Cam Thảo Bắc
1/5 - (2 bình chọn)
Mã SP: CTB-0082

Liên hệ

Khối lượng 500g

Cam Thảo Bắc: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng, Lưu Ý

Cam thảo là vị dược liệu cổ xưa được các danh y chứng minh mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, dùng cam thảo sai cách, không đúng liều lượng có thể gây ra tác dụng ngược. Trong bài viết này Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc sẽ tư vấn giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cam thảo trong việc thanh lọc cơ thể và chữa bệnh. 

Cam thảo là gì, có đặc điểm như thế nào?

Cây cam thảo thuộc họ Đậu với danh pháp khoa học là Fabaceae. Loại cây này còn có tên gọi khác là dã cam thảo, cam thảo đất hay trôm lay,… Cam thảo gồm có cam thảo bắc và cam thảo nam. Tuy 2 dược liệu này có tên gọi gần giống nhau nhưng trên thực tế cam thảo bắc dược liệu được sử dụng trong việc chữa bệnh nhiều hơn. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi xin đề cập tới cây cam thảo bắc.

Hình ảnh cây cam thảo bắc
Hình ảnh cây cam thảo bắc

Đặc điểm:

  • Phần thân mọc thẳng đứng, cây nhô trên mặt đất có chiều cao chừng 0,4 – 0,7m. Phần thân non xuất hiện nhiều khía dọc.
  • Lá dược liệu mọc đối hoặc cũng có khi mọc vòng ba dài chừng 3 – 5cm, rộng khoảng 1,5 – 3 cm. Phiến lá nguyên và có xu hướng hẹp dần ở gốc, mép lá có răng cưa ở nửa cuối thân, gân lá hình lông chim.
  • Hoa nhỏ có màu trắng, mọc riêng rẽ hoặc mọc thành từng đôi xen ở kẽ lá.
  • Cuống quả dài chừng 0,8 – 1,5 cm.
  • Quả tồn tại ở kẽ lá có màu nâu đen. Còn đài đồng trưởng và quả bên trong có hình dạng hơi tròn, núm nhụy thò ra ở đỉnh quả, dài chừng 1 – 2mm.
  • Rễ chính của cây nhỏ và có màu nâu đỏ nhạt, xuất hiện nhiều rễ phụ.

Phân bố: Cây cam thảo được tìm thấy ở hầu khắp trên đất nước Việt Nam.

Thu hoạch: Cây có tuổi thọ 3 – 4 năm thì có thể thu hoạch vào cuối mùa thu. Hoặc có thể thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi.

Thành phần hóa học: Trong cam thảo có nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như: Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Neoliquiritin, Glycyrrhizic acid, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Uralenic acid, 18b-Glycyrrhetic acid, Liquiritigenin, Neoisoliquiritin,…

Bộ phận dùng làm dược liệu: Rễ hoặc thân cây sau khi thu hoạch, rửa sạch rồi phơi sấy cho khô.

Cam thảo có tác dụng gì – Chuyên gia tư vấn

Khi tìm hiểu về dược liệu, rất nhiều người thắc mắc không biết cam thảo bắc có tác dụng gì. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, cam thảo bắc dược liệu hội tụ rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Vị thuốc này có dược lý đa dạng, cụ thể:

Tác dụng của cam thảo theo y lý hiện đại

  • Điều trị huyết áp thấp: Dược tính trong cam thảo hoạt động tương tự như corticoid có khả năng giữ nước và bù muối NaCl, đào thải Kali gây phù nề, đồng thời thảo dược cũng có khả năng tăng huyết áp.
  • Giải độc: Thành phần hóa học trong dược liệu có khả năng loại bỏ độc tố do histamine, physostigmin, cloralhydrat, pilocarpin, barbituric. Ngoài ra dược liệu còn có thể giải độc trong trường hợp bị uốn ván.
  • Bảo vệ gan: Trong cam thảo có chứa thành phần Glycyridin, khi đi vào cơ thể sẽ tạo ra hàng rào bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại. Ngoài ra Glycyridin còn giảm bớt được một số độc tố của Atropin, Stibium và Atropin.
  • Chỉ khái hóa đờm: Thành phần trong cam thảo kích thích hầu họng, khí quản xuất tiết, từ đó giúp làm loãng đờm.
Cam thảo bắc được chứng minh có thể chữa được nhiều bệnh tật
Cam thảo bắc được chứng minh có thể chữa được nhiều bệnh tật
  • Chống loét đường tiêu hóa: Dược liệu cam thảo có khả năng chống loét và giảm tiết axit dịch, đồng thời thúc đẩy niêm mạc phổi phục hồi.
  • Điều hòa nội tiết tố: Qua các công trình nghiên cứu, các bác sĩ đã chứng minh được thành phần dược chất trong vị thuốc có khả năng điều hòa nội tiết tố của chuột bạch.
  • Giảm mỡ: Nhờ có Glycyrrhizin mà dược liệu có thể giảm mỡ trong cơ thể người dùng.
  • Tiêu viêm, kháng khuẩn: Cam thảo có khả năng ức chế tụ cầu vàng, loại bỏ trực khuẩn coli, trùng roi, amip, trực lao khuẩn. Đặc biệt Glycyrrhizic và Acid Glucuronic trong dược liệu còn có khả năng kháng viêm cực tốt.

Ngoài ra uống dược liệu cam thảo còn giúp chống những cơn co thắt ở đường tiêu hóa, giải độc, thanh nhiệt cơ thể; tránh rối loạn nhịp tim hiệu quả.

Công dụng của cam thảo trong Y học cổ truyền

Trong Đông y, dược liệu cam thảo là thảo dược quý và mang tới nhiều giá trị cho sức khỏe:

Trưởng cơ nhục, trị chứng bội lực, kiên gân cốt

  • Chỉ khát, ôn trung, thông kinh mạch, giải độc bách dược
  • Định phách, dưỡng khí, ích tinh, thông cửu khiếu, an hồn
  • Hoãn cấp, ích khí, thông hành 12 kinh
  • Bổ trung, thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống

Tác dụng của cây cam thảo đất

Tuy không được đề cập tới nhiều nhưng cây cam thảo đất (cam thảo nam) cũng mang tới một số công dụng như:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái đường, sử dụng làm bài thuốc giúp giảm đường huyết, tăng hồng cầu.
  • Giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể
  • Thúc đẩy quá trình liền da, làm lành vết thương nhanh chóng.

Cam thảo trị bệnh gì, cách dùng cam thảo chữa bệnh

Vì là dược liệu không chứa độc tố nên cách dùng cam thảo chữa bệnh rất đơn giản. Tùy theo mỗi loại bệnh mà người dùng có thể nhai trực tiếp, sắc thuốc uống, dùng cao lỏng hoặc sử dụng một số chế phẩm từ dược liệu như: kẹo cam thảo, trà cam thảo,…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cam khảo như sau:

  • Trị viêm loét dạ dày: Sử dụng cao lỏng được tinh chiết từ cam thảo bắc hòa cùng nước ấm rồi sử dụng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 4 lần, mỗi lần dùng khoảng 15ml. Kiên trì dùng trong 6 ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể.
  • Trị ho lao, ho lâu ngày: Nướng dược liệu cam thảo rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng 4g hòa cùng nước ấm và uống. Ngày uống 3 – 4 lần, dùng khoảng 5 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
  • Trị trẻ em bị cấm khẩu: Đem khoảng 12g cam thảo tươi sắc cùng 1 chén nước. Đun nhỏ lửa cho tới khi thuốc cạn còn 8 phân, cha mẹ chắt nước cốt ra cho con uống. Sau khi con nôn hết đờm nhớt ra thì nhỏ vào miệng con vài giọt sữa.
  • Chữa ngộ độc, mụn nhọt: Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 thìa cà phê cao mềm cam thảo. Sử dụng liên tục khoảng 1 tuần sẽ giảm sưng, giảm mụn nhọt.
Ghi nhớ một số bài thuốc chữa bệnh
Ghi nhớ một số bài thuốc chữa bệnh
  • Trị khó thở, tâm phế suy nhược: Nguyên liệu gồm có cam thảo 12g, nhị sâm 8g, đương quy 10g. Tất cả đem sấy khô sau đó tán thành bột mịn, bảo quản nơi khô thoáng. Mỗi lần lấy 4g bột hòa cùng nước ấm rồi uống, mỗi ngày sử dụng 3 – 4 lần.
  • Trị viêm tắc tĩnh mạch: Chuẩn bị 50g cam thảo tươi sắc cùng 3 bát nước, đun nhỏ cho tới khi cạn còn 1. Chia phần thuốc làm 3 phần và sử dụng trong ngày. Uống trước bữa ăn 30 phút.
  • Xử lý ngộ độc thực phẩm: Dùng 9 – 15g sinh cam thảo sắc với nước. Chia thành 3 – 4 lần và uống hết trong 2 giờ. Trường hợp bị nhiễm độc nặng cần tăng lượng cam thảo lên 30g sắc cùng 300ml nước. Mỗi lần xông thụt dạ dày 100ml trong 3 – 4 giờ.
  • Trị nước tiểu nhạt màu: Uống bột cam thảo mỗi ngày 4 lần, mỗi lần khoảng 5g.
  • Trị viêm họng mạn: Dùng 10g cam thảo sống hãm cùng nước ấm, uống liên tục ngụm nhỏ cho đến khi trị dứt điểm các triệu chứng.
  • Chữa ngứa và viêm da (chàm): Sử dụng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo. Mỗi ngày sử dụng 3 lần, kiên trì dùng liên tục trong 2 tuần.

Một số lưu ý khi sử dụng cam thảo

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng dược liệu chữa bệnh, người dùng cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:

Đối tượng không nên sử dụng dược liệu

Theo bác sĩ Vân Anh, phụ nữ đang mang bầu không nên sử dụng rễ cam thảo hay bất kỳ bộ phận nào của cây thuốc để làm chất bổ sung hay thanh lọc cơ thể. Bác sĩ chỉ rõ, hoạt chất glycyrrhiza có trong dược liệu có thể tác động xấu, gây hại đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra nếu trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu tiêu thụ cam thảo chính là nguyên nhân dẫn đến sinh non. Do vậy nếu muốn sử dụng cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng cam thảo
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng cam thảo

Ngoài phụ nữ mang thai, những người bị lợi tiểu trừ thấp hay đầy bụng, phù trướng,… cũng không nên sử dụng cam thảo bởi có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Tương tác với cam thảo

Dưới đây là một số loại thuốc có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc hạ kali, thuốc nhịp tim, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, những chất làm loãng máu, thuốc ngừa thai, nhóm thuốc trị viêm, nhuốm thuốc hormone.

Chính vì vậy người dùng nếu đang trong quá trình điều trị bệnh phải sử dụng các loại thuốc trên tuyệt đối không nên bổ sung cam thảo vào cơ thể để tránh gặp kích ứng.

Không dùng cam thảo kết hợp với nhân trần

Trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, cam thảo và nhân trần là hai vị thuốc rất quen thuộc và phổ biến. Nhiều người đã uống trà nhân trần kết hợp cam thảo vừa giải khát vừa giải độc, mát gan,… Tuy nhiên cách kết hợp này lại không tốt, vô tình tạo ra tác dụng ngược.

Cam thảo có tính giữ nước tốt, trong khi đó nhân trần lại giúp đào thảo. Chính vì thế uống nhân trần cùng cam thảo chẳng những không mang lại lợi ích gì mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Liều lượng sử dụng mỗi ngày

Liệu uống cam thảo hàng ngày có tốt không là băn khoăn của nhiều người. Theo bác sĩ Vân Anh, chúng ta không nên uống cam thảo thường xuyên trong thời gian dài. Những người uống quá nhiều cam thảo có nguy cơ tăng huyết áp và làm giảm kali trong máu.

Sử dụng dược liệu với liều lượng phù hợp, không nên lạm dụng
Sử dụng dược liệu với liều lượng phù hợp, không nên lạm dụng

Theo thống kê có khoảng 1 – 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch do sử dụng nhiều sản phẩm chiết xuất từ cam thảo như trà, kẹo. Ngoài ra nếu dùng hơn 5g có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim. Những người mắc bệnh lý về gan sẽ gặp những triệu chứng rõ nét hơn.

Vì vậy người tiêu dùng nên tìm chọn mua cam thảo bắc dược liệu tại địa chỉ bán uy tín, có chuyên gia sức khỏe tư vấn cách dùng. Điều này đảm bảo có thể hấp thu tối đa dưỡng chất và đạt được hiệu quả cao nhất.

Cam thảo mua ở đâu đảm bảo chất lượng?

Không khó để tìm được địa chỉ bán cam thảo trên thị trường hiện nay, tuy nhiên tại Việt Nam thị trường dược liệu đang bị nhiễu loạn. Nhiễu loạn về giá cả, nhiễu loạn về chất lượng sản phẩm gây hoang mang cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, trước khi quyết định mua bạn cần tìm hiểu thật kỹ để “chọn mặt gửi vàng”, tránh mua phải hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cam thảo giá bao nhiêu?

Mức giá dược liệu cam thảo còn tùy thuộc vào địa chỉ bán và cũng như chất lượng sản phẩm. Hiện cam thảo bắc dược liệu có giá dao động từ 200.000 – 400.000 vnđ/kg. Ngoài ra thị trường còn có cam thảo dạng bột với mức giá từ 200.000 – 250.000đ/1kg ( thùy thời điểm). Hiện Vietfarm đang phân phối cam thảo bắc khô với giá thành: 390.000 vnđ/1kg.

Vietfarm – Địa chỉ bán cam thảo uy tín, triệu người tin dùng

Giữa hàng trăm lời quảng cáo, Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm hiện nay là địa chỉ bán buôn dược liệu uy tín tại Việt Nam. Vietfarm cam kết phân phối dược liệu cam thảo đảm bảo chất lượng, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Nguồn cây cam thảo được nuôi trồng tại vùng dược liệu sạch 28ha tại Hà Giang, gieo trồng theo phương pháp tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giữ lại toàn bộ dược tính có trong vị thuốc. Quy trình thu hoạch, tẩm ướt, phơi sấy, đóng gói đảm bảo khép kín đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO, được cấp chứng nhận CO – CQ, sản phẩm được thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng.

Cam thảo dược liệu Vietfarm được đóng gói túi zip tiện lợi, có tem chứng nhận xuất xứ rõ ràng nhằm giúp người tiêu dùng nắm rõ được nguồn gốc. Đặc biệt, sản phẩm được đóng gói đẹp mắt rất thích hợp làm quà biếu. Khi mua cam thảo tại Vietfarm người tiêu dùng còn được bác sĩ Nguyễn Vân Anh tư vấn kỹ về cách dùng cũng như liều lượng hợp lý phù hợp với thể trạng, thể bệnh của mỗi người.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây cam thảo mà Vietfarm muốn gửi tới quý bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua sản phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

Cập nhật lần cuối 10:34 Sáng , 12/11/2022

Bình luận
  1. Mai thuần lương says: Trả lời

    Chúng tôi là công ty sx rượu, muốn tạo vị ngọt cho 1 dòng rượu Cam( hương cam từ vỏ trái cam sành) từ cam thảo thay vì từ đường phèn!
    Xin có vài thắc mắc:
    1/cam thảo và tinh dầu vỏ cam sành cùng có trong rươu có chống chỉ định không?
    2/liều lượng cam thảo là bao nhiêu cho 1.000l (một ngàn lít) thì có được cảm giác ngọt?
    Cám ơn.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tam thất nam là gì? Cách sử dụng, giá bán chuẩn và địa chỉ mua uy tín

Tam thất nam

Trung tâm nghiên cứu & nuôi trồng dược liệu Vietfarm...

Hình ảnh cây an xoa trong tự nhiên

Cây An Xoa

Trung tâm dược liệu Vietfarm cung cấp an xoa khô...

110,000 đ Đặt mua
Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm là địa chỉ cho nhiều khách hàng có nhu cầu về dược liệu nói chung và dược liệu dương hoắc nói riêng

Dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc có công dụng là tăng cường sinh...

Cây chi tử

Cây chi tử

Cây chi tử có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho...

Đối tác

logo thuốc dân tộc
trung tâm da liễu đông y việt nam logo
logo thuốc dân tộc
Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 hộp Đông trùng hạ thảo cách đây 10 phút