Bách bộ

Ngày cập nhật: 20/03/2024 Biên tập viên: Nguyễn Quỳnh
Đánh giá

Cây bách bộ là một vị thuốc rất quý, tuy nhiên rất ít người biết tới những giá trị quý giá dược liệu này. Bài viết dưới đây Vietfarm xin gửi tới quý độc giả những thông tin hữu ích về vị thuốc này. 

  • Tên thường gọi: Bách bộ
  • Tên gọi khác: Củ ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác
  • Họ: Bách bộ (Stemonaceae)
Tìm hiểu về dược liệu bách bộ
Tìm hiểu về dược liệu bách bộ

Bách bộ là gì, cây có gì đặc biệt?

Đặc điểm của cây

Cây bách bộ mọc từ hạt, thường có quả sau 2 năm. Đặc biệt loại cây này sau khi bị chặt phá vẫn có thể mọc lên được.

  • Cây dạng dây leo, thân nhỏ và nhẵn, dây quấn có thể dài 10cm.
  • Lá mọc đối có khi thuôn dài thân nổi rõ trên mặt lá, cuống dài khoảng 2 – 4cm
  • 10 – 12 gân phụ chạy dọc từ cuống lá đến ngọn lá
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá, hoa có màu vàng hoặc màu đỏ.
  • Rễ củ bách bộ khô hình con thoi và dài từ 6 – 12cm, phần dưới phồng to càng lên đỉnh càng nhỏ dần

Cây mọc hoang dã ở khắp nơi, đặc biệt được tìm thấy nhiều ở những vùng đồng núi. Đây là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, thường mọc nhiều ở bờ nương rẫy, khu đất màu mỡ.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây bách bộ

Người ta sẽ lấy rễ củ ba mươi để phơi khô hoặc sấy khô dùng làm các bài thuốc. Khi trời khô ráo mọi người sẽ tiến hành đào rễ, rửa sạch đất cát rồi cắt bỏ hai đầu. Đem đồ tới khi vừa chín hoặc nhúng trong nước sôi. Phần rễ nhỏ thì để nguyên, còn rễ to có thể bổ đôi rồi mang phơi nắng hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 – 60 độ C.

Rễ cây được sử dụng làm dược liệu
Rễ cây được sử dụng làm dược liệu

Sách Phương pháp bào chế đông dược có hướng dẫn 2 cách dùng rễ bách bộ để làm thuốc. Đó là:

  • Dùng chín: Rửa sạch, ủ mềm rồi rút lõi. Sau đó thái mỏng và phơi khô.
  • Dùng chín: Tẩm mật một đêm rồi đem sao vàng.

Thành phần hóa học cây bách bộ

Trong rễ củ ba mươi chứa nhiều alkaloid như: stemonin, hypotuberostemonin, stenin, stemotinin, oxo tuberostemonin, iso tuberostemonin,… Đặc biệt là sự góp mặt của hoạt chất có tên serotonin, sau này được xác định là tuberostemonin L-G.

Theo dược điển Việt Nam thì hàm lượng alkaloid toàn phần trong rễ bách bộ cần đạt được khoảng 0,15% tính theo tuberostemonin L-G. Ngoài ra trong rễ cây củ ba mươi còn chứa 1 số hoạt chất rất tốt như:

  • Glucid 2,3%
  • Protid 9,25%
  • Lipid 0,84%

Cùng các axit hữu cơ có ích khác như: axit malic, axit oxalic, axit succinic, axit axetic, axit fomic và 3 dẫn chất bibenzyl.

Cây bách bộ có tác dụng gì? Chuyên gia giải đáp

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vân Anh, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc, cây bách bộ có rất nhiều tác dụng, đặc biệt trong việc tiêu khuẩn, chữa ho, chữa gin,… Cụ thể:

  • Tác dụng kháng vi trùng: Radix Stemonae có trong bách hộ có tác dụng kháng lại sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm: Streptococcus Pneumoniae, Hemolytic Streptococcus, Neisseria Meningitidis và Staphylococcus aureus
  • Tác dụng diệt ký sinh trùng: Dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt của củ ba mươi có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng như chấy rận, ấu trùng, muỗi, rệp,…
Dược liệu được sử dụng chữa ho hiệu quả
Dược liệu được sử dụng chữa ho hiệu quả
  • Tác động lên hô hấp: Loại dược liệu này có tác dụng làm giảm kích ứng ở cổ, từ đó giảm phản xạ ho. Bách bộ còn có tác dụng giống như Aminophylline đối kháng lại với Histamin gây co giật. Đặc biệt, cây củ ba mươi đã được thí nghiệm chữa lao hạch cho kết quả rất tốt.
  • Tác dụng trị giun và diệt côn trùng: Thử nghiệm cho kết quả giun bị tê liệt sau 15 phút ngâm trong dung dịch 0,15% Serotonin. Nếu ngâm hoặc phun rượu bách bộ vào con rận, rận sẽ chết sau một phút.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Dược liệu này còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn ở ruột già và kháng vi khuẩn của bệnh lỵ, phó thương hàn.

Dược liệu bách bộ có vị ngọt thanh, hơi đắng, tính ấm có tác dụng nhuận phế và sát trùng. Theo một số tài liệu nước ngoài thì rễ bách bộ còn được dùng điều trị bệnh lao phổi và ho.

Bài thuốc từ củ bách bộ chữa bệnh hiệu quả

Phần chia sẻ tiếp theo, Vietfarm xin gửi tới quý độc giả những bài thuốc dân gian được bào chế từ củ bách bộ mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh.

Bài thuốc trị lao phổi từ củ ba mươi

Bách bộ 20g; hoàng cầm 10g, đơn bì 10g, thêm vào 10g đào nhân. Thêm 250ml nước rồi sắc khi đặc còn 60ml thì tắt bếp. Mỗi ngày uống 1 thang, chia đều vào sáng và tối. Kiên trình sử dụng liệu trình 3 tháng, triệu chứng lao phổi sẽ thuyên giảm.

Bách bộ, sa sâm mỗi vị 640g, thêm 10 cân nước đem sắc rồi bỏ bã, trộn thêm vào hỗn hợp 640g mật ong, đun nhỏ lửa cho thành cao. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8ml.

Củ bách bộ trị ho

Thang thuốc gồm 12g bách bộ; kinh giới, bạch tiền, cát cánh mỗi vị 10g. Đem tất cả sắc uống, chia đều sáng – trưa – tối, uống khi còn ấm. Bài thuốc để trị ho ngoại cảm rất tốt.

Bài thuốc chữa ho hiệu quả từ bách bộ
Bài thuốc chữa ho hiệu quả
  • Sắc khoảng 10 – 15g bắc bộ, chắt lấy nước ốm để trị ho gà.
  • Bách bộ và sa sâm lấy mỗi thứ 2 cân. Cho thêm 10 cân nước rồi sắc cô bỏ xác, thêm 2 cân mật đường, đun lửa nhỏ để nấu thành cao. Mỗi lần uống 1 thìa canh, 2 ngày uống 1 lần để giảm ho do nhiệt và lao.
  • 20g Bách bộ, sắc 2 lần cho đến khi được 60ml. Chia đều 3 lần uống trong ngày, có thể thêm đường mật cho dễ uống.

Ngoài ra củ bách bộ ngâm rượu còn có tác dụng trị các chứng ho. Thái mỏng củ bách bộ, sao khô rồi cho vào túi vải ngâm trong vò rượu. Sử dụng uống dần khi bị ho.

Bài thuốc trị giun kim

Đem hỗn hợp gồm bách bộ, binh lang, sử quân tử với lượng bằng nhau tán thành bột mịn. Trộn thêm vaseline vào quanh hậu môn sẽ tiêu diệt được giun kim.

Vị thuốc bách bộ trị giun kim gồm có: củ ba mươi 30g, thêm 200ml nước sắc tới khi cô còn 10 – 20ml. Mỗi tối sử dụng để thụt rửa đại tràng. Sử dụng 2 – 3 tối/ tuần.

Trị phù, vàng da

Củ bách bộ tươi, đem rửa sạch rồi giã nát. Đắp 1 miếng lên rốn sau đó giã nửa tô xôi mềm dẻo rồi đắp lên miếng củ ba mươi vừa rồi. Lấy khăn xô bịt chặt lại để trong 12 ngày. Khi thấy ruột xuất hiện mùi hôi giống mùi rượu thì tiểu được, sẽ hết phù.

Trị chấy rận, ngứa do viêm da dị ứng, nổi mề đay

100g củ ba mươi, 500ml cồn sau đó ngâm hỗn hợp trong 24 giờ. Bôi vào chỗ có chấy rận.

  • Cắt củ ba mươi thành lát mỏng xát vào vùng ngứa mỗi ngày sẽ giảm viêm da dị ứng, nổi mề đay.
  • Bách bộ 15g, bằng sa 6g, hùng hoàng 6g, khổ sâm 10g đem sắc lấy nước rửa để trị sẩn phù do mề đay gây ra.

Sử dụng củ ba mươi cần lưu ý điều gì?

  • Những người bị tì hư, tiêu chảy TUYỆT ĐỐI KHÔNG dùng củ ba mươi
  • Lạm dụng quá nhiều củ ba mươi có thể bị liệt trung khu hô hấp, nặng có thể nguy hại tới tính mạng.
  • Trước khi áp dụng bài thuốc từ cây bách bộ để chữa bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Cần tuân thủ liều lượng trong suốt quá trình sử dụng.
  • Tác dụng của dược liệu nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người dùng.

Địa chỉ mua củ bách bộ chất lượng, uy tín hàng đầu

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán củ bách bộ nhưng tình trạng dược liệu thật – giả lẫn lộn rất khó lường. Do vậy trước khi mua bạn nên tìm hiểu kỹ về địa chỉ bán để có được sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý nhất.

Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm – đơn vị bán buôn dược liệu lớn và uy tín tại Việt Nam là địa chỉ quý bạn có thể yên tâm “chọn mặt gửi vàng” để mua cây củ ba mươi. Sản phẩm có đầy đủ giấy tờ, chứng minh xuất xứ, đảm bảo chất lượng chuẩn CO – CQ của Bộ y tế.

Bách bộ Vietfarm được nuôi trồng theo quy trình khép kín tại vùng dược liệu sạch tại Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên. Là dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO. Đặc biệt quý bạn sẽ được trực tiếp Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh hướng dẫn về cách sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

TTUT, BSCKII Nguyễn Thị Nhuần

Chức vụ: Cố vấn chuyên môn

Học hàm/ học vị: BS.CKII

Nơi công tác: Bệnh viện YHCT Trung Ương

Đăng ký tư vấn với chuyên gia