Cát căn

Ngày đăng: 18/07/2022 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
4/5 - (1 bình chọn)

Cát căn là vị thuốc Nam bào chế từ rễ củ sắn dây, được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh cảm sốt, ngộ độc, đau nhức thắt lưng, giải rượu,… Tuy nhiên, sử dụng dược liệu này không đúng cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ và biến chứng khó lường. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc thông tin, công dụng, các bài thuốc chữa bệnh, hướng dẫn sử dụng đúng cách cũng như giá bán cát căn mới nhất hiện nay.

Thông tin về cát căn dược liệu

Có thể với nhiều người không chuyên về dược liệu thì “cát căn” là cái tên khá xa lạ, nhưng với tên gọi khác là “củ sắn dây” thì rất nhiều người biết đến và được sử dụng rộng rãi trong dân gian.

Hình ảnh vị thuốc cát căn
Hình ảnh vị thuốc cát căn
  • Tên dược liệu: Cát căn
  • Tên gọi khác: Củ sắn dây, Bạch cát, Cam cát căn, Phấn cát, Khau cát (tiếng Tày), Bẳn mắm kéo (tiếng Thái)
  • Tên khoa học: Pueraria Thomsoni Benth và thuộc họ Đậu (Fabaceae)
  • Tên dược: Radix Puerariae

Mô tả đặc điểm của cát căn

Đây là một loại thuốc nam phổ biến và có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau trên đất nước Việt Nam. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc đầy đủ thông tin về loại dược liệu quý này.

Nhận biết cây sắn dây

Cây sắn dây là một loại cây thân thảo thuộc họ Đậu, dây leo thường bám vào thân của các cây lớn.

Rễ cây phát triển phình to thành củ, nhiều bột và có rễ nạc. Thân và cành cây có lông thưa, lá mọc so le dạng kép. Mỗi cành nhỏ gồm có 3 lá chét mọc cùng nhau, mũi lá nhọn, lông phủ khắp cả 2 mặt, thông thường lá ở giữa to hơn 2 lá còn lại.

Hoa của cây sắn dây có màu xanh lơ hoặc xanh tím, mùi thơm và xếp thành chùm lớn. Quả có hình dáng giống quả đậu dài khoảng 8cm, có lông phủ dựng đứng màu vàng nâu rất đặc trưng.

Khu vực địa lý và thu hoạch

Cây sắn dây mọc hoang ở khu vực ưa sáng hoặc được trồng ở mọi vùng trên đất nước Việt Nam. Cây thường mọc thành bụi lớn hoặc mọc leo trên các cây to, hàng rào khác.

Cây sắn dây được trồng nhiều khắp nước ta
Cây sắn dây được trồng nhiều khắp nước ta

Cây sắn dây trồng 2 năm thì ra hoa, thường vào thời điểm tháng 9 tháng 10 hàng năm, ra quả vào tháng 11, tháng 12. Đến hết tháng 11, người dân đã có thể thu hoạch củ sắn dây và hoa để chế biến thành dược liệu.

Các cách bào chế dược liệu

Củ sắn dây sau khi thu hoạch, chọn củ to, có màu trắng đục, phần bên trong có màu vàng. Cát căn được bào chế theo nhiều dạng khác nhau gồm:

  • Dạng khúc: Củ sắn dây rửa sạch đất bẩn, cạo vỏ ngoài, cắt thành nhiều đoạn ngắn khoảng 13cm. Chuẩn bị vại nước muối đặc (cứ 100 khúc ngâm cùng 5kg muối và 10kg nước) ngâm khúc sắn dây nửa ngày. Pha thêm nước vào ngâm tiếp trong 7 ngày rồi vớt ra, ngâm nước sông 4 tiếng, phơi khô trong 3 ngày. Khi độ khô đạt 6 – 7 phần thì xông trong hòm với Lưu hoàng 2 ngày đêm cho củ mềm và trong, lõi hết màu vàng chỉ còn màu trắng bột. Phơi tiếp cho đến khi khô hoàn toàn.
  • Khoanh củ: Sắn dây bóc vỏ, rửa sạch rồi cắt thành khúc dài 8 – 15cm. Đem xông với Lưu hoàng 3 lần, sau đó phơi khô vào buổi sáng, sấy Lưu hoàng vào buổi tối cho đến khi khô hoàn toàn.
  • Dạng miếng vuông: Sắn dây gọt vỏ ngoài, cắt thành những khối có hình vuông, cạnh từ 1,5 đến 3cm. Dùng Lưu hoàng xông cùng sau đó đem đi sấy khô.
  • Dạng bột sắn dây: Củ sắn dây cạo vỏ, xay cả củ sau đó lọc lấy nước. Đổ nước lạnh vào, dùng tấm vải mỏng lọc bỏ phần bã, đất cát, tạp chất đi. Tiếp tục công đoạn lọc trong 1 tháng cho đến khi thu được nước không còn màu đục. Sau đó đổ bột ra, phơi khô cho đến khi thành bột.

Thành phần hoá học của cát căn

Theo các phân tích khoa học và ghi chép từ sách vở, báo chí thì trong vị thuốc có chứa các thành phần sau:

  • Tinh bột: 12 – 15%
  • Puerarin, Puerarin – Xyloside, Arachidic Acid, Daidzin, Daidzein, b-Sitosterol (theo Trung Dược Học)
  • Daidzin, Daidzein, Daidzein-4’, Puerarin, 7-Diglucoside, 4’-Methoxy Puerarin (theo Chương Dục Trung – Dược vật phân tích tạp chí 1984)
  • Daidzein-7-(6-O-Malonyl) – Glucoside (theo Hirakura K và cộng sự 1990)
  • Genistein, PG-1, PG 2, PG-3, Puerarin Xyloside, Daidzein-8-C-Apiosyl, Formononetin, Genistein-8-C-Apiosyl (theo Kinjio J và cộng sự 1987)

Đặc trưng vị thuốc quý cát căn

Cát căn sau khi bào chế thành dược liệu thường có nhiều hình dạng: phiến dày, phiến mỏng, hình khối vuông, màu xám trắng hoặc vàng trắng, tốt nhất là loại có màu trắng phấn mịn.

Cát căn được bào chế dạng phiến dày
Cát căn được bào chế dạng phiến dày

Miếng dược liệu có nhiều xơ có thể dễ tước ra thành nhiều sợi màu trắng.

Theo các ghi chép Đông y thì dược liệu này được quy vào kinh bàng quang, phế, tỳ, và vị, có vị ngọt, cay, tính bình và không độc.

Nước cốt từ rễ khi dùng sống có tính hàn rất mạnh nên cần cẩn thận trước khi sử dụng.

Công năng của vị thuốc cát căn

Theo các nghiên cứu của Y học cổ truyền và Y học hiện đại, cát căn là loại thuốc quý có nhiều công dụng trong điều trị nhiều bệnh khác nhau ở cơ thể người.

Theo Y học cổ truyền

Các ghi chép cho biết, vị thuốc có công dụng như:

  • Theo Trung Quốc dược học đại từ điển: Tán nhiệt, thấu chẩn, giải biểu, tuyên độc, sinh tân dịch, giải co giật, chỉ khát, chỉ tả. Trị chứng sởi, tiêu chảy, biểu nhiệt, đau cứng vai gáy, đau trước trán.
  • Theo Đông Dược học thiết yếu: Giải nhiệt, thoái nhiệt, giải cơ, thăng đề vị khí. Trị chứng chỉ nóng không lạnh, cứng gáy, cứng lưng, bệnh thái dương, tiêu chảy có kèm nhiệt, bệnh sởi muốn mọc mà không mọc được.

Theo Y học hiện đại

Căn cứ vào các thành phần có trong dược liệu mà vị thuốc có nhiều công năng khác nhau:

  • Tác dụng giải nhiệt mạnh, giải khát hiệu quả.
  • Giãn cơ ruột với cơ chế tương tự Spasmaverine nhờ thành phần Daidzein.
  • Tăng lưu thông máu trong động mạch vành và não, tốt cho người bị xơ vữa động mạch.
  • Nước sắc thuốc giúp ngăn chặn bệnh huyết áp cao và kiểm soát triệu chứng hiệu quả.
  • Dùng nước sắc cùng vitamin B có thể hỗ trợ triệu chứng điều trị điếc đột ngột.
  • Công dụng giãn co thắt cơ, tiêu viêm hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng cát căn – 35 bài thuốc chữa bệnh thường dùng

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng cát căn (sắn dây) trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Nó có thể kết hợp với nhiều loại thảo dược, vị thuốc khác nhau để tạo nên những 35 bài thuốc phổ biến chữa nhiều loại bệnh khác nhau dưới đây.

Dùng trong điều trị các chứng sốt

Bài thuốc 1 – Giảm đau hạ sốt

  • Chuẩn bị 3g địa liền, 10g bạch chỉ, 12g cát căn.
  • Chế thành 100 viên nhỏ.
  • Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và mỗi lần uống 2 – 3 viên.

Bài thuốc 2 – Trị sốt cao, nhức đầu do thời tiết

Dùng cát căn sống để giã nước chắc nước thuốc trị sốt
Dùng cát căn sống để giã nước chắc nước thuốc trị sốt
  • Dùng cát căn sống rửa sạch, giã nát và chắt lấy một chén nước thuốc.
  • Thêm đậu xị vào cát căn.
  • Sắc thuốc cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 6 phần thì bỏ bã, chia thành nhiều phần uống trong ngày.
  • Mỗi lần bị đổ mồ hôi do sốt thì uống nước thuốc.

Bài thuốc 3 – Dùng cho người mới sốt, nóng trong, khát nước, bực bội

  • Nguyên liệu gồm 20g sinh thạch cao, 12g cát căn, 8g mỗi loại cam thảo và tri mẫu.
  • Tất cả nguyên liệu đun sắc thành thuốc uống, chia dùng trong ngày.

Bài thuốc 4 – Trị sốt cao, nôn mửa ở trẻ em

  • Dùng 80g bột cát căn sắc nước lấy 2 chén nước thuốc.
  • Chưng cách thuỷ được hỗn hợp như cháo bột và dùng trong ngày.

Bài thuốc 5 – Dùng cho phụ nữ mang thai bị sốt

  • Cát căn đun sắc thành 2 thang thuốc.
  • Chia phần nước thuốc cát căn thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 6 – Đề phòng nhiệt do gió độc

  • Các thành phần gồm sinh địa : hương kỷ : cát căn theo tỷ lệ 2:1:4
  • Tất cả tán mịn thành bột, pha uống ngày 3 lần sau khi ăn.

Chữa bệnh sởi ở trẻ em

Bài thuốc 7 – Trị sởi ở trẻ em

  • Chuẩn bị 10g mỗi loại ngưu bàng tử, cam thảo, thăng ma, 5g cát căn.
  • Sắc thuốc, uống trong ngày đều đặn cho đến khi khỏi.

Bài thuốc 8 – Trị sởi mới phát chưa lên hết

  • Nguyên liệu gồm 16g liên kiều, 12g mỗi loại ngưu bàng tử, kinh giới, cát căn, 8g mỗi loại cát cánh, uất kim, 4g mỗi loại cam thảo, thuyền thoái.
  • Tất cả đêm sắc thành thuốc uống.

Bí quyết chữa bệnh cảm mạo hiệu quả

Bài thuốc 9 – Trị cảm mạo nhiều triệu chứng

Dược liệu dùng để chữa bệnh cảm mạo hiệu quả
Dược liệu dùng để chữa bệnh cảm mạo hiệu quả

Khi có các triệu chứng đau nhức đầu, khó ngủ, đau ở hốc mắt, chân tay run mỏi, yếu cơ, thân nhiệt lạnh ít nóng nhiều thì có thể dùng bài thuốc sau:

  • Vị thuốc gồm 8g mỗi loại thạch cao, cát căn, 4g mỗi loại khương hoạt, thược dược, hoàng liên, sài hồ, 2 quả đại táo.
  • Sắc tất cả nguyên liệu và uống một thang một ngày.

Bài thuốc 10 – Cảm mạo kèm đau cứng vai gáy, sốt và khát nước

  • Thạch cao 16g, cát căn 12g, khương hoạt, hoàng cầm, bạch thược, bạch chỉ mỗi loại 8g, sài hồ 4g, đại táo 2 quả, gừng tươi 3 lát thái mỏng.
  • Dùng tất cả nguyên liệu sắc nước thuốc và uống.

Bạn đã biết cách dùng cát căn chữa bệnh đường ruột chưa?

Bài thuốc 11 – Chữa thương hàn kèm nóng sốt

Khi mắc chứng thương hàn mà người bệnh có các triệu chứng nóng, sốt, đau nhức đầu, mạch hồng thì có thể sử dụng bài thuốc này.

  • Lấy 60g cát căn đun sắc thuốc cùng với 1 thăng đậu xị và 2 bát nước lạnh.
  • Khi thuốc cô cạn lại còn nửa thì thêm vài lát gừng tươi vào đun thêm 5 phút rồi đem uống trong ngày.

Bài thuốc 12 – Chữa bệnh kiết lỵ, viêm ruột

  • Bài thuốc gồm cát căn, hoàng cầm, cam thảo, hoàng liên theo tỉ lệ 1:1:1:1
  • Đem tất cả nguyên liệu chế thành cao đặc, vo nhỏ thành viên trọng lượng khoảng 0,623g/viên.
  • Mỗi lần uống 3 – 4 viên, ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc 13 – Viêm ruột cấp tính, kiết lỵ có sốt

  • Sắc thuốc gồm 12g cát căn, 12g hoàng cầm, 4g hoàng liên.
  • Uống một thang thuốc một ngày cho đến khi hết các triệu chứng bệnh.

Giải độc, giải rượu hiệu quả

Cát căn rất hiệu quả trong giải độc, giải rượu
Cát căn rất hiệu quả trong giải độc, giải rượu

Bài thuốc 14 – Dùng cho người say rượu không tỉnh

  • Chuẩn bị một ít cát căn sống
  • Sắc uống nước cát căn, cho người bệnh uống cho đến khi nào có thể tiểu tiện là sẽ đỡ.

Bài thuốc 15 – Ngộ độc rượu

Người bị ngộ độc rượu do dùng quá nhiều hoặc uống rượu kém chất lượng có các triệu chứng sốt, nôn ra máu, tiểu tiện ra máu.

  • Các vị thuốc gồm 30g cát cánh, 30g thuỷ phi, 15g cam thảo bột, 4g hoàng liên.
  • Tán các loại thuốc thành bột mịn rồi trộn thêm nước được dạng cao đặc. Viên nhỏ thành từng viên.
  • Mỗi lần uống 3g viên thuốc cùng với nước mát.

Bài thuốc 16 – Uống thuốc quá liều bị ngộ độc, nôn mửa

  • Sắc nước thuốc từ cát căn khô.
  • Cho người bị ngộ độc uống để giải độc nhanh.

Bài thuốc 17 – Ngộ độc, nôn mửa, người bồn chồn, quay cuồng

  • Cát căn khô
  • Sắc nước cát căn để uống giải độc.

Bài thuốc 18 – Ngộ độc thức ăn nhẹ

  • Cát căn tươi và ngó sen tươi.
  • Rửa sạch bụi đất rồi giã nát, chắt nước cốt mỗi thứ 500ml rồi trộn với nhau.
  • Chia nước thành nhiều phần rồi uống từ 3 – 5 lần trong ngày.

Hết triệu chứng nôn mửa

Bài thuốc 19 – Người bị nôn khan kéo dài không khỏi

  • Dùng cát căn sống, rửa sạch đất.
  • Giã nát cát căn rồi chắt thành nước uống một bát sẽ khỏi.

Bài thuốc 20 – Nôn ra máu do tâm nhiệt

  • Cát căn tươi rửa sạch, giã nát
  • Vắt nước cốt từ cát căn cho người bệnh uống.

Giải nhiệt, giải khát – công dụng phổ biến của cát căn

Nước sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải khát rất tốt
Nước sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải khát rất tốt

Bài thuốc 21 – Trẻ nhỏ bị nhiệt khát lâu ngày

  • Lấy 20g cát căn sắc nước.
  • Cho trẻ uống từng chút một trong ngày.

Bài thuốc 22 – Khát nước do cảm nắng, kèm đau đầu và nóng ruột

  • 20g cát căn và 12g đậu ván đã sao khô.
  • Giã nát các nguyên liệu rồi đem sắc nước thuốc uống.

Bài thuốc 23 – Nóng và khát nước do táo bón

  • Ngâm gạo trong nước trong 1 đêm, sau đó vớt ra, cho nước khác nào và khuấy đến khi chín.
  • Trộn 160g cát căn đã tán thành bột mịn vào cùng.
  • Dùng để ăn trực tiếp.

Bài thuốc 24 – Khát nước, táo bón, nóng bụng khó chịu

  • Ngâm 50g gạo tẻ trong nước qua đêm.
  • Đổ nước gạo, trộn với 120g cát căn dạng bột.
  • Nấu cháo và ăn ngày 2 lần.

Bài thuốc 25 – Trị khát nước ở bệnh nhân bị bệnh tim mạch

  • Bài thuốc gồm 200g cát căn, 180g đan sâm, 90g bạch linh, 60g cam thảo.
  • Tất cả nguyên liệu sấy khô và tán vụn nhỏ, trộn đều và bảo quản trong lọ kín.
  • Mỗi lần hãm 40g thuốc với nước sôi trong 20 phút rồi uống như dùng trà.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không sử dụng bài thuốc này.

Điều trị các chứng đau nhức trên cơ thể

Bài thuốc 26 – Đau nhức mỏi vùng thắt lưng

  • Cát căn sống rửa sạch.
  • Nhai sống cát căn và nuốt phần nước, nhả bã.

Bài thuốc 27 – Đau cứng ở cổ vai gáy do tăng huyết áp

  • 20g cát căn
  • Sắc nước uống mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Bài thuốc 28 – Đau cứng cổ, khô miệng nhưng không đổ mồ hôi, sợ gió lạnh

  • 12 quả đại táo, 12g cát căn, 9g mỗi loại ma hoàng, sinh khương cắt lát, 6g mỗi loại thược dược, quế chi bỏ vỏ, cam thảo.
  • Sắc thuốc với 1 lít nước cho đến khi cô lại chỉ còn khoảng 300ml thì chia thành 3 phần bằng nhau rồi uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc 29 – Trẻ nhỏ bị co quắp lưng và viêm tủy xám

  • 8g mỗi loại thạch cao và cát căn, 4g mỗi loại hoàng cầm, kim ngân hoa, bạch thược, 2g cam thảo, 2.8g hoàng liên, 2 con toàn yết, 2 con ngô công.
  • Sắc thuốc tất cả nguyên liệu, chia nhỏ uống mỗi ngày.

Một số công dụng điều trị bệnh khác

Bài thuốc 30 – Chảy máu do gân cốt tổn thương

  • Cát căn tươi giã nát.
  • Phần nước dùng để uống còn bã cát căn đắp lên vùng gân cốt bị đau nhức và tổn thương.

Bài thuốc 31 – Cầm máu mũi hiệu quả

  • Dùng cát căn sống ép nước cốt bỏ bã.
  • Chia nước cốt uống 3 lần trong ngày sẽ cầm máu hiệu quả.

Bài thuốc 32 – Ngứa ngáy ở da ở người có cơ địa đổ mồ hôi nhiều

Rắc bột thuốc lên vùng da bị ngứa ngáy do đổ mồ hôi nhiều
Rắc bột thuốc lên vùng da bị ngứa ngáy do đổ mồ hôi nhiều
  • 20g hoạt thạch, 5g thiên hoa phấn, 5g cát căn dạng bột mịn.
  • Tất cả vị thuốc tán ở dạng bột mịn, trộn đều với nhau.
  • Rắc thuốc lên vùng da bị ngứa mỗi ngày.

Bài thuốc 33 – Vết thương bị lở loét do cọp vồ trúng

  • 20g cát căn sống sắc thành nước thuốc đậm đặc dùng để ngâm và rửa ở vết thương.
  • 20g bột cát căn sắc để uống trong 1 ngày, chia thành 6 lần.

Bài thuốc 34 – Dùng cát căn dược liệu cho người bị tiểu đường

  • Nguyên liệu: 20g cát căn, 16g mạch môn, 12g mỗi loại gồm sa sâm, khổ qua, đơn bì, thạch hộc, thỏ ty tử, 8g ngũ vị tử, 3g cam thảo.
  • Đem tất cả vị thuốc sắc thành nước uống.

Bài thuốc 35 – Dùng cho người bị cao huyết áp

  • Câu đằng và cát căn thái thành lát theo tỷ lệ 1:1
  • Đem nguyên liệu tán thành vụn rồi phơi khô. Sau khi trộn đều thì bảo quản trong lọ thuỷ tinh kín.
  • Mỗi lần lấy 30g thuốc, hãm nước tương tự cách hãm trà trong 30 phút. Uống thay trà mỗi ngày.

Những lưu ý khi sử dụng cát căn

Cát căn hay sắn dây là nguyên liệu phổ biến nhưng có rất nhiều người đã và đang sử dụng sai cách. Điều này có thể gây tác dụng phụ, phản tác dụng hoặc làm giảm đi dược tính của vị thuốc này.

Khi sử dụng cát căn, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Không sử dụng cát căn dược liệu hay bột sắn dây quá nhiều trong ngày, chỉ nên dùng theo liều quy định. Với bột sắn dây không uống quá 1 cốc/ngày.
  • Cát căn không được dùng cho người bị âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư, khi bị sốt nóng nhưng sợ lạnh.
  • Lưu ý khi dùng trực tiếp cát căn sống cho trẻ em có thể dẫn đến lạnh bụng, tiêu chảy.
  • Phụ nữ có thai có dấu hiệu mệt mỏi, hạ huyết áp không dùng cát căn.
  • Không sử dụng chung cát căn với mật ong và hương hoa bưởi có thể dẫn đến ngộ độc, đau bụng hoặc nôn mửa.

Cát căn giá bao nhiêu và mua ở đâu thì chất lượng?

Cát căn được bào chế thành nhiều dạng khác nhau, có thể dạng thái lát, dạng khúc, dạng viên hay dạng bột. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại khác nhau cũng như chất lượng khác nhau.

Những đặc điểm dưới đây là cách để nhận biết loại nhất phẩm, chất lượng thượng hạng mà người mua nên chú ý:

  • Nên chọn mua miếng không quá to, miếng to quá là do chế biến vội, chưa sơ chế, lọc và chế biến kỹ càng, có thể còn chứa nhiều xơ bên trong.
  • Nên mua loại có màu vàng trắng hơi ngả hàng, không mua loại có màu đen, cũng cần lưu ý thành phẩm có màu trắng quá mức như bột phấn có nguy cơ bị tẩy trắng bằng phèn chua không nên dùng.
  • Nên mua ở địa chỉ uy tín, có quy trình bào chế hiện đại và đảm bảo an toàn vệ sinh. Bởi quá trình bào chế đòi hỏi phải ngâm, xông hơi, ngâm nước,… rất tỉ mỉ nên nếu cơ sở không uy tín có thể làm củ sắn dây bị biến chất, mất vệ sinh.

Tại Việt Nam có rất nhiều địa phương trồng và bán sắn dây cũng như cát căn dược liệu, nhưng phần lớn đều nhỏ lẻ và chưa được chú trọng đầu tư theo quy mô lớn. Chính vì thế giá bán ở mỗi nơi lại khác nhau và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng, thời vụ, thị trường, thường dao động trong khoảng từ 150.000 VNĐ/kg đến 250.000 VNĐ/kg.

Vậy nên mua ở đâu để đảm bảo chất lượng loại nhất phẩm, an toàn vệ sinh nhất?

Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm là thương hiệu uy tín chuyên phân phối các sản phẩm dược liệu, vị thuốc quý hiếm tại Việt Nam với vùng dược liệu có quy mô lớn trải dài khắp Việt Nam.

Sản phẩm cát căn được dược liệu Vietfarm nuôi trồng, thu hoạch và bào chế theo chuẩn quy trình khép kín hiện đại tại nhiều vùng dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO trong hệ thống tại Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương,…

Sản phẩm được đóng gói hiện đại, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, được kiểm định chất lượng đạt chuẩn CO – CQ của Bộ Y Tế.

Tại Trung tâm Dược Liệu Vietfarm, sản phẩm này đang được niêm yết với mức giá 180.000 VNĐ/kg và 90.000 VNĐ/ 0.5kg.

Trên đây là tổng hợp đầy đủ các thông tin về dược liệu cát căn, cách sử dụng và 35 bài thuốc dân gian trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Mặc dù là một loại dược liệu không quá đắt tiền và rất phổ biến nhưng cát căn lại là một vị thuốc Nam rất quý và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau.

Khách hàng đang có nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm cát căn loại I, chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể liên hệ với Vietfarm tại các địa chỉ sau:

  • Cơ sở TP. Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Q.Thanh Xuân
  • Cơ sở Tp. Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, P.2. Q. Phú Nhuận
  • Cơ sở Quảng Ninh: 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, Tp. Hạ Long

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Đăng ký tư vấn với chuyên gia