Cây dừa cạn

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
5/5 - (2 bình chọn)

Cây dừa cạn hay còn gọi là bông dừa, là một cây hoa nhiều màu sặc sỡ được trồng làm cảnh nhưng ít ai biết rằng, trong dân gian đây cũng là một vị thuốc quý. Từ xa xưa ông cha ta đã biết cách dùng bông dừa cạn để chữa zona, vết thương ngoài da, vết bỏng,… Đặc biệt, cây thuốc còn có hiệu quả trong điều trị bệnh ung thư, u xơ tuyến tiền liệt, huyết áp, gan, tiểu đường, máu trắng… rất hay. Khám phá về cây thuốc, công dụng, cách dùng cũng như giá bán mới nhất hiện nay. 

Khám phá về cây dừa cạn

Nhắc đến dừa cạn, nhiều người nghĩ ngay đến những bông hoa đủ sắc màu bắt mắt thường thấy ở trong vườn nhà, sân trường, hàng quán,…. Ở nhiều địa phương cây còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau.

  • Tên cây thuốc: Dừa cạn
  • Các tên gọi khác: Bông dừa, Hoa hải đằng, Trường xuân, Dương giác, Rau dừa cạn, Hoa dừa cạn
  • Danh pháp khoa học: Catharanthus Roseus (L) G. Don
  • Thuộc họ Trúc Đào: Apocynaceae

Là một loại cây cảnh hoa rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết đến loại cây này. Để bạn đọc hiểu rõ và có thể nhận biết được cây thuốc quý giữa vườn nhà này, dưới đây là những thông tin chi tiết về cây dừa cạn.

Đặc điểm mô tả cây dừa cạn trong thiên nhiên

Trong thiên nhiên, cây bông dừa cạn rất nổi bật bởi những bông hoa nhỏ nhiều màu, cây có thể tự mọc hoang hoặc nhiều nơi trồng thành từng chậu, luống hoa để làm cảnh.

Hình ảnh cây dừa cạn mọc hoang trong tự nhiên
Hình ảnh cây dừa cạn mọc hoang trong tự nhiên

Những đặc điểm sinh vật của dừa cạn như sau:

  • Thuộc nhóm thực vật thân thảo, cây nhỏ mọc thành bụi dày rậm, thường chỉ cao khoảng 40 đến 80cm, các cành cây mọc thẳng đứng.
  • Rễ cây rất phát triển, thân trên là thân thảo mềm nhưng thân dưới hoá gỗ cứng.
  • Lá xanh tốt quanh năm, mọc đối xứng với nhau. Lá cây có hình phiến trứng thuôn dài, đầu hơi nhọn, ở cuống lá hẹp, kích thước lá cây dài 3 – 8cm và rộng khoảng 1 – 3cm.
  • Hoa nở quanh năm, có 3 màu chính là trắng – đỏ – hồng, mọc đơn từ kẽ lá phía trên. Bông hoa có 5 cánh mỏng, mềm mịn, có mùi thơm rất đặc trưng. Ước tính nếu tiến hành lai tạo thì cây có thể có tới 20 màu hoa khác nhau.
  • Cây dừa cạn có mấy lá mầm? Cây bông dừa thuộc nhóm cây 2 lá mầm. Quả dài 2 – 4mm và rộng 2 – 3mm, mọc thẳng đứng, trên vỏ có vạch, đầu quả hơi tù. Bên trong quả có chứa 10 – 20 hạt nhỏ màu nâu nhạt và có hình trứng.

Căn cứ vào đặc điểm hình dáng mà người ta chia thành 2 loại gồm cây hoa dừa cạn đứng và dừa cạn rủ. Hai loại cây hoa này chỉ khác nhau về hình dáng cây bên ngoài, còn đặc điểm thực vật và thành phần là giống nhau.

Nguồn gốc và phân bổ địa lý

Cây dừa cạn có nguồn gốc từ đất nước Madagascar, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, loại cây mọc ở đất nước này có dược tính cao nhất trên thế giới. Những năm gần đây, người dân đất nước này xuất khẩu dừa cạn khô với sản lượng lên đến hàng ngàn tấn để làm dược liệu.

Nhờ đó, cây thuốc quý giá này đã được du nhập nhiều nơi trên thế giới. Loại cây này ưa chuộng khí hậu nhiệt đới, ưa sáng và không chịu được khí hậu quá lạnh hay băng tuyết.

Trên thế giới, cây bông dừa được tìm thấy ở nhiều nước như Ấn Độ, Indonesia, Braxin, Việt Nam, Châu Mỹ, Châu Úc,…

Vậy còn tại Việt Nam cây dừa cạn mọc ở đâu? Trước đây, người dân trồng cây này để làm đẹp nhưng thời gian gần đây, khi những công dụng chữa bệnh tuyệt vời được lan truyền thì người dân bắt đầu nuôi trồng quy mô lớn để làm dược liệu.

Cây dừa cạn có thể thích nghi và sinh trưởng tươi tốt tại vùng đất Hải Dương, Nghệ An, Hưng Yên, Vĩnh Long, Bến Tre,… Bạn cũng có thể bắt gặp những cánh đồng hoa dừa cạn đầy sắc màu được người dân trồng để thu hoạch làm thuốc.

Quy trình bào chế dược liệu

Bông dừa là loại cây thân thảo có thể thích nghi rất tốt, cây mọc xanh tốt quanh năm, thậm chí trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt và thiếu nước.

Chính vì thế, cây có thể thu hoạch quanh năm để bào chế làm dược liệu. Bộ phận được sử dụng để làm thuốc gồm rễ, thân và lá cây.

Toàn bộ cây được sấy khô để làm dược liệu
Toàn bộ cây được sấy khô để làm dược liệu

Cách bào chế dược liệu để làm thuốc tương đối đơn giản:

  • Thu hoạch cây dừa cạn, bỏ hoa và quả sau đó rửa sạch sẽ và để ráo nước.
  • Sau đó cắt cây thuốc thành từng đoạn, mỗi đoạn khoảng 5 – 7cm.
  • Để làm thuốc, người dân có thể phơi khô, sấy khô hoặc sao vàng đều được.

Thành phẩm có màu nâu sẫm, khô hoàn toàn, phải có cả thân, rễ và lá, không bị nát vụn, có mùi thơm dịu nhẹ.

Bảo quản dược liệu trong túi kín ở nơi thoáng mát, khô ráo để sử dụng dần.

Cây dừa cạn có tác dụng gì với sức khỏe?

Không chỉ riêng tại Việt Nam mà rất nhiều nơi trên thế giới đang ra sức nghiên cứu và phát triển các loại thuốc sử dụng cây thuốc quý này. Những công dụng tuyệt vời của cây bông dừa được cả Đông y và Y học hiện đại minh chứng và công nhận.

Tác dụng cây dừa cạn theo Đông Y

Trong các tài liệu Đông Y thì cây dừa cạn được ghi chép có tính mát, vị đắng.

Vị thuốc này có tác dụng tiêu viêm, kháng viêm, tiêu thũng, hoạt huyết, thông tiểu, lợi tiêu hoá, an thần và hạ huyết áp rất tốt.

Từ xa xưa, vị thuốc này được ghi nhận trong nhiều bài thuốc chữa các chứng tiêu hoá kém, kiết lỵ, chữa tiểu đường, bí tiểu, chữa vết thương do bỏng, huyết áp tăng cao, người bệnh mất ngủ, căng thẳng,..

Đặc biệt, Y học cổ truyền đã và đang nghiên cứu ứng dụng cây thuốc này trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư, các kết quả đem lại rất tốt.

Các nghiên cứu của y học về cây dừa cạn

Cây thuốc này được đưa vào nghiên cứu rất sớm, từ những năm 1952 và được ứng dụng cho đến hiện nay.

Năm 1957, nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada ghi nhận rằng, trong cây dừa cạn có chứa nhiều thành phần hoạt chất rất tốt để chữa bệnh.

Thành phần chính của cây thuốc gồm:

  • Alkaloid có nhân indol (nhiều nhất ở lá, rễ), các hoạt chất gồm: Vinblastin, Vincristin Tetrahydroalstonin, Prinin, Vindolin, Ajmalicin, Catharanthin.
  • Các thành phần chiết xuất được từ dừa cạn: Flavonoid, Acid pyrocatechic và Anthocyanin (thân và lá hoa dừa cạn đỏ), Acid Ursolic (lá cây), Cholin (rễ).

Từ đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng, cây bông dừa cạn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh:

  • Ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường
  • Ức chế tế bào và sự phân bào của tế bào ung thư, dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, đặc biệt ung thư máu
  • Lọc máu và làm săn da
  • Tẩy giun, chữa kiết lỵ
  • Lợi tiểu, chữa bệnh trĩ
  • Hạ huyết áp dành cho bệnh nhân bị cao huyết áp
  • Chữa zona thần kinh, chữa bỏng
  • Chữa rong kinh, ra nhiều khí hư ở nữ giới

Cây dừa cạn trị bệnh gì? Mách bạn các bài thuốc hay nhất

Để chữa bệnh từ cây bông dừa, các bài thuốc có thể sử dụng cây tươi hoặc dược liệu khô. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở trạng thái tươi hay sấy khô thì cây thuốc đều có dược tính như nhau. Dưới đây là những bài thuốc quý từ cây thuốc mà bạn có thể tham khảo.

Cây bông dừa chữa bệnh phụ nữ đơn giản

Phụ nữ thường gặp nhiều triệu chứng bất thường về kinh nguyệt và khí huyết, nhiều nhất là đau bụng kinh, bế kinh, rong kinh, ra khí hư bất thường,…

Từ xa xưa, các bà các mẹ đã sử dụng rau dừa cạn để chữa bệnh phụ nữ rất hiệu quả.

Bài thuốc 1 – Điều trị chứng rong kinh ở phụ nữ

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt bất thường, lượng máu kinh thoát ra ngoài quá nhiều, kéo dài trong nhiều ngày. Dân gian sử dụng cây dừa cạn để chữa rong kinh rất đơn giản.

Uống nước thuốc bông dừa phơi khô chữa rong kinh ở phụ nữ
Uống nước thuốc bông dừa phơi khô chữa rong kinh ở phụ nữ

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị dừa cạn, lấy cả phần thân, rễ, lá và hoa của cây.
  • Rửa sạch cây thuốc sau đó đem sao vàng cho đến khô.
  • Sắc nước thành thuốc uống mỗi ngày.

Phụ nữ bị rong kinh nên uống liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ hết rong kinh nhanh chóng.

Bài thuốc 2 – Trị bế kinh

Phụ nữ bị bế kinh thường có triệu chứng bụng dưới đau, căng tức, tâm trạng cáu gắt, dễ bực bội, mặt đỏ gay.

Bài thuốc này điều chế như sau:

  • 20g tô mộc, 16g mỗi vị dừa cạn sấy khô, kê huyết đằng, trạch lan, 12g mỗi vị hương nhu, nga truật, 10g hồng hoa và 8g chỉ xác.
  • Dùng 0.5 lít nước sắc với tất cả vị thuốc cho đến khi còn lại 300ml.

Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc trên chia 2 lần uống, dùng đều đặn trong 5 – 7 ngày.

Bài thuốc 3 – Chữa bạch đới 

Bạch đới tức là chứng ra khí hư bất thường về màu sắc, mùi và dịch nhầy. Phụ nữ bị bạch đới có thể dùng bài thuốc sau:

  • 16g mỗi loại gồm lá bạc sau, diệp hạ châu, đan sâm, rễ cây bạch đồng tử, biển đậu, 12g cây dừa cạn.
  • Đem tất cả cây thuốc sắc thành nước uống, mỗi ngày dùng hết 1 thang.

Cây dừa cạn chữa bệnh gì? Bệnh huyết áp

Nghiên cứu chính thức nhận định rằng, chiết xuất từ dừa cạn có thể hỗ trợ làm giảm huyết áp chỉ sau 1 tuần sử dụng, rất phù hợp với người bị cao huyết áp.

Bài thuốc 4 – Trà lá thuốc hỗ trợ điều trị cao huyết áp 

Có 2 bài thuốc hạ huyết áp từ cây thuốc, bạn có thể lựa chọn một trong hai đều hiệu quả và an toàn.

  • Cách 1: 180g lá đinh lăng, 160g mỗi loại dừa cạn, cỏ xước, 150g hoa hoè, 140g cam thảo đất, 120g đỗ trọng, 100g chi tử.
  • Cách 2: 150g mỗi loại dừa cạn, cam thảo đất, 100g mỗi loại lá đinh lăng, đỗ trọng, cỏ xước, chi tử và 50g hoa hoè.

Tất cả cây thuốc đem sao vàng cho đến khi giòn, tán thành vụn nhỏ và bảo quản trong lọ kín. Mỗi ngày lấy 40g lá thuốc hãm cùng 1 lít nước sôi trong khoảng 10 phút được nước tương tự trà và uống trong ngày.

Cách dùng cây dừa cạn chữa bệnh gan

Các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, suy gan,… đều có thể dùng cây bông dừa để điều trị.

Đông y sử dụng cây dừa cạn để chữa các bệnh về gan
Đông y sử dụng cây dừa cạn để chữa các bệnh về gan

Bài thuốc 5 – Chữa các bệnh về gan

Bài thuốc này phù hợp với các bệnh nhân đang bị viêm gan, gan bị nhiễm mỡ và xơ gan giai đoạn đầu.

  • Dùng 50g bông dừa, 30g an xoa, 30g cà gai leo, tất cả đều là dược liệu đã phơi khô.
  • Sắc thuốc cùng 1 lít nước khi còn khoảng 1 chén thì để nguội và uống trong ngày.

Người bệnh gan nên uống đều đặn trong 1 tháng sẽ cảm thấy ăn uống ngon miệng, không đau tức ở hạ sườn, da hết vàng, tăng cân,… nhanh chóng.

Bài thuốc 6 – Phục hồi chức năng gan

Khi bị bệnh về gan, các tế bào mô gan bị tổn thương và suy giảm chức năng. Sau khi điều trị nên dùng thang thuốc sau để phục hồi lại chức năng cho gan.

  • Chuẩn bị 30g cà gai leo, 10g diệp hạ châu và 10g dừa cạn (lấy đủ thân, rễ và lá cây).
  • Đem sao vàng trên bếp tất cả vị thuốc, sau đó sắc thành nước uống và uống hết mỗi ngày.

Thang thuốc này còn giúp làm mát gan, giải độc gan rất tốt.

Dùng cây dừa cạn trị tiểu đường hiệu quả

Công dụng hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu đường của cây bông dừa cạn được phát hiện từ những năm 1952 tại Canada và được ứng dụng rộng rãi cho đến hiện nay.

Bài thuốc 7 – Hạ đường huyết, phòng và chữa tiểu đường 

  • Thu hái 200g dừa cạn nguyên cây, 100g dây thìa canh.
  • Rửa sạch cây thuốc, đem sắc thành nước thuốc.

Nên uống mỗi ngày 2 lần trưa tối sau bữa cơm 30 phút, bài thuốc này phù hợp với người đường huyết cao, người có nguy cơ bị tiểu đường và cả người muốn phòng tránh bệnh tiểu đường.

Bài thuốc 8 – Trị tiêu khát 

Tiêu khát là triệu chứng của bệnh đái tháo đường, người bệnh thường xuyên cảm thấy khát khô trong cổ họng, cảm giác buồn tiểu và tiểu tiện nhiều lần trong ngày.

Có 2 bài thuốc trị chứng bệnh này hiệu quả như sau:

  • Cách 1: Dùng 20g dây thìa canh, 10g bông dừa sắc với 1 lít nước. Đến khi còn lại 1 bát thì chia 3 lần uống sau 3 bữa ăn chính khoảng 20 phút.
  • Cách 2: Sử dụng 20g cát căn, 16g rau dừa cạn, 12g mỗi loại thạch hộc, củ màu, khởi tử, sơn thù nhục, khiếm thực, 10g ngũ vị, 10g đan bì. Tất cả sắc cùng 600ml nước, khi còn 300ml thì chia 2 phần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày.

Dừa cạn chữa ung thư – hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư

Ung thư được xem là án tử với nhiều bệnh nhân, hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị căn bệnh nguy hiểm này.

Trong dân gian có nhiều loại cây thuốc được đồn thổi chữa ung thư nhưng chỉ có cây dừa cạn là được nghiên cứu khoa học chính thức.

Bài thuốc 9 – Hỗ trợ điều trị bạch cầu lympho cấp tính (ung thư máu)

Bệnh còn được biết đến với tên ung thư máu, máu trắng, là loại ung thư mà tủy xương sản sinh quá mức tế bào lympho. Các triệu chứng gồm hạch sưng nhưng không đau, sốt, sụt cân không rõ nguyên do,…

Người bệnh có thể sử dụng một trong hai bài thuốc sau để chữa bệnh:

  • Cách 1: 25g dừa cạn, 25g xạ đen
  • Cách 2: 12g dừa cạn, 9g hy thiêm, 6g bạch cúc, 6g thảo quyết minh.

Sắc 700ml nước các loại cây thuốc trên ở lửa vừa cho đến khi chỉ còn lại khoảng 1 nửa.

Khi thuốc nguội chia 3 phần uống sau 3 bữa ăn khoảng 30 phút. Cách này đòi hỏi bệnh nhân phải thật kiên trì, uống liên tục 2 đến 3 tháng rồi tái khám.

Bài thuốc 10 – Hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 16g đinh lăng, 12g mỗi vị thuốc bông dừa, huyền sâm, chè khô, 10g mỗi vị thuốc xuyên sơn, bối mẫu, 6g cát căn, 5g trinh nữ hoàng cung.
  • Một thang thuốc trên sắc thành nước thuốc, chia 3 phần bằng nhau và uống hết trong một ngày.

Nam giới bị u xơ tuyến tiền liệt phải kiên trì dùng bài thuốc trong 2 – 3 tháng sau đó tái khám.

Công dụng lọc máu thần kỳ của cây bông dừa

Không chỉ hỗ trợ điều trị ung thư mà cây thuốc thần kỳ này còn có tác dụng lọc máu cho cơ thể. Điều này rất tuyệt vời với những người đang phải lọc máu định kỳ, nhất là với bệnh nhân bệnh thận.

Bài thuốc 11 – Cây dừa cạn lọc máu hiệu quả

  • Chuẩn bị 10g cây bông dừa, rửa sạch và để ráo nước.
  • Sắc nước thuốc từ cây thuốc và uống trong ngày.

Bệnh nhân đang lọc máu có thể uống nước thuốc hàng ngày để kéo dài sự sống rất tốt.

Công dụng của cây dừa cạn với bệnh trĩ

Khi hỏi cây dừa cạn trị bệnh gì thì chữa bệnh trĩ là câu trả lời quen thuộc. Bài thuốc từ cây này có tác dụng làm co nhỏ búi trĩ rất hiệu quả.

Bài thuốc 12 – Chữa bệnh trĩ 

Trong dân gian có cả bài thuốc đắp và thuốc uống kết hợp với nhau để chữa trĩ hiệu quả nhất.

  • Thuốc đắp ngoài: Sử dụng hoa và lá cây bông dừa, lá thầu dầu tía với tỷ lệ 1:1, rửa sạch và để ráo nước. Giã nát cây thuốc, dùng băng gạc để băng thuốc lại ở búi trĩ cho đến khi khô hẳn.
  • Thuốc uống: 20g bông dừa khô, 20g cỏ mực, 16g phòng sâm, 16g bạch truật, 12g hoàng kỳ, 12g đương quy, 12g cam thảo, 10g thăng ma, 10g trần bì, 10g sài hồ. Sắc tất cả thuốc cùng 0.6 lít nước cho đến khi vơi cạn còn một nửa.

Người bị trĩ đắp thuốc hàng ngày, uống nước thuốc liên tục 10 ngày, sau đó dừng 3 ngày và tiếp tục lặp lại liệu trình.

Bí quyết chữa mất ngủ bằng cây rau dừa cạn

Dân gian sử dụng cây thuốc này để điều trị bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình khi ngủ,… đặc biệt ở người cao tuổi, người bị suy nhược.

Bài thuốc 13 – Chữa mất ngủ, giúp an thần 

  • Chuẩn bị các loại: 30g dừa cạn (lấy thân và lá), 20g hạt muồng, 20g lá vông nem.
  • Dùng 1 lít nước sắc cùng các loại vị thuốc, khi vơi còn một nửa thì chắt nước uống trước khi ngủ 30 phút.

Dùng cách này đều đặn sẽ đem lại giấc ngủ bình an, ngủ sâu giấc. Ngoài ra bài thuốc này còn có công dụng an thần, giảm căng thẳng, hồi hộp và lo âu.

Chữa lỵ bằng cây bông dừa

Bài thuốc 14 – Chữa kiết lỵ

Cây bông dừa có tác dụng gì? Người bị lỵ trực khuẩn có triệu chứng đại tiện nhiều, phân lỏng, phân nhầy máu có thể sử dụng cách sau:

  • Cây dừa cạn, cây đinh lăng, lá cây khổ sâm, cỏ sữa, rau má, cỏ mực mỗi loại 20g, hoàng liên, chi tử mỗi loại 10g.
  • Sắc 600ml nước cùng các loại thuốc với lửa vừa, khi còn một nửa thì uống.

Mỗi ngày uống 1 thang thuốc chia 3 lần, dùng liên tục hết 5 ngày.

Cây bông dừa chữa bệnh gì? Chữa bỏng

Bài thuốc 15 – Làm lành vết thương bị bỏng 

Khi bị bỏng, da bị tổn thương, phồng rộp có mụn nước, da bị lột và cần thời gian để da làm lành. Dùng cây dừa cạn đắp ngoài da sẽ thúc đẩy da tái tạo, kéo da non và làm lành nhanh tổn thương.

Giã lá cây đắp lên vết bỏng để phục hồi da, kích thích kéo da non nhanh chóng
Giã lá cây đắp lên vết bỏng để phục hồi da, kích thích kéo da non nhanh chóng

Cách làm như sau:

  • Hái một nắm cây thuốc (chỉ dùng lá cây), ngâm nước muối pha loãng cho sạch đất cát, tạp chất.
  • Giã nát cây thuốc, đắp trực tiếp lên vết bỏng trên da.

Mỗi ngày đắp thuốc 2 – 3 lần, song cách này chỉ áp dụng với vết bỏng nhẹ, vết bỏng nặng da bị trợt, có mụn nước hoặc bỏng lan rộng không nên áp dụng.

Bỏ túi cách dùng cây dừa cạn chữa zona thần kinh

Bài thuốc 16 – Chữa zona thần kinh

Dân gian có nhiều cây thuốc nam dùng để chữa bệnh zona thần kinh hay giời leo rất hiệu quả, trong đó có cây bông dừa cạn.

  • Các vị thuốc gồm có: 16g mỗi loại hạ khô thảo, cam thảo đất, bông dừa cạn đã sao vàng, nam tục đoạn, thổ linh, 12g kinh giới, 10g chi tử, 10g bạch linh.
  • Sắc nước thuốc gồm các vị thuốc trên, nước thuốc chắt lọc được chia thành 3 phần bằng nhau.

Kiên trì uống đều đặn ngày một thang cho đến khi hết hoàn toàn triệu chứng của bệnh.

Công dụng chữa bệnh xương khớp của dừa cạn

Bài thuốc 17 – Giảm đau, chữa bệnh xương khớp

Các nghiên cứu cho thấy, trong cây dừa cạn có chứa thành phần giúp giảm đau, tiêu viêm, kháng viêm, rất thích hợp khi sử dụng cho người bị bệnh xương khớp.

  • Dùng cây bông dừa (thân, lá, rễ), lá hoa hoè với tỷ lệ bằng nhau.
  • Sau khi rửa sạch thì đem giã nát 2 cây thuốc cho đến khi được hỗn hợp đồng nhất.
  • Đắp trực tiếp lên phần xương khớp bị đau, sưng viêm.

Nếu kiên trì đắp thuốc mỗi ngày các triệu chứng đau mỏi khớp, đau lưng, sưng khớp,… sẽ thuyên giảm dần.

Điều chế thuốc tẩy giun sán từ cây bông dừa

Năm 1960, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu thành phần của cây thuốc có công dụng tẩy giun sán ở người hiệu quả.

Tuy nhiên, có khá nhiều ý kiến trái chiều về công dụng này, nên hiện nay, để tẩy giun sán, mọi người vẫn ưu tiên sử dụng các sản phẩm, thuốc chế biến sẵn.

Tác dụng phụ của cây dừa cạn và lưu ý khi dùng

Có thể thấy, cây bông dừa cạn được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Điều này đặt ra câu hỏi là liệu cây dừa cạn có độc tính không, sử dụng có an toàn không và có phải đối tượng nào cũng dùng được hay không?

Mặc dù chữa được nhiều loại bệnh khác nhau rất hiệu quả, nhưng khi sử dụng cây thuốc này, bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau:

  • Liều lượng sử dụng: Chỉ nên dùng 8 – 20g dược liệu khô mỗi ngày (sắc nước, nấu cao lỏng, đắp thuốc) và uống không quá 50mg trà hãm từ dừa cạn.
  • Tác hại khi dùng quá liều: Sử dụng liều cao có thể gây mù loà thậm chí tử vong, cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng.
  • Đối tượng không nên dùng: Người huyết áp thấp, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh cho con bú, (hoạt chất Vincristine gây độc cho thai nhi), trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Tác dụng phụ có thể gặp: Thành phần Alkaloid trong bông dừa có thể gây một số tác dụng phụ như: táo bón, buồn nôn và nôn, viêm thần kinh, rụng tóc, tắc ruột, chán ăn, giảm bạch cầu trong máu,… Do đó, khi sử dụng nếu thấy cơ địa bị dị ứng hay có dấu hiệu bất thường phải ngưng sử dụng ngay lập tức.
  • Về tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cây dừa cạn có thành phần hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên không phải cứ dùng cây thuốc là chữa khỏi ung thư, một liều tiêm chứa thành phần chiết xuất từ vinblastine và vincristine trong dừa cạn có hàm lượng rất lớn. Khi sử dụng phải tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng liều lượng cho phép, tránh ngộ độc có thể gây tử vong.
  • Hiệu quả của các bài thuốc: Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người kết hợp với các biện pháp chăm sóc, điều trị, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt tích cực. Để bài thuốc phát huy hiệu quả cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài với liều lượng cho phép.
  • Các chuyên gia cho rằng, cây dừa cạn có hoa màu trắng thì có tác dụng dược lý cao hơn so với loại có màu đỏ, màu hồng.

Mua cây dừa cạn ở đâu? Giá bán bao nhiêu?

Với rất nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh, quả không sai khi nói rằng, cây dừa cạn là thần dược chữa bách bệnh. Chỉ với riêng công dụng hỗ trợ điều trị ung thư và u xơ thì cây thuốc này đã xứng đáng được ghi danh là thần dược.

Theo nghiên cứu thì cây dừa cạn ở Madagascar có hàm lượng alcaloid cao nhất, hàm lượng này thay đổi (từ 0,2% đến 1%) tuỳ theo khu vực địa lý nuôi trồng. Đặc biệt, giống dừa cạn trồng tại Việt Nam có thành phần tương tự (gần giống nhất) so với giống cây ở Madagascar.

Mặc dù đây là một loại cây cảnh cho hoa nhiều màu đẹp mắt, thường trồng nhiều ở vườn nhà, quán cafe, nhà hàng, cơ quan,… nhưng để làm dược liệu thì không có nhiều nơi nuôi trồng với quy mô lớn.

Bạn có thể mua dược liệu này tại các cửa hàng thuốc Đông y, đại lý dược liệu,… với mức giá dao động trong khoảng từ 100.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/ kg dược liệu khô. Đây là mức giá quá rẻ cho một vị thuốc chữa bách bệnh như dừa cạn.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý chọn mua dược liệu tại những thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.

Dược liệu dừa cạn khô tại Vietfarm chất lượng cao đạt chuẩn GACP WHO
Dược liệu dừa cạn khô tại Vietfarm chất lượng cao đạt chuẩn GACP WHO

Dừa cạn – một loại dược liệu quý được Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm phân phối toàn quốc. Cây dừa cạn được nuôi trồng tại vùng dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO là cây thuốc có dược tính cao, quy trình thu hái và sản xuất khép kín. Cây thuốc được bào chế bằng công nghệ sấy khô hiện đại bậc nhất hiện nay.

Dược liệu được đóng trong túi 1kg và 0.5kg, Vietfarm cam kết chất lượng trên từng sản phẩm, thành phẩm sấy khô hoàn toàn, không mối mọt, sâu bọ hay ẩm mốc, không chứa chất bảo quản, đảm bảo đạt chuẩn CO – CQ Bộ Y Tế đề ra.

Cây dừa cạn – Một vị thuốc quý chữa bách bệnh, rẻ tiền ngay tại vườn nhà mà bạn nên tận dụng. Trên đây là những thông tin về cây thuốc, các bài thuốc quý từ dân gian cũng như những lưu ý khi sử dụng mà bạn đọc cần biết.

Bạn đọc có nhu cầu mua và sử dụng dược liệu dừa cạn có thể đặt mua trực tiếp qua website của Vietfarm hoặc mua hàng tại cửa hàng đại diện.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia