Cây đỗ trọng

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
4.8/5 - (9 bình chọn)

Cây đỗ trọng được biết đến là một trong những dược liệu quý, thường dùng trong các mẹo dân gian, bài thuốc chữa bệnh. Cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại đều nghiên cứu và chỉ ra rằng loại cây này có chứa nhiều thành phần có lợi, đặc tính tốt, có thể cải thiện chứng thận hư, liệt dương, đau gân cốt, nâng cao sức khỏe sinh lý cho cánh mày râu. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng chữa bệnh của dược liệu này.

Đặc điểm của cây đỗ trọng và phân loại

Cây đỗ trọng còn có tên gọi khác là Mộc miên, tên khoa học là Eucommia Ulmoides Oliv. Đây là loại cây thân gỗ lâu năm, có chiều cao trung bình từ 15 – 20m, đường kính thân từ 33 – 55cm. Cây có tán hình tròn, lá rụng hàng năm. 

Cây đỗ trọng hiện nay được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc, tại Việt Nam có xuất hiện nhưng chưa phổ biến rộng rãi.

Đỗ trọng được chia thành 2 loại phổ biến bao gồm:

  • Đỗ trọng bắc: Cây có vỏ dẹt, dày từ 0,1 – 0,5cm, độ dài rộng khác nhau. Vỏ ngoài của cây màu nâu xám, trên bề mặt có nhiều nếp nhăn, dễ bẻ gãy.. Khi quan sát kỹ thấy các lỗ vỏ nằm ngang, có vết để lại từ cành cây đã rụng. Bên trong vỏ cây nhẵn, có màu nâu tím mờ. Đỗ trọng bắc có mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng nhẹ.
  • Cây đỗ trọng nam: Thảo dược có vỏ cuộn, hơi uốn cong còn như lòng máng với độ dày từ 0,2 – 0,4cm. Phía mặt ngoài của vỏ là màu vàng sáng hoặc thỉnh thoảng có những cây sẽ xuất hiện màu vàng nâu hoặc nâu hẳn. Vỏ củ cây đỗ trọng nam thường rất cứng nên khó bẻ. Sau khi bẻ sẽ xuất hiện rất ít nhựa tơ, khả năng đàn hồi cùng kém hơn.
Cây đỗ trọng có thể dùng làm dược liệu chữa bệnh
Cây đỗ trọng có thể dùng làm dược liệu chữa bệnh

Ngoài ra, cây đỗ trọng còn được phân loại dựa theo nguồn gốc, xuất từ của từng vùng miền:

  • Đạ Ba ở Tứ Xuyên – Trung Quốc với đặc điểm là vỏ mịn, dày thịt
  • Núi Lầu Sơn ở Quý Châu – Trung Quốc có chất lượng kém hơn loại ở Tứ Xuyên
  • Thiểm Tây ở Hồ Bắc (Trung Quốc) với lớp vỏ xù xì, mỏng thịt, chất lượng không được đảm bảo.

Thu hái và sơ chế cây thuốc đỗ trọng

Những cây thuốc từ 10 năm tuổi trở lên, to mập sẽ được thu hoạch để làm thuốc. Vào tháng 4 – 5 hàng năm, dùng cưa cưa đứt xung quanh vỏ cây thành từng đoạn dài ngắn khác nhau:

  • Sử dụng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng nhỏ để bóc vỏ cho dễ
  • Khi bóc vỏ đỗ trọng chỉ bó 1/3 tổng thể để cây thuốc có thể giữ nguyên hiện trạng mà phát triển.
  • Vỏ bóc về đem luộc với nước sôi rồi phơi ở chỗ bằng phẳng, bên dưới lót rơm, bên trên nén chặt
  • Quấn rơm phủ kín xung quanh để nhựa chảy ra
  • Sau 1 tuần có thể kiểm tra khi thấy vỏ có màu tím thì dỡ ra đem phơi
  • Cạo hết lớp vỏ bên ngoài sao cho thật nhẵn bóng
  • Cắt thành từng miếng

Cây đỗ trọng có tác dụng gì?

Nhắc tới tác dụng của cây đỗ trọng, sách Bản Kinh có ghi chép lại: Đỗ trọng chủ yếu bổ trung, ích thống, kiện gân cốt, ích tinh chí, trị âm nang ngứa chảy nước.

Sách thuốc cổ có viết: Phàm hạ tiêu chi hư, phi đỗ trọng bắc bổ; phi đỗ trọng bất lợi; phi đỗ trọng bất khứ; phi đỗ trọng bất trừ. Tạm dịch: Nếu phần dưới của cơ thể bị suy nhược buộc phải có đỗ trọng để bồi bổ, không có đỗ trọng sẽ không thể đào thải độc tố, các chi dưới không thể hết được nhức mỏi.

Dược liệu đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ
Dược liệu đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ

Theo nghiên cứu dược lý y học hiện đại đỗ trọng là một vị thuốc mang tới nhiều công dụng khác nhau bao gồm:

  • Hạ huyết áp: Thành phần dược lý trong cây đỗ trọng có tác dụng làm giãn cơ trơn của mạch máu, giúp cho người huyết áp cao hạ huyết áp nhanh chóng.
  • Hạ Cholesterol huyết thanh: Theo sách Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng, đỗ trọng có thể giúp giãn mạch máu, tăng cường lưu lượng máu tới động mạch vành, giảm Cholesterol ở huyết thanh.
  • Kháng viêm, giảm đau, tăng hệ miễn dịch: Cây thuốc đỗ trọng giúp điều hòa và phục hồi các chức năng của tế bào từ đó kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tự nhiên.
  • Tác dụng tốt với tử cung: Tác dụng này đã được nghiên cứu lâm sàng trên thỏ và chuột lớn. Nước sắc và cồn từ dược liệu đỗ trọng có tác dụng hưng phấn tử cung.
  • Ôn thận, tráng dương: Dược lực trong đỗ trọng còn có tác dụng ôn thận, lợi niệu, trấn tĩnh, cải thiện khả năng tình dục ở nam giới.
  • Các công dụng của cây đỗ trọng khác như: kháng khuẩn vàng, coli, trực khuẩn lỵ, khuẩn mủ xanh; cầm máu tốt; chống co giật hiệu quả.

Gợi ý bài thuốc điều trị bệnh bằng cây đỗ trọng

Đỗ trọng là dược liệu xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, dưới đây là một số gợi ý công thức sử dụng thảo dược chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp được:

  • Trị mồ hôi trộm sau ốm dậy: Nguyên liệu gồm đỗ trọng, thỏ ty tử, cẩu tích, sơn thù, hoài sơn, nhục thung dung, ngưu tất mỗi vị 12g; thêm 16g sinh địa và 16g câu kỷ tử. Bài thuốc được ghi chép trong Cảnh Nhạc Toàn Thư có thể sử dụng làm mật hoặc sắc lấy nước cốt để uống.
  • Bổ thận, trị đau lưng do thận dương hư: Đỗ trọng, thỏ ty tử, câu kỷ tử mỗi vị 12g; đương quy, hoài sơn mỗi vị 16g; thục địa 26g; sơn thù, lộc giác giao mỗi vị 10g; thêm 6g phụ tử. Có thể đem sắc uống hoặc làm mật hoàn toàn khi sử dụng.
  • Bổ thận do thận âm hư: Đỗ trọng, thỏ ty tử, cẩu tích, sơn thù, hoài sơn, nhục thung dung, ngưu tất mỗi thứ 12g; thêm 16g sinh địa để gia tăng hiệu quả.
  • Cây thuốc đỗ trọng trị động thai: Sử dụng đỗ trọng tẩm nước gừng rồi tẩm rượu, tán thành bột mịn. Bước tiếp theo sử dụng nhục Táo nấu kỹ chắt lấy nước rồi trộn cùng bột đỗ trọng nặn thành viên hoàn. Sử dụng thuốc cùng với cơm hàng ngày.
Một số bài thuốc chữa bệnh chiết xuất từ vị thuốc đỗ trọng
Một số bài thuốc chữa bệnh chiết xuất từ vị thuốc đỗ trọng
  • Trị đau xương khớp do phong hàn lạnh: Lấy 640g đỗ trọng, rửa sạch rồi cắt nhỏ; sao cùng 2 thăng rượu rồi ngâm trong 10 ngày. Sử dụng 3 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn.
  • Trị động thai, dọa sẩy thai: Dùng đỗ trọng đã được tẩm nước gừng cho đứt tơ; xuyên tục đoạn đã tẩm rượu; đem hỗn hợp tán thành bột mịn. Thêm nhục Táo nấu kỹ rồi trộn tán thành viên hoàn, uống cùng nước cơm.
  • Bài thuốc cho người bị hư thai, dễ sảy thai sau 4 – 5 tháng: Sau tháng thứ 2 của thai kỳ, lấy khoảng 320g đỗ trọng, thêm gạo nếp rồi sắc lấy nước. Tiếp tục ngâm dược liệu cho thấm sao cho hết tơ. Lúc này sử dụng 80g Tục đoạn đã được tẩm rượu và sấy khô để tán thành bột mịn. Thêm 200 – 250g sơn dược, tán thành bột rồi nặn thành viên hoàn to chừng hạt ngô đồng lớn. Mỗi ngày sử dụng 5 viên, uống khi bụng đói.
  • Bài thuốc chữa cao huyết áp: Sử dụng hoàng cầm, đỗ trọng, hạ khô thảo mỗi vị 20g đem sắc lấy nước cốt để uống.
  • Trị động thai, các bệnh sau sinh: Đỗ trọng sau khi bỏ vỏ bên ngoài sẽ đem sấy khô, giã nát và nấu cùng Táo nhục tới khi nhừ thì trộn thuốc bột làm viên chừng bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần sử dụng 1 viên trước ăn, ngày dùng 2 lần.
  • Bài thuốc chữa quen dạ đẻ non: Đỗ trọng được sao, tang ký sinh, tục đoạn, bạch truật mỗi vị 20g; thêm đương quy, a giao châu mỗi vị 12g; thỏ ty tử 4g sắc lấy nước uống, ngày 2 lần trưa và tối.
  • Bài thuốc trị liệt dương: Sử dụng 160g đỗ trọng, 80g lộc nhung, 320g thục địa, 40g ngũ vị tử; thêm sơn thù nhục, thỏ ty tử, ngưu tất, câu kỷ tử, mạch môn đông mỗi vị 160g
  • Bài thuốc bổ thận, chữa di tinh của Hải Thượng Lãn Ông: Sử dụng 320g thục địa, 240g hoài sơn, 200g sơn thù; 160g mỗi loại bạch linh, ngưu tất; thêm 300g lộc nhung; 48g ngũ vị tử; 60g phụ tử và 120g đỗ trọng đã tẩm rượu muối sao. Đem hỗn hợp tán bột mịn rồi nặn thành viên hoàn mềm.
  • Bài thuốc chữa tiêu chảy, tiểu tiện nhiều lần: Người bệnh bị tiêu chảy, mất nước, miệng khô sử dụng đỗ trọng hầm cùng bầu dục lợn thêm hạnh đào nhân, kim anh tử. Người bệnh ăn cả nước cả cái để có hiệu quả cao nhất.

Đỗ trọng ngâm rượu được không, cách ngâm thế nào?

Cây đỗ trọng là vị thuốc quý trong YHCT với những công dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, chữa nhiều bệnh khác nhau. Ngoài phương pháp sắc thuốc uống trực tiếp, người ta còn sử dụng đỗ trọng để ngâm rượu. Đây là thứ rượu thuốc rất tốt trong điều trị đau lưng, mỏi gối; bảo bối cứu cánh cho những ai bị thận hư, yếu sinh lý.

Dưới đây là một số cách ngâm rượu từ đỗ trọng phổ biến nhất hiện nay:

  • Cách 1: Nguyên liệu cần có 500g đỗ trọng, 1 củ gừng tươi; 1,5 lít rượu nếp cái hoa vàng nồng độ 40 độ. Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái nát rồi ép lấy nước cốt. Đỗ trọng đem thái nhỏ sau đó sao cùng nước cốt gừng tới khi hết sợi tơ bên trong thì cho hỗn hợp vào túi vải, tiến hành ngâm rượu. Thời gian ngâm tối thiểu là 10 ngày, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 25 – 30ml giúp bổ thư nhược, phục hồi nguyên khí.
  • Cách 2: Nguyên liệu gồm đỗ trọng 300g; xuyên khung 200g. Đem hỗn hợp phơi khô, thái vụn sau đó ngâm cùng 1 lít rượu trắng trong 1 tuần là dùng được Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 20 – 25ml giúp nam giới bổ thận, tráng dương, cải thiện sinh lý.
  • Cách 3: Nguyên liệu gồm 80g mỗi loại: đỗ trọng, đan sâm, tế tân, xuyên khung, quế chi. Đem hỗn hợp thái nhỏ rồi ngâm cùng 10 lít rượu trắng. Thời gian ngâm trong 7 ngày là có thể sử dụng được. Rượu thuốc từ đỗ trọng có tác dụng hoạt huyết, phong thấp, chữa đau lưng, mỏi gối.

Một số lưu ý khi dùng đỗ trọng để chữa bệnh

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:

  • Không kết hợp đỗ trọng cùng xà thoái hay huyền sâm bởi chúng sẽ gây ra tác dụng phụ
  • Không sử dụng cho những người bị bệnh do âm hư hỏa vượng, can thận hư
  • Những người nóng trong cần thận trọng khi sử dụng.
  • Liều lượng sử dụng mỗi ngày dao động từ 8 – 12g; cũng có trường hợp có thể sử dụng 40g nhưng cần tham vấn ý kiến bác sĩ.
  • Mặc dù là vị thuốc sử dụng để điều trị một số bệnh lý cho phụ nữ mang thai và sau sinh, tuy nhiên đây là 2 đối tượng nhạy cảm nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Khi sử dụng rượu thuốc ngâm từ đỗ trọng, người bệnh không nên kết hợp cùng hành tây và tỏi.

Mua cây thuốc đỗ trọng ở đâu uy tín?

Hiện nay thị trường thuốc đông dược nguồn gốc không rõ ràng được bày bán tràn lan trên thị trường ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả điều trị bệnh cũng như sức khỏe người dùng. Vì vậy, lựa chọn địa chỉ uy tín cung cấp cây thuốc đỗ trọng đảm bảo là điều cần thiết.

Vì đỗ trọng là vị thuốc nam quý nên khách hàng có thể đặt mua tại hầu hết các cửa hàng bán thuốc đông dược, các phòng khám đông y, các phòng khám chẩn trị theo phương pháp YHCT.

Tìm địa chỉ uy tín để chọn mua vị thuốc đỗ trọng đảm bảo nguồn gốc, chất lượng
Tìm địa chỉ uy tín để chọn mua vị thuốc đỗ trọng đảm bảo nguồn gốc, chất lượng

Trung tâm Nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm hiện là đơn vị cung cấp nguồn dược liệu sạch lớn trên thị trường đảm bảo chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong đó cây đỗ trọng là một trong những dược liệu trọng điểm mà Vietfarm phân phối trên thị trường. Vị thuốc đỗ trọng Vietfarm được thu hái trực tiếp từ vườn dược liệu nguyên bản đạt chuẩn GACP – WHO do Vietfarm trực tiếp phát triển.

Trước khi phân phối đến tay khách hàng, dược liệu phải trải qua các khâu kiểm nghiệm nghiêm ngặt, đảm bảo không chứa tạp chất, cỏ rác; 100% dược liệu sạch an toàn tuyệt đối, đạt tiêu chuẩn CO – CQ của Bộ Y tế.

Sản phẩm được đóng gói túi zip gọn gàng, cẩn thận, trên bao bì có mã QR giúp khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ.

Ngoài ra, khi đặt mua đỗ trọng Vietfarm người dùng sẽ được tư vấn cách sử dụng trực tiếp bởi các chuyên gia dược liệu đầu ngành, từ đó đảm bảo tận dụng triệt để dược lý cây thuốc mang lại.

Hiện cây thuốc đỗ trọng Vietfarm đang được phân phối trên thị trường với giá: 125.000/ 0,5kg. Mức giá này có thể dao động tùy từng thời điểm khác nhau.

Thuốc được vận chuyển qua đường bưu điện, Ship Cod thanh toán linh hoạt, nhận hàng, kiểm tra hàng rồi thanh toán.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cây đỗ trọng – vị thuốc phổ biến trong các bài thuốc YHCT. Để được mua sản phẩm chính hãng với giá thành tốt nhất, mời quý khách hàng liên hệ ngay với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Vietfarm, nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn mọi lúc, mọi nơi.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia