Cây mật nhân

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Dương Thơm
Đánh giá

Cây mật nhân là một loại thảo dược thiên nhiên. Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng loại cây này giúp tăng cường sinh lý nam, điều trị huyết áp, đau dạ dày và nhiều công dụng khác… Dưới đây là những thông tin chi tiết về tác dụng và cách sử dụng cây mật nhân đạt hiệu quả cao.

Nhận biết Cây mật nhân

Cây mật nhân hay còn  có tên gọi khác là cây  Bá bệnh, cây Bách bệnh. Tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc họ Simaroubaceae.

1.Đặc điểm

Cây có kích thước trung bình, có thể cao đến 10m, thường không phân nhánh. Lá kép lông chim chẵn có thể dài đến 1m, cuống lá màu nâu đỏ. Mỗi lá kép gồm 30 – 40 lá chét, hình mũi mác hoặc hình trứng ngược.

Lá cây dài khoảng 5–20 cm, rộng 1,5–6 cm, mặt trên của lá màu xanh, mặt dưới màu trắng. Hoa mọc thành cụm hình chùy ở nách lá, màu đỏ nâu, có nhiều lông tơ mịn. Hoa lưỡng tính, cánh hoa nhỏ, rất mềm. Quả hạch cứng, hình trứng, nâu vàng khi còn non và trở thành nâu đỏ khi chín. Vỏ và rễ của mật nhân thường có màu trắng/vàng ngà.

Hình ảnh cây mật nhân
Hình ảnh cây mật nhân

2. Phân bổ:

Cây mật nhân mọc ở đâu? Cây mật nhân là loại cây bụi thân mảnh, sinh trưởng ở tầng rừng thấp, trên đất sỏi, ưa chua và dẫn lưu nước tốt. Đây là loài cây bản địa ở Malaysia, Indonesia, phân bố ít hơn ở Thái Lan, Việt Nam, Lào và Ấn Độ. Hiện nay, loại thảo dược này được dùng rộng rãi không chỉ ở vùng Đông Nam Á mà cả ở Tây Âu, Hoa Kỳ, dưới dạng thực phẩm bổ sung và nước uống.

3. Dược tính 

Trong cây mật nhân có chứa các chất là eurycomanol, eurycomanone và eurycomalactone

4. Thu hái và bào chế

Các bộ phận của cây mật nhân gồm lá, quả, thân, đặc biệt là rễ có tác dụng điều trị nhiều bệnh. Cây mật nhân có thể thu hái quang năm. Rễ cây mật nhân thường được phơi khô hoặc sao vàng để sử dụng. Lá mật nhân được dùng tươi hoặc dưới dạng thảo dược khô. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Mật nhân thường được phơi khô thái lát để sử dụng
Mật nhân thường được phơi khô thái lát để sử dụng

Tác dụng của cây mật nhân. Cây mật nhân chữa bệnh gì?

Theo Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa tứ thời cảm mạo…

Ngoài ra, cây mật nhân còn trị được một số bệnh của phụ nữ như chứng đau bụng kinh, chứng đau tức ngực do khí ứ không thông.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, cây mật nhân còn có tác dụng chữa bệnh như:

  • Tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosteron) một cách tự nhiên. Sử dụng mật nhân giúp tăng ham muốn, cải thiện số lượng, kích thước và khả năng di chuyển của tinh trùng, tăng cường độ cương cứng của dương vật, thêm chất lượng cho quá trình quan hệ tình dục và rút ngắn thời gian phục hồi giữa hai lần giao hợp.
  • Tác dụng ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa.
  • Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, hầu hết các bệnh nhân đau lưng, mỏi gối, tê nhức chân tay sau khi sử dụng cây Bá bệnh một thời gian đều có kết quả tốt, tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
  • Tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị bệnh tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bệnh đường ruột. Mật nhân chứa một lượng nhỏ Anxiolytic có tác dụng trong việc tăng cường hoạt động trí óc, giảm lo lắng, giúp dễ ngủ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh Gout
  • Bảo vệ gan: Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, nếu mật nhân kết hợp cùng với cà gai leo sẽ tạo ra một hợp chất giúp bảo vệ gan, ngăn chặn quá trình xơ gan diễn ra. Bài thuốc này tốt cho người thường xuyên sử dụng rượu bia, người bị xơ gan.
Dược liệu mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả
Dược liệu mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả

Đối tượng nên sử dụng cây mật nhân là:

  • Đàn ông bị suy giảm chức năng sinh lý, liệt dương. Đối tượng nam giới mắc chứng tinh trùng loãng, vô sinh.
  • Người gầy yếu, mệt mỏi, người bị bệnh mất ngủ kinh niên, phụ nữ khí hư, huyết kém.
  • Người mắc bệnh xương khớp, viêm đa khớp, người mắc bệnh Gout, người già bị chân tay tê buốt
  • Người bệnh U bướu, khối U
  • Người ăn không tiêu, bệnh đường ruột, tiêu hóa kém, phân sống, tiêu chảy,kiết lị…
  • Người xơ gan, men gan cao, suy gan, viêm gan, viêm gan B:

Cách sử dụng cây mật nhân

Cây mật nhân thường được sử dụng với 2 cách phổ biến nhất là sắc nước uống hoặc ngâm rượu. Cách thực hiện có thể theo hướng dẫn như sau:

Cây mật nhân nấu nước uống

  • Sử dụng 15 gram mật nhân khô.
  • Sắc với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút, chắt nước uống hàng ngày.

Có thể kết hợp mật nhân với Cây xạ đen, cà gai leo và cây cỏ ngọtđể làm giảm bớt vị đắng, rễ uống hơn. Đặc biệt xạ đen và cà gai leo rất tốt cho bệnh nhân viêm gan B. Nếu uống nóng vùi vị đăng đắng của mật nhân, cà gai leo và vị thơm mát của xạ đen sẽ làm nên một loại đồ uống có mùi vị khó quên, lại rất tốt cho sức khỏe.

Mật nhân khô được sử dụng để sắc nước hoặc pha trà uống
Mật nhân khô được sử dụng để sắc nước hoặc pha trà uống

Cây mật nhân ngâm rượu

  • Chuẩn bị: 1Kg mật nhân ngâm với 5 đến 7 lít rượu.
  • Mật nhân đem rửa sạch, để khô.
  • Đem mật nhân ngâm rượu với tỷ lệ 30 – 40 gam trong 1 lít rượu, ngâm 20 ngày là dùng được.
  • Sử dụng rượu mật nhân mỗi ngày với liều lượng 20 – 50ml.

Nên ngâm thêm chuối hột rừng hoặc hoa actiso để giảm độ đắng của mật nhân.

Bên cạnh đó, nhiều bài thuốc có thành phần từ cây mật nhân đặc trị bệnh. Bạn đọc có thể tham khảo một số dưới đây:

Bài thuốc tăng cường sinh lực cho nam giới: 400mg mật nhân, linh chi, tinh chất nhân sâm mỗi loại 50mg đem bào chế thành dạng viên nang cho người bệnh uống theo chỉ định của thầy thuốc hoặc ngâm rượu mật nhân uống.

Người gặp vấn đề trong tiêu hóa: lấy 20g rễ mật nhân và 10 quả chuối sứ để ngâm rượu sau 1 tuần thì lấy ra uống, mỗi lần khoảng 30m, một ngày uống 3 lần

Trị chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng: 12g vỏ cây mật nhân; 12g xích phục linh; 6g đậu khấu; can khương, cam thảo mỗi thứ 4g đem sắc lên uống liên tục trong vòng 1 tuần.

Chữa chàm ở trẻ nhỏ, chữa lở ngứa, ghẻ: Lá mật nhân đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên đến khi khỏi.

Lưu ý khi sử dụng Cây mật nhân

Một vài lưu ý khi sử dụng mật nhân để chữa bệnh bạn đọc cần ghi nhớ:

  • Lưu ý: mật nhân rất kỵ với phụ nữ mang thai bởi có thể gây sảy thai.
  • Không nên uống quá liều 10g mật nhân khô/ngày
  • Rễ mật nhân vị rất đắng, nếu ngâm uống rượu, không nên dùng quá nhiều trong ngày.

Cây mật nhân mua ở đâu?

Hiện nay trên thị trường Cây mật nhân kém chất lượng được giao bán tràn lan. Nguy hiểm hơn, nhiều người đã mua phải loại cây giả, có hình dáng giống mật nhân, sử dụng có thể gây ngộ độc. Do đó, nên tìm tới những cơ sở nghiên cứu và bào chế dược liệu uy tín, chất lượng để tìm mua sản phẩm.

Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm là đơn vị uy tín cung cấp dược liệu sạch, an toàn cho người sử dụng. Vietfarm được bảo trợ bởi 2 đơn vị y học cổ truyền hàng đầu là Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc và Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc.

Sản phẩm mật nhân của Vietfarm mang đến là sản phẩm của có nguồn gốc tự nhiên, quá trình thu hái, kiểm định được xét duyệt nghiêm ngặt,  đảm bảo đúng loại dược liệu, an toàn cho người sử dụng.

Vùng trồng dược liệu của Vietfarm rộng hàng trăm ha, đạt chuẩn GACP – WHO, chất lượng có chứng nhận CO – CQ. Sản phẩm hoàn thiện cuối cùng trước khi đến tay khách hàng là sản phẩm được dán tem xác nhận hàng chính hãng của Đông trùng hạ thảo Vietfarm và có mã QR để truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm được trao đến quý khách sẽ được tư vấn  bởi những dược sĩ chuyên môn cao về chi tiết sản phẩm và cách sử dụng.

Cây mật nhân được nuôi trồng, thu hoạch dưới sự giám sát bởi đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao và trực tiếp Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc hướng dẫn.

Trên đây là những kiến thức về cây mật nhân và tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của thảo dược này. Hy vọng bạn đọc đã có cho mình thêm một phương pháp chăm sóc sức khỏe mang lại hiệu quả cao.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia