8 Công Dụng Rượu Dứa Và 3 Cách Ngâm Chuẩn Tại Nhà

Ngày cập nhật: 09/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
4.8/5 - (6 bình chọn)

Quả dứa hay còn có tên gọi khác như khóm, thơm là loại trái gây vô cùng quen thuộc với chúng ta. Bên cạnh ăn trực tiếp, làm nước ép hoặc sinh tố, phương pháp ngâm rượu dứa cũng được nhiều người yêu thích bởi có thể phát huy tối đa công dụng cho sức khỏe. Cụ thể những công dụng này là gì và ngâm rượu thế sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Khám phá 8 tác dụng của rượu dứa cho sức khỏe

Không ít người băn khoăn về tác dụng của quả dứa ngâm rượu, đặc biệt là dứa rừng. Để có được giải đáp chính xác nhất, các chuyên gia sức khỏe đã thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về thành phần của dứa. Kết quả cho thấy, dứa rừng đang sở hữu lượng lớn dưỡng chất quan trọng, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Dứa rừng ngâm rượu giúp giảm cân: Dứa có chỉ số calo rất thấp (chỉ 50 calo/100g), đó khi đó lượng xơ lớn giúp tạo cảm giác no lâu, giảm tối đa tần suất cơn đói “tấn công”, đồng nghĩa với việc giảm lượng đồ ăn vặt nạp vào cơ thể, hỗ trợ giảm cân tốt nhất.
  • Uống rượu dứa rừng có tác dụng làm đẹp: Các chuyên gia tìm thấy trong thành phần hữu cơ của loại rượu này chứa nhiều phenol có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, đẩy lùi các dấu hiệu “thời gian gõ cửa” như nếp nhăn, da chùng nhão chảy xệ, sạm nám tàn nhang.
  • Kháng viêm, tăng cường miễn dịch: Thành phần của quả dứa có nhiều chất kháng viêm, vitamin và khoáng chất. Các chất này kết hợp tạo nên lớp “rào chắn” giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus, ngăn ngừa các bệnh như cảm cúm, tiêu chảy, trúng gió,…
  • Giảm nguy cơ ung thư: Trong rượu ngâm dứa sở hữu lượng lớn chất chống oxy hóa giúp ức chế sự hình thành và phát triển của gốc tự do. Nhờ đó, giảm nguy cơ ung thư xuống mức thấp nhất.
  • Tốt cho tiêu hoá: Uống rượu ngâm từ quả dứa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhờ các enzyme trong dứa hỗ trợ thúc đẩy quá trình phân giải các chất, giảm áp lực cho dạ dày và đường ruột. Từ đó, các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, trào nược dạ dày cũng được giảm bớt.
  • Kích thích vị giác: Hương vị thơm ngon từ dứa kết hợp cùng vị cay nồng trong rượu có tác dụng kích thích vị giác, giúp người uống thêm ngon miệng, hỗ trợ điều trị chán ăn rất hiệu quả.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Uống 1 ly rượu dứa vào bữa tối giúp xoa dịu hệ thần kinh trung ương, nhờ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
  • Tăng sức khỏe xương khớp: Một trong những tác dụng tuyệt vời rượu thơm mang lại là tăng cường sức khỏe xương khớp. Hiệu quả này có được nhờ trong dứa có chứa khoáng chất Ca và các chất kích thích gia tăng mật độ xương. Vậy nên, loại rượu này được khuyến khích sử dụng cho người trung niên, người cao tuổi có dấu hiệu loãng xương.

Xem thêm: Rượu Mơ Có Tác Dụng Gì? 3 Cách Ngâm Siêu Ngon Không Váng

Khám phá 8 tác dụng của rượu dứa cho sức khỏe
Khám phá 8 tác dụng của rượu dứa cho sức khỏe

Chi tiết 3 cách ngâm rượu dứa đơn giản tại nhà

Không chỉ băn khoăn về rượu dứa có tác dụng gì, người dùng còn muốn biết rượu dứa rừng ngâm thế nào. Hiện nay, có 3 cách ngâm được đánh giá cao nhất với ưu điểm dễ làm, hương vị thơm ngon và phát huy được triệt để công dụng của quả dứa.

Rượu dứa rừng ngâm không đường

Với phương pháp ngâm không đường này sẽ đảm bảo giữ được nguyên các dưỡng chất trong trong quả dứa, đặc biệt lại đơn giản, dễ làm, không cần quá nhiều nguyên liệu phức tạp.

Nguyên liệu: 

  • Dứa vừa chín tới: 1 quả 3kg.
  • Rượu trắng: 2 lít, loại 35 – 40 độ.
  • Bình thủy tinh.

Cách thực hiện:

  • Gót vỏ và rửa dứa sạch, sau đó để ráo rồi cắt thành các lát mỏng.
  • Lấy 0.5 lít nước để rửa dứa 1 lần nữa nhằm đảm bảo loại bỏ toàn bộ phần bụi, đồng thời cuốn trôi phần nước lọc rửa trước đó.
  • Rửa bình thủy tinh, tráng qua bằng cồn 70 độ hoặc nước sôi để sát khuẩn.
  • Khi bình đã khô, cho toàn bộ dứa đã rửa vào và độ nước ngập dứa, sau đó đậy nắp kín, cất nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Ngâm rượu trong 3 tuần có thể dùng. Thành phẩm rượu dứa có mùi thơm nhẹ, vị chua ngọt đan xen rất dễ uống. Tuy nhiên, công thức này sẽ khiến rượu có mùi nặng hơn so với rượu thường nên thích hợp hơn cho những người có tửu lượng cao.
Rượu dứa rừng ngâm không đường
Rượu dứa rừng ngâm không đường

Ngâm rượu dứa ủ men từ đường

Cách ngâm này được thực hiện bằng cách lên men giữa dứa và đường, sau đó kết hợp cùng nước khoáng để kích thích tạo hương vị đặc biệt thơm ngon, hấp dẫn.

Nguyên liệu:

  • Dứa: 1 quả 3kg (chọn quả không quá chín).
  • Đường trắng: 2kg.
  • Nước khoáng: 2 lít.
  • Bình thủy tinh.

Cách thực hiện:

  • Gọt vỏ dứa, rửa sạch 1 lần với nước rồi để ráo, sau đó cắt thành các lát mỏng.
  • Sau khi rửa và lau khô bình thủy tinh sẽ xếp dứa đã cắt vào, chú ý xen kẽ 1 lớp dứa với 1 lớp đường cho đến khi đầy bình thì rải lớp đường lên trên cùng.
  • Đậy nắp kín trong vòng 24 tiếng để đường tan hoàn toàn và các dưỡng chất trong dứa được tiết ra.
  • Tiếp theo cho nước khoáng vào, lấy muỗng inox khuấy đều hỗn hợp rồi đậy nắp ủ tiếp.
  • Quá trình lên men rượu diễn ra trong vòng 15 ngày. Trong khoảng thời gian này, cứ 2 – 3 ngày bạn sẽ mở nắp và khuấy đều hỗn hợp 1 lần.
  • Kết thúc 15 ngày, tiến hành lọc bỏ phần bã, lấy phần cốt rượu cho vào bình thủy tinh, tiếp tục đậy kín nắp, 1 tháng sau có thể rót ra thưởng thức.

Cách ngâm rượu dứa có đường

Với công thức này, vì có sự góp mặt của đường nên quá trình lên men diễn ra nhanh hơn và nồng độ rượu thành phẩm cũng thấp hơn nên phù hợp cho cả chị em tửu lượng thấp.

Nguyên liệu:

  • Dứa vừa chín tới: Quả 1kg.
  • Đường: 300 gram.
  • Rượu trắng: 3 lít loại 35 – 40 độ.
  • Bình thủy tinh.

Cách thực hiện: 

  • Sau khi gọt vỏ dứa, rửa sạch 1 lần với nước, để khô ráo rồi cắt thành các lát mỏng.
  • Rửa và lau khô bình thủy tinh, xếp dứa đã cắt vào, xen kẽ 1 lớp dứa với 1 lớp đường cho đến khi đầy bình. Chú ý, rải 1 lớp đường lên trên cùng để đảm bảo toàn bộ dứa được tẩm đường đều.
  • Cuối cùng rót rượu vào, đậy nắp kín trong 4 tuần là có thể lấy ra thưởng thức.
Cách ngâm rượu dứa có đường
Cách ngâm rượu dứa có đường

Hướng dẫn cách uống tốt cho sức khỏe

Rượu dứa dù bổ đến mấy nhưng nếu không biết cách uống, chắc chắn sẽ biến thức uống “thần dược” này trở thành “độc dược”. Vậy nên, bạn đừng bỏ qua những hướng dẫn sau của chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm.

  • Mỗi ngày uống tối đa 100ml rượu ngâm: Các chuyên gia sức khỏe cho biết, mức độ uống rượu ngâm dứa rừng tối đa là 100ml/ngày, nên chia làm nhiều lần, mỗi lần uống khoảng 25ml. Tuân thủ theo mức độ và tần suất uống này sẽ giúp bồi bổ, cải thiện sức khỏe mà không hại gan thận.
  • Không uống khi đói: Uống rượu khi đói sẽ kích thích dạ dày tiết ra lượng lớn dịch vị gây tình trạng cồn cào. Nếu kéo dài sẽ làm mòn lớp niêm mạc, thậm chí hình thành ổ viêm loét. Vậy nên, tốt nhất là nên lót dạ 1 chút thức ăn rồi mới uống rượu.
  • Nên uống rượu bữa tối: Thời điểm thích hợp để thưởng thức những ly rượu ngâm từ dứa chính là bữa tối. Bởi điều này sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tốt nhất là không sử dụng rượu vào ban ngày vì sẽ gây ảnh hưởng đến công việc cũng như độ an toàn khi tham gia giao thông.

Một số câu hỏi về rượu dứa rừng

Các câu hỏi xoay quanh rượu dứa luôn nhận được sự quan tâm rất lớn. Đặc biệt, những thắc mắc sau đây có lượng tìm kiếm ngày càng tăng trong thời gian qua.

Rượu dứa ngâm thế nào là đạt chuẩn?

Với mỗi loại rượu sẽ có tiêu chí đánh giá khác nhau, cụ thể:

  • Đối với cách ủ men có đường: Thành quả rượu có màu vàng nhẹ hoặc màu nâu hổ phách, trong, mùi thơm dịu, vị chua ngọt.
  • Đối với rượu ngâm dứa không đường: Rượu cũng có màu vàng nhẹ hoặc màu nâu hổ phách, vị chua chủ đạo, ít ngọt và có mùi dứa rõ ràng.
Rượu cũng có màu vàng nhẹ, hương vị thơm ngon và đậm đà
Rượu cũng có màu vàng nhẹ, hương vị thơm ngon và đậm đà

Khi ngâm rượu có xuất hiện màng trắng có sao không?

Đối với cách ngâm rượu ủ men có đường, nếu xuất hiện lớp màng trắng thì là hiện tượng bình thường. Vì đó là men xuất hiện trong quá trình rượu lên men. Bạn chỉ cần 2 – 3 ngày đảo đều dứa trong bình 1 lần sẽ không còn thấy lớp men này xuất hiện nữa.

Nhưng nếu ngâm rượu dứa không đường mà xuất hiện màng trắng thì là hiện tượng ngâm hỏng. Rượu đã thành giấm, nguyên nhân do đây không kín nắp bình khiến oxy lót vào và biến đổi quá trình lên men giấm.

Rượu để được bao lâu?

Không chỉ rượu dứa, bất cứ loại rượu ngâm nào cũng có thời gian sử dụng rất lâu. Thậm chí, để càng lâu, các chất trong dứa tiết ra càng triệt để nên hương vị rượu càng thơm ngon và đậm đà. Tuy nhiên, để đảm bảo rượu không bị ảnh hưởng bởi môi trường ngoài, bạn nên bảo quản bình ngâm tại nơi khô ráo, thoáng mát, không để ánh nắng chiếu rọi trực tiếp làm biến đổi chất rượu.

Toàn bộ những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về công dụng, cách ngâm và cách sử dụng rượu dứa rừng. Giờ đây, việc tự tay ngâm một bình rượu thơm ngon từ dứa không còn phức tạp nữa, cùng áp dụng ngay theo hướng dẫn để sở hữu những mẻ rượu chất lượng nhất.

Có thể bạn quan tâm: 

Dược liệu chữa bệnh

Đăng ký tư vấn với chuyên gia