Bạch chỉ

Ngày đăng: 18/07/2022 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
5/5 - (1 bình chọn)

Cây bạch chỉ là loại dược liệu có vị cay, hơi ngọt thanh, tính ấm và ít độc. Thảo dược này từ lâu đã được xuất hiện trong bài thuốc Đông y chữa đau đầu, cảm cúm, u nhọt sưng đau,… Vietfarm xin gửi tới bạn đọc thông tin đầy đủ về công dụng cũng như cách dùng vị thuốc quý này. 

Bạch chỉ là cây gì, tổng quan về vị thuốc

Cây bạch chỉ hay còn được gọi là cây chỉ hương, cây lan hòe, cây thần hiệu hay cây linh chỉ, thuộc họ hoa tán; tên khoa học là Angelica dahurica.

Đặc điểm của cây

Là cây sống lâu năm có chiều cao trung bình từ 1 đến 2,5m tùy theo độ tuổi của cây.

  • Thân cây rỗng, mập với đường kính dao động từ 2 – 3 cm. Bên ngoài nhẵn, có màu tím hồng hoặc màu xanh lục ánh tía. Phần thân dưới rất nhẵn còn phần thân trên xuất hiện lông tơ ngắn.
  • Lá cây to, xẻ giống lông chim có màu xanh đậm. Cuống lá dài khoảng 4 – 20cm, phần cuối cuống phát triển thành bẹ ôm vào thân.
  • Hai bên mép lá có hình răng cưa, đường gân phía mặt trên lá được bao phủ bởi lớp lông tơ mềm.
  • Hoa cây bạch chỉ sẽ ra vào tháng 7, tháng 8 dương lịch hàng năm. Hoa có màu trắng tinh khiết và mọc thành từng chùm ở đầu cành, có hình tán kép với kích thước từ 10 – 30cm.
  • Quả hình bầu dục, một số quả hơi tròn có chiều dài khoảng 4 – 7mm.
Hình ảnh cây bạch chỉ
Hình ảnh cây bạch chỉ

Dược liệu bạch chỉ

  • Rễ cây bạch chỉ được thu hoạch và sơ chế thành thuốc. Rễ có hình trụ, màu nâu nhạt hoặc màu vàng, chiều dài từ 3 đến 5cm, ngửi thấy mùi hơi hắc, nếm có vị cay của tinh dầu.
  • Đầu cổ rễ hơi vuông và thu nhỏ từ đầu trên xuống đầu dưới. Phía vỏ ngoài của rễ lồi lên nhiều nốt nhỏ nằm ngang, xếp thành 4 hàng dọc theo thân rễ.
  • Khi bẻ ngang rễ thấy cứng nhưng không có xơ. Ruột rễ thường mềm, màu trắng ngà, chất đục, phía ngoài xốp.

Vị thuốc bạch chỉ

  • Vị cay, hơi ngọt, tính ấm (Trấn Nam Bản Thảo).
  • Vị cay, mùi hôi, hơi có độc (Dược Vật Đồ Khảo).
  • Vị cay, tính ấm, vào kinh Bàng quang (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Vị thuốc bạch chỉ
  • Vị cay, tính ấm. Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Vị cay, tính ấm, vào kinh Phế, Vị và Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Vào kinh Vị, Đại trường, Phế (Trân Châu Nang).
  • Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
  • Vào kinh Can, Vị, Đại trường (Bản Thảo Kinh Giải).

Bào chế bạch chỉ

Sau khi bạch chỉ hái về cần cạo sạch vỏ rồi thái nhỏ. Lấy Hoàng tinh số lượng bằng nhau, cho vào nổi đổ 1 lúc. Lấy Bạch chỉ ra phơi khô là có thể dùng. Hoặc sau khi hái về rửa sạch, cắt ra từng khúc, trộn với vôi rồi phơi khô. Trước khi cho vào thuốc thì sao qua, có thể sao cháy hoặc tẩm với giấm ( Kiến thức tại Trung Dược Đại Từ Điển).

Dược liệu được bào chế đơn giản
Dược liệu được bào chế đơn giản

Cách bào chế Đông dược Việt Nam: Rửa qua cho sạch, để dược liệu mề cần ủ thêm 3 giờ. Thái nhỏ rồi phơi khô, chú ý cần phơi ở trong bóng râm, không phơi ra nắng để đảm bảo giữ được dược tính. Không sao tẩm gì.

Bào chế theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam: Rễ củ thu hái trong điều kiện trời khô ráo, trước lúc mưa to kéo dài. Đào rễ và cắt cho bằng đầu, chú ý tránh làm sây sát vỏ và gẫy rễ. Những cây đã kết hạt không thể thu hái. Loại bỏ rễ con rồi rửa nhanh sau đó sấy lưu huỳnh rồi phơi ở nhiệt độ 40 – 50 độ C.

Cây bạch chỉ mọc ở đâu

Dược liệu gồm có bạch chỉ nam và bạch chỉ bắc. Loại dược liệu này ưa thích sống ở bìa rừng có độ cao khoảng 500 – 1000m so với mực nước biển. Hoặc chúng thường mọc ở vùng thung lũng, đồng cỏ và ven bờ suốt.

  • Trên thế giới: Dược liệu bạch chỉ tìm thấy nhiều ở Nhật bản, Triều Tiên hay các tỉnh nằm ở phía đông bắc Trung Quốc.
  • Ở Việt Nam: Cây sinh sống và phát triển tốt ở khu vực miền Bắc, bao gồm các tỉnh như Ninh Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hải Dương,…

Tác dụng của bạch chỉ là gì?

Theo Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh, tác dụng của cây chỉ hương đã được khoa học hiện đại chứng minh. Cụ thể:

Dược tính cây bạch chỉ theo y lý hiện đại

Theo các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây chỉ hương có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau rất tốt. Đồng thời vị thuốc này còn có tác dụng kích thích trung khu thần kinh, tăng tiết axit trong dạ dày, ức chế một số vi khuẩn gây bệnh tật.

  • Chất dẫn Pommade trong bạch chỉ chỉ có khả năng ngăn ngừa và trị liệu chứng loạn giác mạc do bị bỏng ánh sáng.
  • Theo Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược, dược liệu này có khả năng ức chế vi khuẩn G+, trực khuẩn lỵ và thương hàn.
  • Bột tán từ bằng phiến và cây chỉ hương còn có tác dụng điều trị chứng đau đầu, đau răng.
Dược liệu bạch chỉ có rất nhiều công dụng cho sức khỏe
Dược liệu bạch chỉ có rất nhiều công dụng cho sức khỏe

Tác dụng theo y học cổ truyền

Trong Đông y, cây chỉ hương được sử dụng là vị thuốc có khả năng tán phong trừ thấp, tiêu thũng trừ mủ, giảm đau hiệu quả. Thường loại dược liệu này sử dụng để chủ điều trị các bệnh:

  • Chữa nữ giới bị xích đới, lậu hạ, huyết bế, đầu phong, chảy nước mắt
  • Trị đau răng, tiểu ra máu, làm lành vết thương do đâm chém
  • Trị xoang mũi, giải độc do rắn cắn, huyền vận
  • Hoạt lạc, bổ huyết, phá huyết hư, bồi bổ chính khí
  • Giải biểu, giải độc, bỏng nhiệt, rắn cắn, ngứa ngoài da
  • Điều trị nôn mửa, phong tà, khát lâu ngày, ngứa mắt
  • Trị đau bụng do khí lạnh, cơ thể đau do phong thấp ứ trệ
  • Hoạt huyết, giảm đau, sinh da non, ung nhọt

Những bài thuốc chữa bệnh từ bạch chỉ

  • Trị đầu phong: Thang thuốc gồm có bạch chỉ, bạc hà, thạch cao, uất kim, mang tiêu. Đem hỗn hợp tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1 ít thổi vào mũi.
  • Trị đau đầu, đau mắt: Lấy 16g bạch chỉ, 4g ô đầu sống sau đó tán thành bột. Pha với nước trà mỗi lần uống 1 ít.
  • Trị chứng trường phong: Tán bột hương bạch chỉ uống cùng với nước cơm.
  • Trị đau nửa đầu: Sự góp mặt của bạch chỉ, tế tân, một dược, nhũ hương, thach cao lấy lượng bằng nhau rồi tán nhuyễn. Thổi hỗn hợp vào mũi, nếu đau bên phải thì thổi vào bên trái và ngược lại.
  • Trị xoang mũi: Lấy khoảng 3,2g bạch chỉ, 3,2g phòng phong, 3,2g tân di, thêm vào 4,8g thương nhĩ tử; 2g xuyên khung; 2,8g tế tân; 1,2g cam thảo hòa cùng với nước rồi bôi xung quanh rốn. Để đạt hiệu quả cần kiêng thịt bò.
  • Trị thương hàn cảm cúm: Lấy 40g bạch chỉ, 20g cam thảo sống, thêm 3 lát gừng, 3 củ hành, 1 trái táo, 50 hạt đậu xị, 2 chén nước đem sắc rồi sử dụng.
  • Trị sốt ở trẻ nhỏ: Nấu nước bạch chỉ tắm cho trẻ để ra mồ hôi.
  • Trị trị ra máu: Tán bột cây chỉ hương, mỗi lần lấy 4g với nước cơm. Hoặc có thể sắc nước dược liệu rồi đem xông, rửa hậu môn.
  • Trị 2 đầu lông mày đau do phong, nhiệt, đờm: Bạch chỉ, hoàng cầm lấy lượng bằng nhau rồi đem tán bột. Mỗi lần lấy 8g sử dụng với nước trà.
  • Trị đau răng do phong nhiệt: Bạch chỉ lấy 4g, thêm 2g chu sa tán thành bột rồi trộn mật thành viên to bằng hạt súng. Hàng ngày lấy bột đắp vào chân răng sẽ giảm tê buốt.
  • Trị rắn độc hoặc rết cắn: Lấy cây chỉ hương cùng nhũ hương và hùng hoàng lượng bằng nhau rồi đem uống với rượu ấm.
  • Trị bạch đới: Tán nhuyễn bạch chỉ, mai mực với lượng bằng nhau. Mỗi lần sử dụng 12g
  • Trị cảm, đau đầu trước trán: Bạch chỉ, phòng phong mỗi thứ 12g; khương hoạt, hoàng cầm, sài hồ, kinh giới mỗi vị 8g; 4g cam thảo đem sắc hỗn hợp lấy nước uống vào sáng và tối.
  • Trị lở sơn: Cây bạch chỉ ngâm rượu cũng có tác dụng rất tốt trong trị bệnh lở sơn. Dùng bạch chỉ mài với rượu hoặc dấm vôi sẽ đẩy lùi triệu chứng lở sơn.
  • Trị hôi miệng: cây chỉ hương, xuyên khung lấy mỗi thứ 30g. Đem tán bột rồi trộn mật làm viên có kích thước to như hạt ngô. Mỗi ngày ngậm từ 2 – 3 viên.
  • Trị ung nhọt sưng đỏ: Đem tán bột đại hoàng và cây chỉ hương lấy lượng bằng nhau. Mỗi ngày dùng 8g với nước cơm.
  • Trị mồ hôi trộm: Tán bột 20g thần sa cùng 40g bạch chỉ. Mỗi ngày lấy 8g uống với uống rượu ấm.
  • Trị ống chân đau: Dùng bạch giới tử trộn với bạch chỉ với lượng bằng nhau trộn với nước gừng sau đó đắp lên ống chấn bị đau nhức.
Những bài thuốc chữa bệnh từ bạch chỉ
Những bài thuốc chữa bệnh từ bạch chỉ
  • Trị xích thủng, bệnh âm thử: Đại hoàng và cây chỉ hương lấy lượng bằng nhau rồi đem tán nhỏ thành bột. Mỗi lần lấy 6g uống với nước cơm.
  • Trị tiểu khó do khí: Bạch chỉ tấm với giấm rồi đem phơi khô khoảng 80g. Đem dược liệu đi tán thành bột, mỗi lần sử dụng 8g sắc cùng cam thảo và mộc thông để uống.
  • Trị nước mũi chảy trong: Bạch chỉ đem đi tán bột rồi đem hành giã nát, trộn cũng dược liệu làm viên hoàn, mỗi viên nặng khoảng 4g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần từ 2 – 3 viên, uống với trà nóng.
  • Giải độc Từ Thạch: Cây lan hòe đem rửa sạch rồi nghiền nát thành bột. Mỗi lần lấy 8g đem hòa cùng nước giếng để uống.
  • Ngâm bạch chỉ làm đẹp da: 30gr cây chỉ hương kết hợp 250gr hoa đào tươi. Cho hỗn hợp này vào bình thủy tinh hoặc bình sứ; thêm 1 lít rượu, đậy nắp kín và để tạo nơi có nhiệt độ ổn định. Sau 30 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly nhỏ sau 3 tháng sẽ thấy vết nám đen ở mặt dần mờ đi.

Dùng bạch chỉ cần kiêng kỵ điều gì?

Thành phần có trong cây lan hòe chỉ có tác dụng kích thích da. Chính vì vậy nên tránh để da tiếp xúc với ánh sáng nhiều vì dễ làm da bị kích ứng gây viêm, có thể dẫn đến ung thư.

  • KHÔNG DÙNG bạch chỉ khi bị nổi mụn, nhọt, mụn tự nặn hoặc tự vỡ, say nắng, đau đầu chóng mặt do say nắng.
  • Một số phương thuốc đặc biệt KỴ với cây lan hòe là: tuyền phúc hoa, ức chế hùng hoàng, lưu hoàng,…
  • Nếu dùng nhiều bạch chỉ, khí huyết có thể sẽ bị tổn thương. Do vậy không nên sử dụng nhiều.

Những người có thể sử dụng củ bạch chỉ:

  • Người bị nám da, đồi mồi, chân chim
  • Người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng
  • Người bị đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay
  • Người bị mụn nhọt, lở loét

Ngoài ra những người thuộc chứng hư, uất hỏa, sốt xuất huyết thì không nên sử dụng

Mua cây bạch chỉ ở đâu?

Không khó để tìm được một địa chỉ bán bạch chỉ tuy nhiên chất lượng và giá cả lại là vấn đề người dùng cần chú ý. Để tránh mua phải hàng kém chất lượng gây “tiền mất tật mang” người dùng cần lựa chọn địa chỉ để “chọn mặt gửi vàng”.

Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm hiện là đơn vị bán buôn cây bạch chỉ nổi tiếng và lớn nhất tại Việt Nam. Cây bạch chỉ được trồng tại các rừng dược liệu sạch ở Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lào Cai.  Sản phẩm được nuôi trồng, thu hoạch, sao tẩm, đóng gói theo quy trình khép kín chuẩn quốc tế GACP-WHO, được cấp chứng nhận CO – CQ.

Dược liệu bạch chỉ Vietfarm được đóng gói trong bao bì đẹp mắt, sang trọng, có tem xác nhận hàng chính hãng rõ ràng, người tiêu dùng có thể kiểm tra mã QR để truy xuất nguồn gốc.

Giá bán củ bạch chỉ Vietfarm hiện nay là 120.000 vnđ/ 0,5kg. Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua có thể gọi điện qua Hotline  0961716466  hoặc tới trực tiếp các cơ sở của Vietfarm:

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Q. Thanh Xuân
  • Tp. Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, P.2. Q. Phú Nhuận
  • Quảng Ninh: 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, Tp. Hạ Long

Bạch chỉ Vietfarm cam kết đảm bảo 100% dược chất, an toàn TUYỆT ĐỐI cho người sử dụng. Đặc biệt tại đây Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh sẽ là người trực tiếp tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng vị thuốc này một cách hiệu quả nhất.

Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Đăng ký tư vấn với chuyên gia