tác dụng của cây sung rừng với chứng tiêu chảy

Trước khi sử dụng bạn phải ghi nhớ rằng, nhựa tiết ra từ vỏ cây và quả ngái xanh khi ăn vào sẽ gây ngộ độc, nôn, tiêu chảy.

Thế nhưng điều thú vị là, nếu dùng vỏ thân cây đã phơi khô lại có công dụng chữa tiêu chảy rất tốt.

Bài thuốc 9 – Chữa tiêu chảy, đau bụng do ngộ độc thức ăn

Khi bị ngộ độc thức ăn có triệu chứng đại tiện không ngừng, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, bạn có thể dùng cách sau:

  • Lấy 30g vỏ cây, bóc tách hoặc cạo phần bên ngoài. Để loại bỏ hoàn toàn nhựa từ thân cây bạn nên ngâm trong nước vo gạo một ngày đêm.
  • Các vị thuốc khác gồm 20g rễ cây xương rắn, 20g rễ cây màng tang.
  • Cả 3 vị thuốc chặt nhỏ, đem sao vàng trên chảo nóng rồi sắc thành nước thuốc để uống.

Uống thang thuốc trên cho đến khi ngừng tiêu chảy thì dừng.

Chữa sốt rét và dự phòng bệnh sốt rét bằng cây ngái

Từ lâu, cây sung ngái được người dân bản địa sử dụng để chữa bệnh sốt rét rất hiệu quả. Người dân dùng cả lá cây và dây tầm gửi sống trên cây để làm thuốc.

Bài thuốc 10 – Lá cây ngái có tác dụng gì? Chữa sốt rét

Trong dân gian, nếu có người bị sốt rét thì người dân bản địa sẽ hái lá non của cây sung dại, điều chế thành các bài thuốc chữa bệnh. Có thể sử dụng lá cây ngái hoặc tầm gửi sống trên cây đều được.

Giã nước lá non cây ngái để chữa sốt rét
Giã nước lá non cây ngái để chữa sốt rét

Có những cách chữa bệnh sốt rét từ cây ngái và dây tầm gửi ngái như sau:

  • Cách 1: Dùng một nắm lá cây ngái tươi, ngâm với nước muối loãng sau đó giã cho nát. Thêm 1 chút nước đun sôi để nguội, chắt lọc lấy phần nước và uống.
  • Cách 2: Dùng 20g dược liệu lá khô, sắc thành nước thuốc và cho người bệnh sốt rét uống. Nước thuốc này cũng có thể dùng để dự phòng các đợt sốt rét bùng phát.
  • Cách 3: Dây tầm gửi ngái, lá cây bưởi bung đem phơi khô, sau đó sao vàng rồi sắc thành nước thuốc uống.

Bài thuốc chữa kiết lỵ của người xưa bằng cây ngái

Bài thuốc 11 – Chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu

Kiết lỵ có các triệu chứng đau quặn bụng, đi ngoài ra phân lỏng, có dịch nhầy lẫn máu đi kèm sốt cao.

Người xưa thường dùng cây sung ngái để chữa bệnh kiết lỵ như sau:

  • Dùng 30g cây tầm gửi sinh sống trên thân cây ngái, đem phơi khô.
  • Sắc với 300ml nước và uống.

Người bệnh uống nước thuốc liên tục, dùng trong ít nhất 1 tuần để có hiệu quả.

Cách chữa mụn đầu đinh bằng lá ngái

Mụn đầu đinh hay mụn đinh râu thường có đầu ngòi và mủ trắng, nếu không chữa đúng cách mà tự ý nặn mụn có thể nhiễm trùng, áp xe,…

Bài thuốc 12 – Đắp lá thuốc chữa mụn đinh râu

  • Dùng một nắm lá ngái non, nên chọn phần búp lá, có thể thêm hạt cau nếu có, 2 loại dùng với liều lượng bằng nhau.
  • Ngâm rửa bằng nước muối loãng sau đó giã nát.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ, sau đó đắp thuốc lên vùng da có mụn cho đến khi khô.

Mỗi ngày đắp thuốc 2 lần, dùng cho đến khi mụn biến mất hoàn toàn. Lưu ý khi bị mụn đinh râu tuyệt đối không nặn mụn, không chạm tay vào mụn, trước khi đắp thuốc phải vệ sinh da sạch sẽ.

Cây ngái có độc không, dùng có an toàn không?

Cây ngái là một cây mọc hoang ở nhiều nơi, mọi bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc, được chứng minh hiệu quả và an toàn qua bao thế hệ.

Khi sử dụng cây ngái làm thuốc chữa bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Cây ngái không độc nhưng nhựa từ vỏ cây và quả ngái khi còn xanh thì có chứa độc tố, có thể gây ngộ độc, tiêu chảy, nôn khi sử dụng. Khi dùng làm thuốc nên ngâm vỏ cây vào nước vo gạo qua đêm để làm sạch, khử nhựa độc.
  • Cây ngái, cây vả và cây sung rất giống nhau, cần nhận biết chính xác để sử dụng hiệu quả và an toàn.
  • Phụ nữ đang có thai, phụ nữ cho con bú không được sử dụng. Trẻ em mắc bệnh muốn dùng cây ngái chữa bệnh phải giảm nửa liều lượng so với người lớn.
  • Khi sử dụng cây thuốc phải ngâm rửa sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước muối pha loãng để đảm bảo.
  • Lưu ý hiệu quả của những bài thuốc còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa và mức độ phù hợp của mỗi người. Cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.
  • Khi thu hái cây ngái trong tự nhiên, nên thu hoạch cả dây tầm gửi sống ký sinh trên cây để làm thuốc rất tốt.

Cây ngái giá bao nhiêu, mua ở đâu thì an toàn, chất lượng?

Mặc dù cây ngái mọc hoang hoặc được trồng rất nhiều nơi trên nước ta nhưng không phải ai cũng có thể tiếp cận được cây thuốc này trong tự nhiên. Đặc biệt, nhiều người không có kiến thức về cây thuốc sẽ rất dễ nhầm lẫn khi thu hái.

Do đó, tốt nhất bạn nên mua dược liệu đã được sấy khô để sử dụng, an toàn chất lượng mà lại tiện dụng.

Hiện nay, trên thị trường, các nhà thuốc Đông y, đại lý dược liệu có bán cây ngái với giá thành từ 180.000VNĐ đến 250.000 VNĐ/ kg khô.

Chúng tôi khuyên bạn rằng, nên mua dược liệu tại cơ sở uy tín, thương hiệu để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Không phải ngẫu nhiên mà Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm lại được khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Dược liệu cây ngái được thu hoạch từ chính những cây thuốc được nghiên cứu và nuôi trồng trong vùng dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO danh giá đặt tại Hưng Yên.

Sau khi thu hái, cây thuốc được đưa vào sản xuất bào chế trong quy trình khép kín hiện đại với công nghệ sấy khô tốt nhất của trung tâm dược liệu Vietfarm.

Sản phẩm dược liệu cây ngái được đóng gói trong bao bì sang trọng, gồm túi 1kg và 0.5kg, đảm bảo được chọn lọc kỹ lưỡng, không ẩm mốc, không mối mọt, đem lại chất lượng nhất phẩm.

Khách hàng có thể đặt mua trực tiếp tại website hoặc đến cửa hàng đại diện của Vietfarm.

Showroom và hệ thống đại lý của trung tâm Vietfarm

Cây ngái là một thuốc quý mọc hoang, được sử dụng bao đời nay để làm thuốc chữa bệnh rất đơn giản mà đem lại hiệu quả ngỡ ngàng. Bạn đọc có thể tham khảo những bài thuốc từ cây ngái cũng như lưu ý những thông tin về cây thuốc để có hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho sức khỏe.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia