Cây chè dây

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
2.7/5 - (3 bình chọn)

Cây chè dây được biết đến là vị thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, dược liệu này còn có nhiều công dụng hữu ích khác cho sức khỏe mà không phả ai cũng biết. Do đó, để mọi người hiểu rõ hơn, dưới đây chúng tôi sẽ bật mí những thông tin về loài cây này. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Đặc điểm của cây chè dây

Một vài thông tin về tên gọi, đặc điểm nhận dạng và phân bố dưới đây sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về dược liệu này.

1. Những tên gọi khác

Tên gọi theo danh pháp quốc tế của chè dây đó là Ampelopsis cantoniensis, thuộc họ Nho trong loài thực vật hai lá mầm. Loài cây này còn có tên gọi khác là bạch liễm, khau rả, thau rả, điền bổ trà, hồng tuyết long, ngưu khiên tỵ…

2. Đặc điểm

Chè dây thuộc loại thân leo, chiều cao của thân chỉ khoảng 1 mét, thân mềm và có tua cuốn. Thân mọc theo đốt, có màu hồng, trơn nhẵn. Lá được mọc từ các đốt của thân theo kiểu lá chét. 

Hình ảnh cây chè dây tươi
Hình ảnh cây chè dây tươi

Mỗi cành có lá màu xanh mọc đối xứng nhau, viền lá có răng cưa. Lá thường có kích thước khoảng 3 – 5 x 1 – 2 cm. Lá có hình elip với đầu nhọn. Lá khi được phơi khô có một lớp phấn trắng bám trên bề mặt giống như nấm mốc. 

Hoa cũng được mọc từ đốt của thân thành từng cụm, hoa có màu trắng, kích thước rất nhỏ và thường nở vào tháng 6. Quả của nó chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay và có màu đỏ.

3. Phân bố của cây chè dây

Trước kia chè dây thường được mọc hoang dã ở các triền núi ,đặc biệt là vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh… Tuy nhiên, ngày nay do loài cây này dần tuyệt chủng nên chúng được trồng theo quy hoạch tại một số địa phương ở vùng núi phía Bắc.

Ngoài ra, trên thế giới cũng ghi nhận vị dược liệu này xuất hiện nhiều ở Indonexia, Trung Quốc, Lào, Ấn Độ…

Dược tính và công dụng chính của chè dây

Chè dây vốn được cho là bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên từ phân tích về thành phần dược lý của loài cây này chúng ta có thể thấy những công dụng mà loài cây này mang đến cho sức khỏe con người như:

  • Theo đông y, chè dây có tính mát, vị đắng thiên ngọt nên có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau và làm liền sẹo.
  • Thành phần tanin, flavonoid là những chất chống oxy hóa mạnh. Chúng không chỉ có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm mà còn ngăn cản sự hình thành các tế bào ác tính trong cơ thể. Ở những người bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp nếu kiên trì sử dụng chè dây thì chỉ sau một thời gian là có hiệu quả cải thiện rõ rệt. 
Cây chè dây có công dụng chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả
Cây chè dây có công dụng chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả
  • Trong loài cây này còn có hai thành phần quan trọng cho sự sống của cơ thể đó là Rhamnese và Glucase. Nhờ đó, giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh và nâng cao hệ thống miễn dịch dịch thể.
  • Không những tốt cho dạ dày mà các thành phần trong đó giúp hệ thống tiêu hóa làm việc có hiệu quả hơn. 
  • Chè dây còn mang đến một số tác dụng khác như hỗ trợ chữa huyết áp cao, giúp cải thiện giấc ngủ, an thần, chữa viêm răng lợi, chữa mụn nhọt, điều trị viêm đại tràng…

Cách dùng chè dây sao cho hiệu quả

Có nhiều bài thuốc về chè dây để chữa một số bệnh thường gặp. Các bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản dưới đây:

Cách 1: Bài thuốc chữa đau dạ dày

Để chữa đau, viêm dạ dày hay viêm đại tràng, các bạn có thể sử dụng nước chè dây để mang lại hiệu quả. 

Cách thực hiện đơn giản như sau: Mỗi ngày các bạn lấy khoảng 40 – 50 gram chè dây đã được phơi khô hoặc sấy khô đem sắc lấy nước uống. Nếu không có thời gian có thể hãm nước cũng được.

Với bài thuốc này, các bạn nên kiên trì thực hiện trong vòng 30 ngày sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

Dùng chè dây khô hoặc tươi nấu nước uống để chữa bệnh dạ dày
Dùng chè dây khô hoặc tươi nấu nước uống để chữa bệnh dạ dày

Cách 2: Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

Nhờ tác dụng giảm đau nên bạn có thể sử dụng dược liệu này để hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp như sau:

  • Chọn những lá tươi loại bánh tẻ của chè dây, sau đó đem rửa thật sạch.
  • Lấy vải bọc kín các lá này lại rồi hơ nóng. Tiếp đến, đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức trong vòng 30 phút.

Thực hiện đều đặn cách này mỗi ngày 2 – 3 lần, sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và các cơn đau giảm hẳn.

Cách 3: Phòng chống bệnh ký sinh trùng sốt rét

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho một thang thuốc sắc như sau:

  • Chè dây: 60 gram
  • Rễ xoan: 12 gram
  • Lá hồng bì: 60 gram
  • Lá tía tô, lá đại bì, cây với: mỗi loại 12 gram

Cách thực hiện:

  • Các bạn mang các nguyên liệu trên rửa cho thật sạch, sau đó dùng dao thái nhỏ rồi đem phơi dưới bóng râm. 
  • Khi đã khô thì cho vào nồi sắc thuốc có sẵn 400 ml. Đun đến khi sôi thi hạ nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 15 phút để các dưỡng chất trong dược liệu ngấm vào nước. 
  • Gạn lấy phần nước thuốc và sử dụng hết trong ngày.

Những lưu ý khi dùng chè dây

Chè dây mặc dù có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất:

  • Không nên uống nước chè ngay sau khi ăn mà phải đợi ít nhất 25 – 30 phút sau mới được sử dụng.
  • Mỗi người chỉ nên dùng tối đa 70 gram/ ngày.
  • Chỉ sử dụng nước sắc chè dây trong ngày, nếu để qua đêm thì chè có thể bị nhiễm khuẩn, gây ra nhiều độc tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
  • Lá chè dây khi phơi khô có một lớp bụi trắng phủ ngoài rất khó phân biệt với nấm mốc. Vì thế, các bạn nên biết cách bảo quản để tránh sử dụng loại chè bị hư hỏng.
  • Chỉ nên sử dụng chè dây sạch, đảm bảo xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng nhằm mang lại kết quả tốt nhất.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, cách dùng chè dây và những lưu ý quan trọng khi sử dụng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn bài thuốc dân gian hiệu quả mà an toàn.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia