Rượu Tỏi Chữa Hen Suyễn: Cách Sử Dụng Và Lưu Ý Quan Trọng

Ngày cập nhật: 11/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (11 bình chọn)

Rượu tỏi có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người, trong đó có điều trị bệnh hen suyễn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, loại rượu này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt, giúp cải thiện các vấn đề ở đường hô hấp như ho, hen suyễn, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan,… Vậy sử dụng rượu tỏi chữa hen suyễn như thế nào? Bạn đọc quan tâm hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Công dụng của rượu tỏi chữa hen suyễn

Hen suyễn (hen phế quản) là một bệnh lý mãn tính của đường hô hấp. Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này đó là ho, khò khè, khó thở, tức ngực, tăng tiết nước dãi và đờm. Khi lớp niêm mạc của ống phế quản bị viêm nhiễm sẽ khiến đường dẫn khí bị thu hẹp lại, làm cho không khí lưu thông tới phổi bị suy giảm. Nếu tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường ống dẫn khí sẽ bị thu hẹp hơn nữa. Khiến cho người bệnh luôn có cảm giác bị khó thở.

Tỏi có nhiều công dụng tốt cho người bệnh hen suyễn
Tỏi có nhiều công dụng tốt cho người bệnh hen suyễn

Ngoài những phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh có thể tham khảo cách dùng rượu tỏi chữa hen suyễn. Từ lâu tỏi đã được xem là loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Cụ thể, trong thành phần của tỏi có chứa hàm lượng lớn hoạt chất allicin, giúp tiêu diệt vi khuẩn, chống ký sinh trùng, ngăn ngừa sự viêm nhiễm bên trong đường thở. Đông y cũng cho biết, tỏi có vị cay nồng, tính ôn, giúp sát khuẩn, trừ phong, tiêu nhọt, tiêu đờm,…

Người bệnh có thể sử dụng tỏi theo nhiều cách khác nhau như ăn sống, ngâm mật ong hoặc ngâm giấm. Tuy nhiên bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp ngâm rượu tỏi chữa hen suyễn. Các dưỡng chất có trong tỏi kết hợp với rượu trắng sẽ giúp phát huy được công dụng của tỏi. Bên cạnh công dụng chữa bệnh hen suyễn, rượu tỏi còn có khả năng điều trị các bệnh của đường hỗ hấp như ho, viêm họng, đau họng, viêm amidan, viêm xoang,…

Cách dùng rượu tỏi chữa ho, hen suyễn

Để giúp bệnh hen suyễn được thuyên giảm, bạn cần sử dụng rượu tỏi sao cho đúng cách. Dưới đây là các bước ngâm và uống rượu tỏi chữa hen suyễn, bạn nên tham khảo:

Ngâm rượu tỏi cũng vô cùng đơn giản
Ngâm rượu tỏi cũng vô cùng đơn giản
  • Chuẩn bị 400g tỏi, 600ml rượu trắng 40 độ, 1 lọ thủy tinh có nắp đậy.
  • Bóc vỏ tỏi, đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Thái tỏi thành từng lát mỏng hoặc tiến hành đập dập.
  • Cho tỏi vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu lên.
  • Đậy nắp bình thật chặt và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Sau khoảng 2 tuần là người bệnh có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần dùng khoảng 10-15ml rượu.

Tác dụng phụ của rượu tỏi chữa ho

Mặc dù rượu tỏi có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách hoặc dùng sai liều lượng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Gây hại đến gan thận bởi bản chất của rượu tỏi vẫn là rượu, nếu dùng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến gan thận.
  • Đối với những người bị dị ứng với tỏi hoặc rượu khi sử dụng có thể gây ngứa ngáy.
  • Nếu dùng nhiều có thể gây đau dạ dày, rối loạn đường ruột, ức chế hoạt động của tuyến giáp.
  • Uống nhiều rượu tỏi có thể gây nóng trong, dẫn đến táo bón hoặc bị trĩ.
  • Rượu tỏi có thể làm loãng máu, chống đông máu, có thể gây nguy hiểm cho những người bị viêm loét dạ dày, mới phẫu thuật hoặc bị vết thương hở.
Rượu tỏi cũng có nhiều tác dụng phụ bạn cần quan tâm
Rượu tỏi cũng có nhiều tác dụng phụ bạn cần quan tâm

Lưu ý khi dùng rượu tỏi chữa hen suyễn

Dùng rượu tỏi chữa hen suyễn là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên việc sử dụng cần phải hết sức lưu ý để không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. 

Cụ thể, dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng rượu tỏi điều trị bệnh hen suyễn mà ai cũng cần ghi nhớ:

  • Người bệnh không nên quá lạm dụng loại rượu này để trị bệnh. Mỗi ngày bạn chỉ dùng tối đa 100ml, nếu uống nhiều hơn có thể gây ảnh hưởng đến gan thận.
  • Rượu tỏi không nên ngâm quá lâu, một bình rượu tỏi chỉ nên dùng trong vòng 45 ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Không sử dụng rượu vang ngâm tỏi bởi trong thành phần của rượu vang có chứa hai hoạt chất là histamin và sulfite. Chúng có thể khiến những hơn hen phế quản trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người bị cao huyết áp, tiêu chảy, rối loạn dạ dày, nóng trong, bệnh tuyến giáp,… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng rượu tỏi chữa hen suyễn.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên dùng rượu tỏi chữa bệnh.
  • Nếu trong quá trình sử dụng bạn gặp phải các hiện tượng như lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, nôn mửa, mất ngủ, tiêu chảy,… cần ngưng sử dụng rượu tỏi và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
  • Không nên dùng rượu tỏi mỗi ngày vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên dùng cách ngày hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được liều lượng thích hợp hơn.
  • Đây chỉ là mẹo điều trị dân gian và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy bạn không nên quá dựa dẫm vào phương thức điều trị này mà bỏ qua việc chữa trị bằng thuốc Tây y để giúp bệnh nhanh khỏi.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ thêm về công dụng của loại rượu tỏi chữa hen suyễn. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đọc đã có thêm được nhiều thông tin hữu ích, giúp cho việc điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe đạt  hiệu quả tốt hơn.

Đăng ký tư vấn với chuyên gia