Cây mần tưới

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
5/5 - (1 bình chọn)

Cây mần tưới là dược liệu thân thảo và mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Không chỉ là loại thực phẩm, đây còn là dược liệu có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh: chậm kinh, cảm do nắng nóng, giải nhiệt, hoạt huyết…. Theo dõi những thông tin bài viết dưới đây để tìm hiểu về dược liệu mần tưới. 

Tìm hiểu cây mần tưới là cây gì? Những thông tin cơ bản

Là dược liệu khá quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng có những kiến thức hiểu biết về mần tưới dược liệu. Dưới đây là một số thông tin cơ bản của loại thảo dược này:

  • Tên dược liệu: Cây mần tưới
  • Tên gọi khác của dược liệu: Bội lan, Trạch lan, Co phất phứ, Hương thảo
  • Tên gọi theo khoa học:  Eupatorium fortunei Turez
  • Thuộc họ: Asteraceae (Cúc)
Hình ảnh cây mần tưới trong tự nhiên
Hình ảnh cây mần tưới trong tự nhiên

Đặc điểm thực vật của dược liệu

Dược liệu mần tưới mang những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Là dược liệu thân thảo, sống lâu năm và có chiều cao trung bình từ 30 đến 10cm. Thân cây và cành cây màu tím, rãnh chạy dọc, phủ bên trên một lớp lông tơ.
  • Lá mần tưới có đặc điểm dải rộng, mọc đối xứng, đầu lá nhọn, phía gốc thì thon và tròn. Lá có răng cưa, chiều dài khoảng 5 đến 12cm và chiều rộng khoảng 2.5 đến 4.5cm. Bề mặt lá có gân hình lông chim.
  • Hoa cây mần tưới mọc thành cụm và có màu tím nhạt. Hàng năm, cây ra hoa vào khoảng tháng 7 đến tháng 11.
  • Quả dược liệu màu đen, có 5 cạnh. Theo dân gian, cây thường cho quả vào tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Tìm hiểu cây mần tưới thường mọc ở đâu? Phân bổ như thế nào?

Cây mần tưới mọc ở đâu là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về dược liệu này. Theo các chuyên gia nghiên cứu về thực vật, dược liệu này thường mọc hoang tại những vùng đất ẩm ướt.

Ngoài ra chúng còn được gieo trồng ở nhiều nơi để thu hoạch làm thuốc. Tại Việt Nam, dược liệu này mọc nhiều tại cả ba miền trên cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng lá cây mần tưới ngày càng cao nên có rất nhiều vườn dược liệu sạch trên cả nước nuôi trồng thành công dược liệu.

Thu hái và bào chế dược liệu

Thân và lá là hai bộ phận của dược liệu được sử dụng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, cây thuốc thường được thu hoạch vào mùa hè – thời điểm dược liệu có đầy đủ các dưỡng chất nhất. Không nên thu hái khi cây còn non, như vậy các bộ phận chưa có được đầy đủ dược tính, không mang lại hiệu quả cao khi sử dụng.

Dược liệu thường được thu hoạch vào mùa hè - thời điểm cây thuốc có đầy đủ dược tính nhất
Dược liệu thường được thu hoạch vào mùa hè – thời điểm cây thuốc có đầy đủ dược tính nhất

Sau khi thu hái, người dùng cần rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, có thể sử dụng tươi hoặc bào chế dưới dạng khô để chế biến thành thuốc. Ngoài ra có thể dùng dược liệu làm gia vị để tăng hương vị cho món ăn.

Sau khi bào chế dược liệu, cần phải bảo quản cây mần tưới ở nơi khô thoáng, tránh ẩm thấp để đảm bảo dược tính.

Giải đáp cây mần tưới có tác dụng gì với sức khỏe con người

Không hề ngẫu nhiên khi dược liệu mần tưới được sử dụng nhiều trong Đông y. Thực chất, tác dụng của chúng đã được nhiều tài liệu của y học cổ truyền ghi chép lại. Thêm vào đó, một vài nghiên cứu của Tây y cũng đã kiểm chứng được hiệu quả mà dược liệu này mang lại. Vậy, cây mần tưới chữa gì?

Tác dụng trong y học cổ truyền

Theo những tài liệu Đông y, cây mần tưới có vị cay, hơi đắng, tính ấm và mùi khá thơm. Dược liệu được quy vào hai kinh Tỳ và Can. Với những tính vị đó, chúng có tác dụng dược lý như sau:

  • Công dụng: Lợi tiểu, hoạt huyết, thông kinh và phá ứ huyết.
  • Chủ trị một số chứng bệnh: Mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, khó ngủ, ăn uống kém, giảm mụn nhọt.
  • Ngoài ra, tinh dầu từ dược liệu có thể sử dụng để trị bọ, các loại ký sinh trùng ở động vật: mọt, bọ gà, bọ chét, chấy rận, rệp…
  • Một số nơi tại Trung Quốc, người dân dùng cây mần tưới làm thuốc hạ sốt, bồi bổ dạ dày, điều kinh và lợi tiểu.

Tác dụng trong Tây y

Theo các nghiên cứu của khoa học hiện đại, dược liệu có chứa thành phần chủ yếu là tinh dầu. Trong đó, tinh dầu bao gồm các thành phần hóa học như: O-coumaric acid, p-cymene, methyl thymol ether neryl aceatate, taraxasteryl palminate, lindelofine….. Với những thành phần đó, cây mần tưới được ứng dụng trong điều trị chứng bệnh tăng huyết áp.

Các bài thuốc Đông y từ cây mần tưới

Là dược liệu quen thuộc, cây mần tưới được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y và được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả chúng mang lại. Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền từ dược liệu mần tưới.

Lá mần tưới có tác dụng gì – Trị rong kinh

Chuẩn bị nguyên liệu: 20gr dược liệu, 15gr ké hoa vàng, 15gr mã đề, 15gr chỉ thiên.

Cách thực hiện: 

  • Làm sạch mần tưới cùng các dược liệu đã chuẩn bị.
  • Để ráo nước rồi đem sắc cùng 600ml nước, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút thì tắt bếp.

Người dùng sử dụng trong thời gian dài, tình trạng rong kinh sẽ chấm dứt.

Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh

Nguyên liệu chuẩn bị: 15gr mần tưới, 15gr hương phụ, 15gr ngải cứu, 15gr nhọ nồi, 15gr ích mẫu.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch mần tưới cùng các dược liệu đã chuẩn bị: hương phụ, ngải cứu, nhọ nồi, ích mẫu.
  • Để ráo nước trước khi sắc thuốc, đun thuốc nhỏ lửa 20 đến 25 phút thì tắt bếp và sử dụng.

Dùng thuốc trong ngày, mỗi ngày 1 thang thuốc và dùng liên tục từ 2 tuần đến 1 tháng để thấy được hiệu quả điều trị.

Bài thuốc chữa đầy bụng, tức ngực

Nguyên liệu chuẩn bị: 12gr dược liệu, 12gr đại phúc bì, 12gr hoắc hương, 6gr trần bì, 8gr lá sen, 8gr hậu phác, 12gr bán hạ chế.

Cây mần tưới có tác dụng chữa chứng đầy bụng, tức ngực
Cây mần tưới có tác dụng chữa chứng đầy bụng, tức ngực

Cách thực hiện:

  • Rửa các dược liệu với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi để ráo nước trước khi sắc thuốc.
  • Đun dược liệu cùng khoảng 800ml nước, đun nhỏ lửa, khi các dưỡng chất đã ngấm vào nước thuốc thì tắt bếp và sử dụng.

Chia phần thuốc trên thành 2 hoặc 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang uống và kiên trì sử dụng.

Bài thuốc trị mụn nhọt, bầm tím do chấn thương

Nguyên liệu chuẩn bị: 50gr dược liệu tươi.

Cách thực hiện:

  •  Rửa sạch dược liệu, có thể ngâm qua cùng nước nước muối loãng rồi để ráo nước.
  • Giã nát dược liệu cùng một ít muối và đắp lên vị trí da bị sưng đau, mụn nhọt.

Áp dụng bài thuốc này cho tới khi mụn nhọt và các vết bầm tím biến mất thì dừng thuốc.

Bài thuốc giải cảm

Nguyên liệu chuẩn bị: 100gr lá dược liệu non.

Cách thực hiện: Người dùng có thể chế biến dược liệu thành canh và sử dụng trong bữa ăn. Người bệnh nên dùng liên tiếp trong ba ngày để thấy được  hiệu quả của  dược liệu khi giải cảm.

Bài thuốc giải nhiệt và kích thích hệ tiêu hóa

Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr dược liệu sấy khô.

Cách thực hiện:

  • Rửa dược liệu với nước và để ráo trước khi đem sắc thuốc.
  • Đun cùng 400ml nước, đun sôi và để nhỏ lửa cho tới khi nước cạn chỉ còn 100ml thì tắt bếp và sử dụng

Bài thuốc giải nhiệt và kích thích hệ tiêu hóa đòi hỏi người dùng phải kiên trì áp dụng để có được kết quả điều trị tốt nhất. Người bệnh nên sử dụng liên tục trong khoảng thời gian một đến hai tuần.

Bài thuốc chữa mất ngủ, kém ăn, mệt mỏi từ cây mần tưới

Nguyên liệu chuẩn bị: 6gr nhân trần, 4gr rẻ quạt, 10gr ngải cứu, 4gr bưởi đào khô, 20gr mạch môn và 20gr dược liệu.

Cách thực hiện: Sắc tất cả các dược liệu với 800ml nước, đun nhỏ lửa trong 20 phút thì tắt bếp và sử dụng.

Chia phần thuốc đã sắc thành 2-3 lần uống trong ngày, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc và kiên trì áp dụng bài thuốc trong thời gian dài.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu

Để sử dụng cây mần tưới hiệu quả và đảm bảo được dược tính của dược liệu, người dùng cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau đây:

  • Người bệnh chỉ sử dụng dược liệu khi có sự chỉ định của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
  • Những đối tượng bị âm hư hoặc huyết nhiệt không nên sử dụng dược liệu.
  • Đối tượng đang mang thai, mắc những bệnh lý về tiểu đường, tim mạch cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tìm hiểu về các món ăn phải kiêng kỵ trong thời gian dùng cây mần tưới, tránh trường hợp thực phẩm ảnh hưởng tới dược tính và quá trình điều trị bệnh.
  • Khi sắc thuốc, người dùng nên sử dụng ấm sứ hoặc đất để đun, hạn chế sử dụng ấm bằng kim loại sẽ ảnh hưởng tới dược tính của dược liệu.
  • Không được phép tự ý kết hợp mần tưới với các thảo dược khác hoặc sử dụng song song với thuốc Tây.

Cây mần tưới mua ở đâu? Giá bao nhiêu

Lá mần tưới mua ở đâu TPHCM và Hà Nội? Giá mần tưới bao nhiêu tiền? Đây chắc hẳn là những thắc của người tiêu dùng khi tìm hiểu về sản phẩm này. Thực chất, dược liệu này ngày càng trở nên phổ biến, được bán tại nhiều hiệu thuốc và trung tâm dược liệu.

Dược liệu được bán nhiều trên thị trường hiện nay
Dược liệu được bán nhiều trên thị trường hiện nay

Tuy nhiên, thị trường càng đa dạng, người dùng càng hoang mang khi lựa chọn sản phẩm. Vậy, lá mần tưới mua ở đâu uy tín và chất lượng?

Để tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng, người dùng có thể tham khảo những trung tâm và các vườn dược liệu sạch trên cả nước. Trong đó, Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm đã được nhiều khách hàng tin tưởng bởi chất lượng sản phẩm.

Cách trồng cây mần tưới, cách chăm sóc, thu hái tại Vietfarm đều được thực hiện trong môi trường khép kín, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Sau khi thu hái, việc bào chế dược liệu cũng được áp dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo dược tính của sản phẩm.

Hiện nay, sản phẩm được bán ra thị trường với giá 120.000 VNĐ/ 0.5 kg. Đặc biệt, khi khách hàng đặt hàng qua các kênh bán trực tuyến của Vietfarm sẽ được miễn phí vận chuyển toàn quốc với đơn hàng từ 3kg.

Trên đây là  những thông tin về dược liệu cây mần tưới – dược liệu rất quen thuộc trong các bài thuốc Đông y. Để việc áp dụng những bài thuốc đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng dược liệu.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia