Bạch tật lê

Ngày cập nhật: 20/03/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
5/5 - (1 bình chọn)

Bạch tật lê là vị thuốc quý giúp cải thiện chức năng sinh lý nam giới hiệu quả. Bên cạnh đó dược liệu này còn có nhiều công dụng khác như hỗ trợ điều trị bệnh về thị giác, tiêu hóa, viêm loét miệng… Thông tin chi tiết về cây thuốc và ứng dụng y học sẽ có trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu.

Bạch tật lê là gì, thông tin chi tiết về dược liệu

Nhiều người thắc mắc không biết bạch tật lê là cây gì. Cây bạch tật lê còn được gọi với tên khác là gai ma vương hay thích tật lê là vị thuốc quý trong Đông y. Dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý đặc biệt là giúp cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới. Bên cạnh đó, Y học hiện đại cũng sử dụng dược liệu để bào chế nhiều loại thuốc.

  • Tên dược liệu: Bạch tật lê.
  • Tên gọi khác: Gai ma vương, gai sầu, gai chống, thích tật lê hoặc quỷ kiến sầu
  • Tên gọi khoa học: Tribulus terrestris L.
  • Thuộc họ: Tật lê (họ Zygophyllaceae)

Đặc điểm thực vật của dược liệu

Cây dược liệu có hoa màu vàng, lá kép lông chim
Cây dược liệu có hoa màu vàng, lá kép lông chim

Cây thuốc bạch tật lê là cây thân thảo mọc bò lan trên mặt đất thành từng đám lớn khoảng 1m. Có thể nhận biết bạch tật lê dược liệu thông qua một số đặc điểm sau:

  • Thân cây: Dạng thân thảo mềm, chia nhiều nhánh.
  • Lá: Dạng lá kép lông chim, mỗi lá có 5 – 7 đôi chét, mỗi lá dài khoảng 1cm, bề mặt dưới của lá có phủ lông trắng.
  • Hoa: Hoa dược liệu có 5 cánh màu vàng chanh, mùa hoa là lúc chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ.
  • Quả: Trái dược liệu có gai, chia thành 5 cạnh, gai nhọn và rất cứng có thể gây vết thương nếu dẫm phải. Bên ngoài quả bạch tật lê có lớp lông dày màu trắng bao quanh.

Cây bạch tật lê mọc ở đâu?

Dược liệu được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới tại các vùng ven biển, ven sông, đất cát hoặc đất phù sa. Đây là loại cây bản địa của các nước vùng ôn đới như Nam Âu, Châu Phi… Cây ưa nắng, khô hạn có thể phát triển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Riêng tại Việt Nam, dược liệu mọc nhiều ở khu vực từ Quảng Bình trở vào đến Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa.

Thu hái và bào chế dược liệu

Bộ phận được sử dụng để làm dược liệu là phần quả già. Mùa quả chín thường vào tháng 8 hoặc tháng 9 hàng năm, người ta sẽ cắt cả dây về dùng lực đập để quả rơi ra khỏi thân. Rửa qua nước loại bỏ những quả lép sau đó phơi khô hoặc sấy khô, loại bỏ các tua gai và bảo quản.

Dược liệu đã được nghiền thành bột mịn, dễ sử dụng và bảo quản
Dược liệu đã được nghiền thành bột mịn, dễ sử dụng và bảo quản

Thông thường có thể sơ chế dược liệu theo 2 cách sau:

  • Đồ quả rồi phơi khô: Quả bạch tật lê sau khi thu hái, loại bỏ quả lép đem đồ trong khoảng 3 giờ phơi khô và giã với lực vừa phải để loại bỏ hết gai. Mang quả thu được ngâm rượu trắng > 40 độ, đồ tiếp 3 giờ nữa, phơi khô, cất đi dùng dần.
  • Nghiền dược liệu thành bột: Dược liệu thu được ngâm nước, loại bỏ hạt lép, sao vàng cho gai bám ngoài quả rụng hết, sau đó nghiền thành bột dùng dần.

Vị thuốc bạch tật lê có tác dụng gì với sức khỏe?

Tác dụng của bạch tật lê đã được Y học cổ truyền và Y học hiện đại kiểm chứng thực nghiệm. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu y học đã chứng minh những công dụng của dược liệu với sức khỏe.

Công dụng của bạch tật lê theo quan điểm Đông y

Nhiều tài liệu Y học cổ truyền có ghi chép lại dược liệu có vị đắng, hơi cay. Tính vị tùy theo cách sử dụng, nếu dùng sống thì có tính bình, sao vàng dược liệu lại có tính ấm. Vì vậy tùy vào tình trạng bệnh lý sẽ sử dụng dược liệu ở các dạng bào chế khác nhau.

Bạch tật lê quy vào kinh can và phế với công năng hành huyết, tán phong, giải độc bình can hoặc thắng thấp, tả phế. Tác dụng bạch tật lê là chủ trị một số bệnh lý như tắc tia sữa, đau đầu, sinh lý yếu, thận yếu thận hư, chứng di tinh. Ngoài ra có thể sử dụng dược liệu trong các bài thuốc chữa đau mắt đỏ, phong ngứa.

Công dụng của thảo dược theo Y học hiện đại

Khi nghiên cứu về bạch tật lê, Y học hiện đại đã tìm thấy nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng trong dược liệu. Theo nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Hóa học Bắc Kinh thông qua phương pháp sắc ký cột gel và sắc ký lớp mỏng. Kết quả cho thấy trong dịch bạch tật lê ngâm rượu có các hoạt chất như terrestriamide, quercetin-3-O-β-D-glucoside, 3′-methoxy-quercetin-3-O-β-D-glucoside, và hecogenin- 3-O-β-D-glucopyranosyl. Ngoài ra, một lượng nhỏ hecogenin-3-O-β-D-galactopyranoside, β-D-glucopyranosyl, axit benzoic và uridine cũng được tìm thấy trong dược liệu.

Nhiều thành phần dược chất có lợi cho sức khỏe được tìm thấy trong bạch tật lê
Nhiều thành phần dược chất có lợi cho sức khỏe được tìm thấy trong bạch tật lê

Các hoạt chất này đều có tác dụng với sinh lý nam giới, kích thích ham muốn, cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng. Nam giới gặp các vấn đề khi quan hệ hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc được bào chế từ dược liệu để cải thiện tình trạng. Ngoài ra, bạch tật lê còn có một số công dụng nổi bật khác như:

  • Các thành phần của dược liệu có tác dụng cải thiện chức năng của đường ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn E. coli tăng, tạo môi trường cho lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus.
  • Bạch tật lê công dụng với những trường hợp bị mắc bệnh về thị giác như đau mắt đỏ, cay mắt, chảy nước mắt.

Cách dùng bạch tật lê mang lại hiệu quả tốt nhất

Có rất nhiều cách sử dụng bạch tật lê nhưng không phải cách nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Dược liệu có nhiều ưu điểm nhưng với mỗi đối tượng sẽ có cách dùng khác nhau, mọi người nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.

Dưới đây là một số cách dùng dược liệu được chuyên gia gợi ý:

Trà bạch tật lê

Đây là cách sử dụng dược liệu phổ biến và đơn giản nhất, phù hợp với nhiều đối tượng.

  • Nguyên liệu: 10g dược liệu, nước lọc.
  • Cách pha trà bạch tật lê: Sử dụng dược liệu khô, dập vỡ đôi sau đó đun cùng với 1 lít nước trong khoảng 20 phút. Dùng nước thu được uống trong ngày, mỗi ngày dùng 10g.

Ngoài ra, để tiện lợi cho mỗi lần sử dụng người dùng có thể mua trà thảo mộc bạch tật lê được bào chế sẵn pha với nước sôi uống mỗi ngày.

Bạch tật lê ngâm rượu

Sử dụng dược liệu ngâm rượu là cách dùng được nhiều quý ông yêu thích. Công thức này giúp phái mạnh lấy lại phong độ chốn phòng the. Ngoài ra, có rất nhiều tác dụng của bạch tật lê ngâm rượu khác như cải thiện chất lượng tinh trùng, hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn…

  • Chuẩn bị: Dược liệu, rượu trắng trên 40 độ, bình thủy tinh.
  • Cách ngâm rượu bạch tật lê: Dược liệu sao vàng đến khi có mùi thơm, để nguội cho vào bình thủy sau đó đổ rượu trắng vào đậy kín nắp. Có thể ngâm cùng một số vị thuốc khác như kỷ tử, dâm dương hoắc để gia tăng hiệu quả.

Một số bài thuốc bạch tật lê chữa bệnh trong Đông y

Vị thuốc bạch tật lê được Đông y coi trọng và sử dụng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh lý. Người dùng có thể tham khảo một số bài thuốc từ dược liệu phổ biến dưới đây:

Bài thuốc chữa và làm mờ thêm sẹo từ bạch tật lê và sơn chi tử:

  • Chuẩn bị: Bột dược liệu, bột sơn chi tử.
  • Thực hiện: Mỗi ngày sử dụng 1 thìa cafe bột mỗi loại, trộn đều hòa với giấm trắng. Dùng bông gòn tẩm dung dịch dược liệu bôi lên vị trí sẹo thâm trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa mặt vào sáng sớm.
Dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y
Dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y

Bài thuốc chữa bệnh về thị giác, đau mắt, thị lực giảm sút, chảy nước mắt:

Người bệnh có thể thực hiện điều trị theo 2 cách.

  • Mỗi ngày dùng 8g bột dược liệu pha cùng với nước ấm uống trong ngày, mỗi lần dùng 4g. Uống liên tục từ 2 tuần đến 1 tháng cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Kết hợp dược liệu với hoa kim cúc, hạt thảo quyết minh sao vàng, sắc lấy nước uống hàng ngày.

Bài thuốc chữa loét miệng, viêm họng, viêm chân răng: 

  • Cách 1: Dùng dược liệu tán bột nấu với nước 3 lần, cô thành cao đặc rồi trộn cùng với mật ong. Sử dụng hỗn hợp thu được bôi lên vị trí bị viêm loét nhiều lần trong ngày.
  • Cách 2: Kết hợp dược liệu với ngũ bội từ, mộc tặc, hắc phàm, nhục quế… tán bột. Sử dụng bột thu được bôi lên vị trí viêm loét đợi 5 – 10 phút rồi súc miệng bằng nước lọc. Mỗi ngày thực hiện 4 – 5 lần, làm liên tục nhiều ngày đến khi các triệu chứng bệnh biến mất.

Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh từ dược liệu và đương quy:

  • Chuẩn bị: Bạch tật lê khô, đương quy mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc cùng 1 lít nước, đun lửa nhỏ đến khi còn lại 1 cốc, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm với bạch tật lê:

  • Chuẩn bị: Dược liệu, hạt tơ hồng, kỷ tử, ba kích, quả kim anh và một số vị thuốc khác.
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm sắc cùng với 1,5 lít nước đun trong khoảng 45 phút. Chắt lấy nước chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể hâm nóng lại.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đái dầm ở trẻ em: 

  • Chuẩn bị: Dược liệu khô, hoàng kỳ, phục linh, sơn thù.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc cùng với nước lọc, đun nhỏ lửa trong 1 – 1,5 giờ. Mỗi ngày sắc một thang được kê đơn, chia làm 2 lần uống.

Bài thuốc điều trị suy nhược thần kinh từ bạch tật lê:

  • Chuẩn bị: Dược liệu khô, hương phụ, uất kim cùng phục linh và chỉ xác.
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm sắc cùng với 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi còn lại một cốc, chắt uống ngay khi còn nóng.

Bài thuốc chữa di chứng do tai biến mạch máu não:

  • Chuẩn bị: Bạch tật lê, hy thiêm, thiên ma, cương tằm cùng với ngô đồng, địa long và nam tinh.
  • Thực hiện: Mỗi ngày sử dụng một thang sắc với 1 lít nước đến khi còn lại ⅓, chắt lấy nước uống trong ngày.
Dùng dược liệu có thể khắc phục được di chứng do tai biến mạch máu não
Dùng dược liệu có thể khắc phục được di chứng do tai biến mạch máu não

Bài thuốc chữa khí hư: 

  • Chuẩn bị: Dược liệu, thỏ ty tử, hoàng kỳ, kim anh và khiếm thực, nhức quế, lộc nhung.
  • Thực hiện: Mỗi ngày sắc một thang với 1,5 lít nước lọc đun nhỏ lửa trong 2 giờ đến khi còn lại 1 cốc, uống khi còn nóng.

Bài thuốc thải độc, chữa viêm ngứa ngoài da: 

  • Chuẩn bị: Dược liệu khô, thổ phục linh cùng rau kinh giới, quả ké đầu ngựa, ý dĩ.
  • Thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 1 lít nước, đun trong một giờ, chắt nước thu được uống trong ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng và mua bạch tật lê

Bạch tật lê là vị thuốc thông dụng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là sinh lý nam giới. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng dược liệu, bác sĩ có đưa ra một số lời khuyên như sau:

  • Chỉ mua dược liệu ở những đơn vị phân phối uy tín để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng.
  • Không được tùy ý sử dụng bạch tật lê để điều trị bệnh cũng như kết hợp với các dược liệu khác. Người dùng nên đi thăm khám và điều trị theo liệu trình kê đơn của thầy thuốc.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần lưu ý khi sử dụng, dược liệu có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi dùng bạch tật lê hay bất kỳ vị thuốc nào.

Mua bạch tật lê ở đâu uy tín và giá bán của dược liệu

Nhiều người dùng hoang mang đặt ra câu hỏi trà bạch tật lê bán ở đâu hay trà bạch tật lê mua ở đâu tốt nhất. Khi có quá nhiều đơn vị cung cấp khiến thị trường bị nhiễu loạn, cùng với đó là những mức giá trên trời khiến người dùng không biết nên mua dược liệu của đơn vị nào.

Người dùng có thể tham khảo mua bạch tật lê tại Trung tâm Nghiên cứu và nuôi trồng Dược liệu Vietfarm. Đây là một trong những địa chỉ bán bạch tật lê được giới chuyên môn đánh giá cao. Đơn vị có các vùng chuyên canh dược liệu được nuôi trồng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Dược liệu sau khi thu hái được sấy thăng hoa để giữ lại hàm lượng dưỡng chất cao nhất. Chất lượng dược liệu được kiểm soát từ khâu nuôi trồng đến thu hái và bào chế, nhờ đó đảm bảo chất lượng dược liệu, an toàn cho người sử dụng.

Nhờ có vùng chuyên canh dược liệu, sản xuất theo quy trình khép kín nên giá dược liệu tại Vietfarm bình ổn và cạnh tranh so với các đơn vị khác. Hiện nay tại Vietfarm, 0.5kg dược liệu khô có giá 145.000 vnđ.

Như vậy, với những thông tin đã chia sẻ về bạch tật lê trong bài viết hi vọng giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về dược liệu. Dùng đúng cách, đúng đối tượng sẽ phát huy được tối đa công dụng của dược liệu và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia