Bản lam căn

Ngày đăng: 08/06/2022 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
1.4/5 - (9 bình chọn)

Bản lam căn là một loại thuốc được dùng phổ biến trong Y học cổ truyền, chuyên trị phong nhiệt, giải độc, giải cảm, đau họng, rôm sảy, mụn nhọt, quai bị, viêm gan, viêm não, đau dây thần kinh, rong huyết,… hiệu quả. Vậy bản lam căn là cây gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc thông tin hữu ích về vị thuốc này, cách làm 16 bài thuốc hay chữa bệnh cũng như giá bán và cách dùng đúng cách. 

Tìm hiểu bản lam căn là cây gì?

“Bản lam căn” là tên trong Y học cổ truyền của rễ cây tùng lam, loại cây thường mọc hoang thành bụi ven đường nên rất ít người biết và để ý đến vị thuốc quý này.

Bản lam căn là cây bụi mọc hoang nhiều ở ven đường
Bản lam căn là cây bụi mọc hoang nhiều ở ven đường

Thông tin về dược liệu bản lam căn

  • Tên dược liệu: Bản lam căn
  • Tên gọi khác trong tiếng Việt: Bọ mẩy, Mây kỳ cấy, Đại thanh, Đắng cay, Bọ nẹt, Rau đắng, Thanh thảo tâm
  • Tên gọi khác trong tiếng Hán: Mã tảo, Mã lam, Bản lam, Lưu cầu lãm, Đại hiệp đông lam
  • Tên Latin: Radix Isatidis
  • Tên khoa học: Clerodenron Cytophyllum Turcz
  • Thuộc họ khoa học: Verbenaceae

Mô tả đặc điểm cây bản lam căn

Cây bản lam căn thuộc nhóm cây bụi, cây nhỡ với các cành non, toả thành hình tròn, có phủ lông và vỏ cành cây có màu nâu.

Lá cây có hình bầu dục mũi mác, nhọn ở phần đầu, gốc tròn, gân lá nổi rõ ở phiến dưới của lá.

Chùm hoa mọc thành ngù, từ trục chính cho ra 8 đến 14 nhánh hoa nhỏ, thường có màu trắng. Đài hoa có lông và 5 răng, tràng hoa được phủ một lớp lông mảnh, có hình trụ, có 5 thuỳ hình trái xoan.

Cây thường ra hoa vào mùa hạ và có quả hạch vào mùa thu.

Phân bổ địa lý

Là một loại cây bụi mọc hoang nên cây thuốc này có thể tìm thấy ở ven đường, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu tới, nhiều nhất ở vùng trung du và đồng bằng của khu vực miền núi phía Bắc và Trung bộ nước ta.

Bộ phận dùng và quy trình chế biến

Vị thuốc bản lam căn sử dụng rễ của cây thuốc. Rễ cây hình trụ đâm sâu xuống đất, các nhánh rễ mọc toả ra xung quanh.

Bộ phận để bào chế dược liệu là rễ cây
Bộ phận để bào chế dược liệu là rễ cây

Để bào chế vị thuốc, người dân đào rễ cây về rửa sạch và phơi khô, có thể phơi nguyên cả bộ rễ hoặc thái lát rồi phơi khô.

Dược liệu được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh mối mọt, ẩm mốc.

Tính vị và quy kinh

Theo các ghi chép Đông y thì dược liệu bản lam căn có vị đắng, tình hàn và được quy vào kinh tâm, vị.

Công dụng bản lam căn

Trong dân gian sử dụng loại thảo dược này rất phổ biến trong điều trị nhiều chứng bệnh và các bệnh lý khác nhau.

Công dụng của vị thuốc theo Đông y

Trong quyển “Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển” có ghi chép:

Bản lam căn có tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc cơ thể, lương huyết, lợi yết hầu, mát máu, tiêu tụ, lợi họng, tiêu đờm, giảm ho, kháng sinh,…

Vị thuốc này chủ trị phù hợp với các trường hợp:

  • Phong nhiệt thấp độc, độc nhiệt xâm nhập vào máu sinh đau đầu, sốt cao, nóng ruột, bồn chồn, họng sưng, mê sáng, khát nước, chảy máu cam, phát ban,…
  • Viêm họng, quai bị, ứ huyết, phù nề,…
  • Viêm não, viêm đơn đào thể, sưng tuyến mang tai, bệnh tuỷ sống có tính chất lưu hành,…
  • Lở loét ở khoang miệng, nóng trong.
  • Bệnh lý viêm gan cấp tính và bệnh mãn tính.

Công dụng theo Y học hiện đại

Các nghiên cứu khoa học nhận định rằng, trong rễ cây bản lam căn có chứa các thành phần hoạt chất gồm: Arginine, Indican, Indigo, Glutamine, Salicylic Acid, Kinetin, Indirubin, Uridine.

Những thành phần này có công dụng hạ sốt, giải cảm, tăng cường hệ miễn dịch, chữa các bệnh ngoài da như mụn nhọt, trứng cá, rôm sảy, giảm đau và viêm sưng hiệu quả, thanh nhiệt cơ thể,…

Các bài thuốc chữa bệnh từ bản lam căn

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng dược liệu bản lam căn trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Dưới đây là những bài thuốc hay mà bạn đọc có thể tham khảo.

Bài thuốc chữa bệnh răng miệng

Bài thuốc 1 – Khẩu xú tiêu độc

Khẩu xú tiêu độc ẩm là bài thuốc chuyên trị nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng, hôi miệng

  • Các vị thuốc gồm: 20g mỗi loại bản lam căn, hoa cúc dại, trắc bá diệp; 12g kim ngân hoa;
  • Sắc 2 lần nước, trộn vào nhau và uống hàng ngày thay trà.
Uống trà bản lam căn chữa hôi miệng, nhiệt miệng
Uống trà bản lam căn chữa hôi miệng, nhiệt miệng

Bài thuốc chữa bệnh ngoài da

Bài thuốc 2 – Tiết tiêu ẩm

Công dụng: chữa viêm loét trên da thịt.

  • Chuẩn bị 60g bản lam căn, 60g kim ngân hoa, 15g cam thảm.
  • Tất cả nguyên liệu sắc hoặc hãm cùng nước sôi, lọc bỏ bã và uống tương tự như trà.

Bài thuốc 3 – Ngũ căn thang

Gồm 5 loại “căn” tức 5 loại rễ cây, dùng để điều trị chứng viêm loét trên da, da xuất hiện đốm đỏ, có nổi hạch.

  • 5 loại rễ cây gồm: 30g rễ cỏ tranh, 15g rễ qua lâu, 9g rễ tử thảo, 9g rễ xuyên thảo, 9g rễ bản lam.
  • Các loại rễ rửa sạch hoàn toàn đất cát, để ráo nước.
  • Sắc nước thuốc 2 lần, trộn lẫn vào nhau rồi chia thành 2 phần uống vào sáng và tối trong ngày.

Bài thuốc 4 – Bì viêm tiêu ẩm

Người bị viêm da cấp tính do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt của mặt trời xuất hiện các triệu chứng da bị bong tróc, đỏ da, phù da, có mụn nước,… có thể dùng bài thuốc tiêu viêm sau:

  • Bài thuốc gồm 12g bản lam căn; 9g mỗi vị hoàng cầm, huyền sâm, ngưu bàng tử, cát ngạch; 5g mỗi vị hoàng liên, cam thảo, bạc hà.
  • Đem sắc nước thuốc 2 lần, sau đó trộn lẫn với nhau.
  • Chia bài thuốc thành 2 phần uống trong ngày vào sáng và tối.

Bài thuốc 5 – Khử độc tẩy tễ

Chuyên dùng cho người bị rôm sảy, nóng trong, có vết thương ngoài da bị viêm nhiễm, lở loét.

  • Gồm 20g cam thảo, 20g đại thanh diệp, 15g bản lam căn.
  • Sắc thuốc cùng nước, dùng nước đầu để uống thay trà trong ngày, dùng nước đun lần thứ 2 để rửa và vệ sinh vết thương ở da.

Bài thuốc chữa các bệnh đường hô hấp

 

Dược liệu chữa viêm phổi, cảm cúm, ho sốt, cảm mạo, viêm họng,... hiệu quả
Dược liệu chữa viêm phổi, cảm cúm, ho sốt, cảm mạo, viêm họng,… hiệu quả

Bài thuốc 6 – Thanh nhiệt giải độc âm

Dành cho người đang bị bệnh đường hô hấp như cảm cúm, bị lây cảm cúm, viêm hạch cấp tính đi kèm sưng mủ.

  • Chuẩn bị 12g mỗi loại sau: bản lam căn, kim ngân hoa, xác ve, bạc hà, lô căn hoắc hương, thần khúc, kinh giới, cát ngạch cùng 9g cam thảo.
  • Sắc nước thuốc uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Bài thuốc 7 – Thanh phế dịch

Người bị bệnh viêm phổi có triệu chứng sốt cao nên dùng bài thuốc sau:

  • 30g bản lam căn, 30g rau diếp cá, 30g hoa cúc dại, 15g cam thảo, 15g bách tử thảo.
  • Thực hiện đun sắc hai lần nước rồi trộn lẫn với nhau.
  • Một thang thuốc chia thành 2 lần uống vào sáng tối.

Bài thuốc 8 – Trị sốt và cảm mạo

Người có triệu chứng sốt cao, ho nhiều, sổ mũi, sợ gió và sợ lạnh uống thuốc sau:

  • Sắc thuốc gồm có 40g bản lam căn, 20g khương hoạt.
  • Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, kiên trì dùng đều đặn mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc 9 – Trị viêm họng, viêm thanh quản

  • Thành phần gồm có 16g bản lam căn, 12g hoàng bá, 12g kim ngân hoa, 12g đại hoàng, 6g cam thảo.
  • Sắc uống dùng trong ngày cho đến khi hết triệu chứng ho, đau nhức, viêm sưng ở cổ họng.

Bài thuốc chữa quai bị hiệu quả

Khi bị quai bị, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ thể, sưng tuyến nước bọt ở một hoặc cả hai bên, sưng bìu và đau tinh hoàn ở nam giới. Điều trị quai bị không kịp thời có thể dẫn đến teo tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm cơ tim, viêm màng não,..

Bài thuốc 10 – Bản lam căn trà

Chữa bệnh quai bị và đề phòng cảm cúm hiệu quả:

  • Chuẩn bị bản lam căn, đem rửa sạch bụi đất.
  • Phơi nắng nhiều lần hoặc sấy khô.
  • Hãm 60g dược liệu cùng với nước sôi để uống thay nước mỗi ngày.

Bài thuốc 11 – Thanh nhiệt lợi thấp thang

Chữa quai bị, phòng viêm màng não, cảm cúm, viêm não B, viêm màng tuỷ truyền nhiễm.

  • Gồm có 30g hải kim sa, 30g đại thanh diệp, 15g bản lam.
  • Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc và uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh viêm gan

Người bị viêm gan, suy gan, vàng da nên dùng bài thuốc từ thảo dược này
Người bị viêm gan, suy gan, vàng da nên dùng bài thuốc từ thảo dược này

Bài thuốc 12 – Can khang thang

Người bị bệnh viêm gan mạn tính với các triệu chứng như đau ở phía sườn bên phải, vàng da, miệng khô và đắng, đầy bụng dưới, buồn nôn, chán ăn, đại tiện ra phân lỏng, thần kinh và cơ bắp mệt mỏi dùng bài thuốc sau:

  • 30g điền cơ hoàng, 15g mỗi vị thuốc bản lam căn, bạch thược, nhân trần, kê cốt thảo; 9g hoàng cầm; 6g mỗi loại sài hồ và cam thảo.
  • Một thang thuốc như trên đun sắc cho 1 ngày, mỗi ngày chia 2 lần uống, kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Bài thuốc chữa đau dây thần kinh tam thoa

Dây thần kinh tam thoa là hệ thống dây thần kinh sọ lớn nhất trong cơ thể người, nằm ở vùng mặt, chia thành 3 nhánh là dây V1 ở mắt, dây V2 ở hàm, dây V3 ở hàm dưới và được mạch máu bao quanh.

Người bị đau thần kinh tam thoa thường gặp các cơn đau ngắn nhưng dữ dội, đau như dao đâm, sốc điện, đau nhói kéo dài khoảng vài giây và không quá vài phút.

Bài thuốc 13 – Tiêu thống tán

  • Chuẩn bị 60g bản lam căn và 60g cương tàm.
  • Cả 2 loại dược liệu đem nghiền thành bột mịn, pha thành nước uống.
  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10g thuốc.

Bài thuốc chữa chứng rong huyết ở phụ nữ

Bài thuốc 14 – Trị rong huyết

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt dẫn đến rong kinh nhiều ngày, kinh nguyệt có màu bất thường nên sử dụng cách làm sau:

  • Lấy 1 khúc ngẫu tiết giã nát trộn với bản lam căn.
  • Uống thảo dược với rượu mỗi lần ½ chén nhỏ.

Bài thuốc chữa mụn cơm

Ít ai biết rằng, loại dược liệu này cũng được dùng để tẩy các loại mụn cơm trên da và mắt cá rất hiệu quả.

Bài thuốc 15 – Khư vưu tẩy tễ

Công dụng: tẩy mụn cơm mọc ở chân

  • Dùng 60g sơn đậu căn và 60g bản lam căn.
  • Sắc nước thuốc đun 2 lần, sau đó đổ nước thuốc vào chậu.
  • Ngâm chân có mụn cơm vào nước khi thuốc còn nóng trong 30 phút.

Mỗi ngày ngâm chân một lần, tốt nhất là trước khi đi ngủ cho đến khi mụn cơm rụng hẳn.

Bài thuốc 16 – Bản lam căn tẩy tễ

Công dụng: Tẩy mụn cơm ở mắt cá, phục hồi da.

  • 1 thang gồm 40g bản lam căn, 15g tử thảo, 15g hương phụ, 9g đào nhân.
  • Đun nước thuốc 2 lần sau đó trộn lẫn vào với nhau.
  • Dùng nước thuốc để rửa chỗ đau và ngâm chân trong khoảng 20 phút.

Một thang thuốc này có thể dùng cho 3 ngày.

Những điều kiêng kỵ và lưu ý khi sử dụng

Cây bản lam căn là một loại cây thảo dược được dùng rất phổ biến, khi sử dụng bạn cần phải lưu ý những điều sau:

  • Cây bản lam có tính hàn, đại lạnh nên tuyệt đối kiêng kỵ dùng cho người nào tỳ vị hư hàn.
  • Thuốc có vị tả mạnh chính vì thế những người cơ thể ốm yếu, suy nhược, bệnh tật lâu ngày, người mới ốm dậy không nên sử dụng.
  • Mỗi ngày không nên dùng quá 30g dược liệu, dùng quá nhiều và trong thời gian quá dài có thể dẫn đến bệnh đường ruột, dị ứng và xuất huyết ở dạ dày.
  • Dược liệu sử dụng rễ cây là chính, nên trước khi sử dụng phải ngâm rửa thật kỹ càng, đảm bảo loại bỏ sạch hoàn toàn bụi đất, hoá chất,…

Giá bán và địa chỉ mua bản lam căn uy tín chất lượng nhất hiện nay

Mặc dù là một loại cây mọc hoang ven đường rất dễ tìm nhưng không phải ai cũng phân biệt được và biết cách bào chế dược liệu sao cho đúng cách và đảm bảo.

Dược liệu loại I chất lượng tốt nhất được nhận biết như sau:

  • Hình dạng: rễ nguyên củ hoặc được thái thành miếng dầy hình bầu dục.
  • Bề mặt dược liệu có màu vàng ngả xám hoặc vàng hơi nhạt, các vân nhăn chạy dọc.
  • Mặt cắt vỏ có màu trắng hơi vàng, phần gỗ màu vàng, mắt vỏ nằm ngang, nhiều miếng còn có rễ nhánh hoặc vết rễ.
  • Nên mua thành phẩm đã được sấy khô hoàn toàn, thân dài, đều, bóng dầu, không bị mối mọt, sâu đục.
Mua bản lam căn loại nhất phẩm tại Vietfarm để chất lượng, an toàn nhất
Mua bản lam căn loại nhất phẩm tại Vietfarm để chất lượng, an toàn nhất

Trên thị trường hiện nay có nhiều địa chỉ bán bản lam căn với các mức giá khác nhau, dao động từ 300.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ/kg. Vậy nên mua dược liệu quý này ở đâu để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh nhất?

Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm sở hữu hơn 100 vùng dược liệu sạch được Bộ Y Tế cấp giấy đạt chuẩn GACP – WHO. Bản lam căn được nuôi trồng và thu hoạch theo quy trình chuẩn hóa khép kín hiện đại tại vùng dược liệu Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Hải Dương, Hưng Yên.

Vietfarm cam kết đem đến tay khách hàng sản phẩm loại I chất lượng tốt nhất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm được đóng gói hiện đại, có đầy đủ giấy tờ, tem mác, giấy kiểm định chất lượng sản phẩm, quy cách đóng túi 1kg và túi 0.5kg.

Trên đây là những thông tin về dược liệu bản lam căn với những công dụng quý trong điều trị nhiều căn bệnh khác nhau cũng như cách bào chế 16 bài thuốc hay được sử dụng phổ biến. Khách hàng có nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm này, có thể liên hệ đặt hàng với Vietfarm hoặc qua trực tiếp các cơ sở tại:

  • Cơ sở TP. Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Q.Thanh Xuân
  • Cơ sở Tp. Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, P.2. Q. Phú Nhuận
  • Cơ sở Quảng Ninh: 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, Tp. Hạ Long

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Đăng ký tư vấn với chuyên gia