Rượu Dâu Tằm: Công Dụng, Cách Ngâm Và Lưu Ý Khi Dùng

Ngày đăng: 23/02/2023 Biên tập viên: Thu Hà
5/5 - (1 bình chọn)

Rượu dâu tằm là một loại rượu ngâm từ loại quả dân dã nhưng có hàm lượng dinh dưỡng cao và từ lâu đã được sử dụng như một vị dược liệu tốt cho sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về công dụng và cách ngâm và sử dụng loại rượu này.

Nguồn gốc và công dụng của rượu dâu tằm

Rượu dâu tằm là một loại rượu ngâm từ trái của cây dâu tằm – loài thực vật gắn bó thân thiết với người dân Việt từ bao đời này. Không chỉ là một loại rượu thơm ngon mà đây còn được Đông y coi là một loại rượu thuốc có nhiều công dụng tuyệt với đối với sức khỏe người dùng.

Rượu dâu tằm được nhiều người ưa chuộng
Rượu dâu tằm được nhiều người ưa chuộng

Nguồn gốc và nguyên liệu làm nên rượu dâu tằm

Cây dâu tằm có tên gọi khác là dâu ta, dâu tằm trắng hay dâu thường. Tên khoa học của loài thực vật này là Morus alba, thuộc chi Dâu tằm, họ Moraceae. Cây thuộc loại thân gỗ, cao từ 15 – 20m và có tuổi thọ thường từ 8 – 12 năm, thậm chí lên đến 50 năm nếu sống trong môi trường thuận lợi.

Cây dâu tằm thân có nhiều cành, dáng là hình thùy, có thể dài đến 20cm. Quả dâu tằm nhỏ, hình bầu dục, khi xanh có màu trắng và sẽ chuyển dần sang màu hồng hoặc tím sẫm khi chín (vào khoảng cuối tháng 3 – đầu tháng 4 hàng năm). Hương vị của quả khi chín sẽ nhạt hơn so với dâu đỏ hay đen, tuy nhiên đi kèm là hương thơm đậm và rất đặc biệt.

Rượu dâu tằm được ngâm từ dâu tằm kết hợp đường rồi để lên men tự nhiên hoặc ngâm trực tiếp với rượu nếp trắng. Đây là một loại rượu hương trái cây thơm ngon, vị ngọt và dễ uống, đồng thời được cũng được coi là một loại rượu thuốc hỗ trợ chữa bệnh theo Đông y.

Rượu dâu tằm có công dụng gì đối với sức khỏe?

Trong y học cổ truyền, hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, cụ thể:

  • Phần rễ và vỏ cây: Sử dụng trong các bài thuốc cải thiện ho khan, ho ra máu, phù thũng và chứng đi tiểu ít.
  • Lá dâu tằm: Có mắt trong các bài thuốc hỗ trợ giảm tình trạng đổ mồ hôi trộm và chứng huyết áp cao, xuất hiện trong một số pháp trị cảm mạo và đau đầu.
  • Cành dâu non: Cải thiện chứng phong tê thấp, chân tay co quắp,…

Đặc biệt, riêng quả dâu tằm được sử dụng nhiều trong nhiều bài thuốc và pháp trị, đồng thời cũng được dân gian áp dụng trong nhiều mẹo cải thiện bệnh lý, nâng cao sức khỏe như:

  • Thông khí huyết, bổ huyết, lợi ngũ phủ, tăng cường chức năng can thận.
  • Trừ phong, giảm viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa cảm cúm, nâng cao chất lượng giấc ngủ,…
  • Thanh nhiệt, giải độc ngày hè, đồng thời hỗ trợ tiêu khát,…
  • Bổ dương, tăng sinh lý nam,..
  • Hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện táo bón, đầy hơi.
  • Giảm tình trạng bóc bạc sớm, chống lão hóa, làm đẹp da, điều hòa kinh nguyệt, tăng khí huyết,… ở nữ giới.

Tham khảo: Dùng Hạt Gấc Ngâm Rượu: Công Dụng, Cách Làm Và Lưu Ý

Rượu ngâm từ dâu tằm mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Rượu ngâm từ dâu tằm mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Theo y học hiện đại, các nhà khoa học cũng xác định dâu tằm là một loại trái cây an toàn và có lợi cho sức khỏe nhờ thành phần có hàm lượng dinh dưỡng cao, cụ thể:

  • Quả tươi có chứa 88% là nước, 9.4% Carb, 1.7% chất xơ, 1.4% Protein và 0.4% chất béo có lợi.
  • Quả khô có chứa 70% Carb, 14% chất xơ, 12% Protein và 3% chất béo có lợi. 
  • Ngoài ra, dâu tằm tươi và khô còn có hàm lượng cao Carotene tiền vitamin A, các nhóm vitamin B1, C, E và K1, Acid folic, các khoáng chất (Kali, sắt),… 
  • Giàu các hoạt chất chống oxy hóa như Polyphenol, Flavonoid, Alkaloid, Isoquercetin, Quercetin…

Với giá trị dinh dưỡng trên, các nhà khoa học cho rằng đây là một loại quả có thể sử dụng để bổ sung nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời ứng dụng trong việc hỗ trợ tăng lưu thông máu, nâng cao chức năng tiêu hóa, làm đẹp, giảm cân,…

Như vậy, rượu dâu tằm đã kết hợp những giá trị dinh dưỡng và công dụng vốn có của dâu tằm với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng lưu thông máu của rượu, từ đó mang đến một loại rượu không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe người uống.

Ai nên và không nên dùng rượu dâu tằm?

Như vậy ai nên sử dụng rượu dâu tằm để vừa tốt cho sức khỏe, vừa không lo lắng về các tác dụng phụ nếu có? Dưới đây là những đối tượng có thể sử dụng loại rượu này để hỗ trợ tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh lý:

  • Người suy nhược, thiếu nước, ốm yếu, tiêu hóa kém, ăn không ngon, ngủ không yên,…
  • Người thường xuyên làm việc quá sức, nhức mỏi cơ xương và đau khớp,…
  • Người thiếu máu hoặc thiểu năng tuần hoàn máu, dễ co cứng tay chân, tóc bạc sớm,…
  • Nữ giới có da kém sắc, xỉn màu hoặc nám da, kinh nguyệt không đều,…
  • Nam giới bị yếu sinh lý, mắc các chứng liệt dương, tinh trùng yếu,…

Tuy nhiên, vẫn có một số người không nên sử dụng loại rượu này:

  • Cơ địa mẫn cảm, bị dị ứng dâu tằm hoặc cồn.
  • Chức năng gan kém, suy gan hoặc suy thận,…
  • Người bị nóng trong thường xuyên, nóng tay chân, họng khô rát, đỏ gò má, váng đầu và sốt về chiều,…

Hướng dẫn 2 cách ngâm rượu dâu tằm thơm ngon, dễ uống

Rượu ngâm dâu tằm rất dễ thực hiện tại nhà và có 2 cách ủ để thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong năm: Dùng dâu dạng quả tươi và dạng khô. Tuy nhiên, vì dâu tằm chỉ có đúng một mùa thay vì quanh năm như nhiều loại trái cây khác, do đó bạn nên mua dâu khô đúng mùa và ngâm số lượng lớn để dùng cả năm. 

Dưới đây là cách chuẩn bị nguyên liệu và ngâm rượu để bạn tham khảo:

Cách ngâm rượu dâu tằm khô

Đây là cách ngâm nhanh chóng nhất, chỉ mất từ khoảng 1 tháng là có thể uống. Đặc biệt, phương pháp này cũng giữ lại đồ cồn cao của rượu được chuẩn bị nên phù hợp sở thích của các “quý ông”. 

Rượu ngâm từ dâu tằm khô có độ cồn cao hơn dùng trái tươi
Rượu ngâm từ dâu tằm khô có độ cồn cao hơn dùng trái tươi

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Dâu tằm khô: Với cách chỉ ngâm với rượu thì bạn nên chọn dâu tằm khô. Sau khi mua về có thể mang đi ngâm nước muối loãng, rửa sạch rồi phơi khô vài ngày để đảm bảo vệ sinh.
  • Rượu trắng: Có thể chọn rượu trắng hoặc rượu nếp đã qua ủ có độ cồn từ 35 – 40 độ. Sau khi ngâm quả thì rượu thành phẩm sẽ có độ cồn từ khoảng 25 – 30 độ nên rất dễ uống.
  • Bình ngâm: Chọn bình thủy tinh hoặc gốm sứ, không dùng bình kim loại hoặc nhựa. Cần rửa sạch ráo và phơi khô trước khi dùng bình ngâm rượu.

Cách thực hiện ngâm rượu từ quả khô như sau:

  • Bước 1: Cho dâu tằm khô vào bình đã chuẩn bị rồi cho rượu vào với tỷ lệ 1:3 (1kg dâu khô thì dùng 3 lít rượu).
  • Bước 2: Đậy kín nắp và ngâm ủ trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng.

Cách ngâm dâu tằm tươi với rượu

Đây là cách ngâm mang đến thành phẩm trong vòng 2 tháng là có thể sử dụng và đảm bảo độ cồn của rượu ở mức từ 30 – 35 độ.

Chuẩn bị khoảng 1kg dâu, 0.5kg đường và 1 lít rượu: 

  • Dâu tằm tươi: Với cách ngâm cùng đường và rượu thì nên dùng dâu tằm tươi để ủ rượu sẽ giúp rượu thơm ngon hơn. Sau khi mua về thì loại bỏ quả dập, cắt bỏ cuống, có thể ngâm với nước muối loãng từ 30 – 45 phút rồi rửa sạch và để ráo tự nhiên.
  • Đường: Nên dùng đường trắng, nếu dùng đường phèn thì cần giã nhỏ trước đó.
  • Rượu và bình ngâm: Tương tự cách ngâm với dâu khô.

Các thao tác cụ thể như sau:

  • Bước 1: Cho dâu đã sơ chế vào bình ngâm, xen kẽ 1 lớp dâu – 1 lớp đường theo tỉ lệ 1/0.5. Riêng lớp đường trên cùng nên cho dày gấp đôi rồi đậy kín bình.
  • Bước 2: Ủ dâu và đường trong khoảng 1 tháng, thường xuyên lắc bình và kiểm tra nắp đậy vì quá trình lên men có thể tăng áp lực, thoát khí nhiều làm bật nắp bình.
  • Bước 3: Sau 1 tháng thì cho rượu vào bình, ủ thêm 1 tháng là có thể sử dụng. Tuy nhiên, rượu sẽ ngon hơn nếu ủ càng lâu.

Đừng bỏ qua: Rượu Tứn Khửn: Thành Phần, Tác Dụng, Cách Ngâm Và Lưu Ý

Rượu ngâm từ dâu tươi có hương vị thơm ngọt, đậm đà
Rượu ngâm từ dâu tươi có hương vị thơm ngọt, đậm đà

Cách sử dụng rượu dâu tằm đúng cách

Rượu dâu tằm cũng như các loại rượu ngâm hoa quả khác, thường có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và lành tính khi dùng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần sử dụng đúng cách và liều lượng để đảm bảo hiệu quả, tránh gây hại cho sức khỏe:

  • Nên uống ngay trong bữa ăn.
  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 30 – 50ml, tuyệt đối không lạm dụng.
  • Ngoài ra có thể cho thêm đá lạnh vào uống cùng.

Lưu ý khi bảo quản, ngâm và sử dụng rượu dâu tằm

Dưới đây là một số điểm bạn nên lưu ý khi ngâm, sử dụng và bảo quản loại rượu này:

  • Nếu chọn dâu tươi, nên mua dâu chín đúng mùa, đảm bảo chín và to đều, không bị dập nát hay sâu bệnh. Quả dâu chất lượng và chín tự nhiên sẽ phần cuống hơi ngả vàng, trong khi những quả mọng nước và cuống rất xanh thì thường do tẩm hóa chất, rất độc hại. 
  • Đối với loại dâu khô, cần lựa chọn thương hiệu sản xuất, cung cấp uy tín, có đóng gói và nhãn mác rõ ràng.
  • Trong suốt quá trình ủ rượu, hãy bảo quản bình ngâm tại nơi khô thoáng, sạch sẽ và hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Nên ngâm ít nhất 1 tháng rồi mới sử dụng để các chất trong dầu tiết ra hoàn toàn.
  • Tuyệt đối không uống quá nhiều, vượt quá 100ml có thể gây hại cho sức khỏe và cơ thể.
Cần sử dụng và bảo quản rượu đúng cách
Cần sử dụng và bảo quản rượu đúng cách

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin chi tiết về rượu dâu tằm – một loại thức uống thơm ngon, dễ sử dụng và mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nếu ngâm, uống đúng cách.

Tham khảo thêm: 

Đăng ký tư vấn với chuyên gia